1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các chướng ngại khi ngồi thiền

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi minusa, 20/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Trích từ dat_mel....
    ...coi là vặt thật. Em nể nhất nhà các bác ba vụ: XUẤT VÍA; XUẤT HỒN; XUẤT THẦN. Nhưng em vẫn thấy ghê ghê. Nhưng đáng nể thật
    -----------------------------
    Giời ạ ! THẦN mà còn không xuất thì đi Trâu-quì ráo trọi hở nhà bác !?!
    Còn mấy vzụ kia thì :
    "Con trong lờ rưng rưng nước mắt
    Con ngoài lờ ngút ngoắt muốn vzô !!!"
    --------------
    Cho nhà chấu huải ngoài "nề" tí tị : Mần răng mà mấy thứ định dạng ở đây, nhà cháu từ sáng tới giờ không dùng được cái mô cả ! Vzậy là sao cà các nhà bác ??? Có ai bị giống nhà cháu không ?
  2. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Đạo Phật thường khuyên con người không được sát sinh. Nếu lỡ tay giết chết 1 con gà thì kiếp sau bạn sẽ phải đầu thai làm gà để trả nợ. Nếu bạn lỡ ăn thịt chó thì kiếp sau sẽ hoá làm chó. Nếu bạn lỡ làm hại dù chỉ 1 con kiến thì bạn cũng sẽ bị biến thành kiến!!!
    Nếu muốn kiếp sau được làm người thì ta phải làm gì???
  3. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Vzụ này phải kiểm chứng tại chỗ mới nói được rỏ ràng. Nhà cháu chưa biết bắt mạch qua dây tơ như Tôn Hành giả !
    Bên ngạch nhà cháu, nếu không có bảo kê (đầu đội nồi cơm điện, mình khoác áo tơi lá, găng tay, giầy bốt, khí cụ đầy mình... hoặc có đại sư bên cạnh quăng lòi tói neo giữ) thì hổng dám rong chơi bậy bạ, lỡ đâu "một đi không trở lại" !?! Lúc đó thì... ô hô ai tai !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 00:40 ngày 09/09/2006
  4. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Ý của bác Vỹ em đã rõ, bác đã rõ thế rồi còn phải hỏi ai nữa đây? Có thể áp dụng 3 cách như bác nói, và vài cách khác nữa!!
  5. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    * Có một người vô cớ đến lăng mạ Như Lai. Ngài nhẹ nhàng bảo
    - Nếu có người đem món quà đến tặng anh mà anh không nhận thì món quà ấy thuộc về ai ?
    - Tất nhiên là nó vẫn thuộc về người tặng
    - Món quà của anh ta cũng không nhận :)
    * Hai thầy trò gặp lại nhau
    - Mùa hè vừa qua con đã làm gì ?
    - Con cày được một thửa ruộng và trồng được 2 luống rau
    - Cuộc sống đã trôi qua không vô ích
    - Còn thầy đã làm gì
    - ...ăn cơm giữa ngọ và ngủ về đêm...
    - Tuyệt vời :)
  6. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Ngũ giới
    1. Không sát sinh
    " Hoà thượng Thích Thiện Hoa "
    -Tôn trọng sự công bằng: Chúng ta coi sanh mạng mình là quý, là của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là mình chống trả triệt để bảo vệ sanh mạng. Mình đã biết quý trọng thân mạng mình, tại sao lại muốn chà đạp sanh mạng người? Suy rộng ra, các loài vật cũng biết quý trọng mạng chúng. Như khi một con bò hay con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng mãnh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái giẫy giụa thoát chết ! Theo lẽ công bình, điều ta không muốn ai làm cho ta, thì cũng đừng làm cho người khác hay loài khác.

    -Nuôi dưỡng lòng từ bi: đem tâm giết hại sanh mạng là lòng độc ác đã cực thịnh, tâm từ bi bị bóp chết. Nhẫn tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con người. Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải giẫy giụa, rên siết, quằn quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi thở cuối cùng, là tự giết lòng từ bi của mình, là bóp chết cái mầm thương yêu rất quý báu trong tâm hồn chúng ta. Như thế, khó mà tu hành để thành chánh quả được. Đức Khổng tử có dạy: "Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, kiến kỳ sanh bất nhẫn kiến kỳ tử". (Nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thịt nó; thấy nó sống, không đành thấy nó chết). Như vậy, người có tâm từ bi hay lòng nhân đều không nỡ sát hại người hay vật.

    Hết thảy chúng sanh không nghiệp giết,
    Mười phương nào có nổi đao binh,
    Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu thiện,
    Lo gì thiên hạ chẳng thái bình.

    Hạn chế: Vẫn biết giết hại là tạo nhân khổ, nhưng người tại gia còn ăn mặn, còn làm công kia việc nọ, thì tránh sao khỏi phạm giới sát. Ở đây không bắt buộc chúng ta phải giữ triệt để như thế, chỉ cần giữ phần quan trọng là không giết người, và các con vật lớn như: trâu, bò, ngựa, chó, heo...
    Còn nhiều con vật nhỏ, nếu tránh giết được bao nhiêu thì quý bấy nhiêu. Chúng ta nên đi từ từ thì chắc chắn hơn. Nhất là không nên giết hại sinh vật một cách vô lý, giết để thỏa lòng thích giết.
    Trong khi giữ giới sát, chúng ta nên đề phòng hai điều sau:
    a) Không nên để cho ác ý sanh khởi. Giết một con vật lớn mà vì vô ý hay vì tự vệ, thì cái quả của nó còn nhẹ hơn là giết một con chuồn chuồn với cái ác ý muốn giết cho vui tay.
    b) Nên tránh sự huân tập trong hoàn cảnh giết hại: Những đứa trẻ bé lên 3, lên 5 ra sân gặp chuồn chuồn, bươm **** chụp bắt rồi ngắt cánh, rứt đầu, nếu cha mẹ thấy mà không la rầy; đến 12, 13 tuổi, chúng sắm ná, giàn thun bắt chim, đến 20, 25 tuổi, chúng đâm họng heo, giết chó, vẫn không bị ngăn cấm thì sau này, quen với tánh hung bạo, trong cơn giận dữ, chúng có thể giết người không gớm tay. Vậy không những chúng ta không nên để tự do cho con cái quen với sự giết hại sinh vật, mà cũng không nên cho chúng mục kích những cảnh chém giết ở các rạp chiếu bóng hay ở giữa đời.
    Được kundalini2 sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 14/09/2006
  7. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    2 .Không trộm cướp
    -Trộm cướp có nhiều hình thức: Ỷ mạnh bè đảng giựt ngang của người là ăn cướp; cậy thế ỷ quyền làm tiền kẻ yếu là kẻ ăn cướp; bắt chẹt người ta trong lúc túng thiếu để cho vay nặng lời, cầm bán với giá rẻ mạt là ăn cướp; tích trữ đầu cơ để bán giá chợ đen là ăn cướp. Dùng mưu mẹo rình rập, lén lút lấy của người là ăn trộm; cân non, đong thiếu, trốn xâu, lậu thuế, mượn của người ta mà không tìm cách trả lại cũng là ăn trộm. Có thể nói tóm một câu là: bất cứ hình thức nào, do lòng gian tham lấy của người bất chính,người ta không cho mà mình cố lấy đều là trộm cướp.
    -Tôn trọng sự công bằng: Chúng ta không muốn ai lấy của mình, tại sao mình lại chăm chăm muốn đoạt của người? Quyền sở hữu cá nhân của ta, ta biết tôn trọng, thì tại sao ta lại chà đạp lên quyền sở hữu của người?
    -Nuôi dưỡng lòng từ bi: Một khi vô ý đánh mất một vật gì hay một số tiền, ta dàu dàu buồn khổ, ăn không ngon, ngủ không yên, tại sao ta lại nỡ tâm lấy của người để cho người phải khóc than, đau khổ vì ta? Người ta thường nói: "Tiền tài là huyết mạch". Như vậy, kẻ cướp đoạt của người tức là cướp đoạt xương máu người, sát hại sinh mạng người vậy. Chỉ những người không có lòng thương người, tán tận lương tâm mới làm những việc đen tối như vậy.
    Nhà Nho có câu : Người phi nghĩa không chơi , Vật phi nghĩa không lấy
    Người không gian tham thì đời sống hiện tại được an ổn, không bị đòi hỏi, giam cầm, tù tội, đi đâu cũng được người khác tin cậy.
    Nếu một ngày nào trong xã hội không ai có tâm gian tham, trộm cướp thì nhà không cần đóng cửa, của khỏi giữ gìn, vật đánh rơi không mất, thật không còn gì sung sướng hơn! Người ta khổ bởi không có của, nhưng kẻ có của nhiều cũng vẫn khổ, vì phải lo giữ gìn. Người không trộm cướp tức là đã âm thầm ban cho người khác sự an ổn rồi.
  8. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    3.Không tà dâm
    Người xuất gia phải dứt hẳn dâm dục , còn người tại gia không được tà dâm. Quan hệ vợ chồng sau cưới hỏi là chánh.Ngoại tình , mại dâm , .. đều là tà.Tế hơn là xem băng hình sách báo đồi truỵ , nghĩ ngợi tưởng tượng dâm dục,chơi bời phóng đãng...
    Đây là vấn đề quan tâm của các cư sỹ tại gia.Sống giữa môi trường lớp trẻ hiện nay ảnh hưởng lối sống phương tây,quan hệ dễ dãi , nạo phá thai ..Chúng ta nên cân nhắc một tình yêu chân chính đi đến hôn nhân.
    "Người ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay" (Kinh Tứ Thập Nhị Chương).
    Được kundalini2 sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 14/09/2006
  9. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Hết thảy chúng sanh không nghiệp giết,
    Mười phương nào có nổi đao binh,
    Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu thiện,
    Lo gì thiên hạ chẳng thái bình.

  10. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    4.Không nói sai sự thật
    -Nói dối : là nói không thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có; việc phải nói trái, việc trái nói phải; điều nghe nói không nghe, điều không nghe nói nghe; hoặc giả trước mặt nịnh bợ, sau lưng chê bai; hay khi ưa thì tâng bốc quá lên, khi ghét thì lại dèm pha dìm người ta xuống. Tóm lại, ý nghĩa lời nói việc làm trước sau mâu thuẫn, trên dưới khác nhau, trong ngoài bất nhứt, đều thuộc về nói dối cả.
    -Nói thêu dệt: là việc ít thêm thắt cho nhiều, làm cho người nghe nổi sân hận; là trau tria lời nói, chuốt ngót giọng hay, lên hơi xuống giọng cho êm tai mát dạ để cám dỗ người nghe, làm cho người say mê đắm nhiễm; cũng có khi là nói biếm, nói bâm, nói châm, nói chích làm cho người nghe phải khổ sở. Tóm lại, bao nhiêu lời nói không đúng nghĩa chân thật, thêm bớt, cho đến văn chương phù phiếm, bóng bẩy làm cho kẻ nghe phải loạn tâm, sanh phiền não, đều gọi là nói thêu dệt cả.
    - Nói lưỡi hai chiều: nghĩa là đến chỗ này thì về hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến bên kia thì về hùa với bên ấy để nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân người nghĩa chống đối, oán thù nhau
    - Nói lời hung ác: là nói những tiếng thô tục, cộc cằn, chửi rủa, làm cho người nghe phải đau khổ, buồn rầu, sợ hãi
    Nhà Nho có câu : kẻ tiểu nhân trước mặt kính sau lưng khinh , người hay khen nịnh trước mặt tất hay chê bai gièm xiểm sau lưng.
    +Hạn chế: Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp nên nói dối. Đó là khi nào vì lòng từ bi mà phải nói dối để cứu,giúp người hay vật. Nói dối phạm tội là trong trường hợp do lòng tham, sân làm động cơ thúc đẩy. Ngược lại, nếu do lòng từ bi thúc đẩy mà phải nói dối, thì không phạm tội.

Chia sẻ trang này