1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các địa điểm du lịch của Úc

Chủ đề trong 'Úc (Australia)' bởi hoankiem, 13/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoankiem

    hoankiem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2001
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    0
    Các địa điểm du lịch của Úc

    Thủ đô Canberra của Úc và những ngày hội hoa

    [​IMG]

    Canberra là Thủ Đô của Liên bang Úc, tọa lạc tại khu Đông Bắc của vùng đất mang tên là lãnh thổ Thủ Đô (Capital territory). Nằm về phía Tây Tây Nam của Sydney, cách thành phố Sydney Thủ Phủ của bang New South Wales độ 450km, nó nằm về phía Bắc thành phố Melbourne Thủ Phủ của bang Victoria và cách Melbourne dộ 550km. Nó nằm trên cả hai bờ của sông Molonglo, một phụ lưu của sông Murrumbidgee. Thoạt kỳ thủy khu đất này bị chiếm dụng bất hợp pháp bởi một nhóm chăn nuôi gia xúc và có tên là Canberry hay Canbury, nó là biến thể của một từ của Thổ dân có nghĩa là ?onơi hội họp? (meeting place) vào đầu năm 1824. Đến năm 1836 tên nó được biến thể thành Canberra. Tiếp theo sự thành lập của khối thịnh vượng chung vào năm 1899, khu vực nói trên được gồm chung trong lãnh thổ thủ đô Úc (Australian Capital Territory), một cuộc thi vẽ mẫu cho việc xây dựng và phát triển Thủ Đô Úc chính thức được công bố vào năm 1911 để chọn một kiểu mẫu cho tân Thủ Đô của liên bang Úc. Người thắng giải là một kién trúc sư Hoa Kỳ tên là Walter Burley Griffin. Công cuộc xây cất khởi sự vào năm 1913 và bị ngưng trệ vì cuộc Thế chiến thứ nhất (1914-1918). Ngày 9 tháng 5 năm 1927 một buổi lễ chính thức đánh dấu sự di chuyển Thủ Đô từ Melbourne về tân Thủ Đô là Canberra.

    Canberra trải rộng trên một bình nguyên ở chân một ngọn đồi cao 6223 feet (1900m), một trong những ngọn đồi được gọi là thuộc dãy Alps của Úc (the Australian Alps). Khu vực này có không khí ấm áp về mùa Hè, mát về mùa Đông và có ít mưa hơn những vùng cao nguyên lân cận. Thành phố phát triển khá nhanh chóng với một kế hoạch dân số sẽ đạt tới mức 500,000 dân vào năm 2000. Thực tế hiện nay dân số của Canberra chỉ độ 360,000 người. Chỉ những khu nội ô của thành phố là đã nằm trong họa đồ nguyên thủy bao gồm cả cái hồ dùng để làm đẹp cho thành phố là hồ Burley Griffin (lấy tên người vẽ kiểu của thành phố đặt cho). Các khu ngoại ô với các khu gia cư đã được thành lập như những thành phố vệ tinh của họa đồ nguyên thủy như các khu Woden, Western Creek (1962), Belconen (1966). Kế hoạch phát triển thành phố do cơ quan mang tên Ủy hội Phát triển Quốc gia(The National Development Commission) kiểm soát. Việc kiểm soát về mặt hành chính thuộc bộ Nội Vụ với sự tiếp tay của các hội đồng thành phố địa phương.

    [​IMG]
    Vì là thành phố tân lập nên đường xá rất rộng rãi và đẹp, hệ thống điện trong thành phố hoàn toàn chôn ngầm dưới đất, đến Canberra du khách không hề thấy dây điện chằng chịt trên trời như ở hầu hết các thành phố khác trên thế giới. Các bảng chỉ tên đường trong thành phố cũng được làm lớn đặc biệt và thiết trí ở tất cả mọi đầu các đường phố và ở các vị thế dễ thấy nhất. Thành phố cũng được trồng nhiều loại cây và hoa nhất là hoa anh đào nên du khách đến đây luôn cảm thấy như mình lạc vào một vườn cây và hoa thật là mát mẻ thoải mái.

    Song song với sự phát triển thành phố các kiến trúc và các cơ sở quan trong liên tiếp được thành lập và xây dựng như : Trường đại học Quốc Gia (Australian National University) (1936), Thiên văn đài Mt Stromlo và đài quan sát Siding Spring (Siding Spring Observatories), Thư viện quốc gia, nhà thờ St John the Baptist (từ 1845), sở đúc tiền Hoàng Gia (The Royal Australian Mint) (1965), viện bảo tàng chiến tranh quốc gia (The Australian National War Memorial), và Trường Đại Học kỹ thuật Canberra(The Canberra Technical College and college of Advanced Education) (1966). Trụ sở Tân Quốc Hội Úc (The new House of Parliament) được vẽ kiểu và dự trù xây cất bên cạnh hồ Giffin trên một ngọn đồi có tên là Đồi Thủ Đô (the Capital Hill) đồi này nằm đối xứng với khu thương mại chính của Canberra trên một ngọn đồi khác về phía Bắc ngang qua hồ Griffin, tòa nhà Quốc Hội mới nhìn về phía viện bảo tàng chiến tranh và nằm gần như đối xứng với viện này cũng qua hồ Griffin nhưng hơi xế về phía Đông.

    Đến đây tôi xin mở một dấu ngoặc để giới thiệu với độc gỉa về vài kiến trúc nổi tiếng nhất ở Canberra.

    Trước hết là tòa nhà Quốc Hội cũ, đây là toà nhà được ?otạm? sử dụng làm trụ sở cho Quốc Hội Úc nhưng điều đáng nói là nó đã ?otạm? xài đến hơn ba chục năm cho đến khi tòa nhà Quốc Hội mới khánh thành vào đầu thập niên 60 thì nó được biến thành một bảo tàng viện của Quốc Hội Úc, một điểm hấp dẫn du khách khắp nơi đến tham quan sinh hoạt chính trị của Úc đã diễn ra trong nhiều thập niên ở tòa nhà này. Tòa nhà hiện giữ nguyên mầu trắng nguyên thủy, nếu du khách đi dọc hành lang của tòa nhà sẽ thấy dấu vết của những vị cựu Thủ Tướng Úc như các ông Curtin, Chifley, Menzies, Whitlam, Fraser và Hawke, tại tòa nhà này du khách cũng có cơ hội tham quan một số những họa phẩm và những tài liệu lịch sử liên quan đến việc thành lập Liên Bang Úc hiện trưng bày tại tòa nhà này. Trong tòa nhà này có hai phòng họp một mầu xanh dành cho viện dân biểu tức là hạ nghị viện, nơi đây trước đây thường diễn ra những phiên họp thường lệ và bất thường của cơ quan quyền lực cao nhất nước Úc. Phòng họp được thiết trí theo hình vòng cung bao quanh một bàn dài lớn nằm ở giữa tận cùng một đầu bàn là chỗ ngồi của vị Chủ Tịch Quốc Hội nhưng ở Úc gọi là vị ?oxướng ngôn? (Speaker). Hai bên chiếc bàn dài mỗi bên có một ghế bành lớn, bên phải vị Chủ Tịch quốc Hội dành cho Thủ Tướng Úc, bên trái dành cho vị Thủ Lãnh phe đối lập. Trên mặt bàn là những chồng sát bao gồm cả cuốn Hiến Pháp và những luật căn bản của Úc, nhất là luật dành cho sinh hoạt của Quốc Hội. Cuối chiếc bàn dài là một bàn nhỏ nằm ngang, nơi đây là chỗ dành riêng cho những người thư ký có nhiệm vụ ghi chép và thâu băng toàn bộ những lời thảo luận và phát biểu của mọi dân biểu trong các phiên họp. Bao quanh chiếc bàn dài là những ghế bành dành cho phía bên phải là các thành viên của Chính Phủ và phía bên trái là phe đối lập còn được gọi là Chính Phủ trong bóng tối (The Shadow Government). Nếu bên Chính Phủ có chức Bộ Trưởng nào thì bên đối lập cũng có các chức tương tự nhưng thêm vào chữ Shadow ở trước. Thí dụ Treasurer (Tổng Trưởng Kinh Tế, xin đừng hiểu chữ Treasurer dịch thành Tổng Giám Đốc Ngân Khố, ở Úc người ta hiểu chức Treasurer là Tổng trưởng Kinh Tế, ông này là nhân vật quyền lực số hai trong Chính Phủ, chứ không phải ông Phó Thủ Tướng, cũng không phải ông Tổng Trưởng Ngoại Giao như ở Mỹ, ông Treasurer luôn luôn là phó lãnh tụ cũa đảng cầm quyền, người sẽ thay thế vị Thủ Tướng đương nhiệm nếu Thủ Tướng từ chức vì lý do nào đó) thì phe đối lập có vị phó lãnh tụ làm Shadow Treasurer. Đằng sau các hàng ghế này là các hàng ghế dành cho các dân biểu được gọi là các dân biểu hàng ghế sau (The back bench members of parliament). Tưởng cũng cần nói thêm là các dân biểu Úc được bầu lên đại diện cho từng khu vực bầu cử căn cứ theo dân số, các khu vực bầu cử này thường được thay đôi cho thích hợp với số lượng dân cư ngụ trong vùng, đây là một lợi khí vô cùng quan trọng cho phe cầm quyền khi thấy khu vực bầu cử nào cử tri qúa thiên về phe đối lập thì trước ngày bầu cử chính phủ thường tìm cách cắt xén thay đổi sao cho cái ưu thế của phe đối lập bị giảm đi khiến ?ophe ta? có nhiều hy vọng hơn trong cuộc bầu cử sắp tới.
    [​IMG]
    Phòng họp thứ hai bố trí cũng tương tự như phòng nói trên nhưng tất cả các ghế và thảm trải đều mầu đỏ dành cho Thượng viện Úc. Cả hai viện này họp lại thành Quốc Hội Úc và là cơ quan quyết định mọi đường lối chính sách của nước Úc.

    Phía sau nữa và trên cao là khu vực dành cho công chúng hoặc các nhân viên truyền thông đến tham dự các phiên họp của quốc hội và làm phóng sự. Kiến trúc thứ hai nếu ai đến Canberra nhất định phải đi thăm chính là tòa nhà tân quốc hội Úc. Đây là một kiến trúc tân kỳ, rất tráng lệ, nằm trên ngọn đồi mang tên là ?ođồi Thủ Đô?, vào lúc xây cất tòa nhà người ta đã dùng xe tải vận chuyển gần như toàn bộ đất đá trên phần cao nhất của qủa đồi nơi xây cất tòa nhà đi chỗ khác, tổng số đất đá lên đến hơn hai triệu tấn đất đá đã được tạm di chuyển ra xa để xây phần căn bản của tòa nhà, sau khi hoàn tất, tất cả khối đất đá đã tạm di chuyển đi lúc trước được vận chuyển trở lại đổ vào vị trí cũ làm cho ngọn đồi giữ nguyên được độ cao cũ với mái của tòa nhà chính là đỉnh cao nhất của ngọn đôi cũ. Tòa nhà được xây cất như hai chiếc boomerang đặt cho phần cong đối diện nhau làm thành gần giống như chữ X. hai hành lang dài chạy đối diện nhau theo hai hưóng Đông Tây, mỗi hành lang dài khoảng 360 mét. Hai phòng họp của Hạ Viện và Thượng Viện được bố trí nằm hai bên phía của toà nhà và giữ y mầu sắc như ở toà nhà quốc hội cũ, có điều vì tòa nhà này mới xây nên các trang thiết bị là loại tối tân nhất hiện nay, như hệ thống thu hình và thu thanh là loại tối tân nhất không những ở Úc mà là cả trên thế giới. Tòa nhà được vẽ kiểu và xây cất sao cho có nhiều ánh sáng nhất lọt vào các phòng trong tòa nhà nhất là phòng họp của hai viện. Ở giữa tòa nhà có một đại sảnh, trong đó có một bức thêu theo mẫu của một bức tranh vẽ về những loại cây tiêu biểu của lục địa Úc châu, bức thêu này có bề rộng 20 mét và bề cao khoảng 8 mét bao phủ toàn bộ một phía tường của đại sảnh. Dọc hành lang của toà nhà, du khách có thể được xem các bức họa chân dung các vị Thủ Tướng Úc từ vị đầu tiên là ông Barton đên vị tiền nhiệm của ông John Howard (vị đương nhiệm) là ông Paul Keating. Từ trong tòa nhà nhìn qua cửa kính du khách có thể thấy một hoa viên trồng rất nhiều hoa anh đào. Ngoài ra toàn bộ các cột và các cầu thang trong toàn nhà đều làm bằng đá cẩm thạch trắng có vân rất đẹp. Phí tổn xây cất tòa nhà này vào thời xây nó lên đến gần 2 Tỷ Dollars (lúc đó tiền Úc lớn gấp rưỡi tiền Mỹ). Tòa nhà Quốa Hội Úc mở cửa cho công chúng vào thăm mỗi ngày từ ( giờ sáng đến 4 giờ chiều, các tour thăm viếng cũng bắt đầu từ 9 gìơ sáng và cứ mỗi 30 phút lại có một tour mới có hướng dẫn viên của tòa nhà vừa hướng dẫn các du khách vừa giải thích cho du khách nghe về thủ tục họp hành và biểu quyết của các dân biểu, nghị sĩ cũng như các thủ tục khác của sinh hoạt của Quốc Hội Úc.

    Trong thời gian thăm viếng tòa nhà này nếu du khách muon có thể giải khát hoặc ăn thức ăn nhẹ tại Queen''''s Terrace Café ở lầu một của tòa nhà. Từ chỗ ngồi giải khát du khách có thể quan sát hoa viên với nhiều loại hoa qúy và cây qúy trong hoa viên của tòa nhà.

    Kiến trúc thứ ba mà du khách đến Canberra không thể bỏ qua là Viện bảo tàng chiến tranh, đây là tòa nhà nằm đối xứng với Quốc Hội mới qua hồ Griffin, tòa nhà này về hình thù nó gần giống hệt các đài kỷ niệm chiến tranh xây cất ở các thành phố như Sydney hay Melbourne, nhưng lớn hơn, có điều đặc biệt là khi du khách vào trong tòa nhà sẽ được xem tất cả các trận chiến có quân Úc tham gia được thiết trí lại với các hình ảnh rất đầy đủ và đặc biệt là một sa bàn rất chi tiết của các trận đánh với mô hình các chiến sĩ Úc và vũ khí của họ thu nhỏ lại nhưng như thật. Ngoài ra du khách cũng còn có dịp thấy cả những hiện vật thu thập tại chính những nơi quân Úc dã từng tham chiến, du khách Việt Nam sẽ thấy cả một cột cây số có ghi Vũng Tàu 104 km xa Saigon và cả tượng mẫu của vài cán binh ********* trong quân phục mầu đen và cầm súng AK47 lớn như người thật. Cũng tại đây du khách sẽ thấy tất cả những tiến bộ của ngành không lực Úc và Hải quân Úc và ngay cả chiếc tầu ngầm bỏ túi mà hồi Thế chiến Thứ Hai quân Nhật đã dùng để tấn công tàu Úc và đồng minh trong cảng Sydney mới được vớt lên và dem về trưng bày ở đây.

    Tòa nhà thứ tư mà du khách không thể bỏ qua là viện bảo tàng quốc gia Úc, tòa nhà này mới hoàn tất năm 2001, là một kiến trúc tân kỳ rất đẹp ngay ngoài sân là hình ảnh của nước Úc với những chi tiết đặc thù nhất như lục địa Úc khô cằn, các giống cây tiêu biểu mọc trên lục địa này hay những vùng núi non và sông hồ ở Úc đều có thể nhìn thấy và dễ dàng nhận ra từ một hành lang ở tầng trên của tòa nhà hay đứng ngay trên sân cũng vậy. Trong tòa nhà này du khách sẽ được tham quan toàn bộ lịch sử sự hình thành của nước Úc và sự xuất hiện của các sắc dân đã tạo nên nước Úc đa văn hóa, đa chủng hiện nay. Một mẫu y phục của một phụ nữ Việt Nam đầu tiên trong số các thuyền nhân Việt Nam đến bờ biển Darwin thành phố ở cực Bắc nước Úc cũng trưng bày ở đây cùng vài biện vật lấy ở chiếc thuyền đầu tiên chở người tỵ nạn Việt Nam đến Úc cập bờ biển này hồi năm 1976.

    Ngoài các kiến trúc nói trên còn rất nhiều kiến trúc khác rất đáng thăm viếng như Thư Viện Quốc Gia, Tối Cao Pháp Viện, Viện Bảo tàng không gian Úc, Trung tâm nghệ thuật Gorman (Gorman House Arts Centre), viện bảo tàng hỏa xa Canberra (Canberra Railway Museum), thành phố tí hon nơi tất cả nhà cửa, xe lửa, cầu cống được thu nhỏ như đồ chơi con nít nhưng đầy dủ như thật và có các chuyển động như thật v..v.. đều rất hấp dẫn du khách khắp nơi đến thăm Canberra.

    Khi bài viết này xuất hiện dưới mắt qúy độc gỉa thì đây đúng là thời gian ở Canberra đang mở hội hoa (hai tuần đầu của tháng mười dương lịch). Chung quanh khu hồ Griffin là khu trồng hoa, ở đây người ta trồng khoảng trên nửa triệu cây hoa Tulip, hoa Daffodil và nhiều giống hoa khác. Thời gian từ trung tuần tháng 9 dương lịch cho đến trung tuần tháng 10 dương lịch là thời gian Canberra mở hội hoa, qúy vị thử tưởng tượng xem một thảm hoa đủ màu trên một diện tích khoảng 25,000 thước vuông (khoảng 230,000sf) với hơn nửa triệu cây hoa các loại với đủ mầu sắc thắm tươi khoe sắc dưới ánh nắng dịu của mùa Xuân ở Canberra và trong thời tiết mát mẻ với nhiệt độ trung bình trong ngày vào khoảng 20 đến 25 độ bách phân (tức là từ 64 đến 69 độ F) và không có mưa thì liệu qúy vị có muốn tham quan một lần cái cảnh thần tiên đó trong đời hay không? Đặc biệt trong những ngày hội hoa đó du khách đến ngoạn cảnh xem hoa không phải trả bất cứ một phí khoản nào cho chuyện đi ngắm hoa hết. Chỉ khi nào vào thăm một số các kiến trúc đặc biệt của Canberra thì phải trả một lệ phí rất nhỏ. Thường các du khách đi theo tours khởi hành từ Sydney hay Melbourne đến Canberra và đi về trong ngày có thể thăm được ít nhất từ 4 đến 8 nơi quan trong nhất, tiền lệ phí vào thăm và cả tiền xe và hướng dẫn viên đi về vào khoảng $A100 tức là khoảng $US60, như vậy tôi nghĩ với lệ phí đó không phải là qúa lớn cho bất cứ du khách từ đâu đến Úc khiến ai cũng có thể viếng Canberra và tìm hiểu về Thủ Đô của quốc gia lớn nhất châu đại dương này vậy.

    Thanh Văn


    Được hoankiem sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 14/09/2003
  2. hoankiem

    hoankiem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2001
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    0
    Đi Xem Hội Hoa Tulip Ở Bowral
    [​IMG]
    Hội hoa Tulip ở Bowral, tiếng Úc gọi là Bowral Tulip Time, là hơn hai tuần hội hè tại thành phố Bowral thuộc vùng cao nguyên miền Nam Tiểu bang New South Wales của Úc, Những ngày hội này phát sinh từ năm 1958, khi một số cư dân địa phương họp nhau lại muốn làm quảng cáo cho thành phố Bowral. Hội hoa cùng những hội hè khác được đặt ra từ gần nửa thế kỷ nay, cư dân địa phương đã lợi dụng các cơ hội này, gây sự chú ý của các cộng đồng địa phương và các du khách và nhất là tạo không khí vui sống cho cuộc đời của chính họ.
    Nhiều hội hè đã được đặt ra nhưng qua thử thách của thời gian, chỉ có hội hoa là tồn tại và nay phát triển thành một trong những lễ hội truyền thống của không những thành phố Bowral mà còn là một lễ hội đặc thù của Tiểu bang. Năm nay là năm thứ 41 của hội hoa Bowral, một trong những ngày hội lớn nhất của Úc. Trước khi mời qúy vị đi thăm hội hoa với những chi tiết của nó thiết tưởng cần giới thiệu qua về sự hình thành của vùng đất này.
    Bowral là một thành phố nằm trong vùng cao nguyên ở miền Nam của Tiểu bang NSW. Vùng này nguyên thủy là đất của bộ lạc Gundungurra, nó là một vùng đất bao quanh bởi các thành phố: Picton ở phía Bắc, Bundanoon ở phía Nam, Canyonleigh ở phía Tây và Robertson ở phía Đông. Vùng đất này được biết tới là cao nguyên miền Nam (Southern Highland) kể từ khi có người Tây phương đến định cư từ thập niên 1820 trở đi. Thoạt kỳ thủy vùng này phát triển về nông nghiệp với đầu tầu là thành phố Moss Vale từ 1860, nó dần dần phát triển thành nơi cư ngụ ưa thích của những người giàu có và danh tiếng của Sydney về cư ngụ mùa hè ở đây vì lý do khí hậu ở đây về mùa hè thật là mát mẻ như Đàlạt của Việt Nam vậy.
    Các lâu đài, các vườn cây trái, các hoa viên với đủ loại cây, hoa, cỏ du nhập dần dần vào song song với việc đất được khai hoang và thuần hóa, đến khi toàn vùng cao nguyên này mang hình ảnh của Âu Châu với các cánh đồng cỏ và hàng đàn gia súc với đủ loại nông sản và trái cây như của Âu Châu nhưng trồng tại đây. Khi thành phố Mittagong, một điểm tựa căn bản dọc theo Hume Highway nối liền Melbourne Thủ Phủ của Bang Victoria và Sydney Thủ Phủ của Bang NSW, phát triển thành một khu kỹ nghệ với các khu chuyên về sắt thép ở Fitzroy (nơi nay cũng rất nổi tiếng với một ngọn thác mang cùng tên Fitzroy) thì Bowral trở thành trung tâm thương mại và xã hội của cả vùng cao nguyên, trong khi đó Moss Vale trở thành trung tâm hành chánh của vùng cao nguyên miền Nam này.
    Hiện nay vùng cao nguyên miền Nam này được hiểu là vùng nông nghiệp với các kỹ nghệ phát đạt của ngành khai thác khoai tây, thịt bò và rượu vang sản xuất ở vùng có khí hậu mát. Thị trấn Moss Vale hiện vẫn là trung tâm hành chánh của toàn vùng và ngày càng trở nên danh tiếng hơn từ khi trường Đại Học Wollongong mở thêm chi nhánh ở đây. Về hội hoa ở Bowral như trên đã trình bày ở trên nó khởi sự từ 1958 do sự đóng góp của hội đồng thành phố, các hội đoàn thể thao địa phương, các hội đoàn văn hóa, nhà thờ và cả của các đại diện cộng đồng và các vị dân cử.
    Trong suốt những tuần lễ của hội hoa cái ?ođinh? của lễ hội là cuộc thi hoa và đánh gía trình bày vườn hoa (flowers and landscape of the garden competition), các buổi diễn hành, các buổi trình diễn âm nhạc, trình diễn kịch dân gian (street drama) và dạ hội của Thị Trưởng thành phố Bowral. Điểm làm cho hội hoa này khác hội hoa ở các nơi khác là tại công viên chính của thành phố ngay trung tâm thành phố là vườn hoa Corbett (Corbett garden), người ta trồng khoảng 15,000 hoa Tulip đủ màu dọc theo lối đi của hoa viên. Cuộc thi hoa viên cũng chính thức công bố kết của tại đây. Khởi đầu với một số hoa trồng tương đối nhỏ và số những ?onhà vườn? ít ỏi tham dự thì nay có tới 79 hoa viên của tư nhân tham dự cuộc thi. Năm 1961 Phù Luân Hội (Rotary Club) Bowral đỡ đầu một dự án làm đẹp cho thành phố Bowral đã trao tặng cho hội đồng thành phố nhiều ngàn củ giống hoa Tulip để trồng tại hoa viên Corbett. Cũng chính từ năm đó tên chính thức của ngày hội hoa được đổi thành Bowral Tulip Time. Từ đó hàng năm hội hoa được mở ra vào mùa Xuân (giữa tháng 9 và tháng 10). Tại trung tâm của sự trình bày không những chi có hoa Tulip mà còn có nhiều loại hoa khác mà chỉ xuất hiện ở những vùng khí hậu mát mẻ như ở đây, vùng cao nguyên này, điều mà cư dân cư ngụ ở những vùng có khí hậu ấm áp hơn không thể có được, chỉ có đến đây mới được thấy.
    Riêng về công viên Corbett đến đây không phải người thưởng ngoạn chỉ được ngắm hoa tươi đua sắc đủ loại mà còn được ngắm nhìn sự trình bày hoa viên (Gardening and landscaping) là khía cạnh mà ngay từ năm đầu của Thế kỷ mới này đã được khuyến khích để tạo sự hòa hợp với thiên nhiên. Hoa viên Corbett được vẽ kiểu (design) bởi Chris và Charlotte Webb, năm nay được trồng khoảng 100,000 cây hoa Tulip đủ mầu như Trắng, đỏ thẫm, đỏ hồng, phớt hồng, tím, vàng hay có hai mầu trên cùng cánh hoa như mầu nâu và hồng hoặc trắng và đỏ; cùng 25,000 loại hoa thường lệ hàng năm. Năm nay hoa được trồng như những phím đàn piano, hay những sợi dây đàn, mỗi sợi một màu hoặc sự sắp xếp như một dàn nhạc đại hòa tấu.
    Cuộc thi hoa năm nay không những chỉ gồm cách trồng, những loại hoa, trình bày hoa viên của người địa phương mà còn là của cả Tiểu bang và của toàn quốc. Giải thưởng của cuộc thi tuy rất tượng trưng vì chỉ có một văn bằng để sẵn trong khung kính và $A300 cho những giải về đầu nhưng nó có gía trị tinh thần rất cao khiến các nhà trồng hoa và các chủ vườn đã gia công sáng tạo và chăm sóc để mong đoạt giải trong các kỳ thi hoa hàng năm tại hội hoa này. Năm nay ngoài 5 gỉai đầu các vườn hoa tư nhân tham dự giải còn một số được trao giải khuyến khích.
    Chương trình chính thức của hội hoa năm nay bắt đàu từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 7 tháng 10 năm 2002. Hoa viên Corbett mở cửa cho công chúng vào tham quan từ 9 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều mỗi ngày. Giá vô cửa là $5 gía này giảm cho hưu viên còn $4 và cho những toán thăm viếng đi đông người được hưởng giá đặc biệt.
    Năm nay có nhiều cuộc diễn hành dọc theo đại lộ Bong Bong, đường phố chính của thành phố như vào ngày thứ Bảy 21 tháng 9 có cuộc diễn hành của các ban nhạc của đội xe cứu thương và của trường nữ Trung Học Burwood ở Sydney. Ban nhạc hòa tấu của đội xe cứu thương ở ngay trong hoa viên Corbett.
    Ngày Chủ Nhật 22 tháng 9 có ban hòa tấu của South Side Swing Band cũng tại hoa viên Corbett.
    Thú Bảy 28 tháng 9 trình diễn hòa tấu nhạc Jazz tại Bowral Memorial Hall tại Bendooley Street, Bowral.
    Chủ Nhật 29 tháng 9 hoà tấu nhạc taị Corbett Garden do ban nhac của Hõa Xa Tiểu bang.
    Chủ nhật 6 tháng 10 hoà tấu cũng ở Corbett Garden của ban nhạc của cộng đồng thành phố Bankstown phụ trách.
    Ngoài những chương trình trình diễn trên trong thời gian lễ hội, còn có các cuộc triển lãm hội họa và thủ công nghệ tại các của hàng của tư nhân trong thành phố và cả sự thi đua trang trí các cửa kính của cửa tiệm (windows display) do phòng thương mại địa phương chấm giải.
    Viện bảo tàng Badman cũng mở cửa cho công chúng vào coi trong thời gian lễ hội.
    Một sắc thái đặc thù của hội hoa của Bowral là cuộc thi các vườn hoa tư nhân như đã đề cập ở phần trên, các chủ vườn hoa tư nhân này sau khi được chấm giải nhiều vườn cũng được mở cửa cho du khách thập phương vào tham quan với một lệ phí vào coi rất nhỏ thường là vài dollars mà thôi số thu này toàn bộ được trao tặng cho các hội từ thiện địa phương. Trong suốt 40 năm đã qua hàng năm tuy số thu vào xem các vườn của tư nhân rất khiêm nhượng nhưng năm nào các hội từ thiện ở đây cũng được tài trợ một ngân khoản lên đến hàng triệu dollars, điều đó cho ta thấy số du khách và khách xem hoa hàng năm đến thành phố này dự lễ hội hoa nhiều như thế nào.
    Riêng cá nhân người viết bài này thì lần này là lần thứ hai đi tham dự hội hoa ở Bowral, lần trước cách nay đã cả hơn 10 năm và lần đó tôi đã lái xe đưa cả gia đình đi xem hoa, lần này vì đã về hưu nên chúng tôi dùng phương tiện chuyên chở công cộng để đi xem hội hoa. Từ thành phố chúng tôi cư ngụ chúng tôi dùng xe lửa đến Bowral tốn mỗi người $2.20.
    Từ thành phố mà chúng tôi cư ngụ chúng tôi theo tuyến đường mang tên East Hill Line, xe lửa (chạy bằng điện) đưa chúng tôi qua các thành phố Beverly Hills, Narwee, Riverwood, Padstow, Reversby, Panania, East Hill, Holswothy, Glenfield, Macquarie Field, Ingleburn, Minto, Leumeh rồi Cambelltown là thành phố lớn nhất thuộc vùng Surburban of Sydney rồi đến Macathur, thành phố này có Campus mang cùng tên của trường Đại Học Western of Sydney (WUS). Tại đây chúng tôi phải chờ 20 phút và đổi sang tàu đi vùng Country tức là vùng cao nguyên miền Nam, tàu đi vùng cao nguyên không nhiều toa như tàu chạy trong vùng Surburban của Sydney mà chỉ có hai toa nhưng trên tàu có phòng vệ sinh như trên máy bay, nhưng lớn gấp 4 lần các phòng vệ sinh trên máy bay, chỗ ngồi trong toa cũng tiện nghi và êm ái hơn tàu Surburban. Tàu chạy thêm hơn một giờ nữa vượt qua các thành phố Menangle Park, Menangle, Douglas Park, Picton, Tahmoor, Bargo, Yerimbool, Mittagong, tàu cũng chạy qua ba đường hầm và với tốc độ tôi đoán chừng 100km/giờ đoạn đường hầm ngắn nhất tàu mất đúng 10 giây và đoạn dài nhất tốn nửa phút để vượt qua. Khi tàu đổ chung tôi xuống ga Bowral thì trời cũng đã gần trưa, lúc đó đã 11 giờ sáng, nắng ấm chan hòa trong không khí hơi lạnh gây gây, hôm nay nhiệt độ ngoài trời tại vùng cao nguyên này tối đa theo cơ quan thủy văn tiên đoán từ ngày hôm qua thì chỉ có 15 độ bách phân tức là khoảng 60 độ F, nhưng giờ chúng tôi xuống ga Bowral vì trời nắng có lẽ nhiệt độ ấm hơn chắc phải đến 18 độ C, tức là phải 66 độ F. Từ ga Bowral chúng tôi thả bộ đến công viên Corbett mất chừng 10 phút, trả tiền vào cửa được giảm gía, $4.00 mỗi người, sau khi xem chán vườn hoa này, năm nay các vườn tư nhân có tới 22 vườn mở cửa cho công chúng vào xem, ngay ngoài cửa vườn Corbett xe bus của hội đồng thành phố Bowral sắp xếp sẵn đậu ngay ngoài, sẵn sàng chở công chúng đi tham quan một vòng các vườn của tư nhân trong thời gian khoảng 1 giờ 30 phút một chuyến, gía cước phí là $4.00, khách sau khi mua vé có thể lên xuống xe bao nhiêu lần tùy thích chừng nào chán thì thôi. Xe bus sau khi chở đi tham quan các vườn tư nhân sẽ đem về trở lại cửa vườn Corbett để du khách có thể dễ dàng lội bộ trở ra ga xe lửa. Tóm lại là mỗi người chúng tôi tốn hết đúng $16.20 (gồm tiền xe lửa khứ hồi $2.20 + tiền vào cửa $4.00 + $4.00 tiền xebus +$6.00 tiền vào của 3 vườn hoa tư nhân mà chúng tôi chọn tham quan) cho chuyến đi xem hội hoa suốt ngày này. Tất nhiên ăn uống không tính vào phí tổn này. Nếu là người không phải hưu viên như chúng tôi thì cái vé xe lửa đi về sẽ là $15.80 và vé vào cửa vườn Corbett là $5.00 và vé xe bus thì cùng gía là $4.00 và khi vào các vườn tư nhân phải trả $2 cho vườn nào muốn vào xem. Tựu trung cho một cuộc xem hoa như thế thì cũng còn là qúa rẻ bởi mỗi năm chỉ có một lần được xem cho mãn nhãn hàng trăm ngàn thứ hoa đủ màu đủ loại đủ cách trang trí mà tốn kém xem ra chỉ vài chục dollars thì thiết tưởng vị nào thích hoa chả thể nào bỏ qua cơ hội hiếm có này nếu hiện diện vào dịp đầu Xuân ở xứ DownUnder này vậy.
    Thanh Văn
    Được hoankiem sửa chữa / chuyển vào 00:30 ngày 14/09/2003
  3. hoankiem

    hoankiem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2001
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    0
    Sydney Harbour Bridge
    [​IMG]
    Cầu Sydney Harbour bắc ngang vịnh Sydney vốn là chỉ dấu nổi bật nhất và quen thuộc nhất của thành phố Sydney cho dến khi tòa nhà Opera House khánh thành vào tháng 10 năm 1973.
    Cây cầu Sydney nằm rất gần tòa nhà Opera House, nó dài tổng cộng 3,770 feet (1,150 m), bắc ngang vịnh Sydney, nó có tên do người địa phương gọi một cách thân thương là ?ocái mắc áo? (the Coathanger) mang trong cách gọi đầy đủ cả sự vững mạnh và sự diễm lệ của nó.
    Cầu Sydney Harbour được vẽ kiểu bởi Kỹ sư Hỏa xa John Job Crew Bradfield, ông Bradfield sinh trưởng ở thành phố Sandgate Tiểu bang Queensland, phía bắc của tiểu bang New South Wales. Thời điểm vĩ đại nhất đánh dấu cuộc đời ông là vào ngày 19 tháng Ba năm 1932, khi cây cầu chính thức được khánh thành và mở cho công chúng qua lại. Tính đến ngày bài viết này xuất hiện thì cây cầu đã vào tuổi ?ocổ lai hy?. Con đường chạy qua cầu có 7 lanes cho xe hơi và bốn đường cho xe lửa. 7 lanes cho xe hơi có thể thay dổi số lane mở cho mỗi chiều thông xe tùy theo giờ nào nhiều xe từ phía nào qua để diều hòa nhịp độ xe cộ qua cầu. Con đường này để vinh danh người đã có công vẽ kiểu cây cầu đã được mang tên là Bradfield Highway. Công tác kiến trúc cây cầu do đại tổ hợp British firm of Dorman Long thực hiện. Công ty này có lúc đã nhận là người vẽ kiểu cây cầu.
    Cây cầu được thực hiện do nhu cầu băng ngang vịnh Sydney của dân chúng hai bên bờ Vịnh mà trước đó chỉ có thể qua lại bằng phương tiện dùng phà nối liền hai bờ vịnh. Gần đây với nhu cầu vận chuyển và số lượng xe cộ gia tăng qúa nhiều Chính Phủ Úc đã phải làm thêm đường hầm dưới lòng biển xuyên qua đáy vịnh Sydney, bắc thêm các cầu khác ở các vùng lân cận cũng ngang qua vịnh Sydney như các cầu Gladesville và cầu Anzac để giảm bớt nạn kẹt xe qua cầu Sydney nhất là vào các giờ cao điểm.
    [​IMG]
    Để qúy vị có thể hiểu rõ hơn về công tác xây dựng cây cầu nổi tiếng này đã tiến hành khó khăn và công phu như thế nào thiết tưởng xin mời qúy vị theo dõi dưới đây phần lược trình về lược sử và các giai đoạn tiến triển trong việc xây dựng những cây cầu của loài người.
    Cầu là một phương tiện dùng để vượt qua một trở ngại thiên nhiên trên lộ trình mà người ta di chuyển, nó có thể là một con rạch, con sông, một vịnh biển hay một hẻm núi hoặc nối liền hai hòn đảo gần nhau v..v..Sự hình thành của cây cầu đã thay đổi theo thời gian và tiến hóa của loài người cũng như sự cải tiến về mặt kỹ thuật mà loài người đạt được cũng như việc tìm ra và biết sử dụng những loại vật liệu ngày càng tốt và bền vững hơn trong công tác kiến trúc cầu (như việc sử dụng những dầm sắt thép, vòm cong của nhịp cầu, dây cáp treo cầu và cả những phối hợp của các phát minh trên). Qua việc cải thiện các nguyên liệu dùng xây cất cầu, phương pháp tính toán và kỹ thuật xây dựng và nhất là thời gian, người ta đã chia lịch sử của cầu ra ba giai đoạn chính như dưới đây :
    1/ Những cây cầu tiên khởi được xây dựng: Gồm cầu thô sơ, cầu La mã, cầu xây dựng ở Á Châu và cầu xây dựng trong và sau thời phục hưng.
    2/ Sự phát triển của những cầu tân tiến : Như cầu làm bằng gỗ, bằng sắt, cầu treo cầu xây dựng với chân cầu dùng phương pháp khí ép để xây móng, cầu bằng thép, cầu được tăng cường với béton cốt thép, cầu có nhịp giữa di chuyển được, cầu với nhịp dài của thế kỷ 20.
    3/ Thời kỳ phát triển của ngành kỹ thuật xây dựng cầu ngày nay với vật liệu xây cất ngày càng được cải thiện, người ta đã xây dựng được những cầu tốt hơn xưa nên đã nghĩ tới cả vấn đề an toàn và dự liệu được cả những gì cần có để ứng phó với chuyện sẽ xẩy ra trong tương lai.
    Về những cây cầu tiên khởi được xây dựng thì phần lớn dựa vào thiên nhiên và rất là đa dạng có thể chỉ là một tảng đá bằng phẳng được người ta gác ngang con rạch để dễ dàng qua lại hoặc chỉ là một thân cây bắc ngang lạch nước hay treo trên hai trụ ở hai bên bờ lạch nước. Ở vào giai đoạn này người ta lại phân chia ra ba loại cầu : Cầu có trụ đóng xuống lòng sông rạch, cầu có dáng hình vòng cung (arch) và cầu treo. Những cầu trong giai đoạn này dù là cầu có trụ hay vòng cung hoặc treo cũng còn là đơn giản vì chỉ có một ?onhịp? duy nhất. Sau này với đà tiến bộ loài người đã biết nối liền những nhịp ?ođơn giản? nói trên làm thành những cây cầu dài hơn. Những cây cầu thô sơ nổi tiếng trên thế giới phải kể đến như cầu ở Dartmoor thuộc vùng Devon bên Anh quốc, nó là một khối đá granite không hề được đẽo gọt gì hết nhưng khá bằng phẳng rộng 6 feet (2m) dài 15 feet (5m) bắc ngang nhánh phía Đông của sông Dart (East Dart river). Ở phía Đông Nam vùng Cornwall cũng thuộc Anh thì vì có nhiều cây cối, cầu thô sơ xuất hiện bằng ba thân cây ghép song song với tên gọi theo tiếng cổ Anglo-saxon là ?oClam? và ?oClapper? chỉ loại bằng đá nói trên. Ở Ai cập, ở vùng Babylon (một đô thị cổ nổi tiếng của vùng mesopotamie nay thuộc Iraq), ở Trung Hoa. Biến thể của cầu bằng cây nhưng thả nổi trên mặt nước gọi là cầu nổi; trong lịch sử, nổi tiếng nhất là cây cầu nổi do vua Xerxes của Ba Tư (king of Persia) bắc qua sông Hellespont ở vùng Abydos vào năm 481 trước Thiên Chúa (481BC), được ghép bằng ít nhất 674 chiếc thuyền cột chặt vào nhau bằng dây thừng và neo cứng xuống lòng sông dùng cho quân đội Ba Tư trong cuộc xâm lăng Âu Châu vào thời đó. Tại Việt Nam vào thế kỷ thứ 18 một cây cầu nổi cũng được đề cập đến trong lịch sử là cây cầu do tướng nhà Thanh Tôn Sĩ Nghị bắc trên sông Nhĩ Hà cho lính của y qua lại, rồi cũng chính trên cây cầu này khi bị vua Quang Trung đuổi đánh, quân Thanh đã chen lấn nhau chạy qua cầu, đạp lên nhau khiến cầu đứt, rớt xuống sông chết hàng vạn tên, xác nổi lên chật cả lòng sông.
    Về thời đại cầu La Mã phát minh lớn nhất có lẽ là phát minh của người La Mã về chất cement thiên nhiên chế tạo bằng đất xét mịn tìm thấy ở những miệng núi lửa cũ trộn với vôi gọi là ?ocofferdam?. Người La Mã xưa đã biết dùng kỹ thuật dùng cây đóng xuống lòng sông bao quanh theo cở chân của cây câu rồi đổ hợp chất cofferdam nói trên trộn với đá vụn thành một loại ?ocroncrete? xuống để ?ođúc? chân móng cầu. Một cây cầu hiện nay còn và khá nổi tiếng là cầu The SantõAnglo ở La Mã (SantõAnglo Bridge at Rome) là cây cầu xây dựng trên móng bằng cofferdam bắc qua sông Tiber đã từ 1800 năm về trước. Một cây cầu khác cũng nổi tiếng là cây cầu mang tên cầu Trajan để vinh danh Hoàng đế Trajan do Apollodorus xây cất ở Damacus bắc ngang sông Danube vào khoảng các năm 104-105 trước công nguyên (AD), đó là cây cầu làm bằng gỗ bắc trên chân móng bằng đá và là cây cầu duy nhất thuộc loại này còn tồn tại đến ngày nay.
    Cầu xây dựng ở Á Châu nổi tiếng là cây cầu bắc ngang sông Jhelum ở Srĩnagar, thủ phủ của vùng Kashmir thuộc Ấn Độ. Người xưa ở đây đã ?oxây? móng cầu bằng cách chất đá lên những chiếc thuyền chở ra đúng vị trí dịnh làm chân cầu rồi đánh đắm thuyền, chiếc nọ kế chiếc kia, chiếc sau chồng chất lên chiếc trước cho đến khi lớp đá dủ cao đến mức có thể dựng những trụ cây làm chân cầu. Tại Trung Hoa cây cầu đá bắc qua sông Long (dragon river) ở Phúc Lâm (Poh Lam) thuộc tỉnh Phúc Kiến (fukien Province)là cây cầu dài 1000feet (335m)gồm nhiều nhịp, mỗi nhịp cầu dài đến 70 feet (21m) làm bằng ba tảng đá khổng lồ hai trong ba tảng này một đầu tựa trên chân cầu ở mỗi đầu, trong khi tảng thứ ba gối đầu lên hai tảng kia để nối liền khoảng trống giữa hai tảng đó. Điều làm cho người ta thắc mắc là các tảng đá dùng xây cầu rất lớn nặng không dưới 200 tấn mỗi tảng không hiểu người Trung Hoa thời xưa dùng cách nào chuyên chở và chuyên chở từ đâu tới.
    Những cầu xây dựng vào thời trước và trong thời Phục Hưng không tốt như cầu La Mã. Một trong những cây cầu vào thời này nổi tiếng còn hiện hữu là cầu dõAvignon bắc qua sông Rhône ở Avignon thuộc Pháp do St Bénezet chỉ huy xây dựng từ năm 1177 và hoàn tất 10 năm sau đó. Cây cầu có 20 nhịp hình vòng cung (elliptical arch) mỗi nhịp dài 100feet (30m). Người chỉ huy xây cầu cuối cùng đã chết trước khi nó được khánh thành, xác được an táng trong một am nhỏ thiết lập ngay ở một trong các chân của cây cầu.
    Từ Thế kỷ thứ 18 môn xây dựng cầu trở thành một khoa học, ngay từ khởi thủy của khoa học này ông Gallileo cũng có đóng góp công sức trong việc nghiên cứu lý thuyết xây dựng chân cầu, nghiên cứu cấu trúc của cây cầu, tiếp theo theo sự tiến triển và thời gian người ta lần lượt làm cầu có mặt bằng lót bằng gỗ (timber-truss), cầu bằng sắt vào cuối thế kỷ thứ 18 khi sắt trở nên phổ biến trong việc sử dụng khắp mọi nơi. Vào thời này người ta đã xây dựng được những cây cầu với nhịp cầu dài tới 600feet (180m) như cây cầu London sau khi đại tu bổ. Năm 1840 kiểu mẫu của Hoa Kỳ phủ mặt cầu bằng gổ chính thức được công nhận. Năm 1851 cây cầu đầu tiên có mặt bằng phủ bằng sắt trên thế giới dược chế tạo tại Hoa Kỳ và có vòm cầu bắng sắt lần đầu tiên được sử dụng trong cây cầu bắc ngang sông chính ở Hassfurt thuộc Đức hoàn tất năm 1867.
    Cầu treo tối tân được vẽ kiểu và thực hiện là cầu Menai (1820-26) dài 580 feet (177m) ở vùng Bắc xứ Wales thuộc Anh, kỹ sư Telford đã dùng dây xích chế bằng gang kéo ngang sông treo đỡ nhịp cầu có bề rộng 7m, nhưng cây cầu này không bền vì bị gío làm cho lắc lư nên bị hư hại sau hai lần tu bổ vẫn không hoàn chỉnh cuối cùng đã phải xây lại toàn bộ vào năm 1940.
    Việc dùng kỹ thuật không khí nén để xây dựng chân cầu phát triển vào giữa thế kỷ thứ 19 nhưng vì những khó khăn của nền đáy sông thường không đủ cứng chắc cũng như việc công nhân phải làm việc dưới sức ép của không khí nén không thể giải quyết ổn thỏa, người ta đã thay thế kỹ thuật này bằng cách dùng những ống gang có đường kính tới 35feet (11m) đóng sâu xuống nước tới 70 feet (24m) và sâu xuống lớp bùn ở dưới nước tới 16feet (5m) tới tận lớp đá nằm sâu trong lòng đất. Công nhân được mặc áo chế tạo đặc biện chống áp xuất cao làm việc trong lòng ống gang duới áp suất cao của không khí trong lòng ống dùng dẩy nước ra khỏi lòng ống trong điều kiện đó người ta xây móng cho chân cầu rồi chân cầu. 30 năm cuối cùng của thế kỷ thứ 19 người ta sản xuất hàng loạt được những tấm thép mỏng dùng để trải mặt cầu, kỹ thuật cũng được cải tiến khiến người ta có thể làm được những nhịp cầu lớn hơn và dài hơn. Cây cầu dài nhất thời đó trên thế giới là cây cầu bắc ngang sông Mississippi (1867-74) tại St Louis, nó được vẽ kiểu với các nhịp cầu vòng cung dài 502, 520 và 502 feet (153, 158 và 153m) nối tiếp nhau. Cầu được thiết kế hai tầng, với tầng trên dành cho bộ hành và xe cộ các loại, tầng dưới có hai đường cho xe lửa.
    Loại cầu có tăng cường béton đúc xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 cây câu đầu tiên xây dựng với kỹ thuật này là cầu Chatelleraut (1898) do Robert Mailllart vẽ kiểu có ba nhịp mỗi nhịp dài 172feet (52m). Kế đến cầu có nhịp ở giữa nâng lên được cho tàu bè ở dưới sông qua lại nổi tiếng nhất là cầu tháp London(The London Tower bridge) (1889-94), cầu này có nhịp ở giữa dài 260feet (76m). Kế đến là cây cầu Sault Saint Marie ở Michigan Hoa Kỳ (1941), có nhịp giữa di chuyển được dài 336 feet (102m). Biến thể của loại cầu này là cầu có nhịp giữa xoay ngang được, nồi tiếng nhất là cây cầu bắc ngang kênh đào Suez ở Ai Cập có hai nửa nhịp cầu có thể xoay ngang song song với bờ kinh, có bề dài tổng cộng 552 feet (165m). Sang thế kỷ thứ 20 người ta bắt đầu xây dựng những cây cầu với nhịp dài, người ta dã nghĩ đến việc giải quyết cho sức chở của cây cầu khi có những đoàn xe lửa không những chỉ có đầu máy nặng mà cả đoàn tàu sức nặng có khi lên đến trên 200 tấn chạy ngang cây cầu. Những cây cầu hiện đại ở Ấn Độ, ở Tân Tây Lan, Nga, Nhật, Ý rồi cầu bắc ngang vịnh San Francisco được xây cất, càng ngày càng có nhịp cầu dài và lớn nhưng càng ngày càng vững chắc và an toàn hơn.
    Cầu Sydney Harbour khởi công xây dựng năm 1924 là cây cầu có một nhịp lớn nhất thế giới. Cái đặc biệt và cũng khó thực hiện nhất của cây cầu này là nó không có chân đỡ ở giữa. Nhịp cầu dài 1,650 feet (503m) với bề rông cho 4 đường xe lửa và mặt đường dành cho xe hơi lưu hành rông 57feet (19m) cộng thêm hai đường hai bên dành cho bộ hành mỗi đường rộng khoảng hơn 6feet (2m). Sàn cầu cách mặt nước 172feet (52m), vòng cung của nhịp cầu nặng 38,390 tấn gồm những tấm thép được rivet dính vào nhau bằng loại rivet thép có pha silicon có sức chịu đựng cực cao do Anh chế tạo. Hai vòng cung thành cầu hai bên làm bằng những tấm thép có bề rộng 11feet (3.5m) hình hộp trên dưới cùng kích thước. Vòng cung này được xây cất từ hai bên bờ vịnh có chân móng neo chắc sâu dưới lòng đất đá của hai bờ vịnh. Thoạt khởi thủy chúng đươc tạm giữ bằng những sợi dây cáp khổng lồ neo chắc vào đất đá trên bờ vịnh. Trên đỉnh cao của hai nửa vòng cung là hai cần cẩu không lồ dùng để nối dài dần các nửa vòng cung và sau đó dựng những thanh thép dùng để treo sàn cầu. Hai nửa vòng cung này được nối dài dần dần cho đến khi gặp nhau ở giữa vịnh biển. Sau khi hoàn tất vòng cung của vòm cầu người ta mới bắt đầu xây dựng sàn cầu. Hai đầu cầu là hai trụ, cũng là hai chân chống đỡ cho những nhịp nối tiếp nằm trên mặt đất nối liền với mặt đường, hai trụ này xây bằng đá sa thạch (sandstone) làm cho bề dài tổng cộng của cây cầu thành 3,770 feet (1,150m). Như trên đã ghi cầu Sydney Harbour hoàn tất vào đầu năm 1932 và lễ khánh thành do Nữ Hoàng Elizabeth đệ Nhị chủ tọa ngày 19 tháng 3 năm 1932. Từ đó cây cầu trỏ thành ?othe first icon? của thành phố Sydney. Hàng năm vào giờ phút giao thừa giữa năm cũ và năm mới cây cầu là trung tâm của cuộc bắn pháo bông của thành phố Sydney. Pháo bông được bắn từ hai bên đầu cầu, từ trên vòng cung của cây cầu, từ sàn sang hai bên và xuống vịnh. Năm nào số người dân Sydney và du khách khắp nơi đến thưởng thức màn bắn pháo bông này cũng đông vô kể, liên tiếp mấy năm vừa qua cộng chung cả những người ngồi hai bên bờ vịnh để xem pháo bông, người ta ghi nhận là năm nào cũng vượt qua con số một triệu người. Hồi Thế vận năm 2000 khoảng giữa vòng cung đã được gắn năm vòng tròn khổng lồ bằng kim loại có trang bị đèn 5 màu theo đúng màu của năm vòng trên lá cờ thế vận. Năm vòng này hàng đêm được chiếu sáng khiến từ xa vài chục cây số cũng có thể nhìn thấy rõ ràng. Từ ngày khánh thành cho đến nay xe cộ qua cầu phải trả một lệ phí, lệ phí này chỉ thu một lần cho cả hai lần đi và về, hiện nay nó là $A2.00 dollars. Tiền thu này dùng vào việc bảo trì cho cây cầu và thanh toán phí khoản đã chi ra khi xây dựng nó.
    [​IMG]
    Vài năm gần đây du khách đến Sydney nếu muốn có thể leo lên đỉnh cao nhất của cây cầu để ngắm cảnh toàn vịnh Sydney; vịnh nằm khuất gió mở ra Thái Bình Dương dài 12 miles (19km) với diện tích tổng cộng 21 Sqmi (54 Km2) một trong những vịnh biển thiên nhiên đẹp nhất thế giới và ngắm cả hai phía Bắc Nam của City of Sydney với lệ phí cho một lần leo cầu là $150 dollars Úc (khoảng gần $US80).

    Thanh Văn
    Được hoankiem sửa chữa / chuyển vào 00:40 ngày 14/09/2003
  4. hoankiem

    hoankiem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2001
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    0
    Sydney Opera House

    [​IMG]
    Du khách khắp nơi trên thế giới đến Sydney nếu không đến thăm đệ nhất danh thắng của thành phố này là Sydney Opera House thi không khác gì đến Paris mà không nhìn thấy tháp Eiffel hoặc đến New York mà không đi thăm tượng nữ thần tự do đứng sừng sững ngay cửa ngõ của hải cảng New York vậy.
    Tòa nhà Sydney Opera House được xây dựng trên mũi Bennelong (Bennelong Point) nằm trên bờ Nam của vịnh Sydney rất gần cầu Harbour (Sydney Harbour Bridge) của Tiểu bang New South Wales (NSW) nước Úc. Tên mũi đất Bennelong là tên người thổ dân và là người bạn thân cận nhất của vị Toàn Quyền đầu tiên của lãnh thổ thuộc địa là Thuyền Trưởng Arthur Philippe khi vùng đất này chính thức trở thành thuộc địa của Anh Quốc khi nhóm người Anh đầu tiên gồm Thuyền trưởng A. Philippe và các sĩ quan tùy tùng của ông cùng thủy thủ đoàn của "Đệ Nhất Hạm Đội" và 750 phạm nhân lần đầu tiên đổ bộ và "định cư" tại Sydney Cove vào năm 1788.
    Du khách muốn đến thăm "icon" Sydney Opera House của Thủ Phủ bang NSW thì từ phi cảng quốc tế Kingsford Smith có thể dùng Taxi, xe Bus hay xe lửa đến Circular Quay và thả bộ từ đây đến tòa nhà nổi tiếng này mà thăm viếng. Tại đây hay tại Opera House nếu muốn du khách có thể được các hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn thăm tòa nhà. Cũng từ Circular quay du khách cũng có thể du hành tham quan toàn vùng vịnh Sydney trên những du thuyền khá nhiều với gía cả rất vừa túi tiền của bất cứ loại du khách nào ngay tại các cầu tàu Circular. Cũng tại chỗ này du khách còn có thể dùng "phà" cao tốc đi thăm Manly và đi thăm sở thú nổi tiếng của Sydney có tên là Taronga zoo.
    Tòa nhà Sydney Opera House có một lịch sử xây dựng khá lý thú mà tôi xin chia sẻ với qúy vị độc gỉa dưới đây.
    Vào năm 1959 Chính Phủ Úc mở một một kỳ thi tuyển vẽ kiểu mẫu cho tòa nhà Opera House của thành phố Sydney. Cuộc thi tuyển được quảng cáo và mời gọi tất cả các kiến trúc sư trên khắp thế giới tham dự. Dã có 222 kiến trúc sư từ 32 quốc gia trên khắp thế giới hưởng ứng lời kêu gọi trên và gửi đồ án đến tham dự.
    Người thắng giải với đồ án được đánh gía là đẹp nhất là một kiến trúc sư vô danh tiểu tốt người Dan Mạch tên là Joern Utzon năm đó khoảng 40 tuổi. Giống như các tham dự viên khác ông Utzon chưa hề thực mắt nhìn thấy khu đất sẽ dùng để xây cất tòa nhà mà sau này trở nên đệ nhất danh thắng của thành phố Sydney này mà chỉ dựa trên những hình ảnh của khu đất và những dữ kiện về cấu trúc về địa tầng của khu đất đó do Chính Phủ Úc cung cấp cho bất cứ tham dự viên nào. Ông đã có hứng khởi vẽ ra kiểu mẫu tòa nhà có mái che như những cánh buồm lộng gío của các thuyền đua trên vịnh Sydney phối hợp với một phần ý tưởng mà ông đã tiếp thu từ các đền đài Maya và Aztec ở Mễ Tây Cơ mà ông đã từng được thấy từ trước.
    Về mặt kỹ thuật thì kiểu mẫu nhà của Utzon là một kiểu mẫu khó thực hiện nhất trong các đồ án đệ nạp trong cuộc thi nói trên. Nhưng đó cũng là kiểu mẫu mang ý tưởng mới lạ và hấp dẫn nhất trong các đồ án đệ nạp mà người ta chưa từng thấy bao giờ.
    [​IMG]
    Theo dự trù tòa nhà sẽ xây cất hoàn tất vào năm 1963 và phí tổn lúc đó dự trù sẽ là $7 triệu Dollars nhưng ... trong thực tế nó đã hoàn thành 10 năm trễ hơn với phí tổn vượt qua mức $100 triệu Dollars. Hầu hết số tiền tài trợ cho dự án này đến từ tiền lời của các cuộc sổ số gây qũy xây dựng cho Sydney Opera House liên tiếp được mở ra trong suốt hơn một thập niên từ khi dự án dược chấp thuận và tiến hành.
    Trong thời gian tiến hành dự án vài cuộc tranh cãi về việc thay đổi các chi tiết bên trong tòa nhà giữa các kiến trúc sư thuộc nhóm thi hành dự án, cuộc tranh cãi có lúc đã trở nên gay gắt đến nỗi Utzon bực bội đã từ chức khỏi vai trò người điều khiển công cuộc thực hiện tòa nhà vào năm 1966.
    Những mái nhà tuyệt đẹp hình vỏ sò hay các cánh buồm chế tạo bằng "béton"cong vòng như hình "ellipse" hoặc "parabol"trong toán học trong sơ đồ mẫu không thể thực hiện được như nguyên thủy đã phải biến đổi đôi chút. Hàng ngàn gìơ "computer" đã đóng góp để giải quyết sự sửa đổi khó khăn này và cuối cùng các kỹ sư của công ty Ove Arup đã thành công trong việc thực hiện như đồ án mà Utzon đã vẽ ra.
    Bên trong tòa nhà tất cả các khuôn cửa, trần, vách và cả những bậc cấp của các cầu thang để người đi bộ bước lên đều dùng các danh mộc chuyên chở từ tiểu bang hòn đảo Tasmania ở cực nam lục dịa Úc Châu về để sử dụng.
    Sydney Opera House chính thức được khánh thành bởi Nữ Hoàng Elizabeth đệ Nhị của Anh Quốc và cũng là Nữ Hoàng của Úc vào ngày 20 tháng 10 năm 1973. Tòa nhà được kể là đẹp nhất được loài người xây dựng trên địa cầu từ sau đệ nhị thế chiến và sẽ là một trong những tòa nhà mãi mãi được kể là đẹp nhất hoàn cầu.
    Tòa nhà như đã nói trên được xây dựng trên mũi Bennelong, ngay bờ vịnh Sydney. Phức hợp Opera House được xây dựng trên một khu vực chiếm 4.1/2 acres (1.8 Hectars), tức là 1.8 mẫu tây hay nôm na là 18,000 thước vuông, thế đất thiên nhiên cấu tạo gồm đất xét trộn với sa thạch (sandstone). Những mái hình các cánh buồm nặng 177,000 US. tons (161,000 tấn theo hệ thập phân) và được hỗ trợ bởi 217 miles (350km) giây cáp (cables). Trên bề mặt các "cánh buồm" được lót hơn một triệu viên gạch men loại đặc biệt có tác dụng chống rêu do Thụy Điển chế tạo, nó lấp lánh dưới ánh mặt trời và không bao giờ cần chùi rửa hết.
    Bên trong được kiến trúc theo kiểu mẫu Gothic với sườn nhà bằng Thép và "béton" đúc, diện tích các cửa kính màu tổng cộng lên tới 67,000 square feet (6.225 mét vuông). Tòa nhà có một sân khấu có màn kéo lớn nhất thế giới. Tấm màn gồm nhiều tấm ghép lại bằng len mỗi tấm rộng 1,000 square feet (93 mét vuông) và cần tới sáu người đàn ông lực lưỡng mới có thể kéo nổi chúng lên trong các buổi trình diễn. Các tấm màn này được dệt tại Pháp theo kiểu Aubusson và do nhà vẽ kiểu người Úc tên là John Coburn vẽ và được đặt tên là tấm màn Mặt trời và Mặt trăng (curtains of the sun and moon). Phòng hòa nhạc có một phong cầm vĩ đại nhất thế giới với 10,500 ống "kèn hơi" (pipes). Có tổng cộng 5 "phòng" trình diễn trong tòa phức hợp này : một rạp chiếu bóng có sức chứa gần một ngàn khán gỉa, hai nhà hàng ăn loại "năm sao", một đại hý trường và một "phòng" trình diễn nhạc hòa tấu. Đại hý trường (Opera Hall) có sức chứa 1,550 chỗ ngồi. Phòng trình tấu nhạc (Concert Hall) có 2,700 chỗ ngồi. Các ban đại hoà tấu Sydney (Sydney Symphony Orchestra), đại hòa ca Sydney (Sydney Philharmonia Choir) và ban đại kịck Sydney (Sydney Theater) đều thường xuyên trình diễn trong các sân khấu của tòa nhà này. Ngoài ra giữa các nhà hàng còn được nối liền bằng một sảnh đường mênh mông cả ngàn thước vuông và đã thường được dùng để triển lãm các tác phẩm về hội họa và văn hóa khác của nhiều nghệ sĩ danh tiếng trên thế giới và của Úc.
    [​IMG]
    Phần tiền diện của tòa nhà là một khu bằng phẳng nằm trên nhiều mức độ cao thấp khác nhau. Phần rộng nhất ngay trước mặt tiền tòa nhà có lẽ rộng như một công trường chừng vài chục ngàn thước vuông được phủ "đá rửa" rất bằng phẳng thường được dùng làm nơi trình tấu những màn trình diễn ngoài trời cho các nghệ sĩ dân gian từ khắp nơi trên thế giới đến. Nơi đây vào năm 2000 cũng là khán đài chính trong cuộc đua chạy việt dã cho các lực sĩ thế vận của thế vận hội mùa hè năm đó. Dưới hầm khu bằng phẳng lớn nhất này du khách sẽ thấy cả một khu ăn uống đa dạng bán rất nhiều loại thức ăn của nhiều sắc dân khác nhau của một loạt các nhà hàng nhỏ kết hợp thành khu "food court" rộng lớn. Trên mặt bằng du khách có thể quan sát cả hai phần của City of Sydney nằm hai bên bờ vịnh Sydney thuộc khu Nam là trung tâm City of Sydney và khu Bắc (Noth Sydney). Cũng từ mặt bằng này du khách còn có thể quan sát hầu hết phần chính của hải cảng Sydney. Dứng trên "sân" này nhìn về phía Tây là khu bến tàu Circular Quay, nơi đây các thương thuyền khổng lồ có thể cập bến dễ dàng và đằng sau bến tàu là khu The Rock nổi tiếng với những kiến trúc cổ từ thời thế kỷ 18 còn được bảo toàn nguyên ven với hàng trăm cửa hàng bán đủ các sản phẩm và các đồ kỷ niệm, nơi đây cũng có những nhà hàng ăn lịch sự mà du khách còn có thể dược thưởng thức loại bia chế biến tại chỗ rất đặc sắc mà trên thế giới có lẽ không nơi nào có, những khách sạn 5 sao và cả dịch vụ chuyên chở du khách thăm vòng City bằng xe Máy dầu loại lớn kiểu Harley Davidson do các tay "Bikie" chính hiệu chở trên xe của họ với gía chừng dăm chục dollars một giờ vòng quanh City để du khách ngắm cảnh thoải mái. Từ "sân" này nhìn về phía đông xa xa bên kia bờ vinh là căn cứ của Hải Quân Hoàng Gia Úc, nơi các Hàng không mẫu hạm Mỹ mỗi khi ghé bến Sydney thường neo ở đây cho thủy thủ lên bộ thăm thành phố và để dân Sydney có dịp lên tham quan tàu chiến Mỹ. Gần hơn ngay bờ cạnh vùng đất xây cất Opera House là vườn bách thảo (Sydney Botanic Garden), nơi đây du khách có thể thấy hầu hết các loại thảo mộc hiện có mặt trên lãnh thổ Úc kể cả loại trúc năm 1999 đã có hoa nở rộ mà "người ta" tin tưởng là điềm may mắn đã đến cho thành phố Sydney vì hiếm khi tre trúc có hoa lắm, theo những người Trung Hoa lớn tuổi cho hay thì tre trúc có khi vài ba trăm năm mới ra hoa một lần và nơi nào có loại tre trúc ra hoa phải là vùng "phúc địa" đã được khí trời tương hợp với địa linh thì tre trúc mới nở hoa.
    Cũng từ Opera House du khách dễ dàng quan sát chiếc cầu nổi tiếng nhất vùng Nam bán cầu là cầu Sydney Harbour bắc ngang vịnh Sydney, cây cầu còn có tên "lóng" gọi là cái "mắc áo" (Coathanger) vì hình dáng của nó.

    Thanh Văn
  5. hoankiem

    hoankiem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2001
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    0
    Sydney Tower

    [​IMG]
    Sydney Tower là ?oIcon? thứ ba của thành phố Sydney. Tháp Sydney hiện nay được xếp hạng thứ sáu trong những tháp kiến trúc cao nhất thế giới và hiện là kiến trúc cao nhất ở Nam bán cầu. Nó xếp hạng sau các tháp kể sau : C.N.Tower ở Toronto Canada (553m), Moscow Tower(540m) ở Moscow, Empire State Building (443m) ở New York, Tokyo Tower (333m) ở Tokyo, Eiffel Tower (320m) ở Paris.
    Sydney Tower cao 304.8m(1000ft) tính từ mặt đường phố và 324.8m(1,065ft)tính từ mặt nước của vịnh Sydney.
    Tháp Sydney có hai lớp thang máy tối tân di chuyển với tốc độ cao nối tiếp nhau mỗi lớp có ba thang máy, tổng cộng có thể chuyên chở được 2,000 người trong một giờ. đưa người từ mặt đất lên đến thượng tầng mất trung bình 40 giây đồng hồ.
    Từ tầng quan sát (Obsevation Level) được thiết kế để cung cấp cho du khách tầm nhìn thuộc loại tốt nhất thế giới, người ta có thể quan sát phong cảnh tuyệt vời của vịnh Sydney, nhìn xa tới tận vùng Terrigal, một suburb của thành phố Gosford ở gần cực Bắc của Tiểu bang NSW, nhìn thấy thành phố Wollongong, thị trấn lớn hàng thứ ba của Tiểu bang nằm ở bờ biển phía Nam của Tiểu bang và có thể nhìn thấy khá rõ dặng núi Blue Mountain ở phía Tây của Sydney.
    Nhìn từ xa tháp Sydney giống như một cái ly nước có nắp đậy gắn trên đàu một cây cọc vượt lên cao hơn hẳn những nhà cao tầng của City of Sydney. Cái ?oly? nước có nắp nói trên gồm có 9 tầng. Ở tầng thứ nhất chứa một nhà hàng ăn loại 5 sao, tầng kế tiếp là một nhà hàng có thứ hạng thấp hơn một sao nhưng cho khách hàng được quyền tự lựa chọn thức ăn theo ý muốn. Một trà thất cực sang và quầy rượu ở lầu ba. Lầu 4 là tầng quan sát với màn ảnh thông tin đa dạng có âm thanh nổi, tầng này được trang bị rất nhiều viễn kính cực mạnh nhìn cả hai mắt cho du khách có thể quan sát thật xa. Một phòng hướng dẫn dành cho du khách với đầy đủ thông tin miễn phí và cả những đồ kỷ niệm cũng được bán ở đây. Tầng thứ 5 và 6 dành chứa các máy móc diều hòa nhiệt độ cho tháp. Tầng thứ 7 dành riêng cho các thiết bị an toàn của tháp kể luôn cả một bồn chứa nước có dung tích lớn chứa được tới 162,000 lít nước. Tầng thứ 8 và 9 dành cho các dịch vụ truyền thông và kho chứa thực phẩm đủ sức cung cấp cho các nhà hàng nói trên trong hai ngày liên tục. Chót hết là một tháp nhọn rỗng ruột cao 31 mét dựng đứng từ trung tâm đỉnh tháp.
    Cái ?oly? (the Turret) được đặt trên cái ?ocọc?chế tạo bởi 46 ?okhúc? hình trụ tiền chế ráp vào nhau khúc nọ chồng lên khúc kia, mỗi khúc có bề cao 5m và đường kính 6.7m, mỗi khúc có trọng lượng độ 32 tấn. Các thang máy dùng đưa du khách lên xuống chạy trong lòng cái ống trụ này.
    Tháp Sydney dược ?oneo? xuống tòa nhà Centre Point (Centre Point Building) ở dưới bằng hai lớp dây ?ocáp? nối tiếp nhau ở khoảng gần giữa. Mỗi sợi ?ocáp? nặng 7 tấn làm bởi 235 sợi thép mỗi sợi có bề kính 7mm kết với nhau như các sợi thừng. Người ta nói là nếu nối tiếp các sợi ?ocáp? nói trên với nhau thì bề dài tổng cộng của chúng sẽ bằng khoảng cách từ Sydney đến thành phố Alice Springs ở trung tâm lục địa Úc tương đương khoảng cách từ Los Angeles tới thành phố Denver ở trung tâm nước Mỹ. Tháp Sydney được họa kiểu để có thể chịu đựng cơn gío cực mạnh có thể thổi đến Sydney mỗi 500 năm một lần (theo dự đoán của các nhà tiên đoán thủy văn và khoa học). Nó sẽ đứng vững ngay cả khi có động đất lớn dù sự kiện này chưa hề xảy ra ở lục địa Úc..
    Hiện nay tháp Sydney thuộc quyền sở hữu của công ty AMP, một tổ hợp thương mại bao gồm nhiều lãnh vực tài chánh khác nhau lớn hàng đầu ở Úc. Thực ra tháp Sydney là một bộ phận của ?otổ hợp? Centre Point, tòa nhà Centre Point được hoạch định vào năm 1968 và khởi công vào năm 1970, nó có cả thảy 140 cửa hàng và trụ sở văn phòng. 52 căn ?oshop? đầu tiên hoàn tất năm 1972, các văn phòng hoàn tất năm 1974 và sau hết là kiến trúc của tháp Sydney hoàn tất vào năm 1981. Các cửa hàng và văn phòng của tòa nhà Centre Point nằm trong một kiến trúc tổng cộng có 12 tầng (bao gồm luôn cả tầng hầm chót dưới đáy có khu xuất nhập hàng hoá (dock receiving & despatching) và tầng cao chót chứa máy móc điều hòa của tòa nhà. Các cửa hàng và văn phòng thiết trí trong 10 tầng còn lại có lối ăn thông ra đường phố bốn phía ở các mức độ cao thấp khác nhau (differences level).
    [​IMG]
    Tháp cũng có một hệ thống thoát hiểm khẩn cấp (emergency exit) qua hai cầu thang nằm ngoài phần ống của thân trụ của tháp, được đặc chế chống lửa, hai cầu thang này là loại xếp lại được cho phép người ta từ trên đỉnh tháp có thể thoát xuống mặt đường phố dễ dàng, và đây là loại cầu thang đặc chế từng cấp không phải là loại soắn trôn ốc và được điều hành bởi các nhân viên an ninh của tháp và gồm 1,504 bậc cấp, thang này chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp mà thôi.
    Phần cái ?oly?, tức là phần chính của tháp hình tròn, bao bọc toàn bằng các cửa kính, bên ngoài lớp kính có tráng một lớp đặc biệt vừa để chống các tia phóng xạ của mặt trời vừa làm cho tháp có mầu óng ánh như vàng (gold) dưới ánh sáng mặt trời. Phần chính của tháp này có thể xoay tròn 360 dộ, và xoay hết một vòng tốn hết 2 giờ đồng hồ. Thực khách ngồi ở tầng thứ nhất trong nhà hàng 5 sao có thể vừa ăn uống vừa ngắm toàn cảnh của thành phố Sydney luôn cả những vùng phụ cận, nhà hàng có lối sắp xếp chỗ ngồi khá độc đáo để bất cứ khách ăn nào cũng không bị che khuất tầm nhìn của mình khi ngồi ăn trong nhà hàng. Có điều muốn có chỗ ngồi trong nhà hàng này khách cần đặt chỗ (book) trước ít nhất vài ba ngày, nhất là vào giờ trước khi hoàng hôn vì lúc này khách vừa được ngắm thành phố lúc trời còn sáng dưới ánh mặt trời và kế tiếp lại được ngắm cảnh thành phố dưới muôn ngàn ánh sáng của các ngọn đèn vừa trên đường phố vừa từ các tòa nhà trong thành phố tỏa ra. Ai đã từng ngồi trong nhà hàng này vào giờ nói trên sẽ không thể nào quên được quang cảnh tuyệt vời mà mình được thưởng thức. Ở độ cao gần 1/4 cây số nhìn xuống một vùng chan hòa ánh sáng đủ màu sắc bên dưới người ta có cảm tưởng đang ngồi trên thiên đường nhìn xuống nhân gian ở dưới vậy.
    Về các cửa sổ bao bọc phần chính của tháp tổng cộng có 420 cửa sổ. Việc lau chùi các cửa sổ này là cả một vấn đề phức tạp vì tháp được xây cất như đã trình bày ở các phần trên, phần chính của tháp giống nhiư cái ?oly? nên nó có hình dạnh một hình nón cụt lật ngược, dưới nhỏ trên lớn do đó không thể dòng dây cho người treo ?otòn teng? ở phía ngoài mà lau chùi cửa sổ được vì càng thả dây cho người lo việc ?oclean? các cửa sổ xuống tầng dưới thì khoảng cách từ bệ thả họ xuống đến cửa sổ càng lớn hơn, càng ngoài tầm với của họ. Do yếu tố này tháp có một loại máy bán tự động đặc chế dùng để lau chùi các cửa sổ của tháp, máy có một bộ phận chứa 50 lít nước có thể tái dụng sau khi đã qua bộ phận lọc của máy, máy này do hai người điều khiển từ phía trong của tháp và có khả năng ?oclean? cả 420 cửa sổ trong vòng hai ngày tròn.
    Tòa tháp được bảo vệ chống hỏa hoạn bằng các thiết bị tối tân nhất thế giới trị gía một triệu dollars gồm một hệ thống vòi phun nước tự động được nối với ?othùng chứa? 162,000 lít nước nằm ở tầng thứ 7. Hệ thống an ninh của tháp là hệ thống toàn hảo nhất thế giới hiện nay. Ở phần tháp nhọn cao 31 mét trên cùng đỉnh tháp đây là phần rỗng ruột để người ta có thể qua lối này đến phần mái che của phần ?onắp đậy? và cả mái che của phần cái ?oly?. Hồi Thế vận hội Sydney 2,000 có ba tượng các lực sĩ làm bằng kim loại mỗi cái nặng gần cả tấn đã được thiết trí trên mái của phần cái ?oly?. Các tượng này chỉ mới được gỡ đi trả lại hình ảnh nguyên thủy của tháp từ nửa năm nay.
    Tháp Sydney là một kiến trúc mới thoạt nhìn thấy hơi giống một vài tháp ở các nước khác nhưng thật ra nó hoàn toàn không giống bất cứ tháp nào đã xây dựng trước nó. Cái vẻ hùng tráng của nó và với lớp dây cáp hai tầng tiếp nối nhau ở gần giữa đã làm nhiều người đứng nhìn từ xa ví tháp như một cô gái thắt lưng ong kiều diễm vượt lên trên những tòa nhà cao tầng của thành phố lớn nhất lục địa Úc ở Nam bán cầu này. Cùng với Cầu Sydney Harbour và nhà hát Opera House nó đã là ba biểu tượng chính của thành phố này từ nhiều năm nay. Chỉ ít năm trước đây ?oem út? của ba tiêu biểu trên là cầu Anzac mới được hoàn thành góp phần tạo thành bộ tứ qúy của Sydney ...
    Thanh Văn
    Được hoankiem sửa chữa / chuyển vào 00:59 ngày 14/09/2003
  6. hoankiem

    hoankiem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2001
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    0
    Cầu Anzac
    [​IMG]

    Cầu Anzac bắc ở khoảng hẹp nhất của một nhánh của vịnh Sydney mang tên vịnh Johnston. Cây cầu này thực sự không phải là cây cầu đàu tiên bắc ở vị trí này. Trước nó hiện đã có một cây cầu ?oquay? với nhịp ở giữa có thể quay ngang song song với bờ vịnh hai bên để cho tầu thuyền qua lại, đó là cây cầu cũ khánh thành từ năm 1903 nối liền hai bờ của vịnh Johnston, từ bán đảo Pyrmont qua bán đảo Glebe. Mục đích khi bắc cây cầu này, thời dó nhu cầu nối liền hai bờ của vịnh Johnston không cấp thiết như những năm gần đây của thế kỷ 20. Thời đó người ta chỉ muốn bắc cây cầu đó để có thể dễ dàng đến lò sát sinh nằm trong bán đảo Glebe. Nhưng những năm gần đây vì nhu cầu nối liền hai bờ Bắc Nam của Vịnh Sydney trở nên cấp thiết, với lưu lượng xe ngày càng nhiều, cây cầu Sydney Harbour trở nên không đáp ứng nổi với nhu cầu ngày càng gia tăng. Trong khi chờ đợi giải pháp đào đường hầm xuyên dưới lòng vịnh Sydney để giải tỏa nạn ối đọng xe cộ qua cầu Harbour, người ta mới nghĩ đến việc bắc một cây cầu mới bên cạnh cây cầu cũ từ bán đảo Pyrmont sang bán đảo Glebe để xe cộ có thể theo hướng này dùng cầu Gladesville bắc ở cửa sông Parramatta mà sang bờ Bắc vịnh Sydney ngõ hầu có thể đến được những suburb ở vùng Tây Bắc và Bắc nhưng nằm xa bờ biển Thái bình dương.
    Nha lộ vận (Road Trafic Authority) bắt đầu họa kiểu cho cây cầu một nhịp bằng béton đúc có tăng cường sườn thép được treo trên một hệ thống dây cáp thép nối vào hai trụ béton đúc dựng một bên bờ bán đảo Pyrmont, một bên bờ của bán đảo Glebe. Cây cầu ?oquay? cũ là một trở ngại cho tàu bè ra vào khu vực này vì phải chờ giờ thuận tiện ít xe cộ qua lại trên cầu và phải đợi cho nhịp cầu quay ngang mới có thể qua cửa vịnh. Kế hoạch nghiên cứu khởi sự từ giữa thập niên 80, khoảng năm 1986 Baulderstone Hornibrook khởi công cho đóng 112 cây cừ thép xuống sâu 35 mét đụng đến tận lớp sa thạch dưới sâu của cả hai nơi dự định xây dựng hai trụ chính bằng béton dung chịu các dây cáp khổng lồ treo nhịp cầu dài 200mét đúc bằng béton có phần tăng cường bằng thép ở dưới.
    Hai trụ nâng đỡ dây cáp được vẽ kiểu như hình qủa trám (delta) dựng đứng mà phần phình ra nằm ở một phần ba phía dưới. Cây cầu được bắc làm sao để cho các thương thuyền có trọng tải 10,000 tấn có thể từ vịnh Johnston vào vịnh Rzelle hoặc vịnh Blackwattle hoặc trở ra dễ dàng. Do đó dạ cầu phải thiết trí sao cho tối thiểu cách mặt nước 27mét. Thoạt kỳ thủy người ta dự trù sẽ làm nhịp cầu cách mặt nước 39 mét nhưng sau khi tính toán sức chịu đựng của các vật liệu và phoí tổn người ta thấy rằng có thể rút xuống đến mức tối thiểu là 27 mét là thỏa mãn dược mọi nhu cầu đòi hỏi với phí tổn ít nhất.
    Trụ nâng do đó được đúc bằng béton cốt thép, người ta đã phải dùng đến một số lượng xi măng trộn đá vụn (croncrete) lên đến 26 thứơc khối cho mỗi trụ cầu cộng thêm lớp cốt thép tất cả đã làm cho tăng thêm trọng lượng của mỗi trụ cầu 65 tấn nữa. Mỗi trụ cầu được xây dựng trên móng do 56 ống gang đóng sâu mỗi ống tới 35m xuống tới tận lớp sa thạch ở dưới sâu trong lòng đất. Mỗi ống có đường kính 1.5m sau đó dược tăng cường trong ruột bằng béton cốt thép. Phần bệ chân móng cầu đúc bằng béton cốt thép, khối béton này được tăng cường thêm một khuôn đúc bằng thép khổng lồ bao bọc ở ngoài mỗi cái có trọng lượng 460 tấn.
    Nhịp cầu duy nhất gồm 52 khúc kết nối vào nhau, trong đó mấy khúc lớn nhất có dung tích lên đến 8580 thước khối concrete. Tổng cộng bề dài của nhịp chính là 345 mét. Tất cả nhịp cầu được treo lên hai tháp hình qủa trám ở hai phía bằng một hệ thống dây cáp thép. Mỗi trụ có chiều cao 120 mét và sẽ chịu đựng sức nặng của toàn bộ nhịp cầu chính cộng luôn cả khối lượng xe cộ lưu hành trên cầu. Sức nặng này sẽ tăng lên khủng khiếp nếu có gío thổi tạt ngang cây cầu mà các kỹ sư tính toán rằng cứ mỗi 500 năm sẽ có một trận gío lớn đến độ có thể làm cầu rung chuyển đến mức cầu có thể bị gẫy làm nhiều khúc. Do đó các kỹ sư đã phải tính toán sao cho dù khi trân cuồng phong đó có xảy đến thì cây cầu cũng vẫn vững vàng và không bị suy xuyển gì. Một hệ thống dây cáp thép gồm nhiều sợi thép có đường kính 7mm đã tráng kẽm kết chặt vào nhau từng 7 sợi một bó chặt với nhau bằng sáp và còn được bao chặt bởi một lớp plastic. Những sợi cáp bao plastic này kết với nhau thành những sợi cáp khổng lồ có đường kính mỗi sợ chừng 30cm. Có tổng cộng 128 sợi cáp thép khổng lồ dùng để treo nhịp cầu chính. Các sợi cáp thép này được bao bởi một ống thành lớp vỏ bọc chắc ở ngoài bằng chất polyethylene. Các sợ cáp này được điều chỉnh sức căng thích hợp cho vị trí của từng sợi.
    [​IMG]
    Để có thể đúc được tru cầu cao tới 120mét như đã ghi trên, và đem những sợi cáp lên đỉnh trụ cầu người ta đã phải dùng đến một cần cẩu có sức nâng cả trăm tấn lên đến độ cao 140mét.
    Đầu năm 1993 công tác xây cất cây cầu thực sự tiến hành với sự phối hợp công tác của các kỹ sư thuộc nha lộ vận NSW và nhà thầu Baulderstone Hornibrook, một điều khá đặc biệt là công tác xây cất cây cầu này có sự đóng góp chính yếu của một kỹ sư gốc Á Châu là kỹ sư Laurie Chow, người Úc gốc Hoa, Kỹ sư trưởng trông coi công trình xây cất.
    Giữa năm 1994 nửa phần cây cầu phía Tây tức là nằm về phía White Bay đã được treo lên dây cáp hoàn tất luôn cả hai nhịp cầu phụ nối từ lộ vào nhịp cầu chính cũng hoàn tất trong thời gian này. Phần nửa nhịp treo trên trụ phía Đông tức là về phía Pyrmont được tiếp tục với việc dùng phần đối trọng nặng 260 tấn tương tự như đã dùng cho phân nửa ở phía Tây.
    Hai nửa nhịp cầu treo tiến dần ra giữa vịnh và được ráp nối vào nhau vào ngày 24 tháng 7 năm 1995. Tiếp đó hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu được thiết trí, các phần nâng đỡ tạm thời dần dần được gỡ bỏ sau khi các phần chính thức đã hoàn chỉnh. Toàn bộ cây cầu với nhịp treo chính dài 345m cộng thêm hai nhịp phụ nối vào dường lộ mỗi nhịp phụ dài 140m thành tổng cộng 625m. Cây cầu nằm vắt ngang vịnh Johnston với hai trụ hình qủa trám nâng đỡ 128 sợi cáp treo cây cầu ở độ cao 30m cách mặt nước. Mặt cầu được thiết trí rộng cho 7 lằn xe chạy, một chiều 4 một chiều 3. Chiều từ City ra được thiết trí 4 lane và vào City 3 lane. Ngoài ra hai bên thành còn có mỗi bên một đường dành riêng cho bộ hành mỗi đường rộng 2m. Chưa kể ngoài các lane chính cho xe chạy mỗi bên đều có một lane phụ dành cho trường hợp cấp cứu hay tai nạn nằm sát ngoài cùng liền với rào ngăn của lane của bộ hành. Nhìn từ xa người ta thấy cây cầu có dáng uyển chuyển như một cô gái nằm vắt ngang hai bờ vịnh.
    Ngày 4 tháng 12 năm 1995 Thủ Hiến Bob Carr của bang NSW đà cùng Bộ Trưởng Giao thông Michael Knight (Ông này sau được chỉ định làm Bộ Trưởng Thế vận 2000 và đã tạo thành tích là người tổ chức thành công nhất một Thế Vận Hội mùa hè trong lịch sử Thế vận. Sau khi Thế vận 2000 chấp dứt ông Knight từ chức và ra khỏi chính trường, hiện nay được mời làm cố vấn cho các chương trình tổ chức Thế vận Athene năm 2004 và Bắc Kinh 2008) khánh thành cây cầu trong một buổi lễ vô cùng long trọng. Liền tiếp sau phần lễ nghi và cắt băng khánh thành cây cầu lập tức được mở ra lần đầu cho mọi người đi bộ qua cầu một lần duy nhất vào ngày khánh thành. Đây là một tục lệ đã có từ khá lâu của Úc mỗi khi khánh thành một cây cầu hay một đoạn đường hầm hay một đoạn xa lộ đặc biệt chính phủ thường cho phép bộ hành được đi bộ trong ngày khai trương qua công trình mới đó. Vào ngày khai trương cây cầu mới nói trên đã có tất cả 65,000 người dân Sydney đi bộ qua cây cầu mới, Ngày hôm sau cầu mới mở cho các loại xe sử dụng. Cây cầu mới thực sự lúc đó chỉ được gọi là cầu ở bán đảo Glebe mãi cho đến ngày Anzac kế tiếp tức là 25 tháng 4 năm 1996 nó mới được chính thức đặt tên là cầu Anzac. Bảng đồng mang tên cầu cũng chính thức được gắn vào cầu trong một buổi lễ vào ngày Anzac 1996. Từ sau khi khánh thành cầu Anzac thì cây cầu cũ được thường xuyên quay ngang nhịp giữa và không sử dụng cho xe cộ băng ngang vịnh nữa để cho tàu bè qua lại khỏi phải chờ đợi như xưa. Vài năm sau cầu Mỹ Thuận ở Việt Nam do Úc viện trợ đã được xây cất đúng theo kiểu mẫu của cầu anzac này, do đó cầu Mỹ Thuận chính là bản sao của câù Anzac. Cũng từ đó cầu Anzac trở thành ?oIcon? thứ tư của thành phố Sydney bao gồm : Sydney Harbour Bridge, Sydney Opera House, Sydney Tower và Anzac Bridge.
    Thanh Văn
    Được hoankiem sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 14/09/2003
  7. hoankiem

    hoankiem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2001
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    0
    Sau bốn kỳ quan của Sydney. Hôm nay chúng ta cùng đến với Trường Đại học Tổng hợp Sydney... Trường Đại học lâu đời nhất của Úc
    Trường Đại Học Sydney(The University of Sydney)
    Trường Đại Học Sydney được thành lập từ năm 1850. Đây là trường đại học đầu tiên và cũng là viện nghiên cứu hàng đầu ở nước Úc. Đại Học Sydney là một trong những đại học lớn nhất trên lục địa Úc. Thật vậy, đại học này có tới trên 40.000 sinh viên, kể cả hơn 5.000 du học sinh bao gồm hơn 70 quốc tịch. Trường Đại Học Sydney có tiếng trên thế giới nhờ phương pháp giảng dạy xuất sắc và còn được xếp vào danh sách các đại học uy tín nhất trong khu vực Á Châu -Thái Bình Dương. Trường Đại Học Sydney là một thành viên trong số 8 đại học danh tiếng chuyên giảng dạy và nghiên cứu tại Úc.
    [​IMG]
    Khuôn viên chính của Trường Đại Học Sydney rộng tới 72 héc ta và tọa lạc gần trung tâm thành phố Sydney. Đây là nơi có những tiện nghi tuyệt hảo kể cả thư viện lớn nhất trong số các trường đại học ở Úc. Đây cũng là nơi có tòa nhà lịch sử cổ kính cũng như những cơ sở hiện đại. Những khuôn viên khác tọa lạc giữa thành phố và tại các khu vực lân cận. Mỗi khuôn viên đại học có những ngành chuyên biệt, và vì thế các cơ sở cũng thay đổi tùy theo từng khuôn viên.
    [​IMG]
    Khuôn viên đầy thơ mộng của Trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Sydney và các tòa nhà lịch sử nằm cạnh hải cảng trong vùng Iron Cove, cách trung tâm thành phố 10 phút lái xe.
    [​IMG]
    Conservatorium of Music (Nhạc Viện)
    Nhạc Viện tọa lạc ngay trong Vườn Bách Thảo cạnh Opera House(Nhà Hát). Cơ sở này nay trông thật khang trang nhờ được tu bổ và nới rộng hồi gần đây. Đây là nhạc viện danh tiếng nhất vùng nam bán cầu.
    [​IMG]
    Khuôn Viên Cumberland
    Khuôn Viên Camberland cách trung tâm thành phố 30 phút lái xe. Đây là nơi dành cho Phân Khoa Y Tế.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này