1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các dự án Công nghệ thông tin và truyền thông lớn của tỉnh nhà và một số chính sách của nhà nước, cũ

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi www.eda.vn, 16/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Các dự án Công nghệ thông tin và truyền thông lớn của tỉnh nhà và một số chính sách của nhà nước, cũng như các xu h

    Chào cả nhà, hôm nay mình lập topic này mục đích đưa những tin tức về CNTT-TT liên quan đến tỉnh nhà cũng như một số thông tin liên quan về chính xách của nhà nước, các xu hướng công nghệ trong tương lai, các dự báo bình luận... Nhằm mục đích cùng tìm hiểu trao đổi về lĩnh vực công nghệ có thể làm thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh ta. Mong được bà con ủng hộ cùng tham gia

    1. Thí điểm "phòng máy tính đa chức năng phục vụ nông thôn"
    [​IMG]
    (VietNamNet) - Đó là chương trình hợp tác của Tập đoàn Microsoft và tỉnh Thanh Hóa vừa công bố chiều 12/12 tại HN, ban đầu dự định thí điểm với 50 trường học tại tỉnh Thanh Hóa.

    Phó Chủ tịch Tập đoàn Microsoft Orlando Ayala và Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt chứng kiến lễ ký. (Ảnh: LQ)
    Bản ghi nhớ về chương trình đầu tư và khai thác phòng máy này đã được ký kết bởi các bên tham gia: Microsoft, Viettel và Công ty cổ phần Công nghệ cao Ruby (tại Thanh Hóa).

    Theo dự kiến của các nhà đầu tư này, trong năm đầu tiên thí điểm, chương trình sẽ phủ đến khoảng 300 trường học ở các khu vực khó khăn, mang cơ hội tiếp cận và sử dụng CNTT cho khoảng 1.500 giáo viên và 140.000 học sinh nông thôn.

    Bắt đầu với 50 trường học, dự kiến mỗi trường sẽ được trang bị một phòng máy với 21 máy tính kết nối băng thông rộng, kèm theo là các dịch vụ đào tạo cho giáo viên và những người phụ trách phòng máy.

    Ngoài ra, những phòng máy này cũng được sử dụng để mở các lớp học buổi tối cho các nhóm có nhu cầu như: cán bộ xã, nông dân, thanh niên khu vực nông thôn..., với các dịch vụ đào tạo phổ cập CNTT, các dịch vụ giá trị gia tăng khác...

    Ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho biết, dự án thí điểm này có thể giải quyết được tình trạng thiếu hụt máy tính trong việc giảng dạy và học tập tại tuyến giáo dục cấp cơ sở của tỉnh, đồng thời thu hút được nhiều học sinh hơn làm quen với máy tính và Internet, mở rộng tầm nhìn của các em học sinh ra thế giới bên ngoài.
    Trí Hiếu
    http://vietnamnet.vn/cntt/2007/12/759448/

    Được www.eda.vn sửa chữa / chuyển vào 19:52 ngày 16/12/2007
  2. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0

    2. Dự án ?oPhát triển Internet phục vụ cộng đồng nông thôn?o
    [​IMG]
    Ngày 14/8, tại Công văn số 4493/VPCP-QHQT, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã đồng ý cơ chế thực hiện dự án "Phát triển Internet phục vụ cộng đồng nông thôn" sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản.
    Hướng dẫn sử dụng Internet đến bà con nông dân (ảnh: nld.com.vn)
    Hướng dẫn sử dụng Internet đến bà con nông dân (ảnh: nld.com.vn)
    Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan điều phối toàn dự án, chủ trì tổ chức Ban Điều phối dự án có đại diện của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và các doanh nghiệp thực hiện xây dựng mạng tham gia.
    Về cơ chế tài chính, tùy theo nội dung của dự án, sẽ có hai hình thức Nhà nước cho vay và cấp phát ngân sách.
    Cụ thể, Nhà nước cho vay lại để thực hiện các nội dung công việc nội dung số 1 (xây dựng mạng) do Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ quản tiểu dự án.
    Ngân sách sẽ cấp phát toàn bộ cho các nội dung số 2 (xây dựng các điểm truy cập), số 3 (mạng thông tin công cộng và hệ thống Grid), số 6 (cổng truy cập của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình), số 7 (cổng truy cập của Bộ Thông tin và Truyền thông), số 8 (phát triển nguồn nhân lực và các dịch vụ tư vấn, khai thác), Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ quản các tiểu dự án; nội dung số 4 (cổng truy cập của Bộ Y tế), Bộ Y tế là cơ quan chủ quản tiểu dự án; nội dung số 5 (cổng truy cập của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản tiểu dự án.
    Các cơ quan chủ quản lựa chọn chủ đầu tư, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các tiểu dự án và chịu trách nhiệm bảo dưỡng, nâng cấp, vận hành hệ thống của mình sau khi đầu tư.
    Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị vốn đối ứng cho từng tiểu dự án.
    (TTXVN)
  3. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    3. ỨNG DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH MÃ MỞ UBUNTU TẠI THANH HOÁ!
    Ubuntu (phát âm IPA /ùbúntú/) là một bản phân phối Linux chủ yếu dành cho máy tính để bàn dựa trên Debian GNU/Linux. Nó được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là Mark Shuttleworth); tên của bản phân phối đại thể bắt nguồn từ quan niệm "ubuntu" của Nam Phi, "con người hướng đến con người". Nó được phát hành khoảng mỗi 6 tháng - thường xuyên hơn Debian - một thời gian ngắn sau mỗi phiên bản GNOME mới. Nó có ưu điểm là dễ sử dụng hơn Debian. Tiện ích sudo được dùng cho việc truy cập của người quản lý.
    Ubuntu phiên bản 6.06 LTS, tên mã là "Dapper Drake", được phát hành vào ngày 1 tháng 6 năm 2006, và sẽ được hỗ trợ trong 3 năm cho máy tính để bàn và 5 năm cho máy chủ, thay vì chỉ 18 tháng như thường lệ. Ubuntu hướng đến việc chỉ dùng phần mềm miễn phí để cung cấp một hệ điều hành ổn định được cập nhật cho người dùng trung bình. Ubuntu có một cộng đồng người dùng và hỗ trợ năng động. Ubuntu phiên bản 7.10 ra đời năm 2007 là phiên bản mới nhất hiện nay hỗ trợ cho Desktop và server 32bit, 64bit với nhiều tính năng tích hợp tuyệt vời và tiện dụng.
    Kubuntu và Xubuntu là các dự án con của dự án Ubuntu, hướng tới việc kết hợp giao diện KDE và Xfce với phần lõi của Ubuntu. Edubuntu là một dự án con chính thức "được thiết kế cho môi trường trường học, và có thể hoàn toàn phù hợp cho trẻ em dùng trong gia đình."
    Sau một thời gian thử nghiệm, công ty EDA., JSC. đã hoàn toàn chuyển sang sử dụng hệ điều hành Ubuntu cho tất cả các phòng ban và đặc biệt là được sử ủng hộ mạnh mẽ của các cấp các ngành.
    Chương trình giới hiệu về hệ điều hành mã mở Ubuntu được ban ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) của đài truyền hình tỉnh Thanh Hoá phối hợp cùng EDA., JSC. sẽ được phát 3 buổi như sau:
    1. Chiều: 14h40p ngày thứ 7 tuần này, tức ngày 23/02/2008
    2. Tối: 22h10p ngày thứ 7 tuần này, tức ngày 23/02/2008
    3. Chiều: 14h45p ngày thứ 3 tuần tới, tức ngày 26/02/2008.
    Chúng tôi hi vọng sẽ được chia sẻ kinh nghiệm sử dụng cũng như trợ giúp cho các cơ quan đoàn thể và cá nhân quan tâm đến việc tìm hiểu và sử dụng hệ điều hành "miễn phí này". Mọi chi tiết xin tham khảo tại website: http://ubuntu.eda.vn
    Được www.eda.vn sửa chữa / chuyển vào 12:18 ngày 23/02/2008
  4. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0

    4. CÔNG NGHỆ THANH TOÁN TRÊN MOBILE ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM!
    Ứng dụng Mr TopUp cho phép người dùng tự nạp tiền điện thoại, mã thẻ trả trước của game online... Tiện ích này tương thích với nền GPRS của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM.
    Thông thường, khi có nhu cầu nạp tiền điện thoại di động, mỗi người phải mua thẻ cào và nạp mã số bí mật. Với Mr TopUp được tải về điện thoại di động và một tài khoản Vcash (đơn vị hàng hóa quy định trong hệ thống bán hàng, được đảm bảo bởi mệnh giá của tất cả các sản phẩm, dịch vụ trả trước do Công ty VinaPay phân phối), người tiêu dùng có thể tự nạp hoặc bán lại tài khoản viễn thông hay mã thẻ game online cho thuê bao di động khác.
    [​IMG]
    Hình ảnh đại diện của Mr TopUp đang dần xuất hiện tại các cửa hàng bình dân. Ảnh: VNP.
    Cụ thể, thông qua GPRS tại địa chỉ wap.mrtopup.com.vn hoặc nhắn tin tới 8030 với cú pháp MTU_ "tên điện thoại" để tải ứng dụng Mr Topup rồi điền thông tin cần thiết và kích hoạt tài khoản. Sau đó, chủ thuê bao di động đến bất cứ đại lý của VinaPay nào trên phố để tiếp nhận Vcash vào tài khoản của mình và có thể bắt đầu nạp các sản phẩm mã trả trước do Công ty phân phối hoặc nạp cho người khác theo hình thức bán lại hay trao tặng.
    Mr TopUp sử dụng công nghệ VTU - Voucherless TopUp (Hệ thống nạp tiền không cần thẻ cào), đã triển khai thành công tại Columbia, Nam Phi, Brazil, Trung Quốc và Mỹ. OTP áp dụng mật khẩu dùng một lần và bảo mật hai lớp nên nhà cung cấp hứa hẹn dịch vụ này có độ bảo mật cao và sử dụng dễ dàng.
    Ông Nguyễn Trọng Khang, Tổng giám đốc VinaPay, cho biết: "Chúng tôi đã hợp tác để phân phối các mã thẻ trả trước cùng VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone, EVN, FPT Telecom và VTC Intercom để phân phối Vcoin cho các game của doanh nghiệp này. Danh sách sản phẩm phân phối của VinaPay sẽ không chỉ dừng ở đây".
    Hiện tại, VinaPay phát triển hệ thống phân phối và nạp Vcash tại các cửa hàng điện thoại di động, cafe Internet, sạp báo, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng game online... Đồng thời nhắm tới hệ thống đại lý, nhà phân phối di động là sinh viên, học sinh, người bán hàng rong, nhân viên công sở, xe ôm, lái xe taxi... để mở rộng mạng lưới dịch vụ của mình.
    Đầu tháng 12, Mr TopUp của VinaPay sẽ được kích hoạt.
    http://www.vinapay.com.vn - http://mrtopup.com.vn
    Nguyễn Anh
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/San-pham-moi/2007/11/3B9FC809/
    Hiện nay ứng dụng Mr TopUp của Vinapay đã được triển khai đồng loạt ở các tỉnh thành trong cả nước, tại thị trường Thanh Hoá Vinapay chọn EDA., JSC. làm đối tác chiến lược ngoài được làm đại diện phân phối độc quyền cho Vinapay đồng thời tham gia nghiên cứu ứng dụng VCASH trong thanh toán điện tử vào hệ thống siêu thị điện tử: http://www.truongsinh.vn. Mọi chi tiết xin tham khải tại website: http://mrtopup.eda.vn
    Được www.eda.vn sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 01/03/2008
  5. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    5. Có trợ giúp cộng đồng, nguồn mở sẽ được dùng nhiều hơn
    Để có thể giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền trên khắp nước ta thì chính những người chuyên về IT, những người mà OpenSource khó có thể đáp ứng được nhu cầu của họ (lập trình, độ hoạ chuyên nghiệp) phải là những người đầu tiên bước vào thế giới này. (Lê Kiến Trúc)
    Hiện nay, với nhu cầu của người dùng máy tính bình thường thì các phiên bản của Linux có thể đáp ứng được hầu hết mọi chức năng, ngay cả các văn phòng công ty không chuyên về lĩnh vực IT.
    Thật sự, người dùng bình thường không hề quan tâm đến việc mình đang sử dụng phần mềm bản quyền hay phần mềm nguồn mở. Họ cũng chẳng quan tâm đến việc nó có hợp pháp hay không bởi vì ý thức của họ về vấn đề sở hữu trí tuệ chưa có được. Vì vậy việc giáo dục về vấn đề bản quyền hiện nay là rất cần thiết. Có nên đưa nó vào một tiết học riêng của môn Tin học trong nhà trường hay không, có nên đưa nó vào giảng dạy hay không là quyết định của Bộ giáo dục nói riêng và của nhà nước nói chung.
    Tuy nhiên, ta có thể thấy một điều đó là sự lãng phí khi mua bản quyền các phần mềm đó. Mặc dù các bản Windows có thể được tài trợ miễn phí nhưng nó mang lại sự lệ thuộc ở một tập đoàn nước ngoài. Mã nguồn mở là một đặc trưng của những Free Software không chỉ miễn phí mà còn là <B> tự do </B> (phần mềm tự do thật sự).
    Để có thể giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền trên khắp nước ta thì chính những người chuyên về IT, những người mà OpenSource khó có thể đáp ứng được nhu cầu của họ (lập trình, độ hoạ chuyên nghiệp) phải là những người đầu tiên bước vào thế giới này. Khi đã có một sự trợ giúp nhất định từ cộng đồng ở Việt Nam có lẽ sẽ có thêm nhiều người dùng yêu cầu được sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong máy tính của họ.
    Lê Kiến Trúc
    http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet/2008/02/3B9FF957/
    Được www.eda.vn sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 02/03/2008
  6. www.truongsinh.vn

    www.truongsinh.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    6. Khởi công xây dựng nhà máy gang thép Nghi Sơn
    [​IMG](THO) - Ngày 6-3, tại xã Hải Thượng (Tĩnh Gia), Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Công ty cổ phần Gang thép Nghi Sơn (bao gồm các cổ đông: Công ty TNHH An Hưng Tường, Tổng Công ty Tài chính dầu khí, Công ty cổ phần LICOGI 16, Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Thành Việt, Công ty cổ phần Đầu tư Bắc Hà) đã phối hợp tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Gang thép Nghi Sơn.
    Dự lễ khởi công có các đồng chí: Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương; Lê Ngọc Hân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Mai Văn Ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực HĐND tỉnh, Tổng Công ty Thép Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện Tĩnh Gia và đông đảo nhân dân trong vùng.

    Nhà máy Gang thép Nghi Sơn, giai đoạn 1 có công suất 750.000 tấn phôi thép/năm, tổng vốn đầu tư 1.475 tỷ đồng. Mô hình sản xuất phôi thép bằng lò điện hồ quang, siêu công suất, sử dụng công nghệ hiện đại nhất trên thế giới từ các nước G7. Nhà máy bảo đảm các chỉ tiêu về tiêu hao năng lượng điện, than và nguồn nước. Hệ thống lọc bụi được lắp đặt cùng với các quy trình xử lý tiên tiến, đáp ứng được các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành vào quý IV năm 2009 và đi vào sản xuất ổn định vào năm 2010. Đầu năm 2010, công ty sẽ thực hiện đầu tư giai đoạn 2 của Nhà máy Gang thép Nghi Sơn, sử dụng công nghệ kết hợp giữa lò cao và lò điện hồ quang, lò thổi, lò tinh luyện, với tổng mức đầu tư dự kiến 6.500 tỷ đồng, nâng tổng công suất của nhà máy lên 2,25 triệu tấn/năm. Sản phẩm chính là thép cuộn cán nóng phục vụ cho các ngành công nghiệp và thép tấm phục vụ cho ngành đóng tàu. Được biết trong thời gian tới, Công ty cổ phần Gang thép Nghi Sơn sẽ đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật để đào tạo nghề tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, hệ thống cảng biển nước sâu Nghi Sơn cho tàu có trọng tải 50.000 tấn cập cảng.

    Phát biểu tại lễ khởi công, các đồng chí Lê Dương Quang, Mai Văn Ninh, nhấn mạnh: sau khi hoàn thành Nhà máy Gang thép Nghi Sơn có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay. Khi nhà máy đi vào sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn tỉnh, cũng như ngành thép Việt Nam phát triển. Tỉnh Thanh Hóa cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án xây dựng theo đúng tiến độ. Đề nghị chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh quá trình xây dựng, sớm đưa nhà máy đi vào sản xuất, bảo đảm môi trường và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất. Huyện Tĩnh Gia, Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn, quan tâm và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng nhà máy.
    Xuân Hùng
    http://baothanhhoa.com.vn/news/31540.bth
    PS: Đề nghị mod đổi lại tiêu đề topic này là: CÁC DỰ ÁN CNTT-TT VÀ CN LỚN CỦA TỈNH, MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC, CÁC XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG TƯƠNG LAI!
    Thanks!
    Được www.truongsinh.vn sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 06/03/2008
  7. www.truongsinh.vn

    www.truongsinh.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    7. VINASAT 1 đã "xuất xưởng", lên đường ra bãi phóng
    http://vietnamnet.vn/cntt/2008/03/772174/
    ?" Giám đốc Ban Quản lý dự án vệ tinh VINASAT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) Hoàng Minh Thống cho biết, vào lúc 22 giờ 30 phút tối 6/3, vệ tinh VINASAT-1 đã được nhà sản xuất Lockheed Martin Commercial Space Systems (Mỹ) tiến hành vận chuyển ra bãi phóng tại trung tâm vũ trụ Kourou (French Guiana - Nam Mỹ).
    [​IMG]
    Vệ tinh Vinasat 1 sẽ khẳng định vị thế ngành viễn thông- CNTT của VN với thế giới.
    Như vậy, vệ tinh VINASAT-1 đã hoàn thành xong quá trình lắp ráp, tổ hợp và đo thử. Vệ tinh VINASAT-1 được vận chuyển bằng đường hàng không, khởi hành từ sân bay Philadenphia (Mỹ). Theo kế hoạch, ngày 8-3, vệ tinh VINASAT-1 sẽ tới bãi phóng Kourou.
    Tại Kourou, nhà sản xuất Lockheed Martin Commercial Space Systems sẽ phối hợp nhà cung cấp dịch vụ phóng Arianespace (Pháp) kiểm tra, đo thử vệ tinh này trong thời gian từ 4-5 tuần trước khi thực hiện phóng lên quỹ đạo.
    Dự kiến, vệ tinh VINASAT-1 sẽ phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Ariane 5 (Pháp) vào 5 giờ sáng ngày 12/4 (giờ Việt Nam), chậm hơn một ngày so với thời gian dự kiến trước đây. Theo Giám đốc Hoàng Minh Thống, việc lùi thời điểm phóng hoàn toàn vì nguyên nhân khách quan, do kế hoạch phóng vệ tinh khác tại cùng địa điểm bãi phóng Kourou (trước thời điểm phóng vệ tinh VINASAT 1) bị chậm lại một ngày.
    Việc lùi thời điểm phóng vệ tinh VINASAT-1 này không ảnh hưởng đến tiến độ đưa vệ tinh lên vị trí quỹ đạo đã đăng ký với Liên minh Viễn thông thế giới (ITU).
    Vệ tinh VINASAT ?" 1 là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) làm chủ đầu tư, được chế tạo bởi nhà sản xuất vệ tinh hàng đầu thế giới Lockheed Martin Corporation (Mỹ) và sẽ phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Ariane 5 (Pháp).
    Trung tâm vũ trụ Kourou ở French Guiana (Nam Mỹ), nơi vệ tinh VINASAT sẽ được vận chuyển tới để lắp vào tên lửa Ariane 5 và phóng lên vũ trụ ở độ cao 35,768 km. (Nguồn ảnh: Guiana Space Center).
    [​IMG]
    Trung tâm vũ trụ Kourou ở French Guiana (Nam Mỹ), nơi vệ tinh VINASAT sẽ được vận chuyển tới để lắp vào tên lửa Ariane 5 và phóng lên vũ trụ ở độ cao 35.768 km. (Nguồn ảnh: Guiana Space Center).
    Việc phóng thành công vệ tinh VINASAT -1 không chỉ khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian mà còn thể hiện vị thế ngày càng lớn mạnh của quốc gia nói chung, của ngành viễn thông, thông tin nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Dự án này cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phủ sóng các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của đất nước.
    Bên cạnh đó, khi đưa vào khai thác, VINASAT- 1 sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia theo hướng hiện đại, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy và phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại, giải trí cũng như các dịch vụ chuyên dùng khác.
    Hoàng Hùng (VietNamNet)
    Xem thêm:
    Vệ tinh Vinasat là dự án phóng vệ tinh địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam.
    Đề án nghiên cứu tiền khả thi của dự án này đã được Thủ tướng Việt Nam thông qua từ tháng 9 năm 1998, tuy nhiên dự án bị lùi lại về thời điểm nhiều lần, do Việt Nam chưa có sự thống nhất với hai quốc gia khác trong việc xác định tọa độ. Quyền phóng vệ tinh của Việt Nam ở tọa độ 132° Đông, nhưng Tonga và một quốc gia khác cũng có được quyền phóng vệ tinh ở hai tọa độ rất gần là 130° Đông và 134° Đông. Dù chưa thống nhất với Việt Nam, song cho tới nay, hai quốc gia này vẫn chưa hề phóng một vệ tinh nào của họ.
    Ngày 18 tháng 10 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1104/QĐ-TTg về Dự án phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam (Vinasat), giao cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư (chưa gồm thuế VAT) của dự án là 2.885.304 triệu đồng (quy đổi từ Đôla Mỹ với tỷ giá 1 USD = 15,821 VND). Cơ cấu của nguồn vốn đầu tư sẽ bao gồm 20% vốn tự có của chủ đầu tư và 80% vốn vay.
    Mục tiêu chính của dự án là phóng một vệ tinh vào vị trí quỹ đạo 132° Đông, đã đăng ký trên quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh (bất kỳ điểm nào trên Trái Đất đều thấy vệ tinh cố định trên không trung), và xây lắp tại Việt Nam hai trạm điều khiển vệ tinh (một trạm chính và một trạm dự phòng). Đưa hệ thống vệ tinh Vinasat vào hoạt động ổn định.
    Việt Nam đã chọn Lockheed Martin Commercial Space Systems (Hoa Kỳ) làm nhà thầu cung cấp vệ tinh Vinasat (gói thầu số 3). Đây là gói thầu quan trọng nhất của dự án phóng vệ tinh Vinasat. Dự án phóng vệ tinh Vinasat có tổng mức đầu tư trên 200 triệu USD
    Dự kiến, Vinasat có kích cỡ trung bình có trọng lượng khô khoảng hơn 2,7 tấn với dung lượng 20 bộ phát đáp (8 bộ băng C, 12 bộ băng Ku). Theo thiết kế thì tuổi thọ Vinasat tối thiểu là 15 năm có thể kéo dài thêm một vài năm tùy thuộc vào mức độ tiêu hao nhiên liệu. Vinasat có công suất bức xạ tương đương với các vệ tinh đang hoạt động trong khu vực. Theo kế hoạch, Vinasat sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Ariane 5 ECA (do hãng Arianespace của Pháp cung cấp), có thể điểm phóng sẽ là bãi phóng Kourou, Guiana, một tỉnh hải ngoại của Pháp tại bờ bắc của Nam Mỹ. Mặt phẳng quỹ đạo của vệ tinh trùng với mặt phẳng xích đạo, độ cao cách bề mặt trái đất là 35.768 km. Trạm điều khiển mặt đất chính của Vinasat sẽ đặt tại Quế Dương, Hà Tây. Trạm dự phòng đặt tại Bình Dương.
    Vinasat là một vệ tinh viễn thông, sau khi phóng lên có thể cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh để phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa... Đặc biệt cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được.
    Vinasat sẽ phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra Vinasat còn phủ sóng ở Nhật Bản, miền đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Úc, biển Đông và một phần Myanmar.
    Việt Nam tuyên bố sẽ phóng vệ tinh Vinasat vào 9 - 14/4/2008, tùy thuộc vào thời tiết có phù hợp cho các điều kiện kỹ thuật để phóng vệ tinh hay không. Lịch phóng này bị lùi từ 29 tháng 3 lại do vệ tinh ATV - vệ tinh được phóng trước Vinasat, bị phóng chậm hơn so với dự kiến.
    VNPT đã ký với Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm vệ tinh Vinasat. Mức bảo hiểm trị giá trên 170 triệu USD.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1_%C3%A1n_V%E1%BB%87_tinh_Vinasat
    Được www.truongsinh.vn sửa chữa / chuyển vào 21:48 ngày 10/03/2008
  8. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0

    8. Tám dự đoán về CNTT châu Á năm 2008
    http://www.laodong.com.vn/NewsGrabber/News.aspx?newsid=661819
    ICTnews - Trong cuộc điều tra thực hiện ngày 23/01/2008, nhà nghiên cứu XMG (Canada) đã đưa ra 8 dự đoán và xu thế về công nghệ thông tin (CNTT) có ảnh hưởng trong khu vực.
    1/- Giảm thiểu rủi ro về đầu tư
    Giữ cho rủi ro ở mức tối thiểu là ưu tiên hàng đầu về mặt quản lý. Các CIO đang xem xét giảm thiểu rủi ro của những đầu tư ICT nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
    Một số vấn đề liên quan khác là phạm vi, năng suất và hiệu quả của các đầu tư ICT tới doanh nghiệp; nâng cao mục tiêu gia tăng của IT qua hợp tác có hiệu quả với những người sử dụng đầu cuối.
    2/-Khắc phục khe hở chín muồi khai thác
    Sự xắp hàng các hạng mục hạ tầng IT trở thành ưu tiên trong năm 2008, hướng tới các khai thác sở trường tốt nhất.
    Tuy nhiên, một số công ty châu Á - TBD so với các công ty ở Bắc Mỹ và châu Âu hãy còn trong giai đoạn trứng nước. Những khai thác của họ thông qua quá trình định nghĩa, xác định kích cỡ và phân tích chọn lọc. Không kỳ vọng số lượng đáng kể các công ty này đuổi kịp ngay lập tức, tuy nhiên phải quyết tâm cải thiện chất lượng dịch vụ.
    3/- Các chuẩn toàn cầu dẫn dắt cải thiện quá trình kinh doanh
    Chính phủ và doanh nghiệp ở một số nước châu Áù - TBD như Mông Cổ, Kazakhtan, Indonesia và Trung Quốc đang bước đầu chấp nhận các chuẩn quốc tế và cải thiện quá trình kinh doanh, tham gia toàn cầu hoá thương mại.
    4/- Thương mại di động nâng vị thế mạng di động
    Thương mại di động (m- commerce) ở khu vực châu Á - TBD sẽ tăng trưởng 18,4% như cung cấp ứng dụng dịch vụ có giá trị quan trọng cho người sử dụng di động. Nội dung đa phương tiện và các công nghệ cộng tác; tăng trưởng ứng dụng mạng xã hội, mua sắm và sự biến dạng của những dịch vụ khác được bổ sung với việc cung cấp dịch vụ không dây cơ bản tại chỗ.
    Tỷ lệ thực hiện thương mại di động cao của khu vực châu Á - TBD vượt cả Bắc Mỹ và châu Âu là "do văn hoá hơn là khác biệt kỹ thuật trong hạ tầng cơ sở", hãng phân tích cho biết. Bổ sung thêm giá trị cho khách hàng, tăng cường dịch vụ, đơn giản và an toàn trong chi trả là những yếu tố quyết định đối với sự thắng lợi của thương mại di động.
    5/- Tăng trưởng mạnh trong chi IT của doanh nghiệp nhỏ và vừa
    Chi IT của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực châu Á - TBD ước tính tăng khoảng 28% trong năm nay, lên tới 31,2 tỷ USD. Các quốc gia dẫn đầu trong chi IT gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam.
    6/- Linux nổi lên trong tương lai như là hạ tầng của các doanh nghiệp
    Linux được dự đoán sẽ thực hiện "những cuộc đột nhập chính vào các thị trường chính phủ, doanh nghiệp và tiêu dùng, trong khi địa vị thống trị của Microsoft sẽ suy yếu" - hãng nghiên cứu cho biết.
    Hơn 43% các công ty lớn châu Á - TBD đang khảo sát nghiêm túc những lợi thế của phần mềm nguồn mở so với sản phẩm Microsoft Office có giá đắt hơn nhiều.
    7/- Tương lai rõ ràng đối với offshoring và outsourcing
    Thị phần đối với offshoring và outsourcing trong khu vực dự đoán tăng 30,1%, được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng kéo dài và nhu cầu đòi hỏi chất lượng cao, dịch vụ giá thấp.
    Khu vực châu Á - TBD, trừ Nhật Bản, được dự đoán sẽ chiếm 24,5% tương đương 86,8 tỷ USD của doanh thu outsourcing toàn cầu vào cuối năm 2008. 70,3% trong số này là doanh thu offshore được tạo ra bởi 5 nước offshoring đứng đầu khu vực là Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Việt Nam.
    8/- Dịch vụ phần mềm đưa ra tương lai đổi mới trong các đầu tư IT
    Sự chấp nhận dịch vụ phần mềm trong khu vực sẽ tăng 17% hàng năm, được dẫn dắt bởi hiệu ứng "Synegistic" theo yêu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo XMG, dịch vụ phần mềm tiếp tục là mô hình kinh doanh outsourcing có thể đứng vững tới năm 2012.
    Nam Ninh
    Theo ZDNet.Asia
  9. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0

    9. Băng rộng thực hiện kết nối tại Việt Nam
    ICTnews - Ngồi bên bếp than hồng, Lê Anh Phương đang cập nhật blog của mình, cái blog mà cô bé gọi là "cô gái với một ngôi sao thay đổi", đồng thời tải nhạc từ trang web của Super Junior, một ban nhạc nam của Hàn Quốc.
    [​IMG]
    Cán bộ xã Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai sử dụng Internet qua hệ thống Wimax

    Blogger 14 tuổi này dành khoảng 2 giờ đồng hồ mỗi ngày trên một trong 11 chiếc máy tính đã được lắp đặt với kết nối Wi-Max tại làng Tả Van, một ngôi làng miền núi Tây Bắc Việt Nam (thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).
    Có thể mọi người cho rằng một sáng kiến như vậy phải được hỗ trợ bằng các chương trình từ thiện. Nhưng công ty Intel, nhà sản xuất chip của Mỹ, cùng với VDC, một nhà khai thác viễn thông nội địa thuộc sở hữu Nhà nước đang hy vọng rằng, băng rộng không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận mà còn là một cách thức cho những vùng sâu, xa nhất Việt Nam để họ nhảy vọt, đi thẳng lên những công nghệ viễn thông hiện đại nhất.
    Băng rộng là then chốt với nông thôn
    Năm tháng sau khi khai trương, dự án thử nghiệm Tả Van - một dự án miễn phí đối với dân làng - vẫn còn phải đối mặt với những thách thức. Giai đoạn ban đầu, sự nhiệt tình của em Phương đối với mạng Internet dường như không lan nhanh như ngọn lửa tại Tả Van, quê hương của khoảng 3.000 người thuộc ba dân tộc thiểu số của Việt Nam. Nhiều người dường như vẫn còn đang thích nghi với công nghệ cơ bản ở làng hơn, nơi mà chiếc máy điện thoại cố định đầu tiên được lắp đặt tại bưu cục vào năm 2004 và ngôi làng này mới chỉ được kết nối với điện lưới quốc gia vào năm 2005.
    "Cha của em không hề có ý tưởng hoặc hứng thú gì đối với mạng Internet, nhưng em cho rằng điều đó cũng là bình thường bởi vì họ là những người già", em Phương nói.
    Mặc dù vậy, Intel cho biết việc công ty lựa chọn Tả Van là chính xác bởi vì công ty muốn kiểm chứng công nghệ tại một vùng khó khăn cũng như đo lường sự hứng thú trong người dùng ở vùng sâu. Và Intel tin tưởng rằng, băng rộng có thể được biến thành một câu chuyện thành công đến nỗi có kế hoạch lắp đặt Internet tốc độ cao tại một số cộng đồng vùng sâu khác trên khắp Việt Nam trong năm nay.
    Công ty Intel cũng đang tìm cách phối hợp với các nhà cung cấp địa phương trong một số dự án tương tự tại một vài quốc gia châu Á khác, bao gồm cả Malaysia, Philippines và Ấn Độ.
    Andrew Allison, một cán bộ cấp cao của Intel cho biết: "Những công nghệ này dường như chỉ có trong phim của James Bond và sẽ không trở thành sự thực trong vòng 10 đến 15 năm tới. Với những công nghệ như là WiMax, bạn có thể kết hợp lưu lượng trên một diện rộng từ nhiều bên liên quan, biến chi phí khai thác trở nên có khả năng kiểm soát cao hơn. Chúng tôi đang hạ thấp giá cước đến một mức độ mà người dùng có thể chấp nhận được".
    Intel không đơn độc trong quyết định của mình. "Chúng tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ vào năm nay", Nicolas Van Den Abeele, Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của công ty Alcatel-Lucent, một nhà cung cấp thiết bị Pháp-Mỹ cho biết, "và kết nối băng rộng đến các khu vực nông thôn sẽ là then chốt".
    Việt Nam: Tổ hợp hạ tầng mạng cố định và vô tuyến
    Hà Nội được kỳ vọng là sẽ tổ chức đấu giá giấy phép khai thác các mạng di động thế hệ 3 (3G) và WiMax vào năm nay. Trong khi không có hy vọng là các công ty nước ngoài sẽ được phép tham gia đấu giá trực tiếp, ông Van Den Abeele dự báo rằng "một số nhà khai thác nước ngoài hay các nhóm đầu tư sẽ tham gia với tư cách là các đối tác hoặc đơn vị hỗ trợ cho đấu thầu trong nước".
    WiMax không phải là công nghệ băng rộng duy nhất phù hợp với các vùng nông thôn, phần lớn các nhà lãnh đạo đang dự báo rằng, các quốc gia như Việt Nam cuối cùng sẽ đi đến một tổ hợp của cơ sở hạ tầng mạng cố định và vô tuyến. Nhưng vô tuyến mang lại một số lợi thế, tối thiểu cũng là khả năng với tới những địa hình miền núi như Tả Van bằng cách chiếu búp sóng trực tiếp từ vệ tinh IP-Star, một vệ tinh ở châu Á - Thái Bình Dương do Shin Corp của Thái Lan kiểm soát.
    Có khoảng 5% của 85 triệu người dân Việt Nam có truy nhập đến mạng cố định trong khi vùng phủ sóng di động đã đạt được mật độ 30%. Đối với băng rộng, vùng phủ chỉ vào khoảng 2%, nhưng số lượng thuê bao ADSL có tốc độ tăng gấp ba và đạt tới con số 1,2 triệu thuê bao trong năm ngoái.
    Hơn nữa, cơ sở hạ tầng mạng cáp đồng hiện thường có chất lượng kém hoặc bị ăn mòn do thời tiết nóng ẩm. Những mạch vòng ở Việt Nam thường quá dài để có thể hỗ trợ được công nghệ DSL.
    "Tại phần lớn các vùng của quốc gia này, mạng cáp đồng thường hẹp và chất lượng cáp đồng rất thấp, đó cũng chính là lý do tại sao chúng tôi kỳ vọng vào một sự chuyển đổi đáng kể sang các công nghệ di động", ông Van Den Abeele cho biết. "Họ có thể nhảy trực tiếp sang di động hoặc từ băng rộng sang WiMax, và sẽ không lắp đặt thêm cáp đồng dưới mặt đất".
    Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 70% người Việt Nam sống bên ngoài các đô thị. Nhưng đất nước này lại có một số lượng người đang ở độ tuổi trung bình lớn hơn cả dân số của nước Đức (26 tuổi, thấp hơn khoảng 6 năm so với quốc gia láng giềng Trung Quốc). Các nhà lãnh đạo viễn thông đang lý luận rằng, Việt Nam kết hợp giữa số lượng và sức trẻ cần thiết để đưa dự án băng rộng nông thôn đi đến thành công.
    Tỷ lệ người biết chữ hơn 90% cũng lại là một lợi thế khác, và những mối quan hệ gia đình kết nối những người dân nông thôn và thành thị, cũng như là Việt kiều, những người đã gửi về nước tới 6 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cuối cùng, một cuộc khảo sát do Alcatel thực hiện vào năm ngoái đã xác định là có 650.000 doanh nghiệp nhỏ quan tâm đến truy nhập Internet, phần lớn trong số này nằm ở vùng nông thôn. Chi tiêu bình quân vào viễn thông của các doanh nghiệp thường cao hơn gấp hai lần so với các hộ gia đình. "Điều đó chắc chắn sẽ làm cho công việc kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt của các nhà khai thác và cung cấp thiết bị", ông Van Den Abeele bình luận.
    David Brunell, Giám đốc Chương trình Phát triển Kinh tế của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID), một cơ quan ủng hộ dự án Tả Van cho biết: "Có một cơ hội thực sự để biến những người dùng Internet lần đầu ở vùng nông thôn thành những người sử dụng trả tiền trong lĩnh vực viễn thông".
    Tại một quốc gia như Việt Nam, các công ty viễn thông chỉ có thể tiến hành khi có sự hậu thuẫn của Chính phủ. Gần đây, Hà Nội không chỉ thể hiện rằng họ sẽ tiến hành bán giấy phép mà còn cho biết họ cũng sẽ tài trợ nhiều hơn nữa vào băng rộng, với mục đích mở rộng vùng phủ sóng lên khoảng một phần tư dân số.
    Cũng có sự nhận thức ở Hà Nội rằng, các nhà khai thác trong nước cần phải nắm lấy cơ hội về băng rộng trước khi mở cửa thị trường viễn thông quốc gia, theo đúng những cam kết được đưa ra khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
    Trần Mạnh Dũng, một cán bộ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay: "Cạnh tranh không phải là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi hiện nay. Nhưng cuối cùng chúng tôi cũng sẽ sẵn sàng mở rộng cánh cửa chào đón các nhà đầu tư nước ngoài".
    Đức Quang
    (theo Financial Times, ngày 5/2/2008.)
  10. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0

    10. CNTT Việt Nam có thể ngang tầm khu vực vào năm 2020?
    http://vietnamnet.vn/cntt/2008/03/772719/
    Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết, chiến lược phát triển CNTT-TT VN sẽ đi theo hai phương châm: đột phá về phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT và nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước, mở rộng ra thế giới.
    Mô tả ảnh.
    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng trả lời bạn đọc tại cuộc đối thoại trực tuyến ngày 29/2/2008. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
    Tại cuộc đối thoại trực tuyến ngày 29/2, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết, chiến lược phát triển CNTT-TT VN sẽ đi theo hai phương châm: Lấy phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá; và Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định.
    Để thực hiện mục tiêu: đến năm 2020, ngành CNTT-TT nước ta sẽ trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP, đạt trình độ tiên tiến ngang bằng với các nước ASEAN, Bộ TT-TT đề ra
    Để thực hiện chiến lược này, Bộ có đề xuất một số giải pháp: Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp; Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch; Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý của Nhà nước; đổi mới mô hình doanh nghiệp; Mở rộng và phát triển thị trường CNTT-TT; Phát triển mạnh nguồn nhân lực; Thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn.
    CNTT Việt Nam có... "ảo tưởng"?
    Thứ trưởng Hồng thừa nhận, CNTT-TT của Việt Nam trong những năm qua tuy có đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc,... thì vẫn còn một khoảng cách rất xa.
    "So với Ấn Độ, một nước có bước phát triển ngoạn mục về công nghiệp phần mềm trong hơn 10 năm qua (doanh số 2006 gần 40 tỷ USD, chúng ta (doanh số 400 triệu USD!) chưa thể nghĩ tới việc ?osánh vai? được", ông Hồng nói.
    Trả lời một câu hỏi thẳng của bạn đọc, rằng: Liệu đội ngũ IT Việt Nam có "ăn to nói lớn", "ảo tưởng" khi tự đánh giá quá cao về mình, trong khi thực tế trình độ đến đâu so với khu vực, thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết: "Đa số những người tôi có dịp gặp gỡ và trao đổi đều đánh giá đúng vị thế của chúng ta hiện nay, đều trăn trở vì vị thế này còn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Tôi nghĩ chúng ta cũng nên lạc quan nhìn về tương lai. Nếu có được những cơ chế chính sách thu hút đầu tư tốt, phát huy các nguồn lực, có sự nỗ lực của doanh nghiệp, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tiến được về phía trước rất nhiều".
    "Năm 2007, ngành CNTT VN có rơi vào khủng hoảng, với sự thất bại của đề án 112, nguồn nhân lực thiếu, nhiều DN đóng cửa?", Thứ trưởng bộ TT-TT khẳng định: ngành CNTT Việt Nam không khủng hoảng. Năm 2007 đúng là năm ngành CNTT gặp nhiều khó khăn.
    Với trách nhiệm và nỗ lực của mình, bộ TT-TT đã xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2008 đến năm 2010, trong đó có nhiều dự án CNTT quan trọng. Bên cạnh đó Bộ cũng đang tích cực triển khai các chương trình phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số, kế hoạch phát triển công nghiệp điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. "Tôi hy vọng, việc triển khai các kế hoạch, chương trình này sẽ góp phần đem lại những khởi sắc mới cho ngành CNTT Việt Nam trong thời gian tới".
    Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang bị bỏ rơi?
    Độc giả Phạm Huy Vũ cho rằng, ngành công nghiệp điện tử VN đang bị bỏ rơi, vì "quy hoạch, chiến lược chẳng đi vào thực tế, trên thị trường trong nước thì hàng nội bị đè bẹp"?, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết: không có chuyện "bỏ rơi" ngành công nghiệp điện tử. Đảng, Nhà nước và Chính phủ coi đây là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo có tiềm năng phát triển rất lớn, có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
    Trong các Nghị quyết Đại hội VIII cũng như Đại hội IX của ********************** đều đã ghi rõ nhiệm vụ ưu tiên phát triển ngành CNĐT thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
    Ông Hồng dẫn chứng, ngày 28/2, Bộ TT-TT đã cùng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức Diễn đàn Phát triển Công nghiệp (CN) điện tử Việt Nam, với sự tham gia của Tập đoàn STMicroelectronics. Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm tới ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam và chỉ đạo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tham dự Diễn đàn này.
    Gần đây nhất, vào tháng 5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 75/2007/QĐ-BBCVT phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử VN đến 2010 và tầm nhìn 2020. Bản Kế hoạch này đã đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp, biện pháp, đề án, dự án cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp này, để các sản phẩm điện tử VN không những có thể khẳng định vị trí trên thị trường trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu. Hiện nay Bộ TT-TT đang khẩn trương triển khai các nội dung của Kế hoạch này, trong đó có Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp điện tử.
    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng tại cuộc đối thoại trực tuyến với người dân sáng 29/02/2008. Ảnh Lê Anh Dũng.
    Ảnh: Lê Anh Dũng.
    Quy hoạch CNTT đến đâu?
    Chính phủ và Bộ TT-TT đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch và chương trình phát triển BCVT và CNTT. Hiện nay đã có quy hoạch phát triển CNTT-TT của các vùng kinh tế trọng điểm, nhiều tỉnh đã phê duyệt quy hoạch trong khi chưa có quy hoạch của cả nước. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng khi có quy hoạch chung, các quy hoạch đã được duyệt sẽ phải chỉnh sửa rất nhiều gây lãng phí? Các bản quy hoạch CNTT-TT của các tỉnh thường là do Viện Chiến lược tư vấn nên rất giống nhau và kém tính khả thi?
    Giải đáp các vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho rằng: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký các Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm đến 2010, Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số đến 2010 và Quyết định 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp điện tử đến 2010 và tầm nhìn đến 2020, Bộ TT-TT đã có văn bản gửi các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, đôn đốc nhanh chóng triển khai thực hiện các các Chương trình đã được phê duyệt.
    Để tạo thuận lợi cho việc triển khai này, Bộ TT-TT cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Quy chế quản lý Chương trình phát triển CN phần mềm và Nội dung số VN đến năm 2010, dự kiến sẽ được Thủ tướng xem xét phê duyệt sớm.
    Các quy hoạch phát triển CNTT-TT của 3 vùng kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt làm cho giai đoạn đến năm 2010, định hướng đến 2020 và quy hoạch phát triển CNTT &TT của các địa phương cũng tập trung cho giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Quy hoạch phát triển CNTT&TT Bộ đang xây dựng sẽ tập trung cho giai đoạn 2011-2020, do đó sau khi Quy hoạch này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì phù hợp với việc các địa phương làm quy hoạch chi tiết cho giai đoạn sau 2010.
    Các quy hoạch phát triển CNTT của các tỉnh chủ yếu do Viện Chiến lược tư vấn xây dựng. Các quy hoạch này có cấu trúc tương đối giống nhau vì được xây dựng căn cứ theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ và áp dụng phương pháp luận thống nhất. Tuy nhiên các quy hoạch được xây dựng căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, hiện trạng CNTT&TT và khả năng huy động nguồn lực của từng địa phương nên mang tính đặc thù.
    Các quy hoạch này đều đã được tổ chức lấy ý kiến của các sở ban ngành, doanh nghiệp trên địa bàn, được thẩm định theo đúng các quy định và đã được UBND tỉnh, TP phê duyệt nên có tính khả thi tương đối cao. Việc xây dựng quy hoạch xây dựng và phát triển CNTT tại các địa phương là xuất phát từ quy định của Nghị định 92/2006/NĐ-CP để đảm bảo cho chính quyền địa phương quản lý và phát triển lĩnh vực BCVT và CNTT tại địa phương.
    Trí Hiếu (tổng hợp)

Chia sẻ trang này