1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các chướng ngại khi ngồi thiền

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi minusa, 20/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Giết 1 con gà thì bị cúm gà
    ăn thịt chó thì bị chó căn,
    sát sinh thì sinh sát
    ăn nhiều động vật thì chết đi bị dòi bọ ăn lại
    bình đẵng cả.
  2. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Thực ra không nên quá lẫn lộn trong cái vòng luẩn quẩn thế. Đây chỉ là cái đạo lý sinh - lão - bệnh - tử căn bản của thế gian này. Ở đây khi bàn tới các chướng ngại khi ngồi thiền không nên đi quá xa như thế. Thiền là để tìm về cội nguồn, bước ra từ cái thế giới này để tiến tới các không gian siêu hình, tới các thiên giới. Đành rằng thể xác này cũng là một quan ải thử thách cái tâm người tu luyện, trước thế giới quan thực giác và siêu hình, nhưng cũng không nên so sánh và nhìn nhận đơn giản quá. Ăn thịt và sát sinh cũng khác nhau xa. Ngày trước Thích Ca Mâu Ni không cấm ăn mặn, nhưng cấm sát sinh. Ăn thịt không tạo nghiệp như bạn tưởng. Nếu cứ suy nghĩ như bạn thì đâu là cách sống lý tưởng để tu đạo đây?
  3. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Khi đi khất thực người ta cho gì thì ăn nấy chứ kén chọn làm sao được .
  4. friends_o_o

    friends_o_o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Ăn thịt động vật là gián tiếp sát sanh. Mặc dù không sát sinh nhưng cổ vũ cho việc sát sinh, vì nếu không ai ăn thịt thì không có sát sinh động vật. Theo tôi nhớ thì trong kinh Lăng Nghiêm đức phật có nói về việc không cho các đệ tử được ăn thịt, đệ tử ăn thịt không phải là đệ tử của như lai mà là đệ tử của ma vương. Trong một bộ kinh nào đó tôi có nghe thì khi một đệ tử hỏi Phật nếu đi khất thực được thịt và rau lẫn lộn thì phần rau này có ăn được không, đức Phật nói rằng không được ăn, hoặc phải đem rửa cho thật sạch mới được ăn. Như vậy thì còn nói gì tới việc ăn thịt.
    Tôi ít đọc kinh phật, chủ yếu nghe sư phụ tôi nói lại vậy. Tôi tưởng các bạn tham cứu kinh điển nhiều nên am hiểu hơn tôi mới phải.
    Nghiệp chướng của việc ăn thịt rất lớn, lớn hơn so với mọi người tưởng. Các tôn giáo lớn cũng đều chủ trương ăn chay như: đức Jêsus, đạo sik, ...
    Tôi nghĩ nếu bạn nào tu tập cầu giải thoát thì nhất định có kiến thức về nhân quả. Nếu ăn thịt thì bị vướng vào nhân quả rất nặng thì còn mong gì giải thoát. Hơn nữa nếu bạn ăn thịt mà ngồi thiền nổi thì tôi không biết phải nói sao nữa...
    Chúc bạn tu tập tinh tấn.
  5. friends_o_o

    friends_o_o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    À , nhân đây có câu chuyện này kể các bạn nghe cho vui. Bác gái tôi nói khi bác đi xe về quê, đến bữa xe tạm dừng lại một nhà hàng để mọi người ăn uống. Khi bác đến gần nhà hàng này (quán cơm bình dân thôi) bác đã không kiềm được nôn mửa khi ngửi thấy mùi thịt mà họ đang chế biến. Bác tôi trong kiếp này chưa tu gì mà còn như vậy.
  6. hoadao_vnn

    hoadao_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Friends_o_o, ăn chay cũng có nhiều loại ăn chay. Đức Phật lúc sinh thời cũng có ăn thịt vì Ngài đi khất thực, người ta cúng dường gì thì ăn nấy. Do đó, Đức Phật chỉ chế có giới luật tam tịnh nhục. Các tăng già Phật giáo ở các nước theo hệ Nguyên Thuỷ như Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan cũng không ăn chay. Hoadao cũng đã đến một chùa Nguyên thuỷ, nơi các thầy tu và sống theo cách như lúc Đức Phật còn tại thế, hoadao đã thấy các thầy dùng tất cả mọi vật thực do mọi người cúng dường mà không phân biệt chay mặn.
    Hơn nữa, tất cả mọi vật đều là chúng sinh, vậy bạn ăn rau quả cũng vẫn là ăn chúng sinh vậy. Hàng triệu côn trùng đã bị giết trong quá trình sản xuất rau trái. Vậy thì nghiệp sát sanh cũng đâu giảm đi.
  7. friends_o_o

    friends_o_o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến, tôi không nghĩ rằng đức phật của chúng ta lại ăn thịt bao giờ, việc này tôi chắc không có một tài liệu hay đoạn kinh nào nói tới cả. Hơn nữa trong nhiều kinh điển (nhất là kinh: Lăng nghiêm) đức Phật luôn luôn nhấn mạnh tới việc phải ăn chay. Đức Phật của chúng ta đi khất thực chủ yếu là để gieo duyên với chúng sinh rồi ngõ hầu cứu độ cho chúng sinh thoát khổ, chứ thực tình việc ăn uống đối với ngài đâu hệ trọng. Tôi nhớ một chuyện trong đạo Phật có kể rằng, ngày nọ ngài và tăng đoàn tới một làng để khất thực nhưng không ai cúng dường ngài nên ngài và tăng chúng đã dùng thực phẩm cho ngựa trong suốt ba tháng.
    Trong một bộ kinh, ngài có nói cho tăng chúng dùng tam tịnh nhục hay ngũ tịnh nhục gì đó. Nguyên do là tại các vùng này đất đai khắc nghiệt khô cằn không trồng trọt được, vật thực khan hiếm đến cùng cực nên đây là giải pháp phương tiện. Tuy nhiên sau đó ngài có nói rằng những "tam tịnh nhục" này là do ngài dùng pháp lực hoá thành, bề ngoài thì như vậy nhưng tăng chúng ăn vào không bị chi phối bởi nghiệp lực nhân quả. Bạn nào rành kinh điển thì chắc biết tên bộ kinh này rồi, thực ra tôi ít khi đọc kinh Phật lắm.
    Trong phần cuối kinh Lăng nghiêm đức Phật có nói rằng đời về sau sẽ có những tăng chúng ăn thịt mà tự xưng là đệ tử của Phật.
    Người ăn chay không phải có tâm chấp trước việc ăn thịt, mà đây là một giới luật xuất phát từ tình thương, lòng cảm thông sâu xa tới chúng sinh muôn loài. Người tu thiền rồi trở nên nhạy cảm vô cùng, cho dù là cành cây ngọn cỏ cũng không nỡ dẫm đạp lên nói gì tới ăn động vật. Vì điều này đức Phật khuyên tăng chúng không dẫm đạp lên cây cỏ, và có 3 tháng một năm (mùa kiết hạ) tự bế quan.
    "Tất cả mọi vật đều là chúng sinh" cho dù là kim thạch (kim loại , đất đá), thảo mộc , cầm thú , con người. Tuy vậy loài kim thạch và thảo mộc có hệ thống thần kinh cảm giác rất thô sơ, nên chúng không bị đau đớn quá khi bị "ăn". Một cây vừa đơm hoa kết trái, bạn xem xem những quả đỏ trĩu với màu sắc ưa nhìn, mục đích của chúng là để bị hái ăn để rồi phát tán lan truyền hạt giống đi khắp nơi, đây là cách thức chúng sinh tồn loài giống và phát triển. Khi ta ngắt một trái thì ta kích thích sự phát triển của cây, rồi đây sẽ lại có nhiều trái ra nữa. Cũng cách thức này mà người ta hay cắt tỉa cành để khuyến khích cây phát triển (trong nông nghiệp gọi là gì ấy nhỉ?).
    Con người ta sinh sống lấy ăn uống để sinh tồn, trừ một vài người còn đâu ai cũng phải ăn uống, tuy nhiên ta nên chọn thứ thức ăn cho phù hợp. Loài cây cỏ cũng có linh hồn, nhưng nghiệp chướng do việc ăn cây cỏ nhỏ hơn rất nhiều so với nghiệp ăn thịt. Như tôi đã nói trên thì ăn cây trái không những không làm hại chúng mà còn kích thích sự sinh trưởng, đằng này ăn thịt thì là huỷ diệt sự sinh trưởng.
    Mục đích việc ăn chay là trưởng dưỡng tình thương , đây cũng là giới luật trong sự tu hành. Người tu hành luôn hướng tới cái thiện thì sao lại ăn thịt.
    Thực phẩm chay nếu ta chịu khó tìm hiểu một chút sẽ thấy chúng bổ dưỡng không kém thịt cá. Có nhiều loại thực phẩm chay rất tốt như đậu nành, rong biển chẳng hạn. Cho nên một số người tin rằng ăn chay không đủ chất, tôi thì tôi nói rằng những người này chưa dành thời giờ (dù là rất ít) để tìm hiểu về dinh dưỡng chay.
    Ăn thịt chỉ là một thói quen thôi bạn ạ, nó kết tập từ nhiều đời kiếp để đến nỗi thành một định kiến chủ quan. Những người theo vật chất chủ nghĩa quá tin tưởng vào các giác quan, thực ra các giác quan rất khiếm khuyết, chúng lừa phỉnh ta đấy . Trí não là tay đại lừa bịp đừng tin nó, đừng để nó kéo mình xuống. Trí não chỉ dùng tại cõi trần thôi, lên các cõi khác thì nó bị vứt xó. Hạ trí rất khuyếm khuyết không thể thấy biết khách quan.
    Chúc bạn tinh tấn, nhiều niềm vui
  8. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Ăn chay mà đồ chay toàn hình dùi gà, giò, chả,...tức là toàn bộ hình dáng giả của ăn mặn thì có còn gọi là ăn chay không ? Mình không thích theo đạo mà quên đời, hai cái ấy phải là một !
  9. friends_o_o

    friends_o_o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Từ ăn mặn chuyển sang ăn chay là một bước tiến dài , nhưng để ăn chay cho quân bình thì cũng không dễ . Vì điều này mà tôi chắc nhiều người khi chuyển qua ăn chay vẫn không thấy sức khoẻ tiến triển nhanh.
    Với những bạn chưa ăn chay thì các bạn nên chuyển sang ăn chay đi, tốt lắm, tôi đảm bảo. Nói về các lý do để ăn chay thì nhiều lắm,miễn các bạn chịu khó tìm hiểu một chút là được.
    Với các bạn đã ăn chay rồi thì nên tìm hiểu để ăn chay được quân bình theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa.
  10. friends_o_o

    friends_o_o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Ăn chay mà các món làm trông giống món mặn theo tôi vẫn được coi là ăn chay. Trước đây tôi cũng không thích mấy món như vậy đâu. Tôi nghĩ rằng đã ăn chay rồi mà còn làm như vậy thì "tâm còn chưa ăn chay", nhưng sau tôi nghĩ khác hơn.
    Không phải ai cũng chuyển biến nhanh được, bộp một cái chuyển sang ăn chay hoàn toàn thì cũng khó. Nên phải chuyển hoá dần dần bạn ạ, ban đầu ta dọn một mâm cỗ cho thật ngon ra mời họ như muốn nói :" Đó anh xem , ăn chay cũng ngon đấy chứ, mùi vị thật thơm, món ăn thật bổ dưỡng, anh đâu mất gì đâu", dần dà họ quen dần, bỏ những định kiến trước kia như : ăn chay không có chất, mất quân bình, chán ngắt, ăn toàn rau với đậu phụ chẳng có món gì...
    Việc ăn uống liên quan mật thiết tới tư tưởng con người. Những người ăn thịt bị nhiễm từ điển của con vật nên trở nên rất loạn động Trước khi bị giết chúng đã phát ra những từ điển sợ hãi , giận dữ , oán hờn, từ điển này bám vào thịt con vật rồi vào dạ dày người ăn thịt sau đó tác động trực tiếp lên tư tưởng họ . Nếu ta bằng cách nào cho một người dần dần chuyển sang ăn chay thì những từ điển của cây trái nhu hoà hơn nhiều sẽ gột rửa cho họ, dần dần họ trở nên khiêm nhường và khách quan hơn sẽ tự chuyển sang ăn chay.

Chia sẻ trang này