1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các cuộc xung đột vũ trang hiện tại ở Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi brucelee1, 01/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0

    ?oÔng chủ cũ? Lầu Năm Góc lên tiếng về va chạm biển Đông
    "Ông chủ cũ" của Lầu Năm Góc William Cohen đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh và Washington tăng cường đối thoại quân sự trong bối cảnh gia tăng căng thẳng ở biển Đông hồi đầu tháng khi 5 chiếc tàu của Trung Quốc đã áp sát tàu Impeccable của Hải quân Mỹ.
    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen dưới thời Tổng thống Bill Clinton hôm 20/3 đã có bài phát biểu tại trường Hành chính quốc gia Trung Quốc.
    Ông nói: ?oCác bạn đang dần trở nên lớn mạnh hơn. Do vậy, đừng để mọi chuyện đi xa hơn, hội đàm sẽ ngăn mọi chuyện đi quá giới hạn.?
    Sau vụ va chạm hôm 8/3 giữa các tàu của Trung Quốc với tàu Mỹ, Lầu Năm Góc vẫn quyết định cho các tàu của mình tiếp tục nhiệm vụ và sau đó không lâu thì Hải quân Mỹ điều một tàu khu trục tới để hộ tống tàu Mỹ tại khu vực biển Đông này. Động thái này đã khiến Bắc Kinh lên tiếng bày tỏ quan ngại và phản đối.
    Dường như William Cohen đã ?onhìn thấy? va chạm này từ cách đây 10 năm khi ông còn đương chức, ông đã đề xuất thành lập một đường dây nóng nối giữa Lầu Năm Góc và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
    Ông cho biết: ?oTôi nghĩ đường dây nóng quân sự là rất cần thiết, ví dụ, trong trường hợp chúng ta có những va chạm đáng tiếc kiểu thế này, Washington chỉ cần nhấc điện thoại lên và điện đàm với Bắc Kinh. Mọi việc sẽ được giải quyết dễ dàng hơn rất nhiều.?
    Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hôm 19/3 cũng nhấn mạnh, các cuộc trao đổi ngoại giao tích cực kể từ khi xảy ra vụ va chạm sẽ giúp hai nước tránh được những căng thẳng tương tự trong tương lai.
    Trong khi đó, các chuyên gia phân tích quân sự cũng nhất trí rằng, đây không phải là thời điểm ?obới móc mâu thuẫn? mà cả Washington và Bắc Kinh cùng phải tích cực bắt tay nhau để tăng cường hợp tác Mỹ - Trung.
    Nguồn tin
    Chinadaily
  2. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0

    ?oQuan hệ Thái Lan - Campuchia đã ấm lên
    Quan hệ giữa Thái Lan và Campuchia đã bắt đầu được ấm lên, sau một thời gian bị đóng băng vì lý do tranh chấp biên giới chung giữa hai nước.
    Hôm nay (10/4), tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14, Thủ tướng Thái Lan Abhisit và người đồng cấp Campuchia đã có cuộc hội đàm về vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước.

    Thủ tướng Abhisit đã lấy làm tiếc về vụ chạm chán của quân đội hai nước gần ngôi đền cổ Preah Vihear 900 năm tuổi ở khu vực biên giới hôm 03/4/2009, theo Thủ tướng Abhisit thì đó chỉ là sự hiểu lầm và cam kết sẽ cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia.

    Hôm nay, Thái Lan cũng đã nhất trí trao trả cho Campuchia 07 cổ vật mà cơ quan Hải quan Thái Lan đã thu giữ từ bọn buôn lậu ở biên giới năm 2000.

    Theo như cam kết, những cổ vật đó sẽ được trả lại cho Campuchia trong chuyến thăm chính thức thủ đô Phnôm Pênh ngày 18/4 tới đây của Thủ tướng Abhisit.
    Ngày 24/2/2009, Nội các Thái Lan đã thông qua một nghị quyết nhằm trao trả lại 07 cổ vật cho Chính phủ Campuchia, theo hiệp định đã ký kết năm 2000 về hoàn trả lại những di vật quốc gia bị buôn bán qua biên giới hai nước.
    Nguồn tin
    Bernama
  3. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Xung đột Thái-Campuchia và ngôi đền tranh chấp Preah Vihear
    Preah Vihear là ngôi đền cổ đổ nát nằm trên mỏm đá song xung quanh nó là những sự kiện gây chấn động khu vực, là nguyên nhân dẫn tới xung đột đổ máu giữa Campuchia và Thái Lan.
    [​IMG]

    Đền Preah Vihear tọa lạc trên một mỏm đá thuộc lãnh thổ Campuchia nhưng lối vào ngôi đền lại nằm trên đất của tỉnh Si Sa Ket, đông bắc Thái Lan, do ở phía Campuchia là một vách đá dựng đứng. (Ảnh Skycrapercity)
    Tranh chấp giữa Thái và Campuchia nổ ra sau khi Campuchia đề xuất và được UNESCO công nhận Preah Vihear là Di sản thế giới vào năm 2008.
    [​IMG]

    UNESCO công nhận Preah Vihear là Di sản thế giới (Ảnh Wikipedia)
    Ngôi đền 900 năm tuổi được khẳng định thuộc về Campuchia vào năm 1962 nhưng nó chỉ có thể tiếp cận dễ dàng từ phía Thái Lan do nằm trên một vách đá.

    [​IMG]
    Hầu hết các du khách băng qua biên giới Thái để tới Preah Vihear, nơi một lá cờ của Campuchia đã được cắm cùng với tấm biển "Tôi tự hào là người Khmer" (Ảnh BBC)
    [​IMG]
    Khu đền rất lớn với nhiều phòng được nối với nhau bằng cầu thang và những con đường nhỏ (ảnh BBC)
    Trong phán quyết cách đây nhiều thập niên, ICC chỉ phân định ngôi đền thuộc về Campuchia mà không phân chia rõ ràng những khu đất nằm xung quanh nó.
    [​IMG]
    Thái Lan và Campuchia tranh chấp về khoảng đất rộng 4,66km2 gần đền thờ Preah Vihear (Ảnh BtInternet)
    Bất đồng về lãnh thổ, cả Campuchia và Thái Lan đều triển khai quân

    [​IMG]

    Ảnh đồ hoạ về vị trí đền Preah Vihear (Ảnh AFP)
    Biên giới Thái Lan và Campuchia chưa bao giờ được phân ranh giới hoàn toàn, một phần vì có mìn còn sót lại sau chiến tranh kéo dài nhiều thập niên tại Campuchia.
    *
    Hoài Linh (Tổng hợp)
    Được gepard9 sửa chữa / chuyển vào 20:47 ngày 27/04/2009
  4. arianespace

    arianespace Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2009
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Em sợ cái cảnh này lắm các bác ạ...Mỹ Trung hợp tác....
  5. CuToNhuPhit

    CuToNhuPhit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Chửi Tàu chưa đã, có thêm Mỹ đưa đầu vào để các bờ ro chửi cũng tốt chứ sao, sợ cái gì?
  6. arianespace

    arianespace Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2009
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Sợ gi? sợ có mấy chú chuyên rình mò nói xấc giọng trịch thượng kiểu "sợ cái gì?"
    Được arianespace sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 27/04/2009
  7. CuToNhuPhit

    CuToNhuPhit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Thế cái này là cái gì
  8. porcupine86

    porcupine86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2009
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Mỹ Trung hợp tác thì nguy to
  9. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Việt Nam - Malaysia thống nhất giải quyết vấn đề thềm lục địa của hai nước tại biển Đông
    Thủ tướng Việt Nam, *************** và Thủ tướng Malaysia, Datuk Seri Najib Tun Razak đã có cuộc trao đổi và đi đến thống nhất chung làm cơ sở để đề nghị lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc.
    Theo hãng thông tấn quốc gia Bernama đưa tin, hôm thứ 2 (ngày 01/6/2009), bên lề Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc được tổ chức tại đảo Jeju Hàn Quốc, Thủ tướng Việt Nam, ông ***************, và Thủ tướng Malaysia, ông Datuk Seri Najib Tun Razak, đã có cuộc trao đổi và đi đến thống nhất chung về ranh giới thềm lục địa của hai nước tại biển Đông.
    Trả lời câu hỏi của các phóng viên báo Bernama, Thủ tướng Malaysia, Datuk Seri Najib Tun Razak cho biết, ngày 01/6, Việt Nam và Malaysia đã có thống nhất chung về ranh giới thềm lục địa của hai nước tại biển Đông để đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (UNCLOS) của Liên hợp quốc.

    Theo Thủ tướng Malaysia, báo cáo chung này đã được thống nhất giữa lãnh đạo hai nước và lấy đó làm cơ sở để đề nghị lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc.

    Trước đó, trong cuộc hội kiến với Quốc vương Malaysia ngày 12/3/2009. ************* ***************** nêu rõ, hai nước đã ký bản ghi nhớ về xây dựng báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa 200 hải lý; mong Malaysia cùng tích cực đôn đốc thực hiện, sớm thống nhất về vùng đánh bắt cá của ngư dân hai nước. Những vụ vi phạm, cần được giải quyết trên tinh thần hữu nghị và hợp tác. Quốc vương Malaysia ghi nhận ý kiến này và hứa sẽ chuyển cho Chính phủ giải quyết.

    Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát toàn diện về tình hình địa chất, địa mạo của thềm lục địa Việt Nam, các cơ quan hữu quan của nước ta đã phối hợp với Malaysia xây dựng báo cáo chung về khu vực phía Nam Biển Đông và đã trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc đúng thời hạn quy định.
    Nguồn tin
    Trần Anh (Bernama)
  10. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Thủ tướng Campuchia cảnh báo Thái Lan về ngôi đền cổ Preah Vihear
    Ngày 25/6, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen đã lên tiếng cảnh báo Thái Lan phải tôn trọng chủ quyền Campuchia trước thềm hội đàm về khu vực biên giới gây tranh chấp gần ngôi đền cổ Preah Vihear.
    Theo chương trình, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Thái Lan, Suthep Thaugsuban tại nhà riêng gần thủ đô Phnom Penh vào hôm thứ bảy (27/6) để thảo luận về việc lui quân ra xa khu vực biên giới đang tranh chấp giữa hai nước.

    Thủ tướng Hun Sen tuyên bố sẽ có quan điểm cứng rắn đối với khu vực đền Preah Vihear, nơi đã làm chết 7 lính Campuchia trong các vụ đụng độ giữa quân đội hai nước hồi năm ngoái. Thủ tướng Hun Sen nêu rõ ?oChúng tôi sẽ không chấp nhận những giải thích của ông Suthep Thaugsuban về vấn đề ngôi đền Preah Vihear, Tôi sẽ chỉ hoan nghênh duy nhất một giải thích về việc binh sĩ Thái rút khỏi khu vực thuộc chủ quyền của Campuchia.?, ?oTôi có nghĩa vụ bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ?.

    Trong một tuần trở lại đây quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan đã trở nên căng thẳng khi Bangkok tuyên bố là sẽ đề nghị UNESCO xem xét lại quyết định công nhận đền Preah Vihear ở Campuchia, khi mà các vùng đất xung quanh đó vẫn còn tranh chấp.

    Các quan chức chính phủ Campuchia cho biết, UNESCO đã từ chối đề nghị trên của Thái Lan, trong khi Ủy ban Di sản Thế giới nhóm họp tại Seville, Tây Ban Nha.
    Từ nhiều thập niên qua, vùng đất xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear đã là nguyên nhân chính gây nên những bất đồng giữa Campuchia - Thái Lan, nhưng những căng thẳng đã trở thành bạo lực kể từ khi UNESCO công nhận ngôi đền cổ là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 7/2008.
    Dù Toà án quốc tế năm 1962 đã phán quyết ngôi đền thuộc về Campuchia, nhưng hầu hết các lối vào ngôi đền Khmer cổ này cùng với cầu thang đá chỉ có thể đi vào từ phía đông bắc Thái Lan.

    Binh sĩ Campuchia và Thái Lan tiếp tục tuần tra khu vực này và cuộc đấu súng gần đây nhất ở khu vực đền xảy ra vào tháng 4/2009 đã làm chết 3 người.

    Trong phiên họp lần thứ 32 của UNESCO tại Canada ngày 08/7/2009, ngôi đền cổ đền Preah Vihear của Campuchia đã được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Nhưng ngày 17/6/2009 Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva lại tuyên bố rằng: Chính phủ Thái Lan sẽ đề nghị UNESCO xem xét lại quyết định công nhận đền Preah Vihear ở Campuchia, khi mà các vùng đất xung quanh đó vẫn còn tranh chấp và cho rằng, đền Preah Vihear đã được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới từ tháng 7/2008 chính là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều bất đồng giữa Campuchia và Thái Lan; quan điểm của Chính phủ Thái Lan là vẫn tiếp tục phản đối quyết định đã công nhận đền Preah Vihear là Di sản Văn hoá Thế giới.

    Ngày 15/6 quân đội Thái Lan đã huy động 20 xe tải quân sự chở khoảng 300 quân và vũ khí tới tăng cường tại 4 vị trí trọng yếu ở khu vực biên giới giữa hai nước thuộc khu vực Preah Vihear.
    Nguồn tin
    AFP

Chia sẻ trang này