1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các dân tộc anh em ở tỉnh Khánh Hòa

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi SuperThin, 12/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SuperThin

    SuperThin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2001
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    1
    Các dân tộc anh em ở tỉnh Khánh Hòa

    DÂN CƯ, CÁC TỘC NGƯỜI

    Trên địa bàn Khánh Hòa, bên cạnh người Việt (Kinh) đông nhất, còn có các tộc người RAGLAI, ÊĐÊ, GIÊTRIÊNG, HOA, CHĂM, TÀY, NÙNG, MƯỜNG... Mỗi tộc người có ngôn ngữ, địa vực cư trú, phong tục tập quán, nề nếp sinh hoạt... mang bản sắc riêng của dân tộc mình.

    1. Người Việt có 850.139 người (1-1-1992) chiếm 95,53% trong tổng số 889.854 số dân toàn tỉnh. Người Việt cư trú khắp các huyện trong tỉnh, đông nhất ở thành phố Nha Trang (282.217 người).

    Những lưu dân từ phương bắc mang theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước và cơ cấu công xã nông thôn truyền thống, dựa trên nền tảng đạo lý gia đình tông tộc và tôn trọng tình cảm láng giềng gắn bó đùm bọc lẫn nhau, người Việt đã khai phá thuần thục ruộng đất và ngày càng hoàn thiện nghề làm ruộng, phát triển các ngàng thủ công truyền thông. Với đà phát triển chung, người Việt đã góp phần lớn vào việc ứng dụng khoa học công nghệ phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa các thị trấn, thị xã và thành phố trong tỉnh. Cùng với sự phát triển kinh tế, người Việt ở Khánh Hòa luôn gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc của cha ông xưa.

    2. Người Raglai, còn gọi là ORANGLAI, RỐCLAI, RẮC LÂY, là một trong những dân tộc thuộc ngữ hệ Malayô-Pôlinêdiên, cư trú nơi miền núi triền đông cuối dãy Trường Sơn, tập trung đông nhất trên vùng rừng núi phía tây Khánh Hòa và Ninh Thuận. Dân số chung khoảng 70.000 người, xếp thứ 19/50 dân tộc ở Việt Nam. Tại Khánh Hòa có 29.092 người Raglai (1-1-1992) sống tập trung ở hai huyện Khánh Vĩnh (9.668 người), Khánh Sơn (9.594 người), các huyện Cam Ranh (7.014 người), Diên Khánh (2.161 người) và Ninh Hòa (655 người).

    Người Raglai đã cư trú lâu đời trên đất Khánh Hòa, là chủ nhân hiện nay của di chỉ Dốc Gạo - các nhà khoa học đã tìm ra hai công xưởng chế tác đàn đá tiền sử - một loại nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

    Người Raglai còn lưu giữ một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng : nhiều thần thoại, truyện kể (Akha ter), trường ca (Akha giukar), sự tích... có giá trị lịch sử, nghệ thuật cao và mang đậm tính nhân văn, giáo dục sâu sắc. Dân ca Raglai có các làn điệu chính là SANGOI, XURÍ, ALÂU cùng các làn điệu hát ru con. Nhạc cụ Raglai khá phong phú, chủ yếu là đàn mã la (một loại chiêng bằng), trống da nai, các loại kèn (RAĐHỊ, KAĐHER, TALER, TACUNG, SARANAI) và các loại đàn dây (KƠNHÍ, CHAPỊ...) đặc biệt là đàn đá (PATAU TIKENG) đã được chế tác từ hơn 3.500 năm trước.

    Sinh hoạt cộng đồng là nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người Raglai, các lễ Giỗ Trời, cúng Nhang, mừng lúa mới, lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ đền ơn đáp nghĩa mẹ cha đều kèm theo phần hội và được cả cộng đồng trong làng, nhiều làng cùng tham gia, cùng "ăn trầu hút thuốc, uống rượu cần"... cùng nhau nghe hát akha giukar, cùng múa mã la... trong một hay nhiều ngày tùy điều kiện vật chất.

    3. Người Êđê : Người Êđê định cư ở Khánh Hòa chưa lâu. Đây là một bộ phận người Êđê từ đông nam Đắc Lắc (thuộc nhóm Êđê Hwing và Koah) thuộc ngữ hệ Malayô-Pôlynêdiên. Số dân Êđê ở Khánh Hòa khoảng 2.300 người sống chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh và hai xã phía tây Ninh Hòa. Người Êđê sống thành từng buôn do nhiều alú (xóm) hợp thành. Họ ở nhà sàn - nhà dài, cửa ra vào ở đầu hồi, cửa chính về hướng Bắc. Ở mỗi đầu nhà, sau khi lên cầu thang là sân sàn. Sân sàn ở cửa chính gọi là khác. Nửa nhà từ cửa chính bước vào gọi là gah, dùng đón khách hoặc sinh hoạt chung trong gia đình. Nửa còn lại gọi là ốk - nơi đặt bếp nấu ăn chung và các phòng cho từng gia đình. Người Êđê mặc y phục màu chàm thêu hoa văn đen - đỏ. Đàn bà mặc áo - váy, đàn ông đóng khố. Họ dùng nhiều trang sức bằng bạc, đồng và nhiều chuỗi hạt cườm nhiều màu.

    Người Êđê theo chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ và người phụ nữ đóng vai trò chủ nhà, chồng về nhà vợ, gia sản kế thừa theo nữ. Mỗi buôn, cạnh trưởng buôn - Pô Pinca (chủ bến nước) còn có Pôlăm (bà chủ đất) là người trông coi đất đai báu vật trong dòng họ.

    Ngoài làm rẫy, người Êđê còn làm lúa nước theo cách cổ xưa - dùng trâu dẫm đất thay cày cuốc. Kho tàng văn hóa dân gian Êđê rất phong phú. Bên cạnh thần thoại, cổ tích, dân ca... là các khan (trường ca). Cạnh đời sống thực tại họ tin vào một thế giới thần linh siêu hình do đó luôn coi trọng các điều kiêng kỵ và các tục cúng lễ. Lễ thường đi đôi với hội - nếp sống sinh hoạt cộng đồng truyền thống với nhiều hoạt động văn nghệ sôi nổi quanh bếp lửa và những ché rượu cần. Cồng chiêng và trống là những nhạc cụ chủ yếu, cạnh đó là nhiều loại đàn và kèn độc đáo.

    4. Người Giêtriêng còn gọi là người T'ring là một bộ phận của người Kơho ở Đà Lạt - Lâm Đồng, thuộc ngữ hệ Môn - Khơmer, bị Mỹ - Ngụy bắt xuống khu dồn dân Gia Lê - Vĩnh Khánh. Sau khi cùng lực lượng vũ trang cách mạng phá khu dồn dân, họ ở lại định cư làm ăn, hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc anh em ở miền núi Khánh Vĩnh. Họ có khoảng 2.886 người sống tập trung tại các xã Khánh Lê, Giang Ly. Đời sống nói chung còn thấp, chủ yếu dựa vào rẫy, chăn nuôi gia đình và săn bắn...

    5. Người Chăm có mặt trên vùng đất Khánh Hòa từ rất lâu đời, thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlynêdiên. Những người thuộc bộ tộc Cau ở phía nam cùng với bộ tộc Dừa ở phía bắc lập nên vương quốc ChămPa cổ năm 192 và xây nên một quốc gia phát triển để lại nhiều dấu ấn đặc sắc, trong đó có khu di tích thánh đô Pô-na-gar tại Nha Trang. Tại thánh đô và nhiều di tích khác rải rác trong tỉnh bộc lộ dấu vết của một nền văn minh rực rỡ với nghệ thuật kiến trúc điêu khắc độc đáo. Vào thế kỷ XVII, từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vương quốc Chămpa suy tàn và tan rã.

    SuperThin.

Chia sẻ trang này