1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các chướng ngại khi ngồi thiền

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi minusa, 20/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Khi mình nói chánh đạo với ngoại đạo thì có bác phiền lòng vì nói vậy có vẻ phân biệt.Thôi vậy đi ,nếu hiểu ngoại đạo là đạo khác thì nếu mình theo yoga , mình cũng gọi chánh đạo trong đạo Phật là '' đạo khác ''.Nhưng có một đạo chung không phân biệt mà ai cũng có là đạo làm người phải không.
    Người theo chánh đạo là người tu theo con đường chân chánh mà Phật dạy để hướng tới giải thoát hoàn toàn chứ không phải để tìm trí tuệ , thần thông hay mục tiêu gì đó cho bản thân.Nhưng không chắc 100% người theo đạo Phật đều là người theo chánh đạo.Thỉnh thoảng cũng có người tu sai lạc đường tùm lum,gặp người như vậy mà mình làm ngơ không góp ý kiến thì mình cũng sai luôn.
    Thường khi chọn một đạo nào đó để theo , có người tự hỏi là mình tu vì lí tưởng gì , có người thì nhẩm là mình tu rồi có được cái gì hay không.Rồi họ nhìn những người tu trước để so sánh.Thấy có người khoe họ thiền vài tháng , nửa năm mà sức khoẻ khá, tính tình trầm tĩnh hơn,có người còn khai mở trí tuệ thần thông,năng lực khác người ..nghe thấy hấp dẫn ,hứa hẹn,trong tầm tay không quá xa vời..
    Nhưng sẽ có người suy ngẫm thế này ,tu mà đem lại ích lợi ,tốt đẹp cho bản thân thực chất vẫn là vị kỉ ,tu mà đem lại tốt đẹp cho mọi người mới là vị tha.Vậy có phải là hy sinh quyền lợi giữa cuộc sống mà phần nhiều người ta đầy ích kỉ tranh giành vơ về cho mình không.Đây là sự lựa chọn của can đảm.Thực ra theo đúng luật nhân quả mình đem lại hạnh phúc cho người khác thì mình cũng sẽ được hạnh phúc thôi
    Rồi nữa khi nói đến sự giải thoát hoàn toàn dễ có cảm giác nó xa quá.Nhưng có một sự giải thoát ngay trong kiếp sống này.Ngoài xã hội có người trộm cắp cờ bạc rượu chè đánh lộn game online..,mình kiên quyết không.Có người căng thẳng , stress nóng nảy mình không.Vậy không phải là đã giải thoát khỏi những điều tồi tệ trong cuộc sống rồi hay sao
  2. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Chuyện ăn chay thì Phật không bắt buộc đâu.Phù hợp tập quán từng vùng từng thời đại thôi.Với các cư sỹ bây giờ cũng thế .Nếu bác nào có đủ điều kiện thì ăn chay trường được là rất tốt.Không có điều kiện ăn chay được cũng không sao , quan trọng là tâm mình thế nào thôi.
    Ăn thịt khác với sát sinh,cư sĩ thì tránh sát sinh được là tốt nhất .Mổ heo gà thôi để người khác đi.Có bác bảo không ăn thịt nhưng ăn rau cũng có linh hồn.Không chỉ thịt bò với rau cải đâu,mình uống cốc nước vào là giết cả tỉ con vi khuẩn trong đó rồi,đi dạo một vòng công viên dẫm bẹp bao nhiêu cỏ với kiến rồi,đều là chúng sinh cả mà.Phải chấp nhận là được tương đối thôi.
    Bên trên thấy có bác bàn về chuyện nếp sống cư sĩ.Nếu không lập được bàn thờ Phật , thì thờ một bức tượng Phật nho nhỏ cũng được , nhưng phải để chỗ thật cao, trang trọng.Hàng ngày lễ lạy bao nhiêu là tuỳ lòng tôn kính của bạn với Đức Phật.Chuyện tụng kinh gõ mõ cũng tuỳ pháp môn , mấy bác bên Tịnh độ tông chắc rành vụ này hơn. Chắc bạn ngại tụng những quyển kinh dầy cộp phải không.Nghe băng của Thầy trước cho dễ hiểu , kinh sách đọc sau cũng được mà
  3. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nhà cháu đọc thấy rằng người ta tu theo Phật là có vẻ đỡ bị chấp hơn. Bởi Phật tại tâm, mà nhà cháu cũng học đòi theo Nhất tổ Trúc lâm, rất khoái cái câu "ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm" trong Kim cương kinh. Theo như Thượng tọa Thích Thiện Hoa giảng về TU TÂM thì bất kể người ta tu theo món nào, trước hết phải thành tâm, điều kiện tới đâu thì bài trí tới đó; không câu nệ rằng đã tu thì phải có đồ này đồ kia, như vậy là vướng vzô chấp trước cái gì đó. Vzí dzụ như một người do hoàn cảnh xô đẩy phải ra nhập "Cái bang"; đã không nhà không cửa, đến miếng ăn hàng ngày cũng phải nhờ vào chúng sinh thiên hạ, vậy thì họ không tu được chăng, bởi họ không có kệ nọ tượng kia ?!! Nhưng trong kinh lại nói bất kể chúng sinh nào trong trời đất này, nếu đã có "chủng tử" của Phật đều có thể tu được.
    Còn về vzụ ăn chay ăn tạp, với người "xuất gia" thì khỏi bàn mần chi. Còn như phần đông "tại gia" thì - như có lần nhà cháu đã nói ở đâu đó - mục đích của việc ăn chay là để thanh xả, đào thải trược độc, giảm bớt thực khí đễ tránh kích động tạp niệm và vọng tưởng, gây chướng ngại khi nhập thiền, đồng thời nâng cao sức khỏe và tinh thần. Đối với người tại gia trong giới luật cũng đã ghi rõ về việc ăn chay trong một tháng; lục trai (ăn chay 6 ngày khác nhau trong tháng) thập trai (ăn chay mười ngày), tất nhiên cũng có người tại gia theo trường trai. Nhưng ăn chay với người tại gia nên theo kiểu nôm na mà nói là ăn chay dưỡng sinh; nghĩa là chay nhưng phải đủ chất (để còn phải phục vụ xã hội và gia đình chớ), chứ không phải là chay theo kiểu ép xác hành xác gì đó. Ở SG thì nhà cháu không rõ, chứ ở Hà nội cỗ chay chùa Phúc Khánh hay chùa Nền thì ngon tuyệt, đảm bảo có điều kiện mà trường trai như vậy thì chừng tháng hai tháng là "mập ú". Anh em nhà cháu đôi khi đánh dậm ở chùa Nền một bữa cũng thấy khoái củ tỉ.
    Lại nói về việc "sát sinh" thì trong giới luật đã nói rõ : người tu không được có ý niệm sát sinh, không được trực tiếp sát sinh, không được chứng kiến việc sát sinh. Có vzậy thôi, còn khi ra chợ "cầy tơ 7 món" người ta làm sẵn, thơm nức mũi, trào nước miếng, không có thì đành chớ có thì ngu gì mà không lồm miếng chục miếng cho đã ! (Người khác sát sinh chớ mình đâu có sát gì !) . Nếu các nhà bác đã đọc về lịch sử Phật giáo (cuốn Thích ca Mâu ni) thì thấy rõ khi còn tại thế, Đức Phật có lần nào thuyết pháp về vzụ ăn chay ăn tạp đâu, Ngài chỉ nói về giới tửu, giới sát sinh... thôi chớ, đâu có chỗ nào Ngài giới phải ăn chay mà không được ăn tạp. Mà thời đó khi đi khất thực, các tì kheo được chúng sinh cúng giàng cái gì thì ăn cái đó, đâu có phân biệt chay tạp. Chỉ khi Phật giáo du nhập Trung thổ, kết hợp với Trung y thì mới bắt đầu phân ra chay tạp mà thôi. Chỉ người đời sau này mới hình thức hóa nặng nề nó quá đi vzậy !
    Chu choa, nhà cháu mỏi tay wá !
    Được GiaixuDoai sửa chữa / chuyển vào 17:00 ngày 30/08/2006
  4. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Nụ cười Thiền
    * Nơi an lành
    Người đệ tử : Xin Thầy chỉ cho con nơi an lành tịch mịch.
    Thiền Sư : Nếu ta chỉ cho ngươi nơi đó, thì chốn đó không còn an lành tịch mịch nữa.
    * Lòng rộng lượng.
    Mỗi buổi sáng, tôi tập làm một việc bác ái là tôi tự cho tôi một tờ 5 dollars, tiêu biểu cho hành động rộng lượng, từ bi giúp đỡ kẻ khác. Tôi cũng đã nhận tờ giấy 5 dollars trong tinh thần "không có cái cho và cái nhận". Thế là thân tâm hớn hở thanh thản cả ngày!
    * Sách Thiền.
    Người nọ bước vào tiệm sách kia, tiến tới gian sách New Age, anh ta không tìm thấy quyển sách nào nói về Thiền. Anh ta liền hỏi cô bán hàng : Thưa Cô, tại sao nơi đây không có sách Thiền. Cô bán hàng trả lời : có lẽ tiệm sách này tuân theo tôn chỉ của Thiền là "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền " !
  5. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Nghe có lý rồi đấy. Ở Thái và Srilanca nhà sư hổng bắt buộc pải ăn chay.
    Cụ GiaiSuĐoài nói có lý đấy
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu đã từng ở Sri Lanka 01 tháng, đã được tham quan nơi kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất, và cũng được tiếp xúc với một số vị có lẽ là chức sắc trong ngành tại nơi Sư Tổ của ngành Nhân điện đã tu tập.
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 02:35 ngày 01/09/2006
  7. huequangtu

    huequangtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Về việc ăn chay thì chưa thấy môn nào khoa học được như Yoga.
  8. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Mọi người có thể trao đổi đúng về chủ đề của Topic này được không? Cho em hỏi những chướng ngại khi ngồi thiền là những thứ gì???? Nguyên nhân phát sinh và cách giải quyết!!
  9. AnQuang

    AnQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì chưa có dám đi sâu vào thiền định lắm nhưng về phương pháp thiền của Thầy TCQ tôi đã từng tham gia 1 khóa thì có một số nhận xét, mong các bạn khác chỉ dạy thêm:
    - Thứ nhất phương pháp của thầy mong muốn tiến tới giác ngộ và an định nội tâm nên thầy ít quan tâm tới vấn đề năng lượng và sức khỏe từ thiền định mà thực chất nên kết hợp khéo cả yếu tố này với thiền tuệ thì tốt hơn. Thầy bắt tập khí công để củng cố khí lực để hỗ trợ ngồi thiền. Thực thế tôi nghĩ phương pháp thiền này trong đời này là hơi cao với chúng sinh vì tuy sức khỏe không phải mục tiêu của thiền nhưng nếu không có sức khỏe thì ngồi thiền rất khó đạt kết quả? Khí công chỉ là 1 phần tạo ra sức khỏe thôi chứ thực ra chính khi ngồi thiền nếu đúng cách là đã có rất nhiều khí lực rồi.
    - Thứ hai ấn thiền định của thầy có 1 điểm sai, thầy dạy đan chéo 2 ngón trỏ với nhau, ấn đúng là không đan gì cả, cứ để tay nọ lên tay kia và 2 ngón cái chụm đầu nhau đúng hơn. Có lẽ thầy ít quan tâm tới vấn đề này nên có hơi "cải biến" ấn thiền định (ấn tam muội). Theo thiển ý của tôi điểm này nên tuân thủ tuyệt đối vì chư Phật 3 đời đều chỉ dùng 1 ấn đó khi thiền định mà chứng ngộ đạo quả. Ấn Tam muội trong thiền còn giúp điều hòa các đường năng lượng trong cơ thể giúp hành giả khi đi tới điểm quyết định không bị lạc lối. Tuy nhiên cách ngồi của thầy thì rất đúng và rất nghiêm ngặt rồi.
    - Thứ 3 thầy không cho dùng tòa ngồi. Vấn đề này cũng rất quan trọng vì Tọa cụ trong đạo Phật có ý nghĩa đặc biệt mà ít người hiểu. Có dịp sẽ đưa lên 1 bài về ý nghĩa tọa cụ. Trong các quy định nguyên thủy của người xuất gia, không trao giới khi 1 tỳ kheo chưa có bình bát, y và tọa cụ. Ngoài ra nếu ngồi thiền không quan tâm tới tọa cụ thì sau này sẽ biết khi ngồi ở nơi đất âm, khí lạnh bốc lên. Lúc đó hành giả rất dễ bị nhiễm tà khí.
  10. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Anh bạn muốn có sức khoẻ à, thì buổi sáng dậy tập thể dục đều đặng, ăn uốn đủ chất. Còn anh muốn thiền à thì hỏi lại chính anh ?, tôi đọc bài viết thì thấy anh bạn không muốn thiền.
    cố gắn nghiên cứu thêm ở đây , giúp cho anh bạn nhiều đó.

Chia sẻ trang này