1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các cơ quan và tổ chức tư pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 05/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Mấy năm nay, đọc báo thấy nào là hay đổi cải cách hệ thống Tư Pháp , Lập lại hệ thống tổ chức tòa án v.v.v, nhưng việc vẫn đâu vào đấy , họa hằng lắm mới thấy cái nghị quyết 388 triển khai, đỡ khổ cho bà con quá,
    - Còn công việc tòa án các nơi thì ôi thôi ùn tắc, có khi nộp một tờ cáo trạng chờ đến 2-3 tháng mới được xem xét, vô tòa án thì y chang cái cư xá công nhân, mới 11 giờ đã thấy ông thẩm phán mặc quần tà lỏn đi ngông nghênh, sáng ra thì nhân viên đánh cầu long tới trưa, chiều 4 giờ tất cả đã có mặt tại quán nhậu....
  2. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Chào mọi người,
    Tui rất cám ơn bác Constancy đã dẫn cho cái chủ đề này. Tui có vào đọc nhưng vẫn chưa tìm ra bổn phận và trách nhiệm của Viện Kiểm Sát Nhân Dân. Tuy nhiên ở một chủ đề khác bác Constancy có viết rằng:
    Trích:
    http://www.ttvnonline.net/khpl/231588/trang-1.ttvn
    Đó là sơ sơ kiến thức về ba quyền này. ở VN mình thật ra thì không gọi như vậy. Trong tổ chức bộ máy nhà nước, VN chia làm 4 loại cơ quan: cơ quan quyền lực nhà nước (gồm quốc hội, và hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan chấp hành và điều hành (Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan xét xử (toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (viện kiểm sát nhân dân các cấp).
    Hết trích.
    Vậy các bác cho tui hỏi là cái cơ quan thứ tư trong bộ máy NN VN này có nhiệm vụ gì và trách nhiệm của nó ra sao, nó có độc lập với các cơ quan khác hay không, được dân bầu hay NN hay Đ bổ nhiệm ? Cám ơn các bác trước.
    Chúc vui,
    FN
  3. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi ông Frank và quý Bà, quý Ông ,
    Cho tôi hỏi "thêm" 1 vài câu, tôi không có ý cắt ngang câu hỏi của ông Frank.
    1- Lương chính thức của các chức vụ thẩm phán và VKSND là bao nhiêu ?
    2- Có cần phải là đảng viên C.S không thì mới được bổ nhiệm vào các chức vụ trên ? Nếu vậy thì trực thuộc chi bộ của đảng địa phương hay là các cơ quan tư pháp cũng có chi bộ dảng ? Vậy các cán bộ tư pháp có phải bàn trước các vụ án ở chi bộ đảng ? và có nhận lệnh và kỹ luật của chi bộ Đảng không ?
    3- Lợi tức (trung bình) của các Luật Sư VN hiện nay là bao ?
    4- Có cần phải là đảng viên CS không khi hành nghề LS ?
    u?c you_know_who_am_I s?a vo 07:51 ngy 15/09/2004
  4. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Chào mọi người,
    Có ngay một cái chủ đề về VKSND ở ngay bên dưới mà tui không để ý. Xin lỗi mọi người . Tui trích ra đây cho mọi người dễ tham khảo:
    Chủ đề:
    Các chức năng của viện kiểm sát (chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp...)
    http://www.ttvnonline.net/khpl/407989/trang-1.ttvn
    Tui có vào đọc nhưng thông tin về VKS cũng không được nhiều, cũng chưa biết được nó hình thành ra sao, do dân bầu hay NN bổ nhiệm. Đọc thông tin từ bác nquocviet235 thì được biết như sau:
    Cứ tạm coi những thông tin trên là chính xác thì VKS là thuộc quốc hội, thuộc ngành lập pháp. Té ra quốc hội VN được khá nhiều quyền đến vậy. Nhưng tui vẫn còn thắc mắc là quốc hội do dân bầu, vậy thì mấy Kiểm sát viên là do dân bầu hay quốc hội bổ nhiệm ? Quốc hội mà có quyền bổ nhiệm thì cũng thêm một quyền khá lớn nữa.
    Tui thì hơi bị méo mó nên thường hay so sánh với hệ thống của Mỹ. Theo hệ thống Mỹ thì "Bộ Trưởng Tư Pháp" (Attorney General) liên bang do Tổng Thống (thuộc hành pháp) bổ nhiệm, còn ở tiểu bang là do Thống đốc tiểu bang bổ nhiệm. Những người này làm phận sự truy tố và thực hành luật pháp ở mức độ quyền hạn của mình dựa theo hiến pháp liên bang hoặc tiểu bang. Mặt khác, các District Attorney (DA) là các công tố viên ở mức độ địa phương (thấp hơn tiểu bang) lại do người dân bầu. Theo tui hiểu thì họ, giống như Attorney General, cũng nằm trong ngành Hành pháp hơn là Lập pháp hoặc Tư pháp. Những DA này đứng trên lợi ích của người dân mà truy tố các tội hình sự có liên quan đến an sinh của người khác.
    Vậy thì so sánh mức độ bổn phận thì KSV cũng giống như các công tố viên (District Attorney) bên Mỹ, nhưng việc hình thành lẫn trách nhiệm của cơ quan cao hơn nó thì khác nhau. Các bác có biết lý do tại sao VKS lại trực thuộc quốc hội là nơi chỉ làm ra luật hay không ?
    Chúc vui,
    FN
  5. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả,
    Cứ theo như những gì tui đọc được trên box KH_PL này thì đối với VN quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước, nó ở trên cả chính phủ (gồm có đảng và Nhà Nước) và toà án. Tức là cơ quan Lập Pháp ở trên cả Hành Pháp, Tư Pháp và một cơ quan nữa là Viện KSND. Ba cơ quan sau (HP, TP và VKSND) thì có trách nhiệm lẫn quyền hạn ngang nhau, cùng bị chi phối bởi quốc hội.
    Lý do để tui hiểu theo cấu trúc thượng tầng này là vì quốc hội VN đã đổi hiến pháp để chỉ chấp nhận có mỗi đảng CSVN là đảng duy nhất lãnh đạo. Chính vì điều này mà QH trở nên cơ quan có quyền lực cao nhất. Một điều nhận xét khác của tui là chỉ sau khi có thay đổi hiến pháp ta mới thấy QH có những buổi tra vấn các bộ trưởng trên đài truyền hình. Tuy nhiên tra vấn thì tra vấn, chúng ta ít khi thấy một biện pháp chế tài hoặc trừng phạt được thực hiện. Vậy thì QH nếu đã có quyền chỉ định người hoặc đảng lãnh đạo thì nó có quyền trừng phạt hoặc chế tài những người hoặc đảng không làm tròn nhiệm vụ hay không ? Hay nói một cách khác nó có quyền hay điều luật nào truất phế một cá nhân lãnh đạo nào đó hay không ? Tui nghĩ rằng có bởi vì đọc báo, thông tin thì thấy có chuyện tín nhiệm với bất tín nhiệm một số bộ trưởng, quan chức lãnh đạo. Thế nhưng để thực hiện điều bất tín nhiệm này thì nó có sức mạnh nào để thực hiện ?
    Một câu hỏi phụ là tiêu đề "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" hiện nay còn áp dụng và truyền bá hay không ?
    Tui còn rất nhiều thắc mắc về hệ thống chính quyền VN nhưng khó tìm câu trả lời vì không biết tìm vào đâu, nhờ các bác chỉ giúp. Cám ơn nhiều.
    Chúc vui,
    FN
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đảng không có nằm trong chính phủ , nó không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, Đảng là 1 tổ chức chính trị -xã hội nên nó chỉ có quyền lực xã hội mà thôi
    cái câu :" Đảng lãnh đạo..." thể hiện quyền lực quyền lực xã hội của Đảng, với cơ sở Đảng trải rộng khắp toàn quốc quyền lực này rất lớn ,cho nên 80% đại biểu quốc hội đều là Đảng viên cả( không có luật nào qui định phải dành % tỉ lệ đại biểu quốc hội cho Đảng viên, không có luật nào qui định đại biểu phải là Đảng viên...). Đại biểu Qh là do dân bầu phổ thông trực tiếp và bỏ phiếu kín
    Ở Vn , quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất , nắm trong tay quyền lực tối cao của nhà nước, các cơ quan còn lại đều do quốc hội lập ra và có thể bỏ đi.Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền sữa HP, dĩ nhiên là do đó có quyền thừa nhận hay truất phế 1 tổ chức ,1 đảng hay 1 cá nhân lãnh đạo nào.
    Co`n Quốc hội lại do nhân dân giám sát, thông qua việc bầu miễn nhiệm , bãi nhiệm đại biểu quốc hội
    Bác cũng cần phải phân biệt quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội. Quyền lực xã hội thuộc về nhân dân , các bộ phận trong dân chúng lập thành các tổ chức khác nhau , các tổ chức này đều có quyền lực xã hội cả : Đảng, các tổ chức tôn giáo , ...
  7. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người,
    Cám ơn bác satthutinhdoi đã trả lời. Bài trả lời của bác làm cho tui vỡ ra nhiều chuyện và lý giải được nhiều vấn đề. Từ trước tới giờ tui cứ nghĩ Đảng là chính phủ (government), là cơ quan được quyền lãnh đạo đất nước theo HP. Sở dĩ tui hiểu lầm như vậy là vì tui cứ nghĩ "lãnh đạo" tức là thuộc về Hành pháp và chỉ có các cơ quan hành pháp mới có thể làm công việc lãnh đạo, bởi vì trong hai chữ "lãnh đạo" là đã có ý tưởng thi hành, thực hành, làm việc dẫn đường rồi. Các cơ quan kia như Quốc hội và Toà án thì không thể làm công việc lãnh đạo được. Còn cơ quan VKSND tui nghĩ lẽ ra phải thuộc về chính phủ có nghĩa là Hành pháp (bởi vì nó có khả năng thực hiện việc truy tố người ta mà), nhưng nó lại trực thuộc Quốc hội.
    Với những thông tin tui thâu lượm được từ các bác cũng như trên net thì bây giờ tui hiểu ra như thế này (có thể còn rất nhiều thiếu sót, mong các bác bổ túc hộ cho):
    1. Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước.
    2. Sau đến là Chính phủ các cấp, hệ thống toà án các cấp và Viện KSND các cấp. Ba hệ thống này trên căn bản là ngang nhau nhưng viện KSND lại thuộc sự kiểm soát của QH.
    Nhưng thật ra như bác satthutinhdoi cho biết thì Đảng có mặt tại khắp các hệ thống chứ không riêng gì trong các cơ quan hành pháp. Không nói tới các Ủy ban nhân dân là các cơ quan hành pháp có đảng viên quản trị, tại Toà án thì chánh án hoặc thẩm phán cũng phải là đảng viên. Viện KSND lẽ ra thuộc về QH thì cũng do đa số đảng viên nắm giữ (tui vẫn chưa biết Kiểm Sát Viên do dân bầu hay do QH chỉ định). Riêng tại quốc hội thì muốn ứng cử cũng phải có sự giới thiệu từ Mặt Trận Tổ Quốc. Mà MTTQ tuy là một cơ quan lập ra và gia nhập theo tinh thần tự nguyện, nhưng khi vào thì phải chịu dưới sự lãnh đạo của đảng, và cơ quan này lại có ảnh hưởng rất lớn, nếu không nói là có thể "kiểm soát" được QH. Vậy thì về mặt Lập Pháp, có phải QH làm ra luật để tự trói tay mình hay không, hoặc là đôi khi tự mình đánh mình hay không ? Bởi vì muốn được đại diện dân, muốn được làm luật để bảo vệ dân, QH phải chịu đứng dưới sự kiểm soát của đảng qua MTTQ. Đó là chưa nói tới QH có thể có quyền nhưng không có "lực" để thực hiện hoặc thi hành quyền của mình. Về mặt Hành Pháp thì người ta vẫn nói "Vừa đá bóng vừa thối còi" có thế áp dụng cho mọi trường hợp trong xã hội, bởi vì ở đâu cũng có đảng lãnh đạo, ngay cả trong cơ quan vô tư nhất là Toà án cũng có mặt đảng điều khiển và kiểm soát.
    Theo tui nghĩ, một cách hay nhất để vừa có thể chấp nhận đảng trong vai trò lãnh đạo mà vừa có thể phát triển đất nước theo hướng "kiểm soát và cân bằng" (check and balance) thì đảng chỉ được quyền lãnh đạo trong các cơ quan Hành Pháp, những cơ quan khác như Toà Án, VKSND và Quốc hội thì đảng không được quyền đứng vào. Có như vậy thì mới giới hạn được sai lầm của đảng lãnh đạo nếu có, và giới hạn sự lộng quyền của một số đảng viên.
    Người dân bầu đại biểu quốc hội đế đại diện họ làm ra những điều luật bảo vệ họ cũng như giới hạn sự sách nhiễu của các giới chức hành pháp lộng quyền, chứ không phải làm ra luật để trao quyền thêm cho quan chức hành pháp làm khó làm khổ dân.
    Chúc vui,
    FN
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    trích :
    1. Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước.
    2. Sau đến là Chính phủ các cấp, hệ thống toà án các cấp và Viện KSND các cấp. Ba hệ thống này trên căn bản là ngang nhau nhưng viện KSND lại thuộc sự kiểm soát của QH.
    -------------
    đúng rồi quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
    về cái 2 nhỏ , bác còn thiếu 1 cơ quan . đó là cơ quan *************
    Còn mối quan hệ giữa các cơ quan là như thế này :
    ************* do quốc hội bầu
    ************* giới thiệu thủ tướng chính phủ,chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao để quốc hội bầu miễn nhiệm , bãi nhiệm
    đơn giản là thế, chứ còn phân tích ra thì dài dòng lắm, mà em cũng không có khả năng phân tích hết, văn phong của em bị nhiều bác chê là rắc rối , lùm xùm quá
    không phải chỉ riêng viển Kiểm sát mà tất cả các cơ quan còn lại đều chịu sử kiểm soát của quốc hội, cho nên người ta mới nói quốc hội có quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo hoạt động của *************, chính phủ , toà án, viện kiểm sát,thông qua việc kiểm tra chất vấn của đại biểu quốc hội...kết quả của việc giám sát này là bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tính nhiệm , ai làm hài lòng quốc hội thì ở lại, không hài lòng thì ra đi
    Việc tổ chức quyền lực như vậy, chứng tỏ Việt Nam không có tam quyền phân lập, quyền lực tập trung vào quốc hội nhưng có sự phân công , phân cấp của các cơ quan nhà nước.Còn tại sao quyền lực tập trung vào trong tay quốc hội là vì quôc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhan dân và do nhân dân trực tiếp bầu ra
    trích :
    Không nói tới các Ủy ban nhân dân là các cơ quan hành pháp có đảng viên quản trị, tại Toà án thì chánh án hoặc thẩm phán cũng phải là đảng viên. Viện KSND lẽ ra thuộc về QH thì cũng do đa số đảng viên nắm giữ (tui vẫn chưa biết Kiểm Sát Viên do dân bầu hay do QH chỉ định).
    --------------
    hi hi, không có qui định nào bảo rằng thủ tướng, *************, chánh án, viện trưởng VKS phải là đảng viên cả. Nhưng các chức danh này đều là do quốc hội bầu ra mà tỉ lệ đại biểu quốc hội là đảng viên là 80% thì không lẽ 80% số đại biểu ấy lại bầu người ngoài , dĩ nhiên là về lí thuyết thì có thể có
    Về MTTQ, đây chỉ là cơ quan tổ chức bầu cử thôi, cũng như các mod ở box KHPL này đang tổ chức bầu mod mới vậy. Còn theo hiến pháp , người dân 18 tuổi được quyền bầu cử, 21 tuổi được quyền ứng cử vào QH, và hội đồng nhân dân các cấp ( hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quốc hội là cơ quan quyền lực ở TW). Tuy vậy nếu 1 cá nhân tự ứng cử thì khả năng đắc cử sẽ rất thấp , trừ khi người đó là 1 người cực kì uy tín và nổi tiếng ( ví dụ như giáo sư Tôn Thất bách...). Còn bình thường thì các đại biểu do Đảng, hội phụ nữ, hội nông dân... đề cử thì dễ đắc cử hơn , vì các tổ chức này đã bén rễ mấy chục năm trong dân chúng rồi
    trích :
    Theo tui nghĩ, một cách hay nhất để vừa có thể chấp nhận đảng trong vai trò lãnh đạo mà vừa có thể phát triển đất nước theo hướng "kiểm soát và cân bằng" (check and balance) thì đảng chỉ được quyền lãnh đạo trong các cơ quan Hành Pháp, những cơ quan khác như Toà Án, VKSND và Quốc hội thì đảng không được quyền đứng vào. Có như vậy thì mới giới hạn được sai lầm của đảng lãnh đạo nếu có, và giới hạn sự lộng quyền của một số đảng viên.
    ------------------
    như thế là vi phạm quyền tham gia vào công việc nhà nước của công dân đấy. 1 đảng viên thì cũng là 1 công dân, mà đã là công dân thì có quyền ứng cử, được bầu cử, được đề cử vào các cơ quan nhà nước bất kể là trong lĩnh vực lập hành hay tư. Chỉ có những người vi phạm pháp luật và bị cấm bầu cử ứng cử trong 1 thời gian nhất định thì mới bị mất quyền này thôi
    tríh :
    Người dân bầu đại biểu quốc hội đế đại diện họ làm ra những điều luật bảo vệ họ cũng như giới hạn sự sách nhiễu của các giới chức hành pháp lộng quyền, chứ không phải làm ra luật để trao quyền thêm cho quan chức hành pháp làm khó làm khổ dân.
    ---------------
    dĩ nhiên , người dân bầu ra quốc hội là để bảo vệ quyền lợi cho mình và yêu cầu nhà nước làm những gì mình cần, nhưng quản lí nhà nước là 1 khoa học không dễ xơi tí nào. Ai mà chã muốn mọi việc tốt đẹp bác nhỉ, nhưng kết quả thì đâu phải chỉ qui định trong luật là đạt được
    to bác NguyenNoi : về văn phòng luật sư , theo em nó như 2 doanh nnghiệp tư nhân vậy, lợi tức của nó phụ thuộc vào công việc kinh doanh ( kinh doanh trong lĩnh vực pháp lí), còn công ti luật thì nó cũng là 1 công ti hợp danh. Kinh doanh thành đạt thì giàu, còn không thì nghèo... Còn lợi tức trung bình thì em không thấy ở đâu thống kê
    Về lương bổng của KSV, và thẩn phán ...thì chắc bác hỏi bác thelonner, bác ấy là người trong ngành có lẽ bác ấy rành
  9. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác satthu nghĩ thế nào về câu trả lời này của bác Duyệt (Chủ tịch UBTƯ MTTQVN đấy nhớ )
    Xem ra có vẻ chả có đúng với nhận định "quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" và "người dân bầu ra quốc hội là để bảo vệ quyền lợi cho mình và yêu cầu nhà nước làm những gì mình cần, " của bác satthu đấy nhớ
    Không biết bác Duyệt nói sai hay bác satthu nhớ sai nhể
    http://www.vnn.vn/chinhtri/tructuyen/2004/09/259576/
    Bach Viet - Nam 40 tuổi - My
    - Tại sao NQ36 không phải của Quốc Hội, hay của Chính Phủ Việt Nam mà lại là của Đảng Cộng Sản?
    - VN chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo, cho nên những đường lối quan trọng đều phải do Đảng đề ra Nghị quyết. Nhà nước và Quốc hội đều phải thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Mọi Nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, không có mục đích nào khác.
  10. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Chào bác satthutinhdoi và mọi người,
    Tui đang vội nên chỉ trả lời mấy điểm tui thấy hơi thiếu thuyết phục và không có logic ở đây, khi nào rảnh sẽ phân tích thêm.
    Có chứ! Điều 4 hiến pháp đấy thôi. Những chứ vụ thủ tướng, ************* toàn là những chức vụ nằm trong ngành Hành Pháp tức là lãnh đạo. Còn chánh án , thẩm phán không làm công việc lãnh đạo, mà làm công việc trọng tài.
    Cái logic này sai ở chỗ là nếu áp dụng ngược lại thì đảng cũng vi phạm quyền lãnh đạo của người dân bình thường, không là đảng viên. Nhưng bởi vì đây là luật từ hiến pháp mà ra nên tui mới nói là người dân hay QH tự trói tay mình (Thật ra không có dân nào ngu đến mức vậy )
    Tuy nhiên nếu xét theo một cách công bằng và khoẻ mạnh thì khi được QH trao quyền như vậy thì cũng cần phải giới hạn quyền đó ở mức độ nào đó chứ không thể bao biện bao sân hết tất cả như hiện nay được. Nếu muốn vào những chức vụ ở ngành khác thì cứ việc ra khỏi đảng, trở thành công dân bình thường như mọi người thôi. Suy nghĩ của riêng tui: đảng viên là một công dân có nhiều "đặc quyền" hơn người bình thường. Bởi vì hiến pháp dựa trên tinh thần bình đẳng, nên các đảng viên đã được đặc quyền ở nơi này thì sẽ phải bị giới hạn ở một vài nơi khác.
    Sẽ trở lại sau.
    Chúc vui,
    FN

Chia sẻ trang này