1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các chương trình học bổng hay cơ hội du học tại Hoa Kỳ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 30/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên rồi, nhà nước bỏ tiền ra để đào tạo nhân tài cho đất nước, chắc chắn họ sẽ đòi hỏi bạn quay lại phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước rồi. Bạn có thể hỏi chi tiết tại ĐSQ. Kiêu phong đã có post địa chỉ web site của ĐSQ lên rồi.
    Chúc tất cả các bạn may mắn trên con đường học hành và sự nghiệp!
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu tốt là GPA khoảng 3.5 trở lên, tuy nhiên bạn có thể liên lạc trực tiếp với ĐSQ để timg hiểu thêm.
    Kiêu Phong đã post địa chỉ website của ĐSQ lên rồi đó!
    T.B. Xin lỗi Cutie là tôi đã ấn nhầm nút quote trả lời bằng nút chữa bài. Tha lỗi cho tôi nhé! ( Quê quá!)
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Thông tin của bác Net@ có lẽ là cái này chăng?
    Thưởng học hổng cho sinh viên du học tự túc xuất sắc
    Thưởng học bổng cho sinh viên du học tự túc xuất sắc

    Nếu lưu học sinh tốt nghiệp loại xuất sắc, có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện chuyển tiếp sinh, có nguyện vọng học tiếp bậc cao hơn có thể gửi hồ sơ đến đại sứ quán đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xét cho chuyển tiếp sinh theo diện hiệp định hoặc các đề án học bổng.
    Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ngày 11/8/2003, hai đối tượng được xét trợ cấp học bổng Nhà nước là: lưu học sinh là con của các cán bộ do cơ quan Nhà nước cử đi công tác nước ngoài dài hạn (từ 3 năm trở lên), hưởng chế độ phụ cấp, tiền lương từ Ngân sách Nhà nước, lưu học sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học tại một số nước theo hiệp định, được hưởng chế độ học bổng bán phần (miễn học phí) do Chính phủ nước ngoài cấp.
    Trợ cấp học bổng gồm hai phần: mức trợ cấp sinh hoạt phívé máy bay về nước sau khi tốt nghiệp.
    Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề xuất đối với lưu học sinh đang học tập ở nước ngoài theo hình thức tự túc kinh phí là con của công dân Việt Nam cư trú trong nước học có thời hạn ở nước ngoài sẽ được hưởng suất học bổng theo năm học. Nếu lưu học sinh tốt nghiệp loại xuất sắc, có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện chuyển tiếp sinh, có nguyện vọng học tiếp bậc cao hơn có thể gửi hồ sơ đến đại sứ quán đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xét cho chuyển tiếp sinh theo diện hiệp định hoặc các đề án học bổng.
    (Tuổi Trẻ)

    ---------------------
    Xem ra dạng under như mình thì mới chỉ là đề xuất, chưa có quyết định cụ thể. Làm mừng hụt!
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  5. kety1982

    kety1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn hỏi thêm về phần apply cho RA hay TA. Các bạn biết rằng nó đều requires 3 LoRs ( thư giới thiệu ). Vậy băn khoăn nữa của mình là ở VN, làm sao có thể nhờ được 3 ( hoặc ít nhất 1 ) giáo sư nổi tiếng viết LoR được? ( tại vì đa số các Giáo sư - Tiến sĩ ở VN thì bọn Mỹ còn lâu mới thèm biết tới => làm sao đủ "ép-phê" trong khi xét hồ sơ được? Tất nhiên ở đây mình chưa bàn tới GPA, TOEFL,GRE,...và các yếu tố khác )
    Những bạn nào đã từng apply thành công 1 học bổng nào đó ( Fellowship, RA, TA,...) có thể cho mình biết các LoR của bạn có phải do GS-TS ở VN viết ko ?
    Cám ơn nhìu.
  6. Trajan

    Trajan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Hồi đó Trajan nộp đơn vào graduate school thì nhà trường cũng yêu cầu 3 letters of recommendation. Khi đó mình nhờ những giáo sư bên Mỹ viết hộ vì Trajan tốt nghiệp cử nhân ở bên này. Tuy nhiên, mình thấy cũng có rất nhiêu sinh viên đến từ China được nhận vào học Ph.D. Do đó, vấn đề tên tuổi của giáo sư có lẽ không quan trọng bằng nội dung của lá thư giới thiệu. Quan trọng là trong thư, người viết đánh giá như thế nào về khả năng học tập và nghiên cứu của bạn. Chúc may mắn.
  7. BupBeDepXinh

    BupBeDepXinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2003
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến,
    Một số bạn bè của mình và bản thân mình đã từng phải xin thư giới thiệu của các thầy cô giáo Việt Nam. Nếu bạn học ở VN thì điều đó là chuyện đương nhiên rồi.
    Để tìm được 1 giáo sư ở VN trong 1 ngành học nhất định mà được 1 trường ở Mỹ biết đến là rất khó.
    Thông thường,sinh viên nên tìm được hoặc quen biết thầy cô giáo nào có uy tín ở trường hoặc rộng hơn nữa là ở VN( VD:có danh hiệu giáo sư, tiến sỹ, trưởng khoa ) hoặc là những giáo sư có uy tín trong ngành học của bạn. Và quan trọng nữa là nội dung của lá thư đó. Thông thường, sinh viên sẽ tự viết nội dung lá thư đó vì các thầy không có nhiều thời gian và viết nội dung không được như ý mình muốn hoặc sơ sài( nêu ra đánh giá của giáo sư đối với sinh viên, thời gian biết về sinh viên, đã dạy sinh viên những môn gì...) tự xếp hạng, đánh giá thứ bậc của mình thuộc top bao nhiêu. Sau đó gửi giáo sư để họ ký vào và đề nghị họ ký vào phong bì(ký vào phần niêm phong) , xin thêm được con dấu của trường thì càng tốt. Tất nhiên có những giáo sư họ làm chặt chẽ, họ muốn bạn đánh giá chính xác về xếp hạng và thứ bậc ( vì thông thường, nếu điểm học của ta không thuộc hàng top 5, top 10, chúng ta sẽ nâng lên 1 chút để có được 1 thư giới thiệu tốt ).
    Đối với bản thân mình, hồi mình xin thư giới thiệu, mình cũng xin 3 thư: 1 thư của thầy trưởng khoa, 1 thư của thầy phó khoa và cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Trong thư cũng nói về: thời gian quen biết sinh viên, theo dõi quá trình học tập và làm việc, khả năng tiếng Anh, thậm chí là cả tư cách đạo đức và những yếu tố cần thiết của 1 sinh viên như: khả năng tư duy, thông minh, khả năng nghiên cứu, ham học hỏi...Để viết 1 lá thư súc tích và hay thì cần có những bài thảo luận riêng nhé.
    Mình nghĩ là có thể những thầy cô giáo giới thiệu cho mình không được giới khoa học ở nước ngoài biết đến nhưng nếu đó là thầy cô giáo có uy tín ở VN, thời gian theo dõi quá trình học tập và làm việc của bạn nhiều, có sự đánh giá cao về bạn trên phương diện học vấn và năng lực làm việc thì cũng có "ép phê" đấy chứ.
    Còn kinh nghiệm của các bạn khác thế nào ???
    Anh xin hua ngay mai anh tro lai.
    Cam 1 nam do la anh tang em
  8. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Nếu thư do bạn tự viết thì việc thầy giáo có đánh giá cao bạn hay ko đâu có gì quan trọng. Vì bạn nào chẳng tự viết hay về mình, còn ai viết hay hơn là tuỳ khả năng.
    AT76
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Trên lý thuyết lá thư LOR là phải do thầy giáo hoặc nơi làm việc(employer) viết trên giấy Letterhead của nhà trường hoặc công ty, có chữ ký và con dấu nếu có thể và phong bì phải niêm phong kín. Gửi riêng biệt không được gửi chung với hồ sơ.
    Bạn AT76 chắc là người rất thuộc lý thuyết và là người rất nghiêm túc. Điều đó tốt nhưng lại khó sống và áp dụng ở Việt Nam và cũng như nhiều nơi trên thế giới.
    AT76 học ĐH Kinh tế quốc dân đúng không? Trên lý thuyết, hàng hoá ở nước A rất rẻ, và chỉ việc nhập về nước B bán là có lãi, trên lý thuyết chỉ việc nhập về là xong nhưng có rất nhiều vấn đề nảy sinh như hàng hoá sẽ bị ách lại ở kho hải quan vì những lý do mà trên lý thuyết hoàn toàn không có mà chỉ có trên thực tế. Vì vậy phải dùng biện pháp thực tế để giải quyết cho hàng ra khỏi kho hải quan ngay để giao nhận và phân phối cho thị trường đúng ngày nếu không sẽ có nhiều chuyện xảy ra ví dụ như mất mát, hàng hoá hết thời vụ, hỏng hóc, trả tiền lưu kho, v....v.
    Trở lại, chuyện lá thư giới thiệu LOR. Bạn cho tôi thử hỏi có bao nhiêu thầy giáo ở các trường ĐH của Việt Nam có thể viết được một lá thư bằng tiếng Anh một cách hiệu quả.
    Tôi rất tôn trọng về trình độ chuyên ngành của thầy giáo nhưng nhỡ họ được đào tạo ở Liên Xô và Trung Quốc thì sao, họ chỉ giỏi tiếng Nga và tiếng Trung thôi. Điều thứ hai, bạn đã hiểu cung cách làm ăn kiểu Việt Nam chưa? Để xin một con dấu cũng không phải đơn giản đâu. Hơn nữa, thầy giáo nhiều khi cũng không có thời gian để mà đi vắt óc viết lá thư cho bạn đâu. Nếu bạn không tin, bạn cứ đi nhờ thử đi, phải va chạm với thực tế mới biết thực tế nó ra làm sao.
    Người Việt Nam chưa có thói quen "tín dụng", chưa có thói quen hỏi về uy tín, hỏi xin các lá thư giới thiệu, kể cả đi làm lẫn đi học. Thầy giáo cũng như các ông quản lý của Việt nam chưa có thói quen soạn thảo t thư giới thiệu. Chỉ có ai có việc cần dùng đến mới phải làm một hai lần. Phần lớn các thầy mà quý mến bạn, đồng ý viết thư LOR cho bạn sẽ nói là hãy tự viết đi, thầy sẽ đọc và ký cho. Sau đó, thầy sẽ nói hộ BGH cho xin con dấu còn bạn phải tự chạy đi làm lấy. => Lá thư LOR của phần lớn dân du học mà tôi biết là tự viết.
    Vì vậy, Búp bê đẹp xinh nói đúng thực trạng đấy bạn ạ.
    Chúc các bạn mọi việc thuần buồm xuôi gió!
  10. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Hihihi, đúng rùi, đúng rùi, bác netwalk nói đúng đó anh 76. Embe có 4 cái LOR xin học under đỉnh lắm , hic, đọc cho bọn bạn thânnghe mà chúng nó phát ......khóc .. vì "con bé này, sao mày tâng mày lên tận mặt trăng thế" (ko tự thêm thắt cho mình cái gi nhưng cái nào có sẵn thì đưa nó lên hàng No1). Ôi, bảo bối của mình, mình phải giữ cẩn thận, mất bao nhiêu công sức ............
    p/s: thế không ai trả lời hộ em cái câu hỏi ở bài trên à.
    Sắp hết hè rồi ......

Chia sẻ trang này