1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các đầu óc siêu việt trả lời giúp câu hỏi về vũ trụ.

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi xfreez, 21/02/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Theo suy đoán từ các lý thuyết vật lý hiện đại thì vũ trụ không có biên giới bởi vì không gian của nó bị uốn cong và khép kín.

    Nếu xuất phát từ một điểm trong vũ trụ rồi cứ đi mãi về phía trước thì cuối cùng sẽ quay trở lại chỗ cũ. Nếu hành trình với vận tốc ánh sáng là 300.000 Km/s thì thời gian đi hết một vòng trong không gian vũ trụ này sẽ là khoảng 14 tỷ năm. Hãy tính số giây trong 14 tỷ năm, nhân với vận tốc trên thì sẽ ra kích thước của vũ trụ tính bằng Km.

    Cần lưu ý là vũ trụ có kích thước, nhưng không có biên giới. Hay nói theo cách khác: vũ trụ là hữu hạn, nhưng không có giới hạn. Hai điều này khác nhau.

    Có thể so sánh như một mặt cầu, trong không gian 3 chiều, có diện tích xác định, nhưng một con kiến bò trên mặt cầu đó sẽ không bị ngăn ở đâu cả, có thể bò mãi mãi mà không đụng chạm. Hoặc 1 vòng tròn, trong không gian 2 chiều, có chu vi nhưng không có điểm giới hạn.

    Không-thời gian vũ trụ có 4 chiều, trong đó có 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian gắn bó với nhau. Để hiểu thế nào là "gắn bó" có thể diễn tả: Thông thường chúng ta hình dung riêng biệt, nếu không gian biến mất, thì thời gian vẫn trôi và ngược lại. Bây giờ chúng ta phải tư duy lại để hiểu đúng khái niệm Không-Thời gian: Nếu không gian biến mất thì thời gian cũng không còn, ngược lại cũng thế.

    Không-thời gian 4 chiều này của vũ trụ bị uốn cong và khép kín. chúng ta du hành vũ trụ có thể đi trong không-thời gian đó mãi mãi mà không bị giới hạn. giống như con kiến bò trên mặt quả cầu.

    Hiện nay quan sát vũ trụ bằng kính thiên văn mạnh nhất trên thế giới thì các nhà khoa học đã có thể nhìn tới khoảng cách 10 tỷ năm ánh sáng. Nghĩa là điều mà họ đang nhìn thấy hiện tại đã xảy ra 10 tỷ năm trước ở nơi đó trong vũ trụ, bây giờ ánh sáng mới tới trái đất.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu nhìn được xa hơn, tới khoảng cách 14 tỷ năm ánh sáng chẳng hạn? câu trả lời là họ sẽ nhìn thấy chính nơi mình đang quan sát, nhưng thời gian là 14 tỷ năm về trước.

    Đó chính là phương pháp nhìn (hoặc đi, nếu được) vào không gian để du hành trong thời gian (về quá khứ)
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Bài viết rất tốt!

    Ngoại trừ 'nguyên lý tương đương' bài viết đã gần như mô tả được cái 'nhìn' của Einstein về vũ trụ.
    Có điều mình không biết Einstein có biết tuổi của vũ trụ là hơn 14 tỷ năm không.

    Đây là những giải thích khả dĩ nhất của các nhà khoa học cho đến thời điểm này, dù đã xuất hiện vấn đề mới yêu cầu nhân loại đặt ra các câu hỏi mới.
    Như: - Vật chất tối là gì? Năng lượng tối là gì?
    - Mô hình chuẩn đã ok chưa? (Khi tìm đc một loại hạt đến 99,99% là boson Higg.)
    - Tại sao không thể thống nhất hấp dẫn với 3 lực còn lại.

    Ngoài những vấn đề có tính chất thực nghiệm, ta còn phải trả lời cho những câu hỏi rất trực quan khác (do trí tưởng tượng của loài người rất phong phú) như:
    - Tại sao thuyết dây không gian lại có 11 chiều? Sao không phải là 10 hay 12?
    - Tại sao boson higgs lại nặng chừng ấy? Vì nếu nặng hoặc nhẹ hơn một xíu thôi thì cả vũ trụ chỉ là một cái nồi súp.

    Còn các câu hỏi trong bài này:
    - Tại sao cứ phải là đường cong khép kín?
    - Tại sao lại là con kiến bò trên mặt cầu?
    - Nếu là lấy cái que đâm xuyên qua mặt cầu thì sao?
    - Biên đó có phải chỉ là biên từ trong ra - do ta quan niệm?
    - Trên hình tròn 2D cũng thế, ta thấy đường tròn đó cũng là một giới hạn chứ, nếu ta quan niệm theo cách khác. Như con kiến bò từ tâm ra chẳng hạn.

    Và các câu hỏi trong cuộc sống:
    - Tại sao tự nhiên lại hợp lý đến thế?
    - Tại sao gấu bắc cực lông lại biết 'đổi' màu trắng để tồn tại?
    - Tại sao trên mắt lại có lông mày, lông mi để tránh nước và bụi?
    - Chẳng lẽ sự sống biết 'suy nghĩ' sao? Mà lại biết thay đổi để chở thành hợp lý đến thế? Hay là có chúa?

    Quay lại với đề tài - quan niệm của mình về vũ trụ là:

    Đúng là không gian vũ trụ là cong, nhưng không cong như một hình cầu, mà cong theo hình một cơn lốc xoáy. Điểm đầu của cơn lốc xoáy chính là bigbang, và cho đến bây giờ nó vẫn còn đang tồn tại. Nó là điểm đầu tiên chứ không phải điểm khởi đầu. Năng lượng (quay) của vũ trụ là năng lượng của toàn bộ lượng vật chất trong nó.

    Ta đang ở điểm cuối của cơn lốc xoáy. Sau hơn 14 tỷ năm ta quay đến đây. Do ở cuối nên động lượng bị yếu đi, nên vật chất bị tan ra, vỡ ra... Các chuyển động hỗn độn tạo ra các cơn lốc xoáy con - chính là các thiên hà, siêu thiên hà, các hệ sao...

    Khi ko có các cơn lốc xoáy, vật chất trong vũ trụ sẽ đẩy (chứ ko phải hút) nhau, đó chính là năng lượng tối (có tính đẩy vật chất trong vũ trụ ra). Năng lượng quay của vũ trụ và cách thiên hà chính là vật chất tối (có tính hút vật chất trong vũ trụ lại). Vật có khối lượng nằm trong trường hấp dẫn (trường quay) sẽ có trọng lượng. Hấp dẫn là hiệu ứng cuốn của chuyển động quay.

    Tức quan niệm về không gia cong của Einstein là đúng nhưng chưa đủ. Không gian cong và còn bị xoắn đi dưới sự quay của lượng vật chất hình thành nên không gian đó.

    Link tham khảo: Go!
  3. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Còn các câu hỏi trong bài này:
    - Tại sao cứ phải là đường cong khép kín?
    - Tại sao lại là con kiến bò trên mặt cầu?
    - Nếu là lấy cái que đâm xuyên qua mặt cầu thì sao?
    - Biên đó có phải chỉ là biên từ trong ra - do ta quan niệm?
    - Trên hình tròn 2D cũng thế, ta thấy đường tròn đó cũng là một giới hạn chứ, nếu ta quan niệm theo cách khác. Như con kiến bò từ tâm ra chẳng hạn.


    Bạn ntt có rất nhiều kiến thức về vật lý và vũ trụ

    Nói thêm về vài câu hỏi trong bài cho những người mới nghe lần đầu:

    Cái nhìn tổng thể về vũ trụ vẫn còn chủ yếu là về lý thuyết mặc dù nó xuất phát từ nhiều phát kiến khoa học đã được thực tế kiểm nghiệm. Ví dụ như không gian vũ trụ cong theo kiểu gì cũng chỉ là giả thiết, có thể là hình cầu, hoặc hình khác. Để tính toán được còn phụ thuộc vào hiểu biết về sự phân bố vật chất trong vũ trụ. Vấn đề vật chất tối là một giả thiết nảy sinh ra trong khi tính toán về toàn bộ vật chất trong vũ trụ vì nhận thấy rằng ngoài các thiên hà , vũ trụ còn có có thể có 1 khối vật chất chưa lộ ra mà người ta gọi là vật chất tối.

    Không gian cong thực ra là một hình dung khác về tác động của trường hấp dẫn. Để hình dung dễ dàng lại phải tưởng tượng không gian như một tấm vải trên đó có các thiên thể là các quả bóng nằm rải rác. mỗi quả bóng sẽ làm lõm tấm vải quanh nó. nếu có vật nào nằm trong vùng lõm thì nó sẽ phải lăn vào tâm. Cách hình dung này cho thấy quan niệm coi không gian và vật chất là thống nhất. Trong khi quan niệm kiểu cũ hai vật thể hấp dẫn hút nhau thì không cho biết gì về cấu trúc không gian quanh các vật thể cả. Như vậy vấn đề không gian có hình dạng gì chính là vấn đề có bao nhiêu vật chất và sự phân bố của nó trong vũ trụ.

    Các câu hỏi ở trên, trừ câu đầu tiên ra thì đều có thể trả lời rằng đó chỉ là sự so sánh để cố gắng hình dung 1 vấn đề trừu tượng mà thôi. Nó không thật sự là như vậy. Con kiến bò trên mặt cầu không phải là con kiến bình thường, nó là con kiến 2D, chỉ có 2 chiều, bò trong mặt phẳng, tức là không gian 2 chiều, mà không gian này bị cong theo chiều thứ 3 tạo nên mặt cầu. con kiến không biết chiều thứ 3 và không thể ra khỏi mặt phẳng.

    Nếu ta lấy cái que đâm xuyên qua mặt cầu tức là ta đã ở không gian 3d nên mới có thể làm điều đó, còn con kiến 2d trong không gian 2d không làm được như vậy. Muốn làm vậy nó phải đi vào chiều thứ 3.

    Biên trong ngoài cũng là quan niệm của ta khi ở không gian 3 chiều nhìn vào không gian 2 chiều. con kiến 2 d không biết cái biên đó. Cũng như ta đang ở trong Không-Thời gian 4 chiều sẽ không thể thấy được cái biên của không thời gian 4 chiều. Bản thân ta là 1 phần của cái Không-Thời gian đó.

    Vòng tròn thì cũng tương tự, là 1 cái biên chỉ nhìn thấy từ thế giới 2 chiều trở lên, còn trong thế giới 1 chiều, các con kiến 1chiều-là các đoạn thẳng, thì không hề thấy cái biên nào cả. và nó không thể bò từ tâm ra vì con đường đó nằm trong chiều thứ 2.

    Như vậy có thể cho rằng, nếu có cách đi vào những chiều không gian mới, ta sẽ nhìn thấy cái biên của thế giới cũ và biết được nó là như thế nào. Còn khi vẫn nằm trong đó thì ta không bao giờ có thể thấy cái biên nào cả.

    Vấn đề không-thời gian trừu tượng này là một điều khó hiểu và kỳ lạ trong cách quan niệm. Chỉ khi nào hiểu được sự trừu tượng này ta mới phần nào hiểu được 1 số ý tưởng của vật lý hiện đại về không gian của vũ trụ.
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Các câu hỏi mình đặt ra để chia sẻ ý tưởng - trí tưởng tượng thôi - chứ không phải để chất vấn. Bản thân các câu hỏi đó cũng rất rắc rối.

    Đồng ý với mô tả về không gian cong bên trên. Chỉ xin lưu ý thêm một điểm nhỏ là: các 'quả bóng' đó đều quay.

    Rộng hơn nữa là các hệ lớn, nhỏ đều quay làm cho vật chất và năng lượng trong vũ trụ rất hỗn độn và phức tạp.
    Còn chúng ta đang cố gắng mô tả hình dạng của chúng.

    Về không gian, mình đã suy nghĩ và thích một câu mô tả 'tổng quan' mà mình đã 'lọc' ra được như sau: không gian là vật chất.

    -----

    Còn các chiều không gian... Ban đầu với mình đây là một điều khó, rất khó! Và hiện tại cũng thế...

    Để dễ hình dung, mình thường quan niệm như sau:

    - Trước hết là quan niệm về thời gian:
    Thời gian trôi đi 'độc lập' trong các hệ không gian, trong sự vận động của vật chất-năng lượng trong chúng.
    Không gian là do lượng vật chất cấu thành, khi lượng vật chất đó vận động, thời gian trôi đi. Các hệ không gian dù bao nhiêu chiều cũng thế.

    Đây là quan niệm về thời gian của mọi người.
    Còn quan niệm về thời gian của mình có khác chút. Với mình thời gian là ý niệm trong đầu của chúng ta về một lượng nào đó đang chảy đều, trôi đi.
    Khi không có chúng ta (loài người) thì sẽ không có ý niệm thời gian. Vũ trụ vô tình, còn chúng ta hữu ý!

    - Các chiều không gian:
    Không gian 3 chiều là hệ của các không gian 2 chiều. Các mặt phẳng xếp liền kề, liên tiếp cạnh nhau.
    Không gian 4 chiều là hệ của các không gian 3 chiều. Như nhiều khối rubic được xếp trong một cái hộp.
    Không gian 5 chiều là hệ của các không gian 4 chiều. Như là các cái hộp đó được xếp trong một căn phòng.
    Cứ như thế lớn dần lên...

    Trong một hệ không gian không sẽ có biên. Như các khối rubic có thể xếp trong cái hộp với số lượng bất kỳ, theo hướng bất kỳ...

    Suy ngẫm về 'nguyên lý bất định' và 'định lý bất toàn' ta sẽ hiểu được là: không chỉ thực nghiệm khó khăn do hạn chế của các phương tiện đo; mà các phát biểu khoa học - trong phạm vi khả dụng của chúng - tự chứng minh sự hạn chế của chính chúng.
  5. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Các câu hỏi của bạn rất hay. Tự hỏi và trả lời những câu hỏi đó chính là quá trình hiểu rõ thực chất vấn đề. Chính vì vậy mình chọn những câu đó để nói thêm, giúp cho trí tưởng tượng của người mới đọc. Không phải ai cũng có khả năng tự đặt câu hỏi như vậy khi mới lần đầu được nghe đến câu chuyện.

    Như bạn đã lưu ý là các quả bóng-thiên thể đều quay. Tất nhiên không bao giờ được quên đi thực tại mà ta cảm nhận, để quay về.

    Sau khi đã biết được trường hấp dẫn có thể được coi là độ cong của không gian tại một nơi tập trung mật độ vật chất nào đó thì chúng ta sẽ hiểu rằng các hành tinh đang quay xung quanh mặt trời là do một sự "rơi" vào tâm của mặt trời (trước kia được biết như là lực hấp dẫn) kết hợp với chuyển động ly tâm tạo nên các quĩ đạo hành tinh. tất nhiên cũng không nên quên răng mỗi hành tinh cũng bắt mặt trời rơi trở lại vào tâm của nó, vì độ cong không gian mà hành tinh gây ra, nhưng độ cong này rất nhỏ so với cái mà mặt trời gây ra.

    Sự cảm nhận thực tế làm chuẩn cho ta thấy mọi sự vẫn ổn thỏa trong thực tai đã biết, có vẻ không thay đổi gì ngoài cách thay cái tên trường hấp dẫn bằng độ cong không gian. Nhưng có vẻ sự hiểu biết đã sâu sắc và bao quát hơn khi thấy sự liên quan không gian, vật chất, trường hấp dẫn.

    Khi đã biết rằng không gian thực sự cong, ta hiểu rằng tia sáng mà ta thấy luôn đi thẳng tắp trong không trung, thực ra là đang đi vòng vèo, quanh co theo những cấu trúc kỳ lạ của vật chất-không-thời gian.

    Kết luận của bạn: Không gian là vật chât là đúng theo những gì đã bàn ở đây. Và theo Einstein thì cả thời gian cũng là vật chất.

    Bạn có thể viết về nguyên lý tương đương, nguyên lý bất định, định lý bất toàn... và các lý thuyêt của bạn nêu như là xoáy, hay dây gì đó... mình không hiểu gì nên không viết được.
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Không dám... Một điều hay là những người biết nhiều lại cứ luôn mồm nói rằng: tôi chẳng biết gì.

    Về thời gian thì mình đã xác nhận là có sự khác nhau trong quan niệm của mình và mọi người mà.

    Mình không đồng ý với Einstein rằng thời gian là... vật chất. Theo mình, thời gian là ý niệm về sự cảm nhận, ghi nhận, chứng kiến thế giới vật chất vận động.

    Nếu sự vận động của vũ trụ là một thể thống nhất, bao trùm thì có thể khôi phục lại khái niệm thời giai tổng thể của Newton, mà Einstein đã bác bỏ.
    Tất nhiên, đó là trên 'nền' quan niệm về thời gian của mọi người - không phải của mình.

    Cái xoáy và xoay thì là vấn đề của riêng mình. Một vấn đề đáng buồn mà mình mắc phải. Mình đang cố gắng đơn giản hóa nó nhưng chưa thành công.

    Còn mấy thứ mình viết ngoài rìa, không cần quan tâm làm gì! Tuy nhiên mình cứ nói nôm na:

    - Nguyên lý tương đương: hấp dẫn và quán tính là hai mặt của một vấn đề.
    - Nguyên lý bất định: không thể xác định cùng một lúc vị trí và vận tốc của một hạt vi mô.
    - Định lý bất toàn: tất cả các định lý, nguyên lý khoa học đều không trọn vẹn.
  7. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Khi đã hiểu biết đến mức độ nào đó thì có thể coi là của mình, theo nghĩa là có thể vận dụng, điều khiển được nó.

    mỗi người viết về cái của mình thì rất hay. cảm ơn bạn đã cho biết những suy nghĩ của riêng bạn.
  8. FirstNew

    FirstNew Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    73
    Câu hỏi của chủ topic không rõ ràng.

    Chỉ biết là Vũ Trụ gồm có 4 chiều.(3 chiều không gian và một chiều thời gian); Tuổi của Vũ trụ từ vụ nổ lớn (big bang) đến nay khoảng 13,7 tỷ năm. Đường kính của Vũ Trụ là 156 tỷ năm ánh sáng.

    Ở vĩ mô Vũ trụ bao gồm tất cả các thiên hà tức là những tập hợp của các thiên thể như sao và hành tinh v.v..., trong đó có trái đất. Ở vi mô Vũ trụ bao gồm tất cả các nguyên tử và các hạt cơ bản cấu thành nên mọi dạng tồn tại của thế giới vật chất.

    (Các khái niệm như : hạt cơ bản, thiên hà... --> google nhé!) [r2)]

Chia sẻ trang này