1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các cơ quan và tổ chức tư pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 05/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Chào bác rakhoi và tất cả,
    Tui nghĩ ông Phạm Thế Duyệt này cũng không biết mình đang nói gì. Hoặc là trong tiềm thức ông luôn nghĩ đảng là đứng trên hết mọi thứ nên quên mất là trên đảng còn có QH; hoặc là ông nghĩ ông đang nói chuyện với những người mù tịt không biết gì về luật phápcũng như cơ cấu tổ chức của VN.
    Chúc vui,
    FN
  2. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Thưa ông Frank,
    Tôi không nghĩ như ông . Tôi nghĩ cụ Chủ Tịch biết rõ mình nói gì và nói với ai . Biết Luật hay không biết Luật là điều không quan trọng và chẳng liên quan gì cả bởi vì Luật cũng chẳng có gì quan trọng và cũng chẳng liên quan gì cả trong nước VN.
    Vấn đề là Khoa Học Pháp Lý hay là Nghệ Thuật Pháp Lý . Tui đề nghị sửa tên box này lại là Nghệ Thuật Pháp Lý .
    Những điều cụ Duyệt nói thì có thể đúng trong trường hợp này mà không thích nghi ở trường hợp khác, thời điểm này có thể khác với thời điểm kia, mà không phải chỉ là lời của cụ Duyệt mà ngay cả lời Bác Hồ hay các lãnh đạo khác cũng vậy, chân lý này không bao giờ thay đổi vì bản chất của chân lý là như vậy .
    NGHỆ THUẬT là ở chổ mà các ông phải hiểu Đảng lãnh đạo là gì và biết ai ĐANG, hay quan trọng hơn, là SẼ đại diện Đảng .
    Who, When, Where and How , quan trọng lắm vậy .
    Nhiều cán bộ cao cấp trong Đảng mà không biết NGHỆ THUẬT thì vẫn trở thành kẻ thù của NHÂN DÂN .
    Tôi thấy tấm hình chụp cụ Duyệt và cụ Nguyễn cao Kỳ - nguyên Phó Tổng Thống VNCH, nguyên Tư Lệnh Không Quân VNCH, nguyên là người tuyên bố không đợi trời chung với Cộng Sản,.... - thì tôi hiểu được nghệ thuật của họ . Cụ Kỳ cũng là người sáng lập MÔN PHÁI Vovinam và hiện nay cũng có nhừng môn sinh CHÂN CHÍNH - từng xuất cảnh trái phép - về VN làm ăn rất thuận lơi. Họ cũng "thấm nhuần" đạo lý Nho giáo và cả tư tưởng Tây phương tiến bộ và tôi thấy họ biết NGHỆ THUÂT.
    Ai có kinh nghiệm bản thân thì xin vào đây chia xẻ cùng chúng tôi ạ .

  3. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Nghị quyết TW 8 về cải cách nhấn mạnh Đảng lãnh đạo toàn diện công tác tư pháp.
    Cái logic này sai ở chỗ là nếu áp dụng ngược lại thì đảng cũng vi phạm quyền lãnh đạo của người dân bình thường, không là đảng viên. Nhưng bởi vì đây là luật từ hiến pháp mà ra nên tui mới nói là người dân hay QH tự trói tay mình (Thật ra không có dân nào ngu đến mức vậy )
    Tuy nhiên nếu xét theo một cách công bằng và khoẻ mạnh thì khi được QH trao quyền như vậy thì cũng cần phải giới hạn quyền đó ở mức độ nào đó chứ không thể bao biện bao sân hết tất cả như hiện nay được. Nếu muốn vào những chức vụ ở ngành khác thì cứ việc ra khỏi đảng, trở thành công dân bình thường như mọi người thôi. Suy nghĩ của riêng tui: đảng viên là một công dân có nhiều "đặc quyền" hơn người bình thường. Bởi vì hiến pháp dựa trên tinh thần bình đẳng, nên các đảng viên đã được đặc quyền ở nơi này thì sẽ phải bị giới hạn ở một vài nơi khác.
    Sẽ trở lại sau.
    Chúc vui,
    FN
    [/QUOTE]
  4. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Chào bác nquocviet235,
    Bác không nhắc thì mọi người cũng đều biết như thế! Nhưng mà như thế này, giống như ông PTDuyệt nói "Đảng ra nghị quyết, QH phải thi hành ...." thì thua, hết nước nói, khỏi bàn.
    FN
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to bác FrankNguyen :
    em không nghĩ từ lãnh đạo ở đây là chỉ về cơ quan hành pháp, nắm cơ quan hành pháp trong tay tức là lãnh đạo
    Về điều 4 : có thể diễn dãi nó như thế này:
    Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội , Đảng lãnh đạo thông qua :
    công tác cán bộ
    thông qua việc hoạch định đường lối chính sách
    thông qua vai trò tiên phong gương mẫu
    (tụi em được học trong trường là thế)
    Trong đó công tác cán bộ là quan trọng nhất, đảng đạt được sự lãnh đạo của mình hay không phụ thuộc vào việc Đảng có thành công trong việc đưa người vào các cơ quan nhà nước hay không . Trong quốc hội , có các đại biểu trong Đảng và ngoài đảng, các cơ quan nhà nước khác cũng thế, với việc số lượng đảng viên là đại biểu chiếm đa số trong quốc hội thì việc đưa người vào các cơ quan nhà nước khác là điều không khó
    trích từ bài bác FrankNguyen :(khổ quá em chã biết quote từng đoạn như các bác cho nó sang bài post )
    "Tuy nhiên nếu xét theo một cách công bằng và khoẻ mạnh thì khi được QH trao quyền như vậy thì cũng cần phải giới hạn quyền đó ở mức độ nào đó chứ không thể bao biện bao sân hết tất cả như hiện nay được. Nếu muốn vào những chức vụ ở ngành khác thì cứ việc ra khỏi đảng, trở thành công dân bình thường như mọi người thôi. Suy nghĩ của riêng tui: đảng viên là một công dân có nhiều "đặc quyền" hơn người bình thường. Bởi vì hiến pháp dựa trên tinh thần bình đẳng, nên các đảng viên đã được đặc quyền ở nơi này thì sẽ phải bị giới hạn ở một vài nơi khác"
    ---------------
    Đối với Vn quốc hội có quyền lực cao nhất , em nghe đâu có 1 câu nói nôm na là :quốc họi có thể làm mọi chuyện trừ việc biến đàn ông thành đàn bà. Nhân dân chính là người giám sát quốc hội thông qua việc giám sát đại biểu quốc hội, thông qua việc trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội( trước mỗi kì họp quốc hội, đại biểu quốc hội đều phải lấy ý kiến cử tri, và sau khi họp thì phải trả lời kết quả cho cử tri)
    Về việc cấm đảng viên tham gia vào các chức danh tư pháp, em thấy không ổn. Mỗi người sinh ra đều có những quyền hiến định, họ có quyền này khi mới oe oe chào đời , lúc còn chưa biết tin gì, chưa biết theo ai. Khi lớn lên mỗi người có 1 miềm tin riêng, tại sao vì cái niềm tin này mà tước đi quyền hiến định ấy. Về việc nếu muốn vào các chức vụ khác thì pháp luật buộc phải ra khỏi đảng ,qui định như thế thì sẽ tạo ra nhiều tiền lệ nguy hiểm. Giả dụ như 50 năm sau , đạo Hà bá của bác rakhoi phát triển quá, 80 triệu người VN thì hết 60 triệu theo đạo Hà bá rồi , số đại biểu quốc hội là người theo đạo Hà Bá là áp đảo. Thế là lại cấm những người theo đạo hà bá không làm các chức vụ này nọ, mặc dù họ không vi phạm pháp luật. Như thế là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Hihi
    Mong được nghe thêm ý kiến của bác
    to bác rakhoi :
    em thì hiểu ý của bác Duyệt là như thế này :
    Nghị quyết của Đảng thì có giá trị thi hành với Đảng viên , mà đảng viên lại chiếm đa số trong quốc hội thế là ý đảng trở thành ý của quốc hội, chính phủ là do quốc hội lập ra nên cũng phải theo ý của quốc hội. Theo lí thuyệt nghị quyết 36 chỉ có hiệu lực với Đảng viên , không có hiệu lực với người ngoài , chỉ có hiệu lực với người ngoài khi quốc hội cụ thể hoá bằng 1 quyết định của Quốc hội
    em tìm trong hiến pháp không thấy có qui định nào nói rằng, Đảng ra nghị quyết nhà nước và quốc hội phải thi hành. Rủi Đảng ra nghị quyết nhưng các đại biểu quốc hội là đảng viên hôm ấy bị sao sao ấy , thế là biểu quyết ngược lại vậy ý đảng làm sao thi hành được. Ấy là về lí thuyết, thực tế muốn nó xảy ra thì phải có sự biến động xã hội lớn lắm
  6. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Bác Nội ạ, lẽ ra bác đang nói chuyện với Frank thì em không nên tham gia làm gì, nhưng đọc những bài bác viết ở KHPL này, em tự thấy mình phải tiếp tục thưa chuyện cùng bác vậy
    Bác vui tính nhở. Dạo này đang lạm phát nghệ thuật bác ạ, cái gì rồi cũng có thể gọi là nghệ thuật hết. Nào là nghệ thuật Marketing, nghệ thuật quản lý... cứ đà này sẽ còn sinh ra thêm cả nghệ thuật chọc ngoáy, đả kích, nghệ thuật ném đá giấu tay, nghệ thuật xyz ....nữa, bác Nội nhỉ. Thôi xin bác cứ để nguyên tên box là KHPL, theo đúng nghĩa của từ này để những ai quan tâm còn dám vào để thảo luận. Chứ lại nâng lên thành Nghệ thuật PL thì e rằng nơi đây chỉ còn lại những người đáng kính như bác vào bày tỏ những điều cao cả mà thôi.
    Trong cái chữ nhân dân bác viết hoa chắc không bao gồm em đâu nhỉ, hy vọng thế. Nếu chỉ vì không có nghệ thuật mà lại trở thành kẻ thù của Nhân Dân thì có lẽ Nhân Dân có nhiều kẻ thù lắm bác nhỉ. Nếu Bác đọc sử sách VN rồi thì chắc bác cũng hiểu 1 điều: Nhân Dân VN khi đã coi ai kẻ thù thì kẻ đó sẽ không có chỗ dung thân ở VN đâu bác ạ.
    Kinh nghiệm bản thân em khác hoàn toàn những kinh nghiệm của bác, xuất phát điểm cũng không giống nhau nhau, thế nên chẳng thể cùng chia xẻ, em chỉ dzám có vài nhời thẽ thọt với bác. Vậy thôi, chào bác.
  7. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Chào bác satthutinhdoi và tất cả,
    Bác lấy một ví dụ nó nói lên được nhiều điều lắm. Thứ nhất , mọi người đều bình đẳng theo hiến định mà người khác không được tước đi cái quyền hiến định ấy. Thứ hai, đại biểu QH là người đại diện dân, do dân và vì dân, làm luật trên căn bản đế bảo vệ dân. Thứ ba, đa số có quyền quyết định trên thiểu số.
    Bây giờ đi vào ví dụ của bác tui đặt câu hỏi rằng: Tại sao người dân bình thường bị tước đi các quyền lãnh đạo một cơ quan , một đoàn thể, và cái quyền này tại sao chỉ là đảng viên mới có được ? Bác có thể viện dẫn ra rằng Hiến pháp cho họ quyền như vậy. Biện luận như vậy nghe cũng được đi, nhưng như vậy thì hiến pháp có còn dựa theo nguyên tắc bình đẳng, công bình nữa hay không ? Nếu bác nói "không" thì khỏi bàn, bằng như nói "có" thì cái quyền cho phép đảng lãnh đạo là vi hiến. Bởi vậy để cân bằng cái quyền này và đế cho cái điều luật kia không bị vi hiến ta phải có luật đế giới hạn cái quyền kia lại ở một chừng mực nào đó. Việc ra khỏi đảng để vào các chức vụ khác vẫn bảo đảm quyền hiến định người dân. Nên nhớ, trước khi để trở thành đảng viên, người ta phải là người dân VN bình thường, chứ không phải đẻ ra là đảng viên rồi mới công dân VN.
    Dân số VN là trên dưới 80 triệu người, con số đảng viên chỉ chừng 2 triệu. So với tỉ lệ thì người dân bình thường là vượt trội. Vậy thì luật pháp được đặt ra để bảo vệ dân bình thường đa số hay là cho đặc quyền một thiểu số nào đó ? Vì vậy nếu 60 triệu trong số 80 triệu người này có theo đạo Hà Bá thì luật pháp do họ tạo ra cũng vẫn phải bảo vệ họ theo đạo Hà Bá, chứ không thể làm theo luật Sơn Vương, bởi vì dân theo Hà Bá là đa số 60 tr./80 tr., chứ không phải 2 tr./ 80 tr.
    Vấn đề là cần phải làm cho hiến pháp có sức thuyết phục cũng như áp dụng đồng đều trong mọi trường hợp, không thể có trường hợp ngoại lệ. Một hiến pháp còn cho phép ngoại lệ là một hiến pháp không toàn hảo và không thuyết phục.
    Chúc vui,
    FN
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chú sát thủ này, anh thấy chú hì hục trả lời các chú các bác vất vả quá mà vẫn chưa làm sáng tỏ thêm được gì nhiều, để anh giúp chú một chút về phương pháp tranh luận nhé :
    Thứ nhất, chú phải làm rõ các tiền đề và vị trí xuất phát của người viết khi nêu ra các quan điểm, đừng vội đi vào tranh luận ngay về các nhận định ?" quan điểm của người khác.
    Ví dụ nhé :
    Về đoạn viết sau đây của bạn Frank Nguyen :
    -----------------
    Bây giờ đi vào ví dụ của bác tui đặt câu hỏi rằng: Tại sao người dân bình thường bị tước đi các quyền lãnh đạo một cơ quan , một đoàn thể, và cái quyền này tại sao chỉ là đảng viên mới có được ? Bác có thể viện dẫn ra rằng Hiến pháp cho họ quyền như vậy. Biện luận như vậy nghe cũng được đi, nhưng như vậy thì hiến pháp có còn dựa theo nguyên tắc bình đẳng, công bình nữa hay không ? Nếu bác nói "không" thì khỏi bàn, bằng như nói "có" thì cái quyền cho phép đảng lãnh đạo là vi hiến. Bởi vậy để cân bằng cái quyền này và đế cho cái điều luật kia không bị vi hiến ta phải có luật đế giới hạn cái quyền kia lại ở một chừng mực nào đó. Việc ra khỏi đảng để vào các chức vụ khác vẫn bảo đảm quyền hiến định người dân. Nên nhớ, trước khi để trở thành đảng viên, người ta phải là người dân VN bình thường, chứ không phải đẻ ra là đảng viên rồi mới công dân VN
    -------------
    Tiền đề và vị trí xuất phát của FN là :
    - sự tách biệt và đối lập của 2 k/n : Đảng viên và người dân bình thường
    - nội dung khái niệm lãnh đạo của Đảng chưa được làm rõ
    - Khả năng bị tha hoá, biến chất và lũng đoạn NN của Đảng viên bị FN đặt lên ở vị trí tuyệt đối,
    - Cuối cùng là sự khác biệt của nguyên tắc cơ bản trong sử dụng quyền lực chính trị :
    + Mẽo : cân bằng và chế ước;
    + VN : tập trung thống nhất .
    Em cũng cần lưu ý thêm k/n Nhà nước mà người ta dạy em ở trường luật em nào, NN là công cụ của nền chuyên chính vô sản mà hạt nhân là gì nào, là Đảng đấy. Khác với các nền chuyên chính tư sản là người ta kô công khai lực lượng chính trị nào lãnh đạo xã hội, nhưng ai cũng biết là thuộc về lực lượng nào trong khi ở VN, chúng ta tuyên bố rõ ràng như thế mà người ta vẫn kô biết.
    Hoặc ví dụ về đoạn này :
    ----------------
    Vấn đề là cần phải làm cho hiến pháp có sức thuyết phục cũng như áp dụng đồng đều trong mọi trường hợp, không thể có trường hợp ngoại lệ. Một hiến pháp còn cho phép ngoại lệ là một hiến pháp không toàn hảo và không thuyết phục.
    ------------------
    Tiền đề và vị trí xuất phát của FN là :
    - Hiến pháp = đạo luật cơ bản nhất phải thuyết phục được toàn bộ xã hội
    - Hiến pháp chỉ cho phép Đảng lãnh đạo ( lại dựa trên : sự tách biệt và đối lập của 2 k/n : Đảng viên và người dân bình thường ) là ngoại lệ của Hiến pháp
    Sát thủ, em có còn nhớ tính giai cấp của pháp luật kô đấy.
    Thứ hai, chú hiền lành quá trong tranh luận đấy.
    Thế thôi nhé.
    Chúc chú thành công.

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 20:17 ngày 22/09/2004
  9. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Chào bác fsai và mọi người,
    Bác fsai nhìn ra điểm của tui cần thảo luận rồi đấy, tại sao bác không đi vào phản luận luôn mà phải ''''gà bài" cho bác satthutinhdoi thế!
    1. Sự thật là có sự tách biệt và đối lập giữa hai khối đảng viên và người dân bình thường. Khi mà đảng viên có quyền lực tuyệt đối và áp dụng "chuyên chính" ngay trên chính công dân mà họ trao quyền lãnh đạo thì sự cách biệt này càng xa và đối lập càng sâu sắc
    2. Khả năng đảng viên bị tha hoá và biến chất, không đại diện cho giai cấp là khả năng có thật và tồn tại, được đưa lên vị trí cao nhất của mọi quan tâm (vd: tham nhũng là quốc nạn), chứ không phải là một điều hoang tưởng.
    3. Tui không đặt nặng vấn đề so sánh giữa hai hệ thống Mỹ (kiểm soát và cân bằng) và VN (tập trung thống nhất) ở đây. Tui chỉ có ý kiến cho rằng điều kiện "kiểm soát và cân bằng" có thể làm cho chính quyền khỏe mạnh. Đương nhiên là có những cách khác hay hơn, nhưng cách hiện nay là tập trung quyền lực vào một đảng cầm quyền là không khoẻ mạnh chút nào. Đó là chưa nói tới cấu trúc của VN hiện nay là QH, là cơ quan quyền lực cao nhất nước chứ không phải là đảng. Vì vậy QH chẳng những có quyền mà phải có lực để thực hiện các quyền đó nữa.
    4. Tui hiểu ý của bác khi bác nói: "NN là công cụ của nền chuyên chính vô sản mà hạt nhân là Đảng". Câu nói này thuộc về thời trước, chứ không còn hợp vào thời này nữa, bởi vì nó có khác gì bảo rằng QH là công cụ của đảng ? (NN theo định nghĩa bao gồm QH và các ngành khác, có đúng không ?) Vậy thì đảng vẫn đứng trên QH à ?
    Hơn nữa câu trên không còn hợp với hiến pháp mới khi HP mới quy định thêm thành phần trí thức vào đó nữa. Vì vậy "chuyên chính vô sản" không còn hợp thời. Huống chi bây giờ VN còn làm ăn theo "kinh tế thị trường" thì thành phần tư sản có cơ hội tăng lên rất đông, kể cả thành phần nông dân đa số cũng trở thành tư sản
    Ðiều 2, Chương 1, Hiến Pháp nước ta có đoạn viết.
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Tiền đề và vị trí xuất phát của FN là :
    - Hiến pháp = đạo luật cơ bản nhất phải thuyết phục được toàn bộ xã hội
    - Hiến pháp chỉ cho phép Đảng lãnh đạo ( lại dựa trên : sự tách biệt và đối lập của 2 k/n : Đảng viên và người dân bình thường ) là ngoại lệ của Hiến pháp
    Sát thủ, em có còn nhớ tính giai cấp của pháp luật kô đấy.
    [/QUOTE]
    Không sai. Đúng là pháp luật phục vụ giai cấp, nhưng ở đây giai cấp vô sản là công nông mà đảng cho là đại diện không còn là thành phần ưu tiên tuyệt đối nữa. Bây giờ, như trên đã nói còn thành phần trí thức và thương nhân là tiểu tư sản hoặc tư sản cả, nông dân cũng có cơ trở thành tư sản. Vì vậy luật pháp dựa trên căn bản công bằng là phải phục vụ cả những thành phần này.
    Nhưng nếu nói "tính giai cấp" của pháp luật giữa đảng viên với người dân thường thì câu "gà bài" trên của bác vẫn đúng như thường. Bởi vì đảng viên bây giờ đâu phải tất cả đều là vô sản.
    Chúc vui,
    FN
    Được FrankNguyen sửa chữa / chuyển vào 06:35 ngày 23/09/2004
  10. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị các bác trích dẫn Hiến pháp cho chính xác nhá. Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi bổ sung ngày 25/12/2001, theo đó Điều 2 đã được sửa đổi như sau:
    "Điều 2
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
    Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."

    Tôi cũng muốn tham gia chủ đề này nhưng chưa có nhiều thời gian. Vậy mời các bác cứ thảo luận tiếp.

Chia sẻ trang này