1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các chương trình học bổng hay cơ hội du học tại Hoa Kỳ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 30/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Các chương trình học bổng hay cơ hội du học tại Hoa Kỳ

    Chào các bạn,

    Chủ đề này được tạo ra để trao đổi các thông tin về các xuất học bổng, các cơ hội, cách thức và kinh nghiệm xin học bổng (nhiều sinh viên Việt Nam gọi là "chiến đấu" ).

    Có nhiều cơ hội du học mà sinh viên Việt nam bỏ lỡ vì thiếu thông tin ví dụ như học bổng theo dạng trợ giảng và nghiên cứu. Phần lớn người Việt Nam chỉ trông chờ vào các dạng học bổng như Fullbright, VEF, học bổng NSNN, v...v, trong khi các học bổng này khá khó khăn và đông người xin. Phía học bổng theo dạng nghiên cứu và trợ giảng có kinh phí lớn hơn lại bỏ xót, trong khi đó mỗi năm có đến vài nghìn sinh viên láng giềng TQ xin được dạng học bổng này.

    Hy vọng chủ đề này sẽ có ích cho những bạn trẻ Việt Nam có mong ước được mở rộng kiến thức sẽ có thêm cơ hội và thông tin.

    Rất mong các bạn ủng hộ và giúp đỡ.
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chương trình Trợ Giáo hay Teaching Asisstantship.

    Chương trình Trợ Giáo hay Teaching Asisstantship là một chương trình trợ cấp tài chánh mà nghiên cứu sinh nước ngoài thường nhận được trong lúc theo học bậc cao học và tiến sĩ tại các đại học ở Mỹ, hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn có định sang Mỹ du học.
    Việc nhận làm teaching assistant hay T.A. khá phổ biến trong giới nghiên cứu sinh quốc tế ở Mỹ, đặc biệt là sinh viên đến từ các nước có ít người có khả năng du học tự túc như Trung quốc, Ấn độ, và các nước Đông Âu.
    Chương trình này không mấy phổ biến trong giới sinh viên Việt Nam; một phần có lẽ là do thiếu thông tin, và một phần khác có lẽ là vì nhiều sinh viên Việt Nam nghĩ rằng quá trình xin học bỗng T.A. cũng phức tạp như xin các loại học bỗng khác. Thật ra, để xin học bỗng T.A., các bạn chỉ cần xin trực tiếp với trường mà các bạn muốn học, chứ không phải thông qua bất cứ cơ quan nào khác; và bên cạnh những thủ tục cần thiết để xin nhập học, các bạn chỉ cần chứng tỏ thêm là bạn có đủ khả năng Anh ngữ để đảm trách công việc của người trợ giáo mà thôi.
    Thông thường, người trợ giáo làm việc cho trường khoảng 20 giờ mỗi tuần, và để đổi lại, họ được miễn đóng học phí và được trả một số tiền nằm trong khoảng từ 9 ngàn đến 14 ngàn đô la mỗi năm. Theo lời của một số nghiên cứu sinh Việt Nam tại các đại học Mỹ, khoản tiền vừa kể là đủ sống, thậm chí còn đủ để nuôi cả vợ con, nếu bạn biết tiết kiệm.
    Người T.A. được trường thuê để phụ giúp các giáo sư giảng dạy những môn học cấp thấp và trong những lớp đông sinh viên. Thông thường, giáo sư dạy cho toàn lớp mỗi tuần một hoặc hai tiết, và người T.A. dạy cho những nhóm nhỏ hơn, hoặc hướng dẫn sinh viên làm bài tập, hoặc làm phòng thí nghiệm mỗi tuần một tiết. Người T.A. cũng giúp giáo sư chấm bài tập, bài kiểm tra và bài thi. Thường thì T.A. phải đứng lớp 4 tiết mỗi tuần. Ngoài ra, T.A còn có nhiệm vụ hướng dẫn riêng cho từng sinh viên khi họ có thắc mắc hoặc phụ giúp trong việc sắp xếp dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
    Phần lớn các trường đại học ở Mỹ phải tuân thủ những yêu cầu về mặt pháp lý khi nhận sinh viên quốc tế làm trợ giáo. Một trong các yêu cầu đó là người trợ giáo phải nói tiếng Anh lưu loát. Trong những năm trước đây, việc T.A. không nói rành tiếng Anh đã là một đề tài gây nhiều tranh cãi giữa sinh viên và giới quản trị đại học.
    Hiện nay, nhiều trường đại học ở Mỹ đòi hỏi tất cả các T.A. đến từ những nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức phải trải qua một trong hai cuộc khảo hạch về trình độ nói tiếng Anh. Một cuộc khảo hạch là Test of Spoken English, gọi tắt là TSE, do công ty cung cấp dịch vụ khảo thí có tên là Educational Testing Service tổ chức. Các sinh viên nước ngoài có thể tham dự cuộc thi này trước khi vào nước Mỹ. Một cuộc thi khác, có tên là Speaking Proficiency English Assesment Kit, hay Thẩm Định Năng Lực Nói Tiếng Anh, thường được gọi tắt là SPEAK. Chi tiết về những đòi hỏi này và những đơn từ liên hệ đều có thể tìm được ở hầu hết trang nhà trên internet của các đại học ở Mỹ.
    Ngoài việc có điểm cao trong một hoặc hai cuộc khảo hạch đó, một số trường ở Mỹ cũng đề nghị người trợ giáo thử nói chuyện trước một nhóm người để xem những người ngồi nghe có hiểu được người trợ giáo nói gì hay không. Trong trường hợp khả năng nói tiếng Anh của T.A. còn kém, ban quản trị nhà trường có thể sắp xếp để người trợ giáo đảm trách những nhiệm vụ không cần nói chuyện với sinh viên, như chấm bài chẳng hạn. Và trong thời gian đó, người trợ giáo sẽ được giúp đỡ từ phía nhà trường để hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh.
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn giáo sư Lê Từ Quốc Thắng, đại học tiểu bang New York, về học bỗng trợ giảng hay teaching assistanship.
    Thưa quí thính giả và các bạn sinh viên học sinh, phó giáo sư tiến sĩ Lê Từ Quốc Thắng, sinh ra và lớn lên ở Huế. Ông là một người rất giỏi toán. Từ thời còn là học sinh ở Việt Nam, ông đã đoạt nhiều giải thưởng toán học, trong đó có Giải nhất Toán Toàn quốc cấp II năm 1979, Giải nhất Toán Toàn quốc cấp III năm 1981 và 1982, cùng với Huy chương Vàng Olympic Toán Học tổ chức ở Hungary năm 1982.
    Đến năm 1983, ông Lê Từ Quốc Thắng nhận được học bỗng của chính phủ Liên Sô thời đó để sang Nga theo học tại đại học quốc gia Moskova và tốt nghiệp cao học Toán vào năm 1988. Ông học tiếp tại trường này để lấy bằng Tiến sĩ Toán học vào năm 1991. Sau đó, ông sang Đức 2 năm, theo học chương trình nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Toán Học Max-Planck ở thành phố Bonn. Đến năm 1994, ông được mời sang Mỹ giảng dạy và nghiên cứu toán học tại Đại học Tiểu bang New York ở Buffalo, là nơi ông cư ngụ và làm việc từ đó cho đến nay.
    Bên cạnh việc giảng dạy tại đại học New York, giáo sư Lê Từ Quốc Thắng cũng được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại các đại học ở nhiều nước trên thế giới, như Pháp, Nhật bản, Thụy điển, và Italia.
    Chúng tôi xin cám ơn Giáo sư Lê Từ Quốc Thắng đã có nhã ý dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay để giới thiệu với các bạn sinh viên học sinh ở Việt Nam một số chi tiết về chương trình học bỗng T.A. hay Teaching Assistantship.
    VOA: Trước hết, xin giáo sư cho biết nhận xét của ông về trình độ Toán của học sinh sinh viên Việt Nam so với các nuớc khác, đặc biệt là so với học sinh sinh viên ở Mỹ?
    Ở bậc trung học, chương trình Toán ở Mỹ khá nhẹ so với ở Việt Nam. Môn Toán bao giờ cũng được xem là một trong những môn học chính của học sinh trung học Việt Nam. Vì vậy, nói chung, trình độ Toán của học sinh Việt Nam không kém các nước và có phần hơn các học sinh trung bình ở Mỹ. Lên đến bậc đại học, ở bậc cử nhân Toán, thì có lẽ khó so sánh hơn.
    Nói chung, các sinh viên tốt nghiệp cử nhân Toán ở các trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí Minh có kiến thức Toán khá vững và có lẽ tốt hơn so với các sinh viên tốt nghiệp cử nhân Toán tại một đại học trung bình của Mỹ. Lý do chính là ở Việt Nam tỉ lệ học sinh sau lớp 12 được vào đại học ít hơn rất nhiều so với ở Mỹ; và thêm vào đó, chương trình Toán của bậc Cử nhân Toán ở Đại học Quốc gia Hà nội, theo tôi được biết, thì không kém, thậm chí còn nặng so với chương trình chương trình Cử nhân Toán ở nhiều đại học ở Mỹ. Tuy nhiên, đó chỉ là so sánh ở mức độ trung bình.
    Các sinh viên giỏi nhất ngành Toán ở các trường nổi tiếng ở Mỹ vẫn giỏi hơn các sinh viên giỏi của các đại học ở Việt Nam. Lý do là vì họ có nhiều điều kiện để học thêm, họ có đầy đủ tài liệu, sách vở; được các thầy giáo giỏi bậc nhất thế giới hướng dẫn; và cách học ở các đại học Mỹ cũng khuyến khích sáng tạo hơn, làm việc độc lập hơn. Do đó, họ có những sinh viên rất xuất sắc.

    VOA: Dựa vào những gì mà giáo sư vừa trình bày, có phải là chúng ta có thể đi đến một kết luận là các sinh viên khoa Toán thuộc loại trên trung bình ở các đại học lớn ở Việt Nam có nhiều hy vọng xin được học bỗng trợ giảng ở các đại học Mỹ?
    Vâng. Tôi nghĩ là các sinh viên giỏi của ngành Toán tại Đại học Quốc gia Hà nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí Minh có nhiều hy vọng để xin được học bỗng trợ giảng để sang Mỹ học tiếp bậc Tiến Sĩ. Có lẽ tôi cũng xin nói thêm một ít về loại học bỗng trợ giảng này, vì nó rất khác với những loại học bỗng thường có ở Việt Nam.
    Thực chất của học bỗng này là trường thuê nghiên cứu sinh vào làm trợ giảng, đồng thời trả lương bằng cách cho vào học miễn phí và trợ cấp thêm vào khoảng từ 10 đến 16 ngàn đô la một năm để sinh sống. Mỗi năm, các đại học Mỹ nhận vào khoảng từ 1000 đến 1200 nghiên cứu sinh về Toán, trong đó có đến một nửa là nghiên cứu sinh ngoại quốc; và hầu hết đều nhận được học bỗng trợ giảng hoặc một loại học bỗng tương tự. Thiếu trợ giảng có chất lượng cao là lý do chính mà các khoa Toán chọn nghiên cứu sinh nước ngoài. Tại trường đại học Buffalo, nơi tôi làm việc, có ba phần tư số nghiên cứu sinh là người nước ngoài.

    VOA: Theo nhận xét của giáo sư thì lý do nào khiến cho những người tốt nghiệp khoa Toán ở Việt Nam chiếm một tỉ lệ quá ít trong số T.A. tại các đại học ởû Mỹ?
    Hàng năm có khoảng 500 đến 600 nghiên cứu sinh ngoại quốc được nhận học bỗng trợ giảng ngành Toán tại các đại học Mỹ, và có lẽ chỉ có vài ba người là từ Việt Nam. Tôi nghĩ là có nhiều lý do. Trước hết là thông tin. Sinh viên ở Việt Nam quen với các loại học bỗng toàn phần của nhà nước hoặc của các cơ quan, như Ford Foundation hay học bỗng Fullbright. Ít người Việt Nam hiểu được loại học bỗng trợ giảng này, và vì ít hiểu cho nên họ không tự tin, không dám nộp đơn xin.
    Trái lại, ở Trung Quốc việc nộp đơn xin học bỗng trợ giảng ở Mỹ đã trở thành một phong trào ở các trường đại học. Hàng năm, khoảng chừng 80% số đơn xin học bỗng trợ giảng khoa Toán ở đại học Buffalo là từ Trung quốc. Thứ đến là tiếng Anh. Mặc dù đòi hỏi điểm TOEFL chỉ là khoảng 550, ít hơn rất nhiều so với các khoa xã hội, nhưng đó cũng là một trở ngại lớn cho nhiều sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, một số trường cũng đòi thêm điểm thi GRE, và đó cũng là một vấn đề rất khó cho nhiều sinh viên ở Việt Nam. Tôi xin nói thêm một vấn đề nữa. Đó là vấn đề liên quan đến việc xét đơn.
    Nhiều trường đại học Mỹ chưa có kinh nghiệm đánh giá học bạ sinh viên Việt Nam. Điểm ở Việt Nam khắt khe hơn so với điểm ở Mỹ và nhiều nước khác. Cho nên học bạ của sinh viên Việt Nam khó gây ấn tượng mạnh đối với các giáo sư ở Mỹ. Họ cũng chưa biết về vấn đề chất lượng bằng cấp của các đại học Việt Nam. Trong khi đó, ở Mỹ đã có phân loại xếp hạng các đại học Trung Quốc và nước Đông Âu để tiện việc xét đơn của sinh viên đến từ các nước này.

    VOA: Đứng trước tình trạng khó khăn cho sinh viên Việt Nam trong việc đánh giá học bạ như thế, giáo sư có nghĩ là chúng ta có cách nào để khắc phục hay không?
    Theo tôi nghĩ, vấn đề này sẽ được khắc phục qua thời gian; khi sinh viên Việt Nam nộp đơn nhiều, các giáo sư ở Mỹ sẽ quen dần với cách đánh giá điểm ở Việt Nam và tình hình sẽ được cải thiện. Và có lẽ, các sinh viên Việt Nam cũng nên tự tìm cách liên lạc thẳng với các giáo sư để có thể gây ấn tượng tốt đối với họ khi nộp đơn xin học bỗng trợ giảng.
    VOA: Một sinh viên ở Việt Nam, khi muốn xin học bỗng T.A., họ phải trải qua những thủ tục như thế nào?
    Trước hết, sinh viên phải chọn trường nào mà mình muốn đến học. Và có lẽ họ cũng nên nộp đơn ở vài ba trường chứ không chỉ một trường. Ở Mỹ chỉ có chừng 140 trường đại học có chương trình Tiến sĩ Toán. Và hàng năm, vào mùa Thu, các khoa Toán này đều chuẩn bị sẵn khoảng vài trăm bộ hồ sơ để gởi đi cho những ai có quan tâm. Sinh viên có thể viết thư trực tiếp yêu cầu các khoa này gởi cho mình bộ hồ sơ này, hoặc có thể tìm thấy các chi tiết này trên internet. Các thủ tục cần thiết đều có ghi rõ trong bộ hồ sơ nộp đơn.
    Thông thường là sinh viên cần điền vào bản đơn, gởi đi, kèm theo bản sao học bạ, chứng nhận điểm thi TOEFL hoặc GRE, lệ phí xét đơn, và 3 hoặc 4 thư giới thiệu của các giáo sư ở trong nước. Và sau đó, chỉ đợi kết quả. Trong những năm gần đây, số lượng người nộp đơn có ít đi; và do đó, khả năng được nhận sẽ lớn hơn. Ở một trường, trung bình, có một phần ba số đơn sẽ được nhận.

    VOA: Thời giờ phải bỏ ra để làm T.A. có gây trở ngại nhiều cho việc học tập riêng của nghiên cứu sinh hay không?
    Về mặt chính thức thì trợ giảng phải làm việc 20 tiếng mỗi tuần; công việc thường là giúp giáo sư giảng bài, chấm bài hay giảng bài như một giảng viên thật sự. Nhưng trên thực tế, số giờ làm việc thường là ít hơn. Tôi không nghĩ là việc này làm mất thời gian hay gây trở ngại cho việc làm luận án tiến sĩ. Và những việc này thật ra cũng có ích vì nó giúp cho người nghiên cứu sinh quen dần với cách trình bày và cách giảng dạy ở đại học.
    VOA: Bên cạnh lợi thế trong khoa Toán, sinh viên khoa nào khác ở Việt Nam có được nhiều triển vọng trong việc xin hòa bình T.A. ở Mỹ?
    Theo tôi nghĩ, trước hết là ngành khoa học cơ bản nhu Vật lý. Tôi biết một số sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam xin được học bỗng ngành Sinh học hay Công nghệ Thông tin, Kinh tế. Và có thể có những ngành khác mà tôi không biết. Tôi thấy nghiên cứu sinh Trung quốc và Ấn độ xin được học bỗng trợ giảng ở rất nhiều ngành khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội. Ở Mỹ, những ngành như Toán hay Vật lý đang thiếu trợ giảng trầm trọng, và do đó, họ tuyển rất nhiều người nước ngoài.
    VOA: Trong trường hợp một sinh viên Việt Nam xin samg Mỹ làm T.A. để học cao học hay tiến sĩ Toán, nhưng sau đó anh ta đổi ý, muốn học những ngành khác. Xin giáo sư cho biết sinh viên đó sẽ có gặp trở ngại hay phiền phức gì không?
    Nói chung là không có trở ngại hay phiền phức gì cả. Điều quan trọng là anh ta phải làm thế nào để khoa mới nhận anh ta vào làm trợ giảng. Và trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu sinh đã làm như vậy. Nhiều người đã chuyển từ Toán sang Tin học, Công nghệ Thông tin hoặc Tài chánh, Kinh tế v. v. ...
    Nhiều giáo sư ở các ngành này muốn tuyển nghiên cứu sinh có căn bản Toán vững. Tuy nhiên, các khoa Toán không thích tuyển nghiên cứu sinh có khả năng sẽ thay đổi ngành như vậy, vì họ muốn có ổn định. Họ chỉ thích các nghiên cứu sinh có ý định theo học ngành Toán một cách nghiêm túc. Những nghiên cứu sinh có ý định chuyển ngành thì không thể chuyên tâm học Toán được.

    VOA: Ngoại trừ những trở ngại về mặt ngoại ngữ, sinh viên Việt Nam còn gặp trở ngại nào khác; đặc biệt là khi so sánh với các sinh viên đến từ những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan?
    Tôi không nghĩ là có trở ngại đặc biệt nào khác. Thật ra, ngay cả vấn đề ngoại ngữ, học sinh sinh viên Việt Nam có lẽ cũng giống như các sinh viên học sinh từ Trung Quốc hay Đài Loan. Chỉ có điều là ở Việt Nam những thông tin về loại học bỗng này còn rất ít.
    VOA: Sự truy cập Internet ở Việt Nam đã tương đối phổ biến và hình như đang phát triển khá nhanh. Phải chăng sinh viên Việt Nam nên lên Internet để tìm thông tin về việc nên xin học bỗng trường nào, hay xin như thế nào?
    Đúng như vậy. Internet là một nguồn thông tin rất đáng quí cho các bạn sinh viên ở Việt Nam khi họ muốn tìm thông tin để đi du học ở nước ngoài.
    VOA: Lời nhắn nhủ của giáo sư với các sinh viên Việt Nam có ý định sang Mỹ du học?
    Tôi nghĩ là các bạn ở Việt Nam cần chuẩn bị kiến thức chuyên môn của mình cho thật vững và chuẩn bị tiếng Anh thật vững. Vì chỉ như thế các bạn mới có thể làm việc một cách tự tin khi bước chân đến Mỹ và vào đại học ở Mỹ.
    ( theo VOA)
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 02:11 ngày 30/07/2003
  4. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ là TA va RA là hai lĩnh có nhiều triển vọng. Thông thường nếu được làm TA, trường sẽ miễn cho khoản out of state resident fee (nếu học state uni và khoản này khá lớn), ngoài chuyện được trả lương. Thời gian thực sụ bỏ ra không nhiều, mỗi giờ lên lớp làm tuitor được cộng thêm 1 hoặc 2 giờ soạn bài (tuỳ trường).
    Tuy vậy tôi đang có một băn khoăn về chuyện này. Tôi muốn học MBA, mà nếu tôi học MBA thi TA cho ai đây? Các môn xã hội học không phải là sở trường của SN VN. Liệu có thể làm TA trái với ngành mình đang học được không? Nếu có ai biết xin chỉ dùm, tôi xin cám ơn. Tôi cũng sẽ tìm hiểu việc này và sẽ thông báo nên đây khi có kết quả.

    All the best!
    Longtoo
    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 07:06 ngày 30/07/2003
  5. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    bạn thân mến,
    bạn học MBA nhưng trình độ toán của bạn học từ VN bằng toán năm thứ 3 ĐH bên này , có khi sinh viên lên đại học mới học lượng giác (trigonometry) và đại số học (college algebra) chắc chắn bạn có thể làm TA những môn toán năm đầu này . Bạn cứ apply thử thế nào cũng có môn cho bạn làm TA mà . Có College còn offer cả có môn Việt Văn bạn có thể vào dạy tiếng Việt nữa đấy . Chúc bạn nhiều may mắn

    All you need is Love ...
  6. xanxan

    xanxan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    623
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác post thêm về RA cho em cập nhật với ạ, chứ dân VN mình đi RA có vẻ nhiều hơn ấy, tại vì tiếng Mẽo dân mình nói đâu có hay lắm đâu, làm RA chắc ăn hơn :-D
    Em nghe nói stipend được khoảng 18000-21000USD/năm không biết có thiệt không?
    Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài...
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tiền stipend tuỳ theo trường đó có kinh phí hay không và tuỳ theo mức sống của khu vực đó và mức $18K-$21K là sự thật.
    Thậm chí tiền stipend của mấy trường ở quanh Boston bây gioqf lên cao hơn vậy, như stipend của Havard và MIT năm nay là $28 K/năm.
  8. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Bạn Xanxan đừng nên nghĩ là English mình không hay lắm, nuớc Mỹ này có 1001 dialects khác nhay và 1001 giống di dân khác nhau. Tôi thấy communication skills (both verbal and written skills) rất là quan trọng . Khi bạn làm reasearch thì phải làm presentation cho tất cả mọi nguời nghe đều mỗi tháng, như vậy public speaking skill cũng quan trọng bằng 1/2 kiến thức của bạn, vì nếu bạn không diễn tả cho thính giả nghe đuợc thì có lẽ cũng hơi khó khăn đấy . Về tiền stipend của RA bạn Netwalker nói đúng rồi đó , năm 1976 stipend ở MIT là có 9.000 1 năm thôi, bây giờ thì khoảng từ 20K đến 30K / annum tuỳ truờng và tùy nơi bạn ở. Trung tâm research Southwestern Medical Center ở Dallas cho tiền stipend là 21K / year năm nay (keep in mind tiền này phải đóng thuế liên bang !)
    chúc 1 chiều vui

    All you need is Love ...
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Số sinh viên nộp đơn theo học ngành Khoa học Điện toán tại Mỹ sút giảm.

    Trong những năm cuối của thập niên 1990, vào thời cực thịnh của các công ty Internet, nhu cầu về chuyên viên khoa học điện toán ở Mỹ đã lên cao đến độ nhiều công ty phải phái người đến các trường đại học, đề nghị trả lương cao và tặng thêm tiền thưởng, để dụ dỗ các sinh viên ngành computer science bỏ học nửa chừng để đi làm cho họ. Nhiều chuyên viên điện toán ở lứa tuổi 20, 30 đã trở thành triệu phú đô la trong một thời gian ngắn, và những lớp tin học ở các trường đại học thường là không còn chỗ trống.
    Nhưng trong vài năm gần đây, với sự sụp đổ hàng loạt của các công ty Internet trong hiện tượng thường được gọi là bong bóng dot com ( dot com bubble) bị vỡ, cơ hội tìm được việc làm trong ngành điện toán đã bị thu hẹp đáng kể. Số kỹ sư điện toán mới ra trường được công ty Intel tuyển dụng trong năm 2002 đã từ con số gần 2400 người của năm 2000 giảm xuống chỉ còn 566 người. Sự thay đổi trong thị trường lao động như vừa kể đã có ảnh hưởng khá rõ rệt ở các đại học Mỹ, với số sinh viên theo học ngành Khoa học Điện toán sút giảm mạnh trong lúc số người xin theo học ngành Kỹ sư Điện mỗi lúc một đông.
    Theo tường thuật của tờ New York Times, số ra ngày 22 tháng 5: trong học kỳ mùa xuân năm nay, số sinh viên ghi danh học lớp khoa học điện toán nhập môn tại đại học California ở Berkeley đã từ con số 700 người trong mùa thu năm 2000 giảm xuống chỉ cịn 350 người. Tình hình ở các đại học khác cũng tương tự như vậy. Tại Đại học Carnegie Mellon ở tiểu bang Pennsylvania, số sinh viên nộp đơn xin học ngành Khoa học Điện toán của học kỳ mùa thu năm nay đã giảm 36% so với năm 2001. Trong cùng thời gian đó một trường đại học kỹ thuật nổi tiếng của tiểu bang Virginia là Virginia Tech cũng ghi nhận một tỉ lệ sút giảm là 40%.
    Viễn ảnh ra trường không tìm được việc làm cũng khiến cho số sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Điện toán xin học tiếp bậc Cao học và Tiến sĩ trở nên đông đảo hơn trước. Kết quả của một cuộc nghiên cứu hàng năm của Hiệp hội Nghiên cứu Điện toán Hoa Kỳ cho thấy số nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ của ngành Khoa học Điện toán trong năm 2002 đã gia tăng 21%. Trong khi đó, các giới chức của trường đại học kỹ thuật nổi tiếng thế giới là Massachusetts Institute of Technology, hay M.I.T., cho biết số nghiên cứu sinh nộp đơn xin học ngành Khoa học Điện tóan của trường này cho học kỳ mùa thu năm nay đã lên đến gần 3000 người, tăng khoảng 1000 người so với 4 năm trước.
    Trong lúc số sinh viên ngành Khoa học Điện toán sút giảm, số người xin theo học Kỹ sư Điện đã gia tăng vì triển vọng tìm được việc làm của ngành này tương đối sáng sủa hơn. Theo nhận xét của giáo sư Stephen Director, Khoa trưởng Phân khoa Công trình của đại học Michigan, lý do chính khiến nhiều sinh viên muốn học Kỹ sư Điện là vì họ nghĩ rằng chương trình thường được gọi tắt là E.E. này cung cấp cho họ những kiến thức cần thiết để có thể làm việc cho một công ty nhu liệu điện toán ở Silicon Valley, nhưng đồng thời họ cũng sẽ có được những hiểu biết tổng quát hơn để có thể tìm được việc làm trong những lãnh vực khác, như công nghệ sinh học chẳng hạn.
    Xu thế sút giảm của số sinh viên bậc cử nhân ngành Khoa học Điện toán đã khiến một số chuyên gia trong ngành này cảm thấy lo ngại. Giáo sư Strother Moore, Khoa trưởng Phân khoa Điện toán của đại học Texas nói rằng xu thế hiện nay chẳng những gây thiệt hại cho phân khoa của ông mà còn là một vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế quốc gia trong những năm sắp tới, bởi vì số lượng chuyên viên điện toán được đào tạo theo nhịp độ hiện nay chắc chắn là sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu khi nền kinh tế Hoa Kỳ được chấn hưng trở lại.
    Giáo sư Andries Van Dam, hiện dạy môn khoa học điện toán tại đại học Brown ở tiểu bang Rhode Island, nhận xét rằng sự tránh né của một số sinh viên hiện nay đối với khoa học điện toán là một hành động thiển cận. Theo giáo sư Van Dam, thế giới ngày nay đang ở trong giai đoạn sơ khai của cuộc cách mạng điện toán, và mọi người cần hiểu rằng cuộc cách mạng này chẳng những là chưa kết thúc mà là chưa thật sự bắt đầu.
    Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp cho các bạn có được cái nhìn nhận khi đăng ký nhập học và có cơ hội hơn.
  10. Cobrahp

    Cobrahp Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2003
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    RA hay Research Assistantship.
    Tương tự như TA, RA là một trong những hình thức trợ cấp tài chính cho các SV đang đi học sau đại học ở Mỹ. Theo học sau ĐH ở Mỹ bằng con đường nhận được RA chính là một trong hai con đường phổ biến nhất. Hàng năm có đến cả chục nghìn các SV của các nước mà hầu như họ không thể tự túc cho việc học sau ĐH ở Mỹ, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Âu, các nước Mỹ La Tinh nhận được trợ cấp tài chính thông qua hình thức này. Tuy nhiên số SV Việt Nam đi theo học con đường này vẫn rất ít, lý do thì có rất nhiều, tuy nhiên lý do chính là thiếu thông tin.
    RA là gì. Nhiều người cho rằng nó là một loại học bổng nào đó, và cứ nghĩ đến học bổng là bắt đầu sợ và có nhiều câu hỏi được đạt ra như "tiêu chuẩn để đạt được học bổng đó như thế nào ?", "liệu mình có đủ giỏi để kiếm được một suất học bổng thế không ?", "liệu học bổng đó có giành cho ngành mình học không ?" v.. v..Thực tế, RA không phải là một loại học bổng, nếu bạn nghĩ rộng hơn một chút, RA chính là một hình thức đi làm, khi đó người nhận được RA phải đi làm và tiền lương anh ta nhận được sẽ dùng để trang trải cho cuộc sống cũng như đóng học phí.
    Nguồn gốc của hình thức trợ giúp tài chính RA. Cũng giống như TA là các bạn phải trợ giảng, RA tức là trợ giúp nghiên cứu cho chính giáo sư, người đã nhận bạn là Assistant. Trong tất cả các trường ĐH của Mỹ, các GS ngoài công việc giảng dạy, một phần rất lớn thời gian khác họ dùng cho việc tham gia các Projects. Các Projects này được chính các GS đó kiếm về từ các công ty bên ngoài và dĩ nhiên ở đây, ngoài chuyện khoa học, nó còn là chuyên làm ăn kinh tế (Mỹ mà, cái gì cũng phải có tiền). Để tiến hành được các Project này, trước hết các GS phải thông qua trường vì họ phải dùng cơ sở vật chất của trường và hơn nữa họ cũng là người thuộc trường. Tiếp theo họ phải làm dự toán kiểu như dự án này sẽ mất bao nhiêu lâu hoàn thành, tiền vật liệu phục vụ cho dự án, tiền phòng thí nghiệm, tiền trả cho cơ sở vật chất khác.... tiền lương cho chính GS đó mà dự án sẽ trả (ngoài tiền lương trường trả - vì vậy GS nào càng nhiều Projects, càng nhiều tiền, hehehe) và cuối cùng là khoản tiền sẽ giành cho các Assistants. Dựa trên khoản tiền được duyệt giành cho các Assistants, thời gian làm dự án, các GS sẽ gửi yêu cầu lên khoa để chọn SV làm Assistants. Các SV này có thể bao gồm SV đang học ở trường mà chưa làm Assistant cho các GS khác và một lực lượng hùng hậu các SV đang apply vào trường.
    Các đối thủ của chúng ta. Tương tự như các bạn xin đi làm vậy, công ty nào càng lớn, lương cao thì tỷ lệ cạnh tranh sẽ cao. Như vậy, nếu các vị trí Assistants ở các ngành "hot", nằm trong các trường ĐH lớn thì tỷ lệ cạnh tranh cũng sẽ rất khốc liệt. Trước hết các bạn phải nhìn thấy đối thủ của mình thì mới chiến đấu được đúng không. Nhiều bạn nghĩ đối thủ lớn nhất là các bạn Mỹ, thực sự không phải như vậy vì SV Mỹ hầu hết dùng Loan để học, điều này có nghĩa là họ vay tiền chính phủ để học, sau khi học xong thì sẽ đi làm để trả nợ. Hơn nữa, thật ra số tiền lương trả cho một Assistant là khá thấp so với công sức, thời gian mà một Assistant người Mỹ phải bỏ ra nên hầu như SV Mỹ không mặn mà lắm với hình thức trợ giúp tài chính này. Vậy các bạn phải thấy rằng đối thủ thực sự không phải là các bạn SV Mỹ mà chính là các bạn Trung Quốc và Ấn Độ vì các lý do sau :
    1 . SV hai nước này hầu như không đủ khả năng trang trải toàn bộ, hay thậm trí một phần nhỏ chi phí cho việc học Sau ĐH ở Mỹ.
    2 . Mặc dù tiền lương đối với một SV Mỹ là khá thấp so với công sức và thời gian của anh ta bỏ ra, tuy nhiên với một SV Trung Quốc hoặc Ấn Độ, đó là một khoản tiền cực kỳ lớn (nhiều bạn SV Trung Quốc hoặc Ấn Độ kể về nơi họ sống ở quê hương thấy còn khổ hơn chúng ta sống ở Hà nội và TP HCM nhiều)
    Công việc của một RA. Gọi là trợ giúp, nhưng thật ra các bạn chính là một thành viên thực thụ trong nhóm nghiên cứu, một mắt xích quan trọng. Bắt đầu dự án, GS là người chủ trì dự án sẽ bắt đầu phân công công việc cũng như thời gian phải hoàn thành cho các thành viên. Bạn sẽ phải đảm nhận một phần công việc, nếu bạn là Newcomer, có thể công việc của bạn sẽ dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Độ khó của công việc cũng như khối lượng sẽ tăng dần theo thời gian bạn tham gia nghiên cứu. Công việc bao gồm nghiên cứu viết bài, làm thí nghiệm, viết báo cáo ... Bạn cũng sẽ được cấp các phương tiện để làm việc như Office, Computer ...Hầu hết các SV nhận được RA sẽ bắt đầu học khi dự án bắt đầu và kết thúc khoá học Ms hay Phd khi dự án kết thúc. Kết quả bạn làm trong dự án cũng chính là đề tài các bạn báo cáo ở buổi bảo vệ tốt nghiệp. Về mặt thời gian, gần như ngoài các buổi lên lớp, thời gian học bài, làm homework là thời gian làm dự án, nhiều khi dự án đi vào giai đoạn quyết liệt, việc thức trắng vài đêm để làm là chuyện bình thường. Chính vì lý do này nên việc apply cho RA hầu hết là SV của các nước nghèo, chịu được vất vả chứ SV Mỹ thì họ thường chê. Mặc dù khá vất vả, làm RA thực sự là thú vị vì bạn được làm việc theo đúng ngành mình đang học, được làm quen với kiểu cách làm việc thực thụ như ở công ty ngoài và kết quả làm việc cũng chính là những bản báo cáo, bảo vệ đề tài khi bạn kết thúc khoá học. Chính vì những ưu điểm này, khá nhiều bạn luôn cố gắng xin chuyển từ làm TA sang RA.
    Tiền lương. Thông thường các RA sẽ được ký các hợp đồng khoảng 3 tháng một, cũng có những dự án ngắn hạn, các GS chỉ thuê SV theo kỳ. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng về chuyện các hợp đồng ngắn hạn quá, nếu bạn làm việc được, điểm GPA trong quá trình học của bạn trên B thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ bị huỷ hợp đồng giữa chừng. Tiền lương sẽ được trả tuỳ theo từng dự án và hoàn toàn không có mức trả cố định. Tuy nhiên lương bạn nhận được thông thường xấp xỉ với số tiền trung bình mà một SV Mỹ phải chi tiêu tối thiểu trong một tháng. Vì vậy các trường ở các TP lớn, nằm ở vùng đắt đỏ thì lương của Assistants thường cao (ví dụ bác Netwalker nói về stipend của mấy trường ở quanh Boston như Havard và MIT năm nay là $28 K/năm là rất cao so với các trường ở vùng khác, tuy nhiên ở các vùng này họ phải trả như thế nếu không SV không đủ sống), ngược lại, ở các vùng khác rẻ hơn thì lương của Assistants thường thấp hơn (các bạn nên hiểu rằng đây nó như kiểu giúp đỡ để đi học nên nói chung tiền lương chỉ đủ sống, không làm giàu được - mục đích và policy của nó là như thế). Số tiền lương đó tương ứng với số giờ làm việc trong một tuần là 20h, tuy nhiên đó chỉ là con số trên giấy tờ, thực sự số giờ làm việc của một Assistants rất khó tính vì có lúc Assistants bận học, thời gian anh ta dành cho Project rất ít, ngược lại những lúc Project đi vào giai đoạn quyết liệt, thời gian giành cho Project là rất nhiều.
    Các lĩnh vực thường cần RA. Các lĩnh vực cần nhiều RA chính là các lĩnh vực mà các GS nhận được nhiều dự án. Và như vậy các bạn có thể thấy rằng các lĩnh vực thường hay có dự án là các lĩnh vực liên quan đến Engineering. Theo như tôi được biết thì hầu hết các SV Việt Nam nhận được RA đều làm theo các lĩnh vực kỹ thuật, bởi vậy nếu bạn nào học các trường kỹ thuật ở VN mà muốn đi học sau ĐH ở Mỹ, RA sẽ là một trong những hình thức trợ giúp tài chính mà bạn nên nghĩ tới đầu tiên.
    Trên đây tôi chỉ nói qua một chút để các bạn hiểu hơn về RA, chi tiết cho việc apply RA như thế nào để có thể thành công thì chắc đã có khá nhiều Topic đề cập tới ở Box này cũng như ở Box Du học. Tuy nhiên nếu bạn nào có câu hỏi nào thì mời các bạn hỏi thêm, mọi người ở đây chắc chắn sẽ giúp đỡ nếu có thể.
    Được cobrahp sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 01/08/2003

Chia sẻ trang này