1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các định nghĩa cơ bản nhất của Vật Lý?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi splyk49, 15/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. splyk49

    splyk49 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Các định nghĩa cơ bản nhất của Vật Lý?

    Lâu nay chúng ta vẫn thường nói đến các lý thuyết cao siêu như lý thuyết trường, hạt cơ bản, cơ học lượng tử nhưng đã có ai đã từng đặt nhưng khi hỏi kĩ về các định nghĩa cơ bản nhất của Vật lý thì lại chịu bó tay!
    Khối lượng, động lượng, năng lượng, moment, quán tính, thời gian, khôn gian, khoảng cách... là gì? Đã có những định nghĩa chính xác về chúng chưa? Các bác cho ý kiến nhé!
  2. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Thế bác thử lôi cái định nghĩa nào bác cho là chưa chính xác mà đang được sử dụng rộng rãi vào đây xem, Em mới có chuyện để bàn chứ.
  3. splyk49

    splyk49 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tôi có thể đưa ra một ví dun thế này: SGK vật lý 10 (cũ) định nghĩa Động lượng như sau: Động lượng là một đại lượng được xác định bằng tích số của Khối lượng và Vận tốc của vật. Theo em trên đây chỉ là cách diễn đạt công thức của Động lượng bằng lời chứ không phải là định nghĩa về nó. Khi đưa ra định nghĩa một đại lượng nào đó phải nêu rõ đại lượng đó đặc trưng cho cái gì, sau đó mới nêu ra công thức của nó.
    Trên đây chỉ là ý kiến của em, rất mong nhận được sự chỉ giáo của các bác.
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Theo định nghĩa của tôi thì
    " Động luợng là một đại luợng tuợng trưng cho sự vận động của một vật ".
    Đại luợng này phụ thuộc vào khối luợng của vật ( vật nào lớn thì sẽ tích trữ đuợc nhiều động luợng hơn vật nhỏ)
    và vận tốc của vật ( dĩ nhiên )
    P (vectơ) = mv (vectơ)
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Về ý nghĩa thì động lượng đặc trưng cho khả năng tương tác cơ học của vật hơn là cho vận động. Thứ nhất vật chất có 5 hình thức vận động chứ không đơn thuần vận động là thay đổi vị trí không gian, thứ 2 nếu chỉ đặc trưng cho thay đổi vị trí không gian thì chưa nói được ý nghĩa của khối lượng của vận sẽ tham gia như thế nào và sự thay đổi đó.
  6. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng rồi, động lượng, năng lượng và nhiều khái niệm khác không thể "chỉ mặt" chúng ngay được trong SGK phổ thông. Sau khi học xong đại học, tui mới hiểu được ý nghĩa động lượng, nó đặc trưng cho truyền tương tác, nhờ biểu thức:
    dP = F.dt (dP là vi phân động lượng).
    Những định lí cơ bản của vật lí? Có một cuốn sách có tiêu đề như thế này nhưng tôi chưa có cơ hội đọc.
  7. quatnan1000

    quatnan1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    499
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa chính xác thì chỉ có xem trong SGK là chuẩn nhất
  8. meocungc4hv

    meocungc4hv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    dã có rất nhiều định nghĩa chính sác nhưng cơ bản đầu tiên nhất là các định nghĩa của newton trong principle
    bạn có thể tham khảo ở cuốn cơ học từ aristot đến newton của hoàng nam nhật
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Rất chính xác!
    Hôm nay vừa học xong bài vận động và đứng im trong triết học có nhắc đến 5 loại hình thức vận động của Ăngghen đề cập!
    Bác dangiaothong nhớ dai thật;tốt nghiệp rồi mà còn nhớ cả những cái in nghiêng trong SGK phổ thông với bài đọc thêm nữa!
  10. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta cùng xem lại thời gian qua bài báo này:
    Nỗi ám ảnh thời gian
    28/06/2007

    Từ năm 1770 Immanuel Kant đã biết đến những tuơng quan mà mãi đến nay vật lý học mới tìm ra. Thời gian ?okhông khách quan và thực? mà là ?o một dạng giác quan nội tại, một trục của cảm quan trên đó con người sắp xếp những kinh nghiệm của mình. Thời gian hình thành trong đầu ta ?.
    Từ lâu nguời ta đã biết nhiều bằng chứng về những đồng hồ sinh học trong cây, thú vật và con người. Năm 1792, nhà thiên văn họ người Pháp Jean, Jacques d?TOrtous de Mairan đã thong báo về một quan sát kỳ lạ trong những cuộc dạo chơi của ông tại vườn bách thảo Paris. Ông nhận ra rằng lá của loài hoa trinh nữ có chu kỳ đóng mở đúng bằng 24 giờ đồng hồ trong ngày. Liệu đây có phải do ánh sang mặt trời hay không? Mairan đã đặt chúng trong bong tối, nhưng các lá cây của chúng vẫn đóng mở với nhịp 24 giờ như trước. Sau này nhà thực vật học nổi tiếng Carl von Linne cũng tìm thấy điều tuơng tự ở những loài khác và đã trồng chúng thành một vuờn hoa trong đó cứ mỗi giờ lại có một loài hoa nở và theo đó dễ dàng xác định được thời gian chính xác đến 30 phút. Trong các loài động vật cũng có những dấu hiệu chứng tỏ mỗi loài sống theo một thang thời gian riêng. Loài chuột sống vội vã, sư tủ bình thảnh, còn hà mã thì chậm chạp như trong các màn quay chậm vậy.
    Sự khác nhau về tốc độ, theo nhà sinh học Stephen Jay Gould, chỉ thể hiện khi ta quan sát (đo) từ bên ngoài với giả thiết tồn tại một thời gian tuyệt đối. Nếu xét tương quan giữa nhịp sống và độ dài tuổi thọ của động vật với độ lớn của chúng thì sẽ nhận thấy tồn tại hằng một hằng số: con vật càng lớn bao nhiêu thì thời gian trong nó càng trôi chậm bấy nhiêu.
    Các nhà dân tộc học cũng quan sát thấy sự tương đối về thời gian như vậy đối với con người: những nghiên cứu trong những hoàn cảnh như nhau cho thấy thời gian chảy bên ngoài (tuyệt đối) chẳng có giá trị đối với nhịp sống là mấy. Người dân sống ở những thành phố lớn như Tokyo hay Munich đi lại, ăn ở, phản xạ nói chung nhanh gấp hai lần so với người nông dân Hy Lạp.
    Song chỉ mới gần đây các nhà nghiên cứu não và sinh học phân tử mới tìm ra những cơ quan thực sự điều khiển tốc độ trôi của thời gian nội tại. Có hai trung tâm trong đầu quyết định nhịp sống:
    * Một nút các tế bào thần kinh ở sau mắt có nhiệm vụ là trung tâm điều khiển nhịp độ của ngày.
    * Một vùng của não nằm giữa hai tai có nhiệm vụ đo khoảng thời gian giây và phút.
    Người ta đã nhiều lần thí nghiệm với nút thần kinh nhỏ như đầu kim trên vỏ đại não của một con chuột hamster. Suốt ngày con vật đó do bị gây mê nằm bất tỉnh. Nhưng người ta thu được những dòng điện não do các cực điện tí xíu khoan xuyên qua khối não mềm đưa ra. Dòng điện có dạng dao động với chu kỳ đúng 24,5 giờ. ?oĐó là một trung tâm não cục bộ điều khiển nhịp độ ngày? , nhà sinh học Block giải thích. Chắc chắn cơ quan này, có tên là supprachiasmattic nucleus, có công dụng như một đồng hồ báo thức của cơ thể: sáng sớm khi ta còn đang ngủ, nó làm tăng thân nhiệt, kích thích các hoocmôn. Mạng thần kinh da làm đồng bộ hoá các đồng hồ sinh học với Mặt Trời mọc. Hệ thống này hoạt động kém dưới ánh sáng lúc chạng vạng. Những đồng hồ tự nhiên này hoạt động chính xác đến 1%. Trong một đêm, chênh lệch nhỏ hơn 5 phút. Điều đó giải thích tại sao có một số người thức dậy trước khi đồng hồ báo thức đánh chuông.
    P&Yclub
    Thời gian không phải là cái gì đó tồn tại thực, nó chỉ hiện hữu trong đầu mỗi chúng ta thôi ???
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 29/11/2007

Chia sẻ trang này