1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các cơ quan và tổ chức tư pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 05/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Các cơ quan và tổ chức tư pháp

    các bác cho em hỏi chủ tọa, thẩm phán và chánh án khác nhau như thế nào ạ
    Chánh án có bắt buộc phải là thẩm phán không

    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Cần phải phân biệt hai việc:Tòa án và phiên tòa.
    1. Có thể hình dung như sau về tòa án (thông thường):
    - Tòa án gồm Chánh án, các phó chánh án, Chánh tòa, các phó chánh tòa, các thẩm phán và thư ký (ngoài ra còn nhân viên như dánh máy, văn thư ... không kể).
    - Ngoài chức danh thư ký thì các chức danh khác nhất thiết phải là thẩm phán đã.
    - Chánh án và Phó chánh án kiểu như Giám đốc và phó giám đốc của Tòa ấy.
    - Tòa án có các tòa khác bên trong (kiểu như các Phòng, ban) và đứng đầu là Chánh hoặc phó chánh tòa: Chánh tòa hình sự, chánh tòa dân sự, chánh tòa hành chính ...
    - Các thẩm phán được phân công làm trong các Phòng, ban và thường có sự luân chuyển.
    - Tập hợp lãnh đạo của tòa án lập ra Hội đồng thẩm phán (chức năng thì không biết cụ thể lắm, ai biết chỉ giùm)
    2. Phiên tòa.
    Trong phiên tòa có chủ tọa phiên tòa, người này nhất thiết phải là thẩm phán, và các thành viên khác.
    Tùy theo từng phiên tòa, có thể gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm, đương nhiên TP là chủ tọa. Có thể gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm, thì sẽ cử ra 1 thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, để điều khiển phiên tòa.
    Hy vọng bạn hiểu hơn về ngành tòa án. Ai biết bổ sung giùm với.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  3. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    - "Tòa án có các tòa khác bên trong (kiểu như các Phòng, ban) và đứng đầu là Chánh hoặc phó chánh tòa: Chánh tòa hình sự, chánh tòa dân sự, chánh tòa hành chính ... - trích" Cơ cấu này chỉ áp dụng cho hệ thống TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
    - Chánh án là người đứng đầu một TA, chánh án đồng thời là thẩm phán.
  4. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Chánh án không đồng thời là thẩm phán. Bởi vì, trước hết phải là thẩm phán đã (************* bổ nhiệm), sau đó mới được bổ nhiệm chánh án (Cấp tỉnh do Chánh án tòa án nhân dân TC bổ nhiệm), như vậy, không phải ĐỒNG THỜI LÀ,
    Chú thích: ở cấp tỉnh không gọi là Hội đồng thẩm phán mà là Ủy ban thẩm phán.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    về chức năng của HĐTP và UBTP em cũng không rõ, để em tìm hiểu lại. HĐTP gồm 17 thành viên, còn ủy ban thẩm phán là không quá 9.
    còn về chức danh chánh tòa, phó chánh tòa thì hiện nay đã bỏ
    Đây là cơ cấu các tòa:
    1)tòa án nhân dân tối cao:gồm
    HĐTP
    tòa chuyên trách :5 tòa
    Toà phúc thẩm :3 tòa(HN, Đà Nẵnh, TPHCM)
    -cơ quan nghiên cứu khoa học
    về chức danh thì có chánh án, phó chánh án, thẩm phán thư kí thẩm phán
    2)tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm
    UBTP
    Các tòa chuyên trách
    bộ máy giúp việc
    thành phần gồm:chánh án, các phó chánh án, thẩm phán, HTND và thư kí tòa án
    khác với tòa án tối cao, tòa nhân dân tỉnh có hội thẩm tham gia
    3)Toà cấp quận huyện:
    do thẩm quyền hẹp nên chỉ có bộ máy giúp việc thôi
    chức danh gồm có chánh án, 1 hay 2 phó chánh án, thẩm phán , HTND và thư kí tòa
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  6. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Nói lại cho rõ:
    Luật
    của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    số 33/2002/QH10 ngày 02 tháng 4 năm 2002
    tổ chức Toà án nhân dân
    1. Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao gồm có:
    a) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
    b) Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
    2. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật.
    Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có:
    a) Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
    b) Một số Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
    Tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không quá mười by người.
    3. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
    a) Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bn án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
    b) Hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật;
    c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
    d) Thông qua báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về công tác của các Toà án để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và *************;
    đ) Chuẩn bị dự án luật để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
    --------------------------------------
    1. Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng gồm có:
    a) Uỷ ban Thẩm phán;
    b) Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
    2. Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng gồm có:
    a) Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng;
    b) Một số Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng.
    Tổng số thành viên Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng không quá chín người.
    2. Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
    a) Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị;
    b) Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại Toà án cấp mình và các Toà án cấp dưới;
    c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
    d) Thông qua báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng về công tác của các Toà án ở địa phưng để báo cáo trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án nhân dân tối cao.
    3. Các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh toà, Phó Chánh toà, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
    --------------------------------
    1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án.
    -------------------------------------
    Bộ máy giúp việc của các tòa án được hiểu là Văn phòng, bao gồm các công tác: Văn thư, hành chính, lái xe, bảo vệ, kế toán ...
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
    Được ngualuoi sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 07/04/2004
  7. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Chánh án không đồng thời là thẩm phán. Bởi vì, trước hết phải là thẩm phán đã (************* bổ nhiệm), sau đó mới được bổ nhiệm chánh án (Cấp tỉnh do Chánh án tòa án nhân dân TC bổ nhiệm), như vậy, không phải ĐỒNG THỜI LÀ,
    Chú thích: ở cấp tỉnh không gọi là Hội đồng thẩm phán mà là Ủy ban thẩm phán.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
    [/quote]
    - "Chánh án không đồng thời là thẩm phán. Bởi vì, trước hết phải là thẩm phán đã (************* bổ nhiệm), sau đó mới được bổ nhiệm chánh án (Cấp tỉnh do Chánh án tòa án nhân dân TC bổ nhiệm), như vậy, không phải ĐỒNG THỜI LÀ, -trich", Em nói chánh án đồng thời là thẩm phán là để trả lời cho câu hỏi của Satthutinhdoi: "Chánh án có bắt buộc phải là thẩm phán không?" Bác ngualuoi a! Em cũng có Luật tổ chức Tòa án và em cũng đã đọc qua rồi.
    - "Chú thích: ở cấp tỉnh không gọi là Hội đồng thẩm phán mà là Ủy ban thẩm phán-trich" Vấn đề này em có đề cập đến đâu.
  8. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tôi chú thích không phải vì bạn sai mà là tôi sai ở ngay bài đầu tiên của tôi (tức bài thứ 2), bạn đọc lại sẽ rõ ngay mà.
    Còn tại sao ''chỉnh" bạn là vì dùng từ không đúng (nếu như theo bạn nói - khi không đặt trong mối quan hệ với bài trước).
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    bổ sung nữa
    Chánh án tòa án nhân dân tối cao do quốc hội bầu, còn phó chánh án thì do ************* bổ nhiệm
    Còn hội thẩm nhân dân do mặt trận tổ quốc giới thiệu, Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
    ---------------------------------
    còn muốn nói thêm nữa , nhưng tài liệu lỡ để quên ở nhà , hẹn buổi sau các bác nhỉ
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    còn đây em tiếp tục mổ xẻ vấn đề quản lí, giữa tòa án nhân dân các cấp
    theo đó tòa án tối cao sẽ quản lí tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện (gọi chung là tòa án nhân dân địa phương)
    vấn đề quản lí được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
    1- xây dựng cơ cấu tổ chức , bộ máy cơ sở vật chất , kinh phí, phương tiện hoạt động của các tòa án nhân dân địa phương, thống nhất quản lí ngân sách tòa án nhân dân địa phương
    2-Xây dựng và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ chính sách đối với thẩm phán , hội thẩm nhân dân, và cán bộ tòa án đồng thời hướng dẫn , theo dõi kiểm tra và giải quyết việc thực hiện chế độ chính sách
    3- trình ủy ban thường vụ quốc hội:quyết định tổng biên chế số lượng thẩm phán, hội thẩm của các tòa án địa phương và qui định biên chế cho từng tòa án địa phương
    4- trong phạm vo chức năng, kiểm tra hoạt động của tòa án địa phương, thực hiện chế độ khen thưởng kỉ luật đối với tập thể các nhân 1 cách kịp thời
    5- thống nhất quản lí công tác đàotạo thẩm phán nhằm đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn của thẩm phán theo qui định của pháp luật
    6- kiểm tra thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật của các cơ quan tòa án địa phương đồng thời lập dự toán về kinh phí hoạt động của tòa án địa phương và đề nghị chính phủ trình QH quyết định
    ------------------------
    trong việc quản lí này có 2 vấn đề em đang phân vân:
    1-Việc quản lí của tòa án nhân dân tối cao có vi phạm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của tòa án cấp dưới không
    2-các văn bảng hướng dẫn của TAND tối cao thì có bị xem là can thiệp vào công việc xét xử cũa tòa án nhân dân địa phương hay không
    Không biết ý các bác như thế nào
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào

Chia sẻ trang này