1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các cơ quan và tổ chức tư pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 05/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là tiêu chuẩn để làm thẩm phán:
    tốt nghiệp cử nhân luật, đã qua khóa đào tạo về nghiệp vụ xét xử
    để làm thẩm phán toà cấp huyện thì phải có từ 4 năm công tác pháp luật trở lên
    Người đã làm thẩm phán cấp huyện từ 5 năm trở lên hay người có thời gian công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì mới có thể được tuyển chọn bổ nhiệm làm thẩm phán tòa án cấp tỉnh
    người đã làm thẩm phán toà cấp tỉnh 5 năm trở lên hay người có thời gian công tác phám luật từ 15 năm trở lên thì mới có thể được tuyển chọn bổ nhiệm làm thẩm phán toà án nhân dân tối cao
    dĩ nhiên không phải tới đúng số năm là được lên thẩm phán, mà đó chỉ là điều kiện tối thiểu để xét tuyển thôi
    Ngoài ra muốn được làm thẩm phán , thì còn phải đáp ứng các điều kiện chung như là phải có phẩm chất chính trị tốt, phải liêm trực ....Đây là các điều kiện mang đậm tính định tính
    Nhiệm kì thẩm phán là 5 năm kể từ ngày bổ nhiệm
  2. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Xem phim tui thấy toà án của các nước, rất sáng sủa, lich sự, người đến dự thẩm phải ăn mặt rất chính tề. Chánh án hay luật sư khi hỏi nhân chứng hay bị cáo ít nhiều lịch sự, bị cáo dù bị tạm giam, nhưng chưa phán tội coi như vẫn vô tội khi ra toà vẫn ăn mặc như bình thường.
    Trong khi toàn án nhân dân TP, cũ kỷ, tối om, dân chúng đến xem xử rất đông, nhưng lại ăn mặc lè phè, nhếch nhác. Chánh án khi hỏi bị cáo, thường nói trỏng, không hề có một sự tôn trọng, tui theo dõi vài vụ xử, thấy chánh án thường có lời lẻ hết sức bất lịch sự, rộ rõ thái đội khinh miệt bị cáo, lại thường nói thêm nhiều điều không cần thiết. Hơn nữa bị cáo chưa bị tuyên án mà đã thấy phải mặc áo tù.
    Theo tui toàn án là nơi tôn nghiêm, đại diện cho pháp luật, phải thể hiện được sự oai nghiêm, lịch sự. chứ không phải như cái chợ trời.
  3. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Xem phim tui thấy toà án của các nước, rất sáng sủa, lich sự, người đến dự thẩm phải ăn mặt rất chính tề. Chánh án hay luật sư khi hỏi nhân chứng hay bị cáo ít nhiều lịch sự, bị cáo dù bị tạm giam, nhưng chưa phán tội coi như vẫn vô tội khi ra toà vẫn ăn mặc như bình thường.
    Trong khi toàn án nhân dân TP, cũ kỷ, tối om, dân chúng đến xem xử rất đông, nhưng lại ăn mặc lè phè, nhếch nhác. Chánh án khi hỏi bị cáo, thường nói trỏng, không hề có một sự tôn trọng, tui theo dõi vài vụ xử, thấy chánh án thường có lời lẻ hết sức bất lịch sự, rộ rõ thái đội khinh miệt bị cáo, lại thường nói thêm nhiều điều không cần thiết. Hơn nữa bị cáo chưa bị tuyên án mà đã thấy phải mặc áo tù.
    Theo tui toàn án là nơi tôn nghiêm, đại diện cho pháp luật, phải thể hiện được sự oai nghiêm, lịch sự. chứ không phải như cái chợ trời.
  4. legislation

    legislation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Điện ảnh là lăng kính khúc xạ phản chiếu hiện tại của xã hội. Nhưng đã là phản chiếu thì còn phải tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố (ánh sáng, độ phẳng của mặt gương, của lớp bạc tráng có tốt hay không).
    Nói như thế có nghĩa là, Điện ảnh chỉ phản chiếu một phần thực tại thôi, chứ ko phải hoàn toàn như vậy. Thường thường cái gì trong nhận thức công chúng được coi là tôn nghiêm, là công lý (như Toà án trong điện ảnh) thường luôn luôn được tráng qua một lớp men khá hào nhoáng và kỹ lưỡng. Bạn nhìn hình ảnh đó thì thấy nó rất đẹp, rất uy nghi và rất trang trọng...
    Nhưng nói như thế ko có nghĩa là Hệ thống toà án và tác phong làm việc của toà án nước ngoài không giống trong điện ảnh - cũng đại đa số là như vậy.
    Sở dĩ để có được một phiên toà làm hài lòng con mắt của người xem ở ngoài thực tế không phải là điều đơn giản, đặc biệt là trong điều kiện cơ sở vật chất của ngành toà án nước ta hiện nay. Kể cả về mặt con người (những người tham gia tố tụng, cũng như về cơ sở vật chất của toà), tất cả đều đang trong tình trạng rất thiếu thốn. Đặc biệt là hệ thống toà cấp huyện, quận - cá biệt có cả cấp Tỉnh thành phố...
    Nhìn lại thực tế hoạt động Toà án của Việt Nam, thời gian vừa qua có khá nhiều thay đổi đáng khích lệ như về vấn đề tranh tụng, vấn đề phân vai các bên tham gia, nhưng thế vẫn còn chưa đủ...
    Còn rất nhiều yếu tố còn đang bị bỏ ngỏ hoặc để ở trạng thái tuỳ nghi pháp luật chưa can thiệp tới.
    Những yếu tố này cần phải được các văn bản pháp quy mới ban hành nhằm chỉnh đốn, từ đó mới có thể có được một phiên toà như các bạn xem điện ảnh mong đợi:
    - Thứ nhất là về vấn đề Trang phục của các Thẩm phán, Thư ký toà, Luật sư hiện còn đang rất lôm côm, chưa thống nhất.
    - Thứ hai vấn đề khi xét xử hình sự, bị cáo mặc quần áo dân sự hay quần áo tù, còn chưa phân bạch và hợp lý.
    - Thứ ba, cơ sở vật chất của ngành toà án cần được nâng cấp
    - Thứ tư, đội ngũ cán bộ ngành tư pháp cần phải kiện toàn hơn nữa về năng lực và đạo đức nghề nghiệp.
    - Thứ năm, nhận thức pháp luật của người dân tham gia phiên toà cũng cần phải nâng cao hơn nữa.
    - Thứ n....
    Các bạn bổ sung thêm nhé....
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Công việc của Hội đồng xét xử .
    Tôi chưa được " vinh hạnh " ra tòa hay tham dự phiên toà ở VN nhưng đọc trên báo chí cũng như xem TV qua các vụ án điểm nhiều lần .
    Theo như tôi hiểu thì công việc xét xử của Hội đồng tóm gọn trong vài chữ :
    Nghe, hỏi , hội thẩm và tuyên án .
    Nhưng trong các phiên toà ở VN thì nhiều khi lại có thêm giáo dục , vặn vẹo, đôi khi trở thành " đôi co " với bị cáo mà nếu tôi là bị cáo, tôi sẽ trả lời là : Câu hỏi của qúy vị không liên hệ đến vụ án .
    Thí dụ trong 1 vụ án, HĐXX đã hỏi : Bị cáo có thuộc 6 điều Bác Hồ dạy không ? Nếu không thuộc thì để HĐ XX nhắc cho !
    Thiết nghĩ : Tại toà án, HDXX chỉ nên dựa vào các tình tiết Pháp lý mà thôi .
    http://www.vnn.vn/xahoi/phapluat/2004/06/159036/
    -----
    Là một sĩ quan an ninh, được đào tạo chính quy, tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhưng khi HĐXX bất ngờ hỏi Biên có nhớ 6 điều Bác Hồ dạy lực lượng công an như thế nào không thì bị cáo Biên trả lời gọn lỏn "dạ lâu rồi nên không nhớ". Không nhớ thì HĐXX nhắc cho bị cáo nhớ nhé: "Đối với tự mình phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính". "Bị cáo có biết thế nào là Liêm, Chính không?", HĐXX hỏi. Bị cáo Biên không trả lời được mà cúi đầu im lặng.----
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 01:03 ngày 16/06/2004
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Quan tòa phải đủ sống để ?ocầm cân nảy mực?

    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2004/6/23/20937/
    Là ?ocông chức đặc biệt?, song đồng lương của thẩm phán vẫn quá ?ohẻo? (ảnh: Đ.N.Thạch)
    Thẩm phán là những người được xếp vào hàng "công chức đặc biệt" trong hệ thống công chức nhà nước vì thẩm phán được nhân danh nhà nước ra những phán quyết mang tính cưỡng chế. Tòa án, nơi làm việc của thẩm phán, cũng là một dạng cơ quan đặc biệt vì chỉ có ở đây mới giải tỏa được những oan sai cho công dân vô tội cũng như phán xét và trừng phạt những kẻ có tội. Song nghịch lý kéo dài nhiều năm nay là đồng lương của những cán bộ công chức ở "khu vực đặc biệt" này quá thấp so với mặt bằng chung của xã hội.
    Lương không đủ sống
    Lương thẩm phán hiện nay được chia thành 9 ngạch. Thẩm phán mới vào nghề hưởng lương ngạch khởi điểm thì mỗi tháng được 626.400 đồng, thẩm phán có ngạch thứ 9 (cao nhất) thì được hưởng lương 1.162.900 đồng/tháng. Nhưng nếu tính theo trình tự quy định để được hưởng ngạch lương thứ 9 nói trên thì lúc ấy đa số thẩm phán đều đã về hưu hết bởi vì phải có thâm niên công tác trong ngành từ 27 năm trở lên mới được ngạch lương ấy. Còn thư ký tòa, tốt nghiệp đại học luật chính quy và được tuyển dụng thì có 15 ngạch lương để xét. Và cũng theo cách tính như trên, thư ký ngạch 1 được hưởng 493.000 đồng/tháng, ngạch thứ 15 là 997.600 đồng/tháng. Theo quy định cứ 2 năm công tác không bị kỷ luật thì được lên lương một ngạch. Vì vậy nếu muốn được hưởng ngạch lương thứ 15 thì thư ký đó phải có thời gian công tác trong ngành tòa án ít nhất là 30 năm.
    Từ 2 năm nay, UBND TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên của tòa án địa phương và đã quyết định dành một khoản trợ cấp thêm cho mỗi người 150.000 đồng/tháng. Ngoài ra, TAND tối cao hàng tháng cũng dành cho các chức danh tiến hành tố tụng như thẩm phán, thư ký 120.000 đồng, gọi "nôm na" là tiền "dưỡng liêm". Số tiền trợ cấp này thực tế nếu gọi là "dưỡng liêm" thì rõ ràng cũng không thấm vào đâu, nhưng nói như một cán bộ ở Văn phòng TAND TP Hồ Chí Minh thì "về tinh thần thì ít nhiều cũng động viên được anh em trong công tác là phải giữ gìn phẩm chất đạo đức". Cuối cùng là khoản tiền "thưởng Tết" vào dịp cuối năm mà từ nhân viên đánh máy đến chánh án đều được nhận như nhau theo mức 100 ngàn đồng/người. Tiền thưởng này cũng là do UBND TP Hồ Chí Minh thực hiện chứ ngành tòa án thì từ trước đến nay không có "thông lệ" đó.
    Chánh án TAND TP Hồ Chí Minh Bùi Hoàng Danh nói: "Tôi tính mức lương của một thư ký, họ tốt nghiệp đại học chính quy tốn hết 5 năm nhưng khi được tuyển vào tòa thì chỉ được hưởng mức lương 400.000 - 500.000 đồng/ tháng. Tính ra mức lương này thì anh em sống không được. Nói chính xác hơn là anh em thư ký này chỉ sống được 7 ngày. Đúng 7 ngày thôi, những ngày còn lại phải làm kinh tế phụ. Nếu anh em nào có điều kiện làm kinh tế phụ tốt, đúng pháp luật thì đáng hoan nghênh nhưng ngược lại có một số anh em không thể làm được gì thì cuộc sống ra sao? Sẽ ra sao đây? Không lẽ anh em ngồi chờ chết đói? Đây là nỗi Chánh án Bùi Hoàng Danh: "Tiêu cực của ngành tòa án có nhiều nguyên nhân, như thiếu tu dưỡng đạo đức, nhưng bên cạnh đó không thể bỏ qua một nguyên nhân là do cuộc sống. Một khi anh em đã quá khắc khổ thì sẽ sinh ra những tiêu cực".
    bức xúc của anh em. Nỗi bức xúc này tôi đã kiến nghị nhiều rồi chứ không phải không kiến nghị nhưng cho đến nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách nào giải quyết cả".
    Nhưng quyền lực cao
    Những nhân viên thư ký tòa mà chúng tôi có dịp tiếp xúc đều hướng đến một lý tưởng cho tương lai là được bổ nhiệm chức danh thẩm phán để được ngồi xét xử. Tuy là những cử nhân luật nhưng họ không bước theo ngã rẽ "tự lập" của những bạn đồng trang lứa để làm luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý... mà chấp nhận mức thu nhập của thư ký tòa với cuộc sống "dựa vào gia đình là chính". Kể cả sau sự kiện một số người do không đủ sức "dưỡng liêm" đã nhận tiền hối lộ, gây bức xúc trong dư luận, khiến cho khu vực pháp đình vốn trang nghiêm đã bị "tổn thương", thì những lý tưởng đáng trân trọng nói trên vẫn còn nguyên giá trị. Và theo ghi nhận thực tế của chúng tôi thì hiện nay tại TP Hồ Chí Minh, ngành tòa án (kể cả cấp thành phố cũng như cấp quận, huyện) luôn trong tình trạng quá tải, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tận tụy với trách nhiệm cao. Chỉ riêng "pháp đình" TP Hồ Chí Minh mỗi năm đã giải quyết lượng án bằng 1/5 lượng án trên toàn quốc. So với quy định của ngành tòa án thì mỗi thẩm phán chỉ xét xử 6 vụ/tháng nhưng hiện nay thẩm phán TAND TP Hồ Chí Minh phải làm việc gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần. Chánh án Bùi Hoàng Danh khẳng định với chúng tôi: "Không có thẩm phán nào giải quyết dưới 12 vụ/tháng, thậm chí có thẩm phán xét xử cả 20 vụ/tháng". Theo ông Danh, lãnh đạo tòa đã phải hạn chế cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép theo chế độ, không đi du lịch... để tập trung giải quyết công việc, thậm chí từ đầu tháng 4/2004, tòa phải làm việc luôn ngày thứ bảy.
    Và trong khi những phán quyết của người được nhân danh nhà nước có thể buộc ông A phải trả ngôi nhà trị giá hàng ngàn lượng vàng cho ông B, công ty C phải thanh toán cho công ty D khoản nợ lên tới hàng triệu USD; hoặc tuyên phạt bị cáo này mức hình phạt cao nhất là tử hình, tuyên cho bị cáo kia hưởng án treo, hoặc trắng án... thì thử hỏi với mức lương vài trăm ngàn đồng mỗi tháng, một mình vị thẩm phán đó còn sống không nổi nữa nói chi đến việc nuôi vợ và con cái? Rõ ràng ở những vị trí "xung yếu" như thế này thì vai trò điều tiết của Nhà nước là rất cần thiết. Không chỉ là vấn đề trước mắt, mà kể cả những chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với những "quan tòa về hưu" để khuyến khích những ai còn đương nhiệm an tâm phục vụ một cách tận tụy và liêm khiết.
    "Trong những tiêu cực của ngành tòa án, theo tôi nó có nhiều nguyên nhân, như thiếu tu dưỡng đạo đức, nhưng bên cạnh đó không thể bỏ qua một nguyên nhân là do cuộc sống. Tuy không thể dùng từ "bần cùng sinh đạo tặc", nhưng một khi anh em đã quá khắc khổ thì sẽ sinh ra những tiêu cực. Dù ban cán sự, ban lãnh đạo tòa đã có rất nhiều biện pháp giáo dục tư tưởng cho anh em nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra tình trạng tiêu cực" - Chánh án Bùi Hoàng Danh đã tâm sự với chúng tôi như vậy.
    Minh Thuận

  7. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
  8. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Đấy, lại cái chuyện quần áo, hôm nọ nhân lúc rảnh rỗi, ( thi xong ngồi chờ điểm ý mà) trên giảng đường nóng quá, em kiếm cớ (hỏi bài) xuống văn phòng khoa Hình Sự ngồi cho mát. em cũng thắc mắc cái chuyện quần áo của bị cáo ra với thầy giáo em ( híc!!! tổ trưởng bộ môn hình sư_thầy Hùng====> nói xấu thầy một tí: thầy cũng ....bướng dã man, chẳng chịu thua em câu nào )
    Rõ ràng trong hiến pháp quy định :Người nào chưa có bản án có quyết định có hiệu lực của toà án thì chưa bị coi là tội phạm. ấy thế mà khi bị giả định là có tội, VKSND khởi tố vụ án, họ phải ra hầu toà, hay thậm chí chỉ bị bắt tạm giam , điều tra vụ án, họ đã phải mặc "bộ quần áo kẻ sọc" đáng ghét ấy. em thấy như vậy là bất công, vô lý, thầy giáo em lại cho là cũng hợp lý vì thầy bảo : lúc đó họ đã bị tình nghi là tội phạm...... Tranh luận qua lại, cuối cùng em vẫn không phục. ý các bác thế nào ạ?
  9. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    TUi không phải là dân học luật, nhưng chuyện áo tù không đơn giản chỉ là một bộ quàn áo, àm nó nói lên định hướng của pháp luật VN. Tại hầu hết các nước Tây Phương, khi toà chưa tuyên án có tội vẫn được xem như là vô tội, chính vì lý do đó mà người bị cáo không cần phải mặc áo tù khi ra toà. Còn luật pháp VN thì ngược lại tức là hễ bị truy tố thì coi như có tội. Hai điều này tái ngược nhau, và ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến sự phán quyết. Các bạn hãy thảo luận tiếp vấn đề này xem nhé. để coi nhưng dân luật chính hiệu lý giải việc này thế nào.
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hãy nhìn hình ảnh Sađam Hussein trước toà cách nay vài ngày ...
    Án nặng đã cầm chắc nhưng chưa có phán quyết, trước PL, ông vẫn có quyền của 1 công dân .

Chia sẻ trang này