1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các cơ quan và tổ chức tư pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 05/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Chào bác zeroo và mọi ngưỡi,
    Thật ra cái câu tui trích dẫn cũng từ box KH_PL mà ra thôi. Nó nằm ở mục dưới đây và cũng chỉ có đến như vậy. Bây giờ bác cho thêm thông tin thì càng tốt, nó lại cho biết thêm nhiều điều.
    http://www.ttvnonline.net/khpl/390673/trang-1.ttvn
    Bây giờ cái câu biết thêm cho thấy gì ? "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
    Chữ "quyền lực" nếu hiểu theo tiếng Anh thì dễ hơn, nó là "authority". Nhưng ta không thể hiểu theo nghĩa này mà phải hiểu ra hai khai niệm biệt lập Quyền và Lực (Right and Power), bởi vì vế sau (thực hiện các quyền ...) chỉ còn nhắc tới một thứ gọi là quyền chứ không cả lực. Vậy thì lực (power) nó đi đâu mà ba ngành (kể cả QH) chỉ còn quyền để "phân công và phối hợp", trong khi QH là ngành lập pháp có quyền lực cao nhất được ghi trong HP? Câu trả lời thì chắc các bác đã có rồi, tui khỏi nhắc ra đây nhá!
    Câu này được ghi ra với mục đích nêu sự khác biệt giữa "tam quyền phân lập" mà chúng ta thường nghe nói tới để so với "quyền lực thống nhất" mà đảng muốn thực hiện. Cái này thì không có gì sai cả, quyền lực chỉ là sự sắp xếp với nhau thôi mà. Tuy nhiên ở đây nó cho thấy có sự mâu thuẫn trong việc cố gắng sắp xếp quyền lực. Nó mâu thuẫn ngay với chính nó nữa, bới vì phân công và phối hợp ở vế sau chính là hai chữ "phân phối" mà nghĩa của nó có phần nào phản lại với hai chữ "thống nhất" có nghĩa là tập hợp lại ở vế trước.
    Bây giờ tui mời các bác phản biện xem sao.
    Chúc vui,
    FN
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    quyền lực của nhà nước là thống nhất vào trong tay của quốc hội, nên quốc hội mới có quyền lập , giám sát và bầu ra các chức danh trong các cơ quan khác (toà án, chính phủ, VKS, *************)
    Ví dụ như chính phủ , địa vị pháp lí của chính phủ : chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất , và là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Từ địa vị pháp lí cũa CP ta có thể thấy , quyền lực của chính phủ là từ quốc hội mà ra
    Còn chữ phân phối có nghĩa là các cơ quan nhà nước không được dẫm chân lên nhau.Ví dụ như , quốc hội lập ra toà án, nhưng quốc hội không thể xét xử thay toà được. 2 chữ này không co'' mâu thuẫn với nhau
    Còn muốn nói nhiều nữa , nhưng chắc đành nhường lời cho anh Fsai vậy( hix, mới đầu tưởng bác FrankNguyen không biết gì nên post liều vài bài, nhưng ai ngờ bác biết rất nhiều, vậy anh post bài cho tương xứng với bác ấy nhé, em mà nói nữa là bác ấy cười cho, mà biết đâu bác ấy cũng đang cười thầm trong bụng mấy hôm nay rồi đấy chứ)
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Nhắn anh fsai mà anh ấy đi đâu mất, bác chịu khó chờ vậy(chắc dạo này offline hoàng tráng quá nên cạn kiệt năng lượng để online rồi)
    câu chữ mà bác cắn ra làm 3 .làm 4 thế thì nói thế nào cũng đúng, nhất là chữ tiếng Việt. Bác phải xem khái niệm luật định của nó là như thế nào chứ suy luận như thế thì rất rắc rối và không đúng(ví dụ như từ quả nhân là từ mà vua chúa xưng hô với bề tôi, quả là cô độc ,nhân là người : quả nhân là con người cô độc cần được sự giúp đỡ . Vậy nếu tách từ quả nhân ra mà phân tích thì thấy nó không liên quan gì đến vua chúa cả)
  4. FrankNguyen

    FrankNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Chào bác satthutinhdoi,
    tại sao bác lại nói người dân bị tước quyền tham gia các chức danh trong cơ quan nhà nước nhỉ
    Bác xem lại chế độ bầu cử nhé:http://www.ttvnol.com/khpl/277730/trang-2.ttvn
    [/QUOTE]
    Xin bác chú ý vào những chữ "người dân bình thường" với lại "lãnh đạo" giùm nhé!
    Cái này là đã ra ngoài lề rồi, nhưng mà cứ bàn cho vui. Chữ "quả nhân" được vua dùng là nói lên tính chất của một người lãnh đạo tối cao, có những việc phải quyết định sinh tử, sống còn cho một giang sơn mà không biết phải chia sẻ cùng ai, chứ không phải là "cô độc cần được sự giúp đỡ", vì vậy các ông vua thường xưng mình là "quả nhân". Chữ "cô đây" đôi lúc cũng được dùng, nó có nghĩa là "kẻ cô độc này".
    Chúc vui,
    FN
    Được FrankNguyen sửa chữa / chuyển vào 01:30 ngày 30/09/2004
  5. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác satthu ơi
    Trong bài báo này chủ tịch QH cho rằng:" Hội đồng dân tộc và các ủy ban của QH phải nâng cao chất lượng kiến nghị của mình, tránh kiến nghị chung chung mà chủ yếu đi sâu vào những vấn đề thật cụ thể, xác đáng. Tinh thần chung được đặt ra ?okiến nghị chứ không phải bắt các cơ quan hành pháp làm theo ý mình?.
    Như vậy QH chỉ có thể ...."kiến nghị" nhà nước chứ cái cơ quan quyền lực cao nhất này không thể bắt nhà nước làm theo ý QH được sao ??? QH do dân trực tiếp bầu lên thì ý QH cũng phải là ý dân chứ nhể . Ông nhà nước nghe QH "kiến nghị" xong rùi cứ ..... phớt lờ đi thì QH làm sao thể hiện .... cái "quyền lực cao nhất" của QH được nhể
    Câu cuối cùng của bài báo:" Theo Chủ tịch Nguyễn Văn An, Ủy ban thường vụ QH cần có một buổi làm việc với Chính phủ xung quanh những vấn đề nêu trên bởi cơ quan lập pháp và hành pháp thường xuyên quan hệ với nhau (chiếm tới 90% dự án trình QH là của Chính phủ).Có phải ám chỉ rằng cơ quan lập pháp là QH/ủy ban thường vụ QH . Còn cơ quan hành pháp là chính phủ/nhà nước phải không ạ ?
    Các bác theo .... tư bản thường phân biệt cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp theo nguyên tắc tam quyền phân lập . Còn ở VN theo nguyên tắc "tập trung thống nhất" thì QH là cơ quan quyền lực cao nhất . theo điều 2 của hiến pháp VN:
    Điều 2
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
    Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

    nếu QH "phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp." thì đại diện cho cơ quan lập pháp là ai nhể ??? chả lẽ QH vừa là cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan "phân công và phối hợp" cho .... chính QH
    Chả hiểu phải giải thích như thế nào đây ???

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=49864&ChannelID=22
    Thứ Tư, 29/09/2004, 23:36 (GMT+7)
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An:
    Quốc hội phải đồng cảm với bức xúc của dân
    TT (Hà Nội) - ?oChúng ta là cơ quan quyền lực cao nhất, là những người do dân bầu cho nên phải thật sự đồng cảm với cuộc sống, với bức xúc và nỗi đau của người dân?. Thông điệp này đã được Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Văn An nhấn mạnh hôm qua trong phiên bế mạc Ủy ban thường vụ QH thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ, chức năng của một số cơ quan QH từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
    Chủ tịch nói: ?oHội đồng dân tộc và các ủy ban của QH phải tập trung công sức vào hai nội dung: ngân sách và công tác cán bộ bởi suy cho cùng, việc quyết nghị chủ trương, chính sách, việc sử dụng đồng vốn thất thoát, tham nhũng hay hiệu quả? cũng đều liên quan hai vấn đề này?.
    Trình bày kiến nghị của cơ quan mình, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu cho rằng QH phải có cơ quan kiểm toán để giúp QH và các cơ quan của QH kiểm tra, giám sát thực hiện ngân sách một cách khách quan. QH, Ủy ban thường vụ QH cần kiên quyết không đưa vào chương trình làm việc những dự án luật, pháp lệnh không tuân thủ qui định về thời gian.
    Ủy ban thường vụ QH nên tổ chức những buổi họp chuyên đề nghe Chính phủ và các bộ, ngành báo cáo việc giải quyết kiến nghị giám sát của các cơ quan QH. ?oHình thức này càng có ý nghĩa trong trường hợp những kiến nghị giám sát không được nghiên cứu tiếp thu. Điển hình có văn bản Ủy ban pháp luật gửi đi từ năm 2002 mà đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm của cơ quan chức năng? - một thành viên Ủy ban pháp luật lên tiếng.
    ?oTôi đề nghị các đồng chí cứ lên danh sách cụ thể những trường hợp như vậy, báo cáo Chủ tịch QH. Đích thân tôi sẽ làm văn bản (yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm trả lời) và mời báo chí vào cuộc? - Chủ tịch QH Nguyễn Văn An nói. Tuy nhiên, Chủ tịch cũng lưu ý Hội đồng dân tộc và các ủy ban của QH phải nâng cao chất lượng kiến nghị của mình, tránh kiến nghị chung chung mà chủ yếu đi sâu vào những vấn đề thật cụ thể, xác đáng. Tinh thần chung được đặt ra ?okiến nghị chứ không phải bắt các cơ quan hành pháp làm theo ý mình?.
    Theo Chủ tịch Nguyễn Văn An, Ủy ban thường vụ QH cần có một buổi làm việc với Chính phủ xung quanh những vấn đề nêu trên bởi cơ quan lập pháp và hành pháp thường xuyên quan hệ với nhau (chiếm tới 90% dự án trình QH là của Chính phủ).
    ĐÀ TRANG
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Fsai là dân kinh doanh, nhàn đàm chuyện chính trị cũng chẳng để làm gì, nên fsai kô xem việc trả lời này là chuyện quan trọng nhưng fsai nghĩ rằng, cần làm một điều gì đó ít nhất là để giúp đỡ em satthu có thêm kinh nghiệm ? Hi hi ? được thôi.
    Hôm nay, người đứng ở đây, vênh váo trả lời bạn FN là tớ, fsai, với một tham vọng là tớ sẽ bao trùm cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

    Trích từu bài viết của bạn FN :
    -------
    Bây giờ đi vào ví dụ của bác tui đặt câu hỏi rằng: Tại sao người dân bình thường bị tước đi các quyền lãnh đạo một cơ quan , một đoàn thể, và cái quyền này tại sao chỉ là đảng viên mới có được ? Bác có thể viện dẫn ra rằng Hiến pháp cho họ quyền như vậy. Biện luận như vậy nghe cũng được đi, nhưng như vậy thì hiến pháp có còn dựa theo nguyên tắc bình đẳng, công bình nữa hay không ? Nếu bác nói "không" thì khỏi bàn, bằng như nói "có" thì cái quyền cho phép đảng lãnh đạo là vi hiến. Bởi vậy để cân bằng cái quyền này và đế cho cái điều luật kia không bị vi hiến ta phải có luật đế giới hạn cái quyền kia lại ở một chừng mực nào đó. Việc ra khỏi đảng để vào các chức vụ khác vẫn bảo đảm quyền hiến định người dân. Nên nhớ, trước khi để trở thành đảng viên, người ta phải là người dân VN bình thường, chứ không phải đẻ ra là đảng viên rồi mới công dân VN.
    ------
    Nhìn vào lôgic của bạn FN, có thể thấy bạn ấy đã
    - đồng nhất khái niệm Đảng viên và Tổ chức Đảng cộng sản,
    - bạn ấy kô phân biệt đựơc rằng ?o đảng viên kô phải là một tầng lớp, một nhóm người có những quyền năng hơn những người dân bình thường khác? và tổ chức Đảng cộng sản là một đảng phái chính trị - người lãnh đạo của đất nước và nhân dân Việt Nam ( điều 4 ?" Hiến Pháp )
    Hiểu được nội dung này thì những trăn trở trên của FN là vô nghĩa.
    Các suy nghĩ rất cá nhân của FN về sự tách biệt của Đảng viên và người dân bình thường, fsai thấy đây là một suy nghĩ nông nổi, phiến diện vì những lý do sau :
    - Về tình trạng tham nhũng hiện nay, bạn FN gắn chặt nó với Đảng CS, và bạn ấy cho rằng Đảng cs và quyền lãnh đạo của Đảng thông qua các đảng viên là nguồn gốc của nạn tham nhũng. Nếu vậy, có lẽ bạn ấy bị mù và chả biết tí gì về diễn đàn chống tình trạng tham nhũng vừa tổ chức tại VN. Bạn FN nên nhìn sang Philipine, Indonexia, ? và một lô một lốc các quốc gia có tình trạng tham nhũng hàng đầu thế giới và tìm trong các nước đó những quan chức tham nhũng , cả ở Mẽo nữa, xem xem có ai là đảng viên cs nào. Trời ạh ?. Thiệt tình. Điều này có nghĩa là bạn đang tranh luận bằng một lô một lốch những gán ghét lố bịch nhất rồi đấy.
    - Về mặt tổ chức quyền lực, hi hi ? chú satthu ơi là satthu. Chú chả linh hoạt một tí nào cả. Đảng lãnh đạo Nhà nước. OK chưa nào. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. OK chưa nào. Đảng lãnh đạo Quốc hội thì có gì đây mà chú ngập ngừng ? Quyền lãnh đạo của Đảng được ghi trong Hiến Pháp, được pháp luật thừa nhận cơ mà. Chủ yếu là việc thực thi quyền lãnh đạo của Đảng thôi, chú nắm rõ chỗ này chưa nào.

    Bạn FN này, ở đây, bạn cần xem thêm những nghiên cứu mới nhất về giai cấp công nhân VN + chính sách liên minh giai cấp, được đăng trong Tạp chí Cộng sản ấy rồi hẵng bình luận về thực tại VN và tầng lớp tri trức VN và việc thực thi quyền năng lãnh đạo trên nền tảng hệ tư tưởng nào.
    Fsai chỉ nói ngắn gọn thế này thôi, Marx kô phải là công nhân, thế ông ấy đứng về phe nào ạh, cả Engel và Lênin nữa, các ông ấy cũng có xuất thân từ công nhân kô, ?chắc bạn cũng biết rõ và vậy thì kô bàn thêm về tầng lớp tri thức VN thuộc về giai cấp nào nhé.
    Đương nhiên, tính xã hội + nền kinh tế thị trường ---> mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, nhưng lực lượng nào ( kô phải là một cá nhân cụ thể và kô có một cá nhân cụ thể nào sinh ra ngay lập tức là thuộc về một lực lượng nào, quan trọng là điều kiện xã hội khách quan và sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đó ) với hệ tư tưởng nào lãnh đạo xã hội thì chuyện luật hoá có gì cần phải bàn tán thêm đâu
    Tiếp tục bàn thêm về tổ chức quyền lực NN của VN về cơ bản có thể thấy :
    - Bao trùm lên tất cả ( NN ?" xã hội ) là quyền lãnh đạo của Đảng = lãnh đạo bằng tuyên truyền, giáo dục bằng pháp luật, và bằng con người ( giới thiệu vào các chức danh NN )
    - NN : đại diện cho chủ quyền quốc gia thực thi quyền lực NN trên lãnh thổ.
    Tổ chức quyền lực của NN là thống nhất và phân công rành mạnh : cơ quan nào làm cái gi và làm như thế nào.
    Bác rakhơi thân mến, em là em phải nhắn nhủ bác 2 ý thế này ạh :
    - VN kô có tam quyền phân lập ---- > lập pháp kô thuộc hoàn toàn về Quốc Hội, bác kô đọc các Nghị định của Chính phủ bao giờ àh.
    - Trong NN pháp quyền, mà Mẽo là điển hình đấy thì NN làm cái gì thì NN cũng cũng phải thể hiện bằng luật, Quốc hội ?" cq quyền lực cao nhất ?" muốn làm gì cũng phải tự ban hành luật quy định cho mình cái quyền ấy chứ. Cũng như trong một doanh nghiệp, bác bỏ vốn 100 %, thế bác kô phải tự mình ký quyết định bổ nhiệm chính mình làm GĐ doanh nghiệp àh. Hầy hà ? sao lại tệ thế nhỉ.

    Bên cạnh đó, về mặt tình cảm, Đảng viên, với fsai cũng là những người bình thường xung quanh fsai, những người được fsai đặt niềm tin : đó là bố, là anh, là ông thấy đang dạy học trên bục giảng, là thằng bạn học giỏi cùng lớp hay chỉ bài, là ông tổ trưởng tổ dân phố đáng kính trọng, ?.
    Tớ chả thấy xa cách tí nào và xa ccách với ai cả.
    Và cuối cùng, fsai có một so sánh nhỏ, mọi người đọc cho vui nhé :
    FN đang làm cho 1 cty, doanh số hàng năm phát triển ổn định khoảng 7 ?" 8 %, tương đối khá trong mặt bằng chung. Từ cty, thu nhập của người làm như FN cũng ổn định và được cải thiện. Tự nhiên có một chú, như chú fsai chẳng hạn, lại rỉ rả vào tai FN là :
    tao thấy cái cty của chúng mày kô ổn, ban lãnh đạo cty chỉ toàn một lũ ăn hại, bòn rút, đấy, đấy nhìn thằng phó phòng kia kìa, nó mới ăn hối lộ của người ta nên mua về một đống phế thải cho cty và bị sa thải đấy.
    Hầy, nếu FN mà là người nhẹ dạ, dễ tin người, thế nào cũng hoang mang, dao động, công việc trước sau cũng bị ảnh hưởng.
    Ôi chào, còn nếu mà cậu ta là người vững vàng, chín chắn, chắc cậu ta biết ngay là chú fsai là một tên vớ vẩn, có thể hắn đến từ cty đối thủ cạnh tranh, và đang thực thi một thủ đoạn cạnh tranh kô lành mạnh cho cty hắn để cty hắn sẵn sàng hôi của khi cty FN sập tiệm. Và thế là tiện chân, cậu FN ấy sút cho một cái là chú fsai chỉ có cong đuôi bỏ chạy te te thôi.
    Hầy hà, ?.
    Nhà em là người chỉ biết vui đùa tí thôi, kô thích ba hoa chích choè hay chim sáo gì hết, ai có ý kiến gì mang tính xây dựng, nhà em tiếp thu ạh.
    Nhà em chỉ lưu ý thêm là chúng ta đang bàn rất sâu đến một chủ đề chính trị trên một diễn dàn phi chính trị và vì thế, khi bàn bạc, nếu mục tiêu phát triển đất nước và dân tộc đặt lên hàng đầu thì cần phải bảo vệ sự ổn định chính trị - một nền tảng căn bản hiện nay cho sự phát triển và cần bảo vệ người lãnh đạo cho sự phát triển hiện nay của chúng ta ?" Đảng cs vn
    Chúc mọi người vui vẻ và tiếp tục bàn luận nhé,

  7. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Chào các Cô, các Bà, các Ông,
    Hình như tui chưa bị khóa, mới bị hăm 1 chút thôi .
    Tui xin có ý kiến cho ông fsai và ông Frank.
    Tui đề nghị thêm (không sửa đổi) vào Hiến Pháp, hoặc giả ra 1 luật mới để bổ sung, làm sáng tỏ và tăng cường danh dự và uy lực của đảng Cộng Sản .
    Đại khái thế này,
    1- tất cả công dân VN trên 18 tuổi (kể cả Việt Kiều mà quyền Công Dân vẫn chưa xác định rõ ràng TRÊN THỰC TẾ) đều có quyền TỰ ĐỘNG trở thành đảng viên Cộng Sản trừ khi công dân đó không muốn . Dĩ nhiên có nhiều người từng đi lính Dù Mỹ, quan hệ với Mặt Trận Phở, Liên Minh này nọ, môn phái nọ kia và nay về VN làm ăn thuận lợi có thể không muốn thành đảng viên, chỉ biết Nghệ Thuật làm ăn chân chính thôi, chúng ta không nên ép mà phải tôn trọng tự do của họ .
    2- Tất cả chức vụ trong đảng CS từ trung ương cho đến địa phương đều được bầu kín và có sự giám sát của đại diện các ứng cử viên, dĩ nhiên tất cả đều là đảng viên nên không ai sợ ai .
    3- Tất cả chức vụ trong đảng CS phải có nhiệm kỳ nhất định là 4 năm . Những chức vụ trung ương như Tổng Bí Thư, Tỉnh Bí Thư,..... phải giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ cho 1 cá nhân trong đời.
    3- Quyền tự do ngôn luận của công dân và báo chí phải được tôn trọng. Dĩ nhiên hầu hết cơ quan ngôn luận và báo chí nằm trong tay đảng viên, căn cứ vào điều 1.
    4- Để bảo đảm việc thi hành đúng luật pháp, điều 1 phải được thi hành ngay lập tức và ngay sau đó tất cả các lãnh đạo trong đảng CS liền từ chức và cho bầu lại .
    Tôi nghĩ như thế này thì uy danh của đảng CS của dân, cho dân và vì dân sẽ rõ ràng nhất và nhiều vấn đề khó khăn hiện nay như tham nhũng, lạm dụng quyền thế, phá hoại quốc gia dân tộc, ..... sẽ tuần tự được giãi quyết . Vấn đề Hiến Pháp và Tổ Chức (phân quyền thế nào) chỉ là việc nhỏ thôi, đảng Cộng Sản chúng ta theo luật mới sẽ giải quyết dễ dàng .
    Mời quý vị cho ý kiến .
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác fsai thân mến heheheheh không biết xưng hô thế có giống .... con gái bắc không nhể
    bác định cười đểu tớ hay sao mà lại hỏi tớ: "bác kô đọc các Nghị định của Chính phủ bao giờ àh.?"
    Điều 2 của hiến pháp VN nêu rõ "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. " thế thì "NN làm cái gì thì NN cũng cũng phải thể hiện bằng luật, " phải không ạ ? Mà làm cái gì cũng phải thể hiện bằng luật thì phải có cơ quan/bộ phận nào đó làm cái nhiệm vụ ... lập pháp chứ nhể . Nếu "lập pháp kô thuộc hoàn toàn về Quốc Hội" tức là ... nhân dân í thì cơ quan nào khác cũng có quyền lập pháp ??? Chả lẽ cái quyền lập pháp đó là của .... chung . Cơ quan nào muốn làm cũng được ???
    Nói chuyện .... kinh doanh của mẽo cho nó gần gũi với bác fsai nhể . hihihihi tớ là dân .... kỹ thuật mà lại bàn loạn nhiều thứ nhể
    Các cơ sở kinh doanh mỹ cũng chia làm hai loại chính: kinh doanh cá nhân (sole proprietor) và kinh doanh tập thể (corporation) .
    Kinh doanh cá nhân thì chỉ có một ông chủ toàn quyền định đoạt mọi chuyện từ việc mướn người cho đến quyết định kinh doanh/sản suất mặt hàng nào , nếu nhiều việc quá thì ông chủ có thể mướn người có khả năng chuyên môn để đỡ đần . Nhân viên chỉ việc đi làm , ăn lương theo giờ hoặc tháng . Nhân viên trong hãng được mướn bởi ông chủ nên chả bao giờ có quyền sa thải ông chủ cho dù ông chủ dốt đặc cán mai , và những người ông chủ mướn chỉ toàn một lũ ăn hại, bòn rút . Bởi vì việc lời lỗ là việc của một mình ông chủ
    Kinh doanh tập thể thì chủ của công ty là những người nắm giữ các cổ phần . Cũng có trường hợp một người nắm toàn bộ số cổ phần của công ty . Tùy theo luật lệ riêng của mỗi công ty mà cách tổ chức có thể khác nhau . Đại khái thì các cổ phần viên bầu ra một hội đồng quản trị (board of director, board of trustee..) Mỗi cổ phần là một lá phiếu . ai có nhiều cổ phần thì được bầu nhiều (Công bằng không nhể ?) . Hội đồng quản trị bầu ra hay chỉ định giám đốc (CEO) để điều hành công việc của công ty . Giám đốc không nhất thiết phải là thành viên của hội đồng quản trị. Giám đốc tuy có quyền quyết định mọi việc (giống như ông chủ í) nhưng vẫn ăn lương của công ty như mọi nhân viên khác và phải báo cáo công ăn việc làm lời lỗ thế nào cho hội đồng quản trị và những người nắm cổ phần của công ty . Làm ăn tệ hại , không giúp công ty kiếm ra tiền thì giám đốc cũng bị hội đồng quản trị (đại diện những người có cổ phần của công ty) cho về đuổi gà đấy chứ
    bi giờ giả sử FN đang làm giám đốc cho 1 cty, doanh số hàng năm phát triển ổn định khoảng 7 - 8 %, tương đối khá trong mặt bằng chung. Từ cty, thu nhập của người làm như ... tớ cũng ổn định và được cải thiện. Các cổ phần viên như fsai cũng vui lòng vì giá trị cổ phiếu cũng dần dần tăng lên trên thị trường chứng khoáng nên quyết định bổ nhiệm FN làm giám xúi vĩnh viễn . FN được trở thành giám đốc vĩnh viễn nên chả sợ bị sa thải nữa chả coi hội đồng quản trị ra cái củ khoai gì nữa , tha hồ đưa anh em , bạn bè vào các chức vụ béo bở trong công ty dù anh em , bạn bè của FN chỉ có ... bằng giả để đủ tiêu chuẩn đặt ra của công ty . Mức lương của thành phần tay chân của FN tăng vài chục phần trăm một năm trong khi đa số các nhân viên khác chỉ được tăng vài phần trăm một năm (heheheheh cộng lại chia trung bình thì mức lương trung bình vẫn "phát triển ổn định khoảng 7 - 8 %" một năm ) Doanh thu của công ty cũng vẫn tăng đều 7-8% một năm nhờ FN tiếp tục vay mượn ngân hàng và bán dần các tài sản của công ty
    Nếu một chủ đầu tư có tánh ... lo xa như fsai thì fsai có dám đầu tư thêm cho công ty đó hay không ?? Có nên đặt ra một cái gì đó để kềm chế giám đốc FN hay không ?
    Giả như sau dăm ba năm điều hành công ty , mọi chức vụ lớn nhỏ trong công ty đều thuộc về tay chân của FN kể cả hội đồng quản trị , tất cả đều tuân theo lệnh của FN chứ chẳng coi cái .... cổ phiếu của fsai ra kí lô gì nữa . FN cứ để mặc cho công ty lỗ lã , kiệt vốn , giá cổ phần mỗi năm mỗi tuột dốc , miễn là mỗi năm thành phần quản trị chân tay của FN vẫn được tăng lương đều đặn thì fsai sẽ làm gì ??? FN có còn là nhân viên của những ông chủ như fsai nữa hay không ???
    vậy thì vấn đề nên đặt ra là : Nếu một đường lối/chủ trương được đánh giá là cực kỳ tốt đẹp , thế nhưng con người thực hiện đường lối/chủ trương đó bị biến dạng và đường lối/chủ trương đó lại không có cơ sở/biện pháp để ép buộc con người phải đi đúng hướng thì đường lối/chủ trương đó có bị coi là ... hoang tưởng hay không ??
  9. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người,
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nhìn vào lôgic của bạn FN, có thể thấy bạn ấy đã
    - đồng nhất khái niệm Đảng viên và Tổ chức Đảng cộng sản,
    - bạn ấy kô phân biệt đựơc rằng ?o đảng viên kô phải là một tầng lớp, một nhóm người có những quyền năng hơn những người dân bình thường khác? và tổ chức Đảng cộng sản là một đảng phái chính trị - người lãnh đạo của đất nước và nhân dân Việt Nam ( điều 4 ?" Hiến Pháp )
    Hiểu được nội dung này thì những trăn trở trên của FN là vô nghĩa.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bác fsai, tui thực sự không hiểu lý lẽ ở đây bác dùng ra sao. Tại sao tui không thể coi các đảng viên CS là một tố chức đảng được. Cứ vài đảng viên là đã thành một chi bộ đảng, và đương nhiên đảng viên này phải là đảng CS cũng như tố chức này là tổ chức đảng CS. Bao giờ tui đồng hóa đảng viên của một đảng này với một tổ chức của đảng khác thì mới là có vấn đề chứ!
    Có thể nói đảng viên là một giai cấp mới trong thời buổi hiện tại là không xa sự thực chút nào. Bởi vì chỉ có họ mới được quyền nắm giữ những chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan công quyền mà thôi. Và cái giai cấp này được hiến pháp bảo đảm cho cái đặc quyền đó hẳn hoi. Nếu hiểu lãnh đạo là một đặc quyền hiến định thì bắt buộc phải hiểu những người đó đang có "quyền năng hơn những người dân bình thường". Đâu có gì là khó hiểu và vô nghĩa, phải không ?
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    - Về tình trạng tham nhũng hiện nay, bạn FN gắn chặt nó với Đảng CS, và bạn ấy cho rằng Đảng cs và quyền lãnh đạo của Đảng thông qua các đảng viên là nguồn gốc của nạn tham nhũng. Nếu vậy, có lẽ bạn ấy bị mù và chả biết tí gì về diễn đàn chống tình trạng tham nhũng vừa tổ chức tại VN. Bạn FN nên nhìn sang Philipine, Indonexia, ? và một lô một lốc các quốc gia có tình trạng tham nhũng hàng đầu thế giới và tìm trong các nước đó những quan chức tham nhũng , cả ở Mẽo nữa, xem xem có ai là đảng viên cs nào. Trời ạh ?. Thiệt tình. Điều này có nghĩa là bạn đang tranh luận bằng một lô một lốch những gán ghét lố bịch nhất rồi đấy.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tui đã nói rằng chỉ đề cập tới tình hình VN thôi nhé, tránh tối đa so sánh với các nước khác. Không phải cứ so sánh là có thể biện minh cho việc làm xấu của mình được, điều căn bản về luật hình sự các bác chắc phải rành hơn tui. Không phải thấy người khác phạm luật rồi ta cũng phạm và xoa tay bảo rằng "cũng giống nhau, tốt thôi" đâu. Nhưng nếu bác đã so sánh thì nên so sánh cho trót. Rằng những tên tham nhũng tại các nước ấy liệu họ còn khả năng tại chức sau khi bị phanh phui ra, và đảng họ đang cầm quyền sẽ đối diện với vấn đề gì hay không trong mùa bầu cứ nhé!
    Thực tế cho thấy rằng chỉ có các đảng viên đang nắm thực quyền mới có cơ hội tham nhũng. Những đảng viên khác không đang lãnh đạo, ví dụ như đang nghỉ hưu thì cũng như dân thương thôi, làm cách gì để tham nhũng ? Vì vậy đảng viên mà không lãnh đạo thì cũng như dân thường, nhưng tham nhũng thì chỉ ớ các cấp có đãng lãnh đạo. Ở đây tui không nói đến các vụ tham nhũng vặt không đáng kể. Cái đáng nói là những vụ tham nhũng lớn có ảnh hưởng tới kinh tế, tới chính trị, tới mọi người.
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Fsai chỉ nói ngắn gọn thế này thôi, Marx kô phải là công nhân, thế ông ấy đứng về phe nào ạh, cả Engel và Lênin nữa, các ông ấy cũng có xuất thân từ công nhân kô, ?chắc bạn cũng biết rõ và vậy thì kô bàn thêm về tầng lớp tri thức VN thuộc về giai cấp nào nhé.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đây là sự ngụy biện. Đó là cố gắng kéo Marx, Engels, Lenin là giai cấp trí thức tiểu tư sản về với lập luận của mình,
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    - Trong NN pháp quyền, mà Mẽo là điển hình đấy thì NN làm cái gì thì NN cũng cũng phải thể hiện bằng luật, Quốc hội ?" cq quyền lực cao nhất ?" muốn làm gì cũng phải tự ban hành luật quy định cho mình cái quyền ấy chứ. Cũng như trong một doanh nghiệp, bác bỏ vốn 100 %, thế bác kô phải tự mình ký quyết định bổ nhiệm chính mình làm GĐ doanh nghiệp àh. Hầy hà ? sao lại tệ thế nhỉ.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cái này hơi lạc đề qua tới Mẽo rồi. Bác đã biết cơ chế NN của Mẽo là tam quyền phân lập vì vậy ba ngành đều có quyền lực ngang nhau, chứ không phải QH là cao nhất như VN.
    Về chuyện doanh thương thì bác bỏ tiền 100% làm chủ thì bác muốn làm gì thì làm, nhưng khi khuyếch trương ra phải đi mượn tiền nhà bank hay cổ đông viên thì lại khác đấy.
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bên cạnh đó, về mặt tình cảm, Đảng viên, với fsai cũng là những người bình thường xung quanh fsai, những người được fsai đặt niềm tin : đó là bố, là anh, là ông thấy đang dạy học trên bục giảng, là thằng bạn học giỏi cùng lớp hay chỉ bài, là ông tổ trưởng tổ dân phố đáng kính trọng, ?.
    Tớ chả thấy xa cách tí nào và xa ccách với ai cả.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đương nhiên là không có gì khác biệt giữa một đảng viên bình thường với mọi người rồi. Họ hàng trong gia đình tui thiếu gì là đảng viên.
    Chúc vui,
    FN
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 06:54 ngày 02/10/2004
    u?c BlueWish s?a vo 07:15 ngy 02/10/2004
  10. livenews

    livenews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị chuyển viện kiểm sát chuyển thành viện công tố
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2005/04/3B9DCF05/
    Được livenews sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 05/04/2005

Chia sẻ trang này