1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các cơ quan và tổ chức tư pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 05/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Điều này thì công nhận, khi chưa kết tội thì không nên bắt bị cáo mặc áo tù, vấn đề này báo chí đã nói nhiều nhưng em vẫn không biết tại sao không sửa
    To bác vimousze: trong luật hình sự VN có nguyên tắc suy đoán vô tội đấy bác ạ, bị cáo luôn luôn được suy đoán vô tội cho tới khi có bằng chứng ngược lại là bị cáo có tội. Việc bị cáo có mặc áo tù hay không thì không làm thay đổi nguyên tắc này vì nguyên tắc đã được ghi vào luật thực định
  2. Chu_ong_nho

    Chu_ong_nho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Đúng là toà án của ta khác xa với các TA nước ngoài nếu như qua TV xem một vụ xử án thấy Chủ toạ phiên toà bao giờ cũng đội tóc giả màu trắng trông rất trang nghiêm còn ở VN thì không thấy chuyện này.
    Cái chuyện áo tù mà em tieuthuvui nêu ra thì khi học môn LHS các Thầy cũng đã nêu ra , và cả chuyện cái thuật ngữ " Đứng trước vành móng ngựa " nữa chứ ! các Thầy nói phải là đứng sau vành móng ngựa còn đứng trước thì là chủ toạ và bồi thẩm rồi còn đâu . Hôm cũng qua TV thấy 3 bị cáo cao cấp mặc áo sọc thì thấy vẻ đạo mạo của họ đã biến mất ngay . Đó là trong phiên xử vụ Trương Văn Cam cùng đồng bọn . Lúc đầu , 3 bị cáo cao cấp nhất được tại ngoại cho nên họ không phải mặc áo tù và trông họ vẫn khá là tự tin nhưng để đảm bảo cho việc xét xử Chánh án đã ra lệnh bắt tạm giam , thấy họ mặc cái áo tù thì không còn vẻ đó nữa họ cũng chỉ là một thường dân phạm tội như bao nhiêu tội phạm khác .
  3. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    To bác chu ong nho:
    Bác có thể giải thích tại sao pháp luật lại qui định bị can bị cáo phải mặc áo sọc không ?. E, không hiểu vấn đề này lắm. 1 người khi chưa bị toà tuyên là có tội thì họ vẫn được suy đoán vô tội. Vậy dựa vào căn cứ nào để bắt họ mặc áo sọc chứ
    Hơn nữa, người được cho toại ngoại hầu toà thì được mặc áo thường, trong khi người bị tạm giam thì lại phải mặc áo sọc trong khi địa vị pháp lí của họ đâu có khác nhau( cùng là bị cáo).
  4. Chu_ong_nho

    Chu_ong_nho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    hcmt à ! theo mình thì pháp luật không quy định như thế thì phải , mình không thấy trong điều Luật nào quy định là nghi can , hay bị can phải mặc áo tù , hình như đó là quy định của nhà giam thôi . Bất cứ ai đã vào nhà tạm giam thì phải mặc áo sọc tù . Đương nhiên những người đang được tại ngoại thì không phải mặc quần áo đó .
    Chu_ong_nho nghĩ chỉ nên bắt người phạm tội mặc áo tù khi họ đã phải nhận 1 bản án và đi cải tạo tại các Trại giam .Khi đó họ đã là người có tội còn những người bị bắt tạm giam thì họ mới chỉ bị mất đi một số quyền công dân và đó là biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra nhưng xét thấy trong thực tế thì không thể có điều này . Đã vào nhà giam thì phải mặc áo tù. Nhu những trường hợp bị oan như ông Trương Ngô Đại bị cơ quan CS điều tra đã bị khởi tố oan và bắt tạm giam , thế có nghĩa là ông đã phải mặc áo tù mà không phạm tội ....
  5. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Vậy không biết khi Viện kiểm sát truy tố, nhưng không đủ bằng chứng để buộc tội thì bị cáo có được phóng thích không nhỉ. Thiệt tình là tui chưa bao giờ nghe là bị cáo bị cáo được thả do không đủ bằng chứng để buộc tội cả.
    Việc có đội tóc giả hay không không quan trọng, vì thật ra chỉ có toàn án theo kiểu Anh mới làm vậy. Nhưng phải nói chánh án của toà án VN, nhìn vô không có vẻ dạo mạo, cái ông chuyên xử mấy vụ lớn nhơ Năm Cam, Phước Tám Ngón, cái ông này nhìn như dân du côn, chém mướng, chưa kể khi nói chuyện không hề tỏ ra vẻ lịch sự tôn nghiêm của một vị chánh án. Toà án nước ngoài, tất cả lời lẻ, hay phán từ của chánh án rất quan trọng, từng từ từng chữ đều phải cẩn trọng., trong khi chánh án của VN thì rất nhiều những từ ngữ thừa, nói năng với lời lẻ rất thiếu văn hoá.
    Được vimouze sửa chữa / chuyển vào 02:59 ngày 10/07/2004
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng nhưng hơi nặng !
    Ngày xưa , tại miền Nam thì các chức biện lý, chánh án lúc ngồi toà phải có áo đỏ, áo đen .
    Các vị này dù chỉ xử ăn trộm, tội hình sự thì sau ngày giải phóng cũng lãnh vài năm học tập cải tạo vì tội : hiếp đáp , kềm kẹp nhân dân đấy .
    Con toà án mình bây giờ là toà án nhân dân mà, mặc sao chẳng được !
    Điều mà tôi cho là kém nhất : Thay vì xét xử, Các ông Tòa chỉ thích ra vẻ biết lý luận tay đôi với bị can, bị cáo trước ống kính TV để chứng tỏ là có uy với 1 người chưa bị coi là có tội .
    Nhiều khi họ đặt những câu hỏi rất khó trả lời đấy .
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    có nhiều đấy chứ ạ, để lục đống báo cũ, nếu tìm được vài vụ hay hay thì đưa lên cho bác xem
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì thấy nhiều vụ án mà bị cáo được kết 1 bản án y boong với số ngày bị giam đấy ... tạm giam vài năm khơi khơi, không có tội " kết " cho có tội , rồi tặng 1 bản án đúng thời gian , thế mới hay .
  9. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Nói lại cho đúng:
    - Bị cáo trước toà không phải ai cũng phải mặc áo tù kẻ sọc. Chỉ người bị tạm giam mới phải mặc áo, người tại ngoại thì không phải mặc áo tù.
    Thực ra, đó là lý do "truyền thống", làm nhiều rồi quen, tự dưng bảo sửa thì khó. Những người bị tạm giam đều phải mặc áo riêng giống hệt như áo tù. Vì vậy, khi ra toà cứ thế mà mặc, với lại ngày xửa ngày xưa ít ai đòi quyền công dân nên bây giờ vẫn thế.
    - Ngoài ra, với tội phạm nghiêm trọng, bị cáo còn bị xích vào vành móng ngựa nữa ấy chứ. Để tránh tình trạng "bùng" hoặc vác ghế đập thẩm phán mà.
    - Có tình trạng "án bỏ túi" nên thực tế: Kiểm sát viên đọc cáo trạng xong là hết trách nhiệm (có ông còn đọc báo dưới gầm bàn) còn cuộc chiến tại toà là Thẩm phán và Luật sư của bị cáo. Thế nên mới có cải cách tư pháp để Thẩm phán là người đứng giữa cái cân. Ngay vị trí bố trí tại toà án cũng thấy bất hợp lý. Hội đồng xét xử ngồi giữa và cao nhất (đúng rồi) nhưng ông Kiểm sát viên cũng có một vị trí gần tương tự như vậy, bên trái Hội đồng xét xử và cũng cao lêu nghêu, chỉ tội mấy ông luật sư đứng dưới thôi. Cũng là không công bằng nhỉ.
    - Tại toà án, Toà án phải kết luận có tội hay không có tội, như vậy, dù thiếu chứng cứ buộc tội cũng phải kết vào hai hướng đó. Nếu vô tội thì thả ngay tại Toà án thôi, và ông bị cáo đó lại đi kiện mấy ông điều tra, truy tố để kiếm ít money.
  10. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Em có nhớ 1 vụ, đoại loại như thế này:
    A bị tạm giam 1 năm 3 tháng, khi kết án toà kết án 6 tháng, trả tự do ngay tại phiên tòa, Khi kết án xong tòa nhìn lại bản án thấy vậy không ổn liền thêm số 1 năm trước chữ 6 tháng , thành ra bản án bị sữa thành 1 năm 6 tháng. Chỉ tội nghiệp A khi ra tới cổng tòa còn bị công an bắt lại
    Số năm ,tháng thì em nhớ mang mang thế....Vì em báo về vụ này cũng lâu rồi

Chia sẻ trang này