1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

các đại huynh ơn giải giúp tiểu đệ 2 bài này

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi ntvim88, 16/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntvim88

    ntvim88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    các đại huynh ơn giải giúp tiểu đệ 2 bài này

    Bạn mình nó mới hỏi mình 2 bài hoá mà mình học Triết nên chả biết gì. Các bạn giải giúp mình với.
    Bài 1: cho phương trình nhiệt hoá học sau
    CH3OH(l) + 3/2O2(K) _ CO2(K)+ 2 H2O(L)
    delta H =- 726,4KJ
    nếu sản phẩm nước tạo thành ko ở trạng thái lỏng mà ở trạng thái khí thì hiệu ứng ngiệt đẳng áp phản ứng sẽ là bao nhiêu

    bài 2khi cho 32,69g Zntác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng trong điều kiện đẳng tích ở 25 độ người ta thấy nhiệt lượng thoát ra là71,55khối lương mol nguyên tử65,38 g . Tinh hiệu ứng nhiệt đẳng tích.
  2. chemist2408

    chemist2408 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, tôi sẽ giúp bạn 2 bài này :
    Bài 1
    Bạn cần tra giá trị của entanpi tạo thành mol tiêu chuẩn :
    H2O (l) là -285,8 kJ/mol
    H2O (k) là -241,8 kJ/mol
    Quá trình chuyển pha : 2H2O (l) _ 2H2O (k)
    có delta H = 2.(-241,8) - 2.(-285,8) = 88 kJ
    Cộng 2 phương trình :
    delta H = 88 + (-726,4) = -638,4 kJ
    Hiệu ứng nhiệt đẳng áp của p/ứ bằng -6384 kJ
    Bài 2
    số mol kẽm = 0,5 mol
    Zn + H2SO4 = ZnSO4 + H2
    Cứ 0,5 mol Zn td H2SO4 cho 71,55 kJ
    Như vậy, 1 mol Zn td sẽ cho ra 71,55 : 0,5 = 143,1 kJ
    Hiệu ứng nhiệt đẳng tích của p/ứ bằng -143,1 kJ (có dấu âm do nhiệt lượng tỏa ra)
  3. ntvim88

    ntvim88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn nha. Người yêu mình nói bạn giải rât dễ hiểu. Sau này bạn có gì về Triết mình sẽ giúp hết sức.
    Mình muốn hỏi thêm 1 tí
    gía trị entanpi của khí lớn hơn lỏng a`
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    =================================
    Để tôi trả lời giúp chemist2408 câu này. Giá trị entanpi của khí lớn hơn lỏng là do : từ dạng lỏng chuyển sang dạng khí thì vật chất cần cấp 1 nhiệt lượng, đó là nhiệt hóa hơi. Ngoài ra thể tích của khí cũng lớn hơn lỏng, mà ta có H=U+PV, vậy V tăng thì H cũng tăng ở đk đẳng áp.
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    =================================
    Để tôi trả lời giúp chemist2408 câu này. Giá trị entanpi của khí lớn hơn lỏng là do : từ dạng lỏng chuyển sang dạng khí thì vật chất cần cấp 1 nhiệt lượng, đó là nhiệt hóa hơi. Ngoài ra thể tích của khí cũng lớn hơn lỏng, mà ta có H=U+PV, vậy V tăng thì H cũng tăng ở đk đẳng áp.
  6. shamankingdn

    shamankingdn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Các anh chị giải giùm em bài này
    Đốt cháy amôniac không xúc tác theo phản ứng:
    4NH3(k)+3O2(k)=2N2(k)+6H2O(l);
    Biết rằng ở 25 độ C,1atm cứ tạo ra được 4,89 l N2 thoát ra 153,06KJ và nhiệt sinh của nước lỏng bằng:-285,48 Kj/mol;Hãy viết phương trình nhiệt hoá của phản ứng.
    Thanks các anh chị.
  7. shamankingdn

    shamankingdn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Mong anh chị giúp em thêm bài này nữa
    ...................................O2(k)...............Cl2(k)..............HCl(k)............H2O(k)
    S độ 298(J/Kmol)........205,03.............222,9.............186,7..............188,7
    Delta H độ s (KJ/mol)..............................................-92.31..............-241.83
    Tính hằng số cân bằng Kp và viết phương trình nhiệt hoá ở 298 độ K của phản ứng sau:
    HCl(k)+O2(k)=2Cl2(k)+H2O(k)
    Được shamankingdn sửa chữa / chuyển vào 17:08 ngày 12/01/2008
    Được shamankingdn sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 12/01/2008
  8. HaiBangNgocTu

    HaiBangNgocTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này