1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các dân tộc anh em

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi kienxanh, 11/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Các dân tộc anh em

    Dân phượt trong box du lịch ngày càng đi sâu, đi xa hơn, khắp mọi miền nước Việt thân yêu.
    Xin được mở topic này để tất cả mọi người cùng chia xẻ thông tin cũng như các kỉ niệm về các dân tộc anh em trên đất nước hình chữ S. Thêm một chút hành trang trước khi lên đường nhé!
    Mong tất cả các bạn cùng hưởng ứng và đóng góp.

  2. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc Kinh (Việt)

    Tên dân tộc: Kinh (Việt).
    Dân số: Khoảng 65,8 triệu người (năm 1999).
    Ðịa bàn cư trú: Khắp các tỉnh, đông nhất ở vùng đồng bằng và thành thị.

    Phong tục tập quán:


    Miếng trầu là đầu câu truyện
    Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Sống ở nhà đất. Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung.
    Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con, cô dâu về nhà chồng. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết, đức hạnh của cô dâu.
    Văn hoá:

    Đánh đu-trò chơi truyền thống ở miền Bắc
    Có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ văn, bộ sách, bài hịch). Ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, diễn xướng đạt trình độ nghệ thuật cao. Có nhiều lễ hội, hàng năm có hội làng.
    Trang phục:
    Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hoá.
    Kinh tế:
    Làm ruộng nước, có kinh nghiệm trong việc đắp đê đào mương, trồng lúa nước. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi phát triển. Nghề gốm có từ sớm.
    Nguồn: Vietnamtourism.com
  3. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Hà Giang vẫn đang nóng. Thông tin về tộc người đông nhất ở Hà Giang nhé
    Dân tộc Mông (H''''Mông)

    Dân số: 787.604 người (năm 1999).
    Ðịa bàn cư trú: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An.
    Tên gọi khác
    Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen), Mông Súa (Mông Mán).
    Nhóm ngôn ngữ
    Mèo - Dao
    Đặc điểm kinh tế
    Nguồn sống chính của đồng bào Mông là làm nương rẫy du canh, trồng ngô, trồng lúa ở một vài nơi có nương ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngô và lúa nương, lúa mạch. Ngoài ra còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu. Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò, ngựa, chó, gà. Xưa kia người Mông quan niệm: Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc của đàn ông.
    Tổ chức cộng đồng
    Đồng bào Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung.
    Hôn nhân gia đình
    Hôn nhân của người Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không lấy nhau. Người Mông có tục "háy pù", tức là trong trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, trai gái hò hẹn nhau tại một địa điểm. Từ địa điểm đó bạn trai dắt tay bạn gái về làm vợ. Vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè...
    Văn hóa
    Tết cổ truyền của người Mông tổ chức vào tháng 12 dương lịch. Trong 3 ngày tết, họ không ăn rau xanh. Nam nữ thanh niên vui xuân thường thổi khèn gọi bạn.
    Nhạc cụ của người Mông có nhiều loại khèn và đàn môi. Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gọi ********, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước.
    Nhà cửa
    Nhà có những đặc trưng riêng. Nhà thường ba gian không có chái.
    Bộ khung bằng gỗ, vì kéo kết cầu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang kép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới
    Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt sinh hoạt: khá thống nhất giữa mọi nhà. Nhà ba gian: gian chính giữa giáp vách hậu bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Gian này còn là nơi dành cho ăn uống hằng ngày. Một gian đầu hồi dành cho sinh hoạt của các thành viên nam và khách nam. Ơở đây thường có bếp phụ. Còn gian đầu hồi bên kia dành cho sinh hoạt của nữ, đồng thời cũng là nơi đặt bếp chính. Bếp của người Mèo thuộc loại bếp kín - bếp lò - một sản phẩm của phương Bắc.
    Chuồng gia súc đặt trước mặt nhà
    Riêng nhà người Mèo ở Thuận Châu và Mộc Châu, Sơn La lại có đặc trưng riêng. Vẫn là nhà đất nhưng làm theo hình thức nóc của người Thái Đen. Nóc hình mai rùa nhưng không có khau cút. Bộ khung nhà, có người cũng làm theo kiểu Thái. Duy có cách bố trí trong nhà còn giữ lại hình thức cổ truyền của người Mèo.
    Trang phục
    Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Đậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng.
    Trang phục nam Hmông độc đáo khác nhiều tộc người trong khu vực; trang phục nữ khó lẫn lộn với các tộc khác bởi phong cách tạo dáng và trang trí công phu, kết hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghéo, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và đẹp.
    + Trang phục nam
    Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Aáo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại bốn thân thường không trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn ngang trên ống tay. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang.
    + Trang phục nữ
    Người HMông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Ôống tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đường viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm). Phụ nữ Hmông còn dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực giữa và cửa ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã dựa vào để phân biệt các nhóm Hmông (Hóa, Xanh, Trắng, Đen... ). Đó là các loại váy trắng, váy đen, váy in hoa, vẽ sáp ong kết hợp thêu. Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang theo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân là ''giao thoa'' giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật; phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận người Hmông. Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu. Đồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn.
    (Sưu tầm)
    Được kienxanh sửa chữa / chuyển vào 13:55 ngày 11/01/2007
  4. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Người Mông
    Người Mông ở Hà Giang có khoảng 194.483 người với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa. Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình ****, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.
    Nguồn: Báo Hà Giang
  5. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Tục lệ cưới hỏi của người H''''Mông
    Người H''''mông có rất nhiều phong tục, tập quán đẹp, có chiều sâu vZn hoá. Trong đó, đặc sắc nhất có lẽ là những tục lệ về cưới xin. Những tục lệ như "bắt vợ", "Zn hỏi" và "buộc chỉ cổ tay cô dâu" là di sản lớn về tinh thần do cha ông ta từ xa xưa truyền lại. Người H''''mông đã mang nó đi qua hàng trZm cánh rừng du canh du cư ngày xưa đến những bản làng trù phú định canh định cư ngày nay.
    Tục lệ "bắt vợ" được tiến hành khi tình yêu giữa chàng trai và cô gái H''''mông đã chín muồi. Họ hiểu nhau và yêu nhau qua những lần đi làm nương, sZn bắn, họ hò hẹn và thề nguyền với nhau bằng tiếng khèn thổn thức những đêm trZng, những lần xuống chợ... Để "bắt vợ", chàng trai H''''mông hẹn người yêu ở một nơi nào đó và được đồng ý. Chàng trai rủ hai hoặc ba người bạn của mình "bắt" cô gái trên nương, bên suối, hay sau khi tan phiên chợ. Cô gái đã biết trước nên thường tách khỏi bạn bè, ở nơi nào vắng vẻ để bị "bắt" được thuận tiện, vì lúc đó cô có kêu cứu thảm thiết thế nào đi chZng nữa, bạn bè cũng không thể "cứu" được. Đôi khi, thêm một lần thử thách ********, cô gái H''''mông lại yêu cầu người yêu "bắt" cô ngay tại đầu bản hoặc phiên chợ đông người nhất. Làm được điều này thì càng chứng tỏ chàng trai của cô là người dũng cảm và mạnh mẽ, càng chứng tỏ hạnh phúc của mìn trước mặt mọi người. Cũng có khi chàng trai phải đến "bắt vợ" ngay tại nhà của cô gái. Giữa đêm thanh vắng, cô đã để ngỏ cửa, chàng trai phải thật nhanh kéo cô ra khỏi nhà làm sao cho mọi người thức dậy vì tiếng kêu thét của cô vẫn không có cách nào giữ cô lại được, Nhiều chàng trai H''''mông lại muốn mang hạnh phúc bất ngờ đến cho ********. Họ tới "bắt" mà không báo trước, lại cải trang để cô gái không nhận ra được ngay từ đầu. Khi đó cô gái sẽ vô cùng hoảng sợ và tiếng kêu cứu của cô là tiếng kêu thét thực sự. Sau đó, nhờ linh cảm của tình yêu, cô gái nhận ra ********. Tiếng kêu thét hoảng loạn trở thành âm thanh của hạnh phúc. Cũng có thể trước khi "bị bắt" cô gái chưa có tình yêu với người con trai đến bắt mình. Nhưng chàng trai đã thể hiện được những phẩm chất mạnh mẽ, quyết đoán của mình qua việc bắt cô và cô chấp thuận. Hành động này là một cách tỏ tình của chàng. Nếu không chấp thuận, cô phải chống cự thật sự, bị bắt về nhà chàng trai, cô phải tìm mọi cách để trốn ra.
    Từ bao đời nay, tục "bắt vợ" của người H''''mông vẫn còn tồn tại. Ngày nay, nó không còn mang một chút nào tính chất của sự cướp đoạt. Nó chỉ thể hiện bản lĩnh tình yêu mãnh liệt, dũng cảm của người con trai H''''mông và nâng cao nhân cách của người con gái. Về một khía cạnh nào đó, nó còn khẳng định tự do hôn nhân và tuyên chiến với những hủ tục thách cưới, đòi hỏi nặng nề của phía nhà gái.
    Sau ba ngày bị "bắt", cô gái không trốn khỏi nhà trai nghĩa là phần đầu quan trọng của hôn nhân đã hoàn tất. Nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, tìm ông mối có nhiều bài hát gọi cửa thật hay đến nhà gái làm lễ "Zn hỏi". Cũng sau ba ngày này, cô gái được trở về nhà để chuẩn bị tư trang và váy áo cho đám cưới.
    Nguồn: hanoi.vnn.vn
    Được kienxanh sửa chữa / chuyển vào 13:43 ngày 11/01/2007
  6. dhlv

    dhlv Guest

    Bài viết của bạn sưu tầm khá chi tiết, nhưng thiếu phần lịch sử (sơ lược) của các dân tộc từ đâu đến (HMong, Dao,Chàm, Thái, một số tộc người Tàu...).
    Về phần trang phục, nếu bạn nào có điều kiện về thời gian, mua cái đĩa CD Từ điển Lạc Việt, vào phần media, sau đó copy hình trang phục của các dân tộc là đầy đủ nhất.
    Sách về thể loại này khá nhiều, ai có máy scan post lên thì thật tuyệt. Nhưng ko rõ bàn quyền thế nào, với lại có một số sách truyền tay nhau để đọc thì được chứ phổ biến lên Internet thì rất tế nhị .Vì lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc chiến tranh
    Được dhlv sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 11/01/2007
  7. nopassport

    nopassport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ hôm nào ta vào Viện bảo tàng Dân tộc học sưu tầm cho đủ tư liệu đưa lên diễn đàn cái nhểy. Ít nhất cũng được phần kha khá, rồi đi thực địa tìm kiếm sự thay đổi so với trước đây cho nó thêm phần ý nghĩa.
    Ý vậy được không ạ.
  8. dhlv

    dhlv Guest

    Ví dụ luôn, khi nào rảnh thì post tiếp !Muốn tìm video về Hmong thì vào www.youtube.com sau đó search từ khóa "Hmong" huặc tìm gái Hmong Kiều thì gõ "Hmong girl" nhiều cô nàng xinh dã man ![​IMG][​IMG]
    Được dhlv sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 11/01/2007
  9. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục nhé
    Thổ cẩm H?TMong
    Người H''''mông có nhiều chi: H''''mông Đơ (trắng) H''''mông Lềnh (vàng) H''''mông Sy (Đỏ) H''''mông Súa (Hoa) H''''mông Đu (Đen).
    Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Aỏo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp, và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Tất cả các chi trong dân tộc H''''mông đều có kỹ thuật thêu khá tinh vi và có truyền thống giỏi trong trang trí bằng hình chắp vải mầu, vẽ sáp ong trên vải để lấy họa tiết mầu trắng trên nền mầu chàm. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng, hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy. Sau khi hoàn thiện đồ án trang trí từng bộ phận riêng lẻ, người ta mới may ráp, hoàn chỉnh váy, áo... Đó là cách làm riêng của người H''''mông, khác các dân tộc anh em đã thể hiện trang trí ngay trên thành phẩm của mình. Trong sưu tập này giới thiệu các đồ án trang trí trên các bộ phận hợp thành của y phục H''''mông các chi.
    Những ô trang trí những đường diềm hình chữ thập, chữ đinh, chữ công được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đa dạng, tài tình, kết hợp với các ô hình quả trám, hoặc tam giác có các đường viền hình gẫy khúc trong các thể bố cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang tạo cho đồ án trang trí hoa văn của người H''''mông có vẻ linh hoạt, không những thể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trang trí hoa văn H''''mông có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn với các trang trí của dân tộc khác.
    Ngoại các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng. Người H''''mông còn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn ốc, hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S là những loại họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn điệu - chỉ thấy xuất hiện trong trang trí y phục của người H''''mông. Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể hiện đậm đà trong trang trí H''''mông.
    Chắp vải mầu của người H''''mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành các đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em.
    Mầu sắc ưa dùng trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây, lam. Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa ghép thêm hình vải mầu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng tươi vui. Đó cũng là điều khác biệt.
    Kỹ thuật thêu của người H''''mông có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị gò bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo thớ vải ngang, dọc mà các dân tộc khác thường làm.
    Ngoài họa tiết hình hoa tám cạnh, biểu thị sự chuyển động của mặt trời, trang trí H''''mông không nhằm diễn đạt một nội dung nào, nhưng mang được sắc thái rất riêng biệt có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.
    Nguồn: ttp://www.binhthuan.gov.vn
    Được kienxanh sửa chữa / chuyển vào 10:44 ngày 16/01/2007
  10. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn dhlv
    MÌnh post ảnh đều bị lỗi.
    Ai có ảnh minh hoạ post lên đây chia xẻ cho cả làng với nhé

Chia sẻ trang này