1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các chướng ngại khi ngồi thiền

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi minusa, 20/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. searching_hn

    searching_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Các bác đã nói về các chướng ngại như: hôn trầm, thuỳ miên, tán loạn, ảo cảnh, nhức đầu, đau bụng... Em thấy 1 vấn đề nữa đó là TRƯỢC KHÍ, TÀ KHÍ khi ngồi thiền.
    Xin các bác chỉ dạy về vấn đề này ạ.
  2. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Lần trước đặt câu hỏi này ra rôi bận quá nên quên mất. Thường khi tôi đặt câu hỏi là vì tôi ko biết hỏi ai nữa cả, chỉ mong có người biết hướng cho cái khái niệm hoặc cách khắc phục, có thể tôi sẽ ko theo cách đó mà lại vẫn làm theo cái kiểu mà xưa nay tôi vẫn hay làm là chế biến bài tập theo cách hiểu và cách tôi thích làm, có thể bạn sẽ bảo tôi tự đem thân làm chuột bạch để thoả mãn cái sở thích riêng đó là ko đáng, nhưng từ xưa đến nay tôi đều chẳng bao giờ tập theo bài nào đến đầu đuôi cả, tập hồi rồi tôi chế theo kiểu của tôi tôi nghịch dại. hi` tôi ko có thầy cũng ko có quen ai tập món này cả. Cái cảm giác đó đến với tôi chỉ có 1 lần vào lúc tôi tập trong khi nằm ( trước khi ngủ ) nhưng vì sợ nên tôi tìm cách để tâm vào đầu mũi và hít thở nhanh dần nên nó mất đi và ngủ thiếp đi.
  3. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    em từng đã từng gặp hiện tượng na ná như vậy, Hỏi 1 số cao thủ thì được biết đó là hiện tượng xuất vía tự phát. Không hẳn là nguy hiểm nhưng cũng không nên lặp lại, kẻo nó bay mất thật thì nguy.
    Bác hỏi thêm bác Xứ Đoài xem.
  4. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Ý nhà cháu chỉ là thấy câu hỏi đó không mang tính chất hỏi. Mà mang tính chất chia sẻ. Mà bác chia sẻ những gì đã biết những gì đã trải nghiệm thì quá hay. Chứ còn chuột bạch hay bay chuột quang gì thì cũng có cái hay ho của nó cả. Đúng không Đạiviệt
    Ha ha cạnh cái nhỉ?
  5. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    To lamtuocvy : Cám ơn bạn nhiều, hoá ra là hiện tượng vậy, tôi sẽ cẩn thận hơn. Trân thành cảm ơn bạn !
    To dat_mel : Bác đừng thêm dấu vào cái nick của tôi mà ngại lắm, khi làm nick tôi cũng nghĩ cứ để ko dấu ai muốn hiểu sao cũng được mà hihi, thêm dấu vào nhỡ lúc vội lại đánh chữ đ thành d dáu nặng thành sắc vậy là khổ tôi roài hi` [)] .
    Thực ra nếu có thầy thì hiện tượng này chắc sẽ được chỉ bảo và cho cách đi tiếp, nhưng tôi tập theo kiểu khoái khẩu thì ăn nên kiến thức hỗn tạp, bởi vậy chẳng biết nó là gì và tốt ko, có nên làm thế ko nên cũng lo nhỡ tập ẩu thì thành ra chưa thành tiên phật đã thành điên thật thì toi nên những vấn đề quan hệ lớn hoặc thay đổi lớn trong người hoặc tâm thức thì rất mong muốn được biết rõ nguồn cơn để tìm hướng đi cho đúng. Cám ơn bác đã trả lời !
  6. mastermedea

    mastermedea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bác daiviet chơi món lẩu thập cẩm chắc là phải có sức khoẻ rất ổn và hiểu kha khá mọi thứ. Vì bác tự tập thiền nên tôi mạo muội khuyên bác thử món Âm Dương Khí Công của thầy Bùi Quốc Châu xem sao, món này theo thầy Châu thì kết hợp với dân tập võ hoặc tập thiền dùng để xả thiền rất tốt và chẳng mất nhiều thời gian, tùy hôm nào bác hứng thì thử chơi.
    (thở đường Âm) Từ từ hít nhẹ bằng mũi, tưởng tượng có làn khí như sương khói, nhỏ như chiếc đũa lướt từ dưới mũi (rãnh nhân trung sát mũi) bám trên da đi theo mạch Nhâm đến đan điền thì dừng lại, nín hơi tại đây khoảng vài tiếng đếm tuỳ sức, sau đó ngưng thở cho đi tiếp đến hội âm, nhíu hậu môn một cái rồi theo đốc mạch đi lên, đến mũi mới bắt đầu thở ra. Yêu cầu hơi thở phải thật nhẹ, thở như không thở, sao cho không khí vào phổi thật ít lúc hít vào và ra thật ít lúc thở ra. Các điểm như nín hơi chứ không nén hơi khi nghỉ ở Đan Điền và nhíu hậu môn là rất quan trọng. Khi tưởng tượng có thể bám trên bề mặt da, dưới da vài mm hoặc lướt trên da cũng được chứ không nhất thiết bám theo các đường cong. Khi theo mạch đốc đi lên không cho khí đi trong ống cột sống. Hết 1 vòng như vậy thì nghỉ để điều hoà hô hấp chứ không tập liên tục. Ngoài ra thời gian lướt trên Nhâm Đốc phải khá nhanh.
    Chúc bác chơi vui.
  7. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Chào Tinhnguyen 00 , rất vui được làm quen với đồng đạo ! thầy Chơn Quang yêu cầu phải ngồi theo tư thế kiết già và không dùng bồ đoàn , tôi không thể ngồi kiết già được vậy tôi có thể theo phương pháp thiền của thầy không ? tôi cũng rất khó khăn khi ngồi không dùng bồ đoàn tập mãi nhưng vẫn chưa quen được nhiều lúc thấy nản quá .
    Chuyện " Tây du ký " do Ngô Thừa Ân sáng tác , tình tiết trên chắc là do tác giả bịa ra thôi .
  8. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Tư thế ngồi kiết già là chuẩn và rất tốt.Tuy nhiên có những người không thể ngồi tư thế này được , chẳng hạn người có tuổi thì có thể chuyển sang tư thế ngồi bán già.
    Bác còn trẻ,ráng chút đê.Lúc mới tập ngồi gân nó cứng rất đau,dần dần gân nó sẽ giãn bớt ra .Lúc đấy cứ nhìn thẳng vào cái đau thách thức nó đừng đầu hàng,chiến thắng bản thân là vinh quang.Cũng như bác bê bát canh nóng từ bếp lên nhà,gần đến nơi rồi mà nóng quá buông nó rớt xuống.Ban đầu ngồi 5,10 phút thôi cũng được sau tăng dần lên,tui thấy có người riêng tập ngồi kiết già không thôi mà mất đến vài năm cơ
    Chuyện khó khăn có thể do không hợp với pháp môn này hoặc vấp phải lỗi nào đó,người tu tại gia gặp hoài.chà, nói mấy cái đó thì dài
  9. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa xem phim TDK tui cũng không hiểu đoạn này và cũng có nghĩ đến hành động đó có thể là hối lộ và thắc mắc sao nhà sư lại còn ăn hối lộ. Bây giờ nghe tinhnguyen nói mới biết là mình không thể hiểu hết cái tâm từ bi có thể ẩn chứa sau các hành động như là ác, hay cái tâm không tham sau các hành động như là tham lam...........
    Tục ngữ có câu
    " Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt,
    Tri nhân tri diện bất tri tâm"
    cũng là lẽ này đây
    Khó lường Khó lừong thay.
  10. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác "truyền thông xịn" với nhà bác "daiviệt" chả biết ai chơi "lẩu thập cẩm" nhiều hơn ai đâu !?!
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 03/12/2006

Chia sẻ trang này