1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC GIẢI PHÁP VỀ NĂNG LƯỢNG - Mong được giúp đỡ

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 26/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Bác Sơn à, giải pháp trữ điện bằng ắp quy mà bác đưa ra tôi e không được thực tế cho lắm.
    Trước tiên ta thử làm một kịch bản về việc tích trữ kiểu này nhé:
    Giả sử tôi phải tích trữ điện kiểu này thì chắc các thiết bị sài điện lớn như air con., bình đun nước, máy giặt là phải cắt đi. Còn những thiết bị khác như bóng đèn, tủ lạnh, quạt, ti vi, máy tính vân vân với tổng công suất khoảng 800W là vẫn phải duy trì vì đó thuộc về nhu cầu tối thiểu. Công suất đó tương đương với một dòng điện 4 amper có điện áp 220V.
    Bi giờ nếu tôi sài điện ắc quy có điện thế 12 V. Để đảm bảo công suất tiêu thụ nói trên thì tôi phải cần một cụm ắc quy đấu // có tổng dung lượng dư vào khoảng 420Ah để có thể cung cấp điện liên tục trong 6 tiếng đồng hồ cao điểm. Số dung lượng ấy bằng 3 chiếc bình điện cỡ lớn 185Ah mỗi bình.
    Về chi phí, cùng với 3 chiếc bình trên khoảng 4 triệu thì tôi phải cần đầu tư một bộ nạp, hệ thống dây dẫn bảng đện cùng bộ kích điện cần thiết để tổng chi phí không dưới 8 triệu VNĐ.
    8 T? Đủ để sắm một chiếc máy phát điện 1KW. Vậy có lẽ tôi kiếm một chiếc máy phát điện thì thích hợp hơn. Ngoài ra phải mua thêm mấy bộ ear plug cho mọi người trong gia đình nữa. Thay vì không phải trả tiền điện thì tôi sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn một chút để mua xăng và việc dùng máy phát điện độc lập sẽ không làm ảnh hưởng tới hệ thống điện lưới.
    Tuy nhiên, tôi sẽ không bao giờ mua máy phát làm gì. Đấy chẳng thể là một giải pháp mà ai cũng có thể dùng.
  2. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,lyenson
    dân chúng chỉ biết trả tiền và dùng điện theo ý thích thôi, đó là quan hệ sòng phẳng, bên bán điện không thể đòi hỏi gì hơn với người tiêu dùng!
    bên bán điện muốn người tiêu thụ điện năng sử dụng theo cái cách có lợi cho bên bán thì bên bán phải bỏ tiền ra+tìm mọi cách để thuyết phục bên mua sử dụng theo ý mình, không thể trừng phạt hay dùng mệnh lệnh được .
    Bạn có thể tích điện vào Accu, sản xuất nước đá vào giờ thấp điểm->cao điểm dùng cho điều hoà không khí. EVN có thể làm thuỷ điện tích năng (cao điểm thì xả nước phát điện, thấp điểm thì dùng điện bơm nước ngược lại)...và rất nhiều biện pháp khác
    nhưng tính kinh tế vẫn là điều kiện quyết định, cơ bản là giá điện cao điểm phải gấp nhiều lần giờ thấp điểm quanh đi quẩn lại thì vẫn là chỗ đó thôi, giải quyết được thì mọi chuyện sẽ rất sôi động!
    nếu giải quyết được thì đâu có chuyện USA ký với VN vào WTO với 12 năm án treo!
    giá bán điện của VN không theo quy luật thị trường mà bị điều khiển bởi nhà nước nên rất tầm bậy
    Thân.
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    có lẻ bạn newdayvn công tác ở VN ; và có l/h với EVN . Bạn thấy bài viết sau thế nào ...?


    Nhà máy thuỷ điện tích năng


    Nhà máy thủy điện tích năng là nhà máy thủy điện kiểu bơm tích lũy, sử dụng điện năng của các nhà máy điện phát non tải trong hệ thống điện vào những giờ thấp điểm phụ tải đêm để bơm nước từ bể nước thấp lên bể cao.


    [​IMG]









     


    Nhịp độ tiêu thụ điện năng
    Hệ thống điện của bất kỳ quốc gia nào đều tập hợp trong quá trình công nghệ chung nhiều nhà máy điện để sản xuất điện năng và nhiều hộ tiêu thụ điện nhận sản lượng điện năng đó qua các lưới truyền tải và phân phối. Điện năng theo các công nghệ hiện hành không thể niêm cất trong kho mà nó cần được tiêu thụ theo nhịp độ sản xuất theo nhịp độ tiêu thụ.
    Việc không thực hiện được sự cân bằng theo thời gian đó thì sẽ dẫn đến giảm chất lượng điện năng, thí dụ về sự thay đổi tần số và điện áp của nó, còn trong trường hợp xấu nhất dẫn tới các sự cố và thảm hoạ trong hệ thống điện (HTĐ).
    Sự tiêu thụ điện năng diễn ra phù hợp với những nhịp độ sinh hoạt của xã hội loài người, những nhịp độ này trực tiếp phụ thuộc không những vào những nhịp độ tự nhiên và sinh học của con người mà còn phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và đời sống. Những nhịp độ đó có những chu trình ngày đêm, tuần lễ, tháng và mùa.
    Biểu đồ điển hình về tiêu thụ ngày đêm của HTĐ có đặc điểm là không đồng đều. Việc san bằng biểu đồ đó có thể thực hiện được bằng tác động về mặt hành chính hoặc kinh tế (thông qua các biếu giá khuyến khích) đối với người tiêu thụ, hoặc nhờ hiệu quả liên hệ thống thu được năng lượng đỉnh sẽ rẻ hơn của các HTĐ liền kề, hoặc nhờ sử dụng các bộ phận tích trữ năng lượng.
    Hiện có những bộ phận tích trữ năng lượng thuộc các kiểu khác nhau: cơ học, hoá học, điện từ... chúng được đặc trưng bởi số lượng năng lượng tích luỹ được, thời gian trữ năng lượng, dung lượng riêng của năng lượng, suất đầu tư, suất chi phí vận hành, hiệu suất và tính linh hoạt. Trong các HTĐ để làm các bộ phận tích trữ năng lượng lớn trước hết người ta sử dụng các nhà máy thuỷ điện (NMTĐ) và các nhà máy thuỷ điện tích năng (NMTĐTN).
    NMTĐ tích năng là gì ?
    Đó là nhà máy thuỷ điện kiểu bơm tích luỹ, NMTĐ này trong thời gian thấp điểm của HTĐ để biến nó thành thế năng của nước và vào thời gian cao điểm của HTĐ biến đổi thế năng của nước thành điện năng, cung cấp cho lưới điện để phủ đỉnh phụ tải của HTĐ.
    Các công trình thuỷ công của NMTĐTN gồm hai bể chứa, bể trên cao (tích trữ) và bể thấp (cung cấp) đặt ở các mức khác nhau và được nối lại bằng hệ thống các ống nước nghiêng. Bể trên cao có thể là bể tự nhiên (thí dụ hồ nước) hoặc nhân tạo (bể bằng bê tông cốt thép) còn bể thấp thường là hồ chứa được tạo bởi một đập không lớn lắm.
    Toà nhà của NMTĐTN với các tổ máy thuỷ lực được đặt ở phía bể thấp, các tổ máy này có thể loại gồm 3 thiết bị: động cơ máy phát, tua bin thuỷ lực và bơm, hoặc 2 thiết bị: máy điện thuận nghịch và máy thuỷ lực thuận ngịch vận hành tuỳ theo chiều của dòng nước và tương ứng là chiều quay hoặc là bơm, hoặc là turbine (những tổ máy này kinh tế hơn và bắt đầu được đặt từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước). Các tổ máy thuỷ lực của NMTĐTN tuỳ theo chiều cao của cột nước được trang bị các turbine thuỷ lực kiểu cánh quay, cánh chéo, dọc trục xuyên tâm hoặc kiểu gáo. Tổ máy thuỷ lực thuận nghịch lớn nhất thế giới có công suất 457 MW được đặt tại NMTĐ của mỹ ?oBatcounty? (1993).
    NMTĐTN sử dụng điện năng của các NMĐ phát non tải trong HTĐ vào những giờ thấp điểm phụ tải đêm hoặc một số giờ ở phần lưng của biểu đồ phụ tải của HTĐ để bơm nước từ bể nước thấp lên bể cao. Vào những giai đoạn đỉnh phụ tải của HTĐ, NMTĐTN sẽ sản xuất điện năng nhờ dẫn nước từ bể cao xuống theo các đường ống dẫn đến các tổ máy thuỷ lực được đưa vào vận hành ở chế độ turbine. Điện năng sản xuất ra được đưa vào HTĐ, còn nước được tích luỹ trong bể cung cấp.
    Hiệu suất của NMTĐTN đạt 70% những giá điện năng thấp điểm đêm rẻ hơn giá điện năng vào các giờ phụ tải của HTĐ nên hiệu quả kinh tế của bản thân NMTĐTN cũng như của toàn bộ HTĐ rất cao.
    Năng lượng được tích luỹ của NMTĐTN phụ thuộc vào dung tích bể cao và cột nước công tác, cột nước này được xác định bởi độ chênh chiều cao giữa các mực nước của bể cao và bể thấp. Ưu việt của NMTĐTN so với NMTĐ là ở chỗ cột nước của chúng có thể được tăng cao hơn, việc chọn địa điểm xây dựng đơn giản hơn, chúng đòi hỏi thể tích nước ít hơn bởi vì nước được tuần hoàn giữa hai bể nói trên. Ngoài ra đặc tính năng lượng của chúng không phụ thuộc vào những dao động thiên nhiên theo mùa của nguồn nước.
    Thời gian khởi động và thay đổi các chế độ của những tổ máy thuỷ lực NMTĐTN được tính bằng phút, điều đó quyết định tính linh hoạt vận hành chúng. Các NMTĐTN có thể với các chu trình điều tiết ngày đêm, tuần và mùa... điều tiết của NMTĐTN gần gấp đôi trị số công suất đặt của nó bởi vì việc điều tiết phụ tải HTĐ được nhà máy này thực hiện cả chế độ bơm (điều tiết thấp điểm đêm) cũng như ở chế độ phát điện (điều tiết đỉnh phụ tải) hiệu suất chung của NMTĐTN trong các điều kiện tối ưu gần đạt tới 75%. Những NMTĐTN công suất lớn và cột nước cao vài trăm mét có hiệu suất cao hơn. Hợp lý nhất là xây dựng NMTĐTN gần những trung tâm tiêu thụ điện lớn bởi vì xây dựng các đường dây truyền tải dài đến NMTĐTN để sử dụng điện năng của chúng trong thời gian ngắn là không có lợi về mặt kinh tế.
    Thời hạn xây dựng NMTĐTN là 3 năm!
    Những NMTĐTN đầu tiên xuất hiện ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX, trong điều kiện phát triển ồ ạt của các ngành công nghiệp than, luyện kim và hoá chất, xây dựng nhiều nhà máy điện đốt than nhỏ và lớn, lưới điện công cộng, ra đời thị trường điện năng. Ngay thời gian đó đã nảy sinh vấn đề phủ định phụ tải mà các NMTTD đốt than không kham nổi. Các NMTĐ đã cứu cánh cho việc giải quyết khó khăn đó, trong số đó sự hỗ trợ hiệu quả nhất là NMTĐTN chúng tích nước trong các hồ chứa trên núi vào giai đoạn tuyết tan ở dãy núi Alpes và nhờ đó thực hiện được sản xuất điện năng theo mùa. Nguyên lý tích điện năng gián tiếp đó cùng với việc sử dụng bơm để bơm nước lên hồ chứa vào ban đêm đã được hãng Badenwerk (Đức) áp dụng khi xây dựng NMTĐ Mucgshvartsenbachwerk vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX. Hãng này đã trở thành hãng khai sáng trong việc tạo ra các hồ chứa tích nước trên núi được bơm từ dưới lên và NMTĐ. Nhiều nước đã xây dựng các NMTĐTN Herdeks với những bơm rất lớn vào thời đó và bơm nước lên độ cao 165 m theo các đường ống đường kính 3,2 m với năng suất 15 m3/s và công suất đạt 143,5 MW.
    Những NMTĐTN lớn nhất được xây dựng ở Anh năm 1966 (NMTĐTN Cruahan) công suất 400 MW cột nước 440 MW, ở Mỹ năm 1963 (NMTĐTN Tom ****) công suất 350 MW, cột nước 253m, ở Lucxemburg năm 1964 (NMTĐ TN Vianden) công suất 900 MW, cột nước 280m...
    Trên thế giới cùng với các NMTĐ TN trên mặt đất cùng với những NMTĐTN ngầm dưới mặt đất đang được xây dựng, thí dụ NMTĐTN công suất 2400 MW của tổ hợp năng lượng thuỷ lợi Terry ở ấn Độ. Cùng với các NMTĐTN vận hành bằng nước ngọt (nước sông hoặc hồ) đang tồn tại cả NMTĐTN vận hành bằng nước biển. Nhà máy điện đầu tiên vận hành kiểu đó là NMTĐ TN Okinawa (Nhật Bản) đã hoàn thành vào năm 1996. Nhà máy có mức nước cao 150m, bể cao có thể tích 0,56 triệu m3, đáy bể được lót bằng cao su để giảm thấm nước và để tính toán phát ra sản lượng điện 30 MW điện năng trong 6 giờ đỉnh phụ tải.
    Ngoài ra các tổ máy thuỷ lực của các NMTĐTN được sử dụng rất hiệu quả để điều chỉnh tần số và điện áp của HTĐ. Cùng với việc ra đời thị trường bán buôn điện năng và công suất thì tầm quan trọng hàng đầu cũng là việc sử dụng các NMTĐTN như nguồn điện dự trữ huy động nhanh để phát công suất hữu công cho HTĐ. (Để so sánh các tổ máy Turbin khí và Turbin khí hỗn hợp hiện đại đòi hỏi 5 - 10 phút để phát toàn bộ công suất trong khi các NMTĐTN chỉ cần 2 - 3 phút).
    ( theo EVN )
    Khi nào EVN và chính phủ VN cho tư nhân tham gia vào hệ thống cung cấp điện năng thì điều trên mới là hiện thực...

     
  4. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,
    bây giờ về luật thì đã cho Tư nhân làm phát điện rồi Bạn à, vấn đề chính là Bạn phải thương lượng được giá bán điện với EVN (cái này phải theo luật rừng) vì hắn là single buyer được bảo kê bởi chính phủ!
    Có mấy cái dự án Phong điện (wind farm), địa nhiệt điện (geo-thermo power plant)...đều ngáp ngáp hết vì EVN chỉ thích mua điện với giá 0.04USD/Kwh trong khi mấy chú kia phải bán giá 0.05USD/kwh thì mới sống nổi, hi hi nói vậy chứ không phải vậy đâu!
    mấy thứ này có nhiều người biết và làm được lắm, nhưng không thể làm được, vậy thôi!
    Thân
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    ''VN không nên xây nhà máy điện nguyên tử''

     

    Tiến sĩ Hermann Scheer, Nghị sĩ Đức, Chủ tịch Uỷ ban quốc tế về năng lượng tái tạo, cho rằng điện nguyên tử là phương án tốn kém và rủi ro, trong khi VN có thể bù đắp bằng các nguồn tự nhiên dồi dào khác như gió, sinh khối, mặt trời... Ông trả lời phỏng vấn VnExpress nhân chuyến thăm VN hôm qua.





    - Ông đánh giá thế nào về kế hoạch phát triển nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam?- Người ta nói đến việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử bởi họ không muốn chấp nhận là có năng lượng tái sinh, phủ nhận vai trò của năng lượng tái sinh. Hiện nay trên thế giới đang có một phong trào ủng hộ điện nguyên tử, xuất phát từ ngành công nghệ hạt nhân, được sự hậu thuẫn của Uỷ ban năng lượng nguyên tử quốc tế. Những người theo trường phái này lấy lý do phải tận dụng năng lượng nguyên tử để chống ô nhiễm khí hậu. Theo họ, năng lượng tái sinh không đủ để thay thế năng lượng còn thiếu, hoặc tốn kém quá, hoặc công tác xây dựng dài quá.Nhưng cả 3 giả thuyết đó đều sai. Đấy là những khẳng định đơn phương phủ nhận khả năng thực tế của năng lượng tái sinh.Giá thành điện nguyên tử bao giờ cũng đắt hơn giá mà người ta công bố. Họ nói là rẻ, nhưng thực ra họ đã không tính đến việc đầu tư hàng tỉ đôla xây dựng cơ sở. Nếu đưa cả cái đầu tư ban đầu vào thì đắt hơn nhiều. Còn nếu đã đầu tư rồi thì họ sẽ bảo rằng đã trót đầu tư thì phải quyết làm đến cùng. Đấy là chiến lược domino để xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Đó là còn chưa tính đến chi phí để xử lý rác nguyên tử. Vấn đề này đến nay vẫn chưa giải quyết được, vì người ta phải lưu giữ rác trong hàng trăm nghìn năm. Chi phí đó họ tính vào đâu?Thứ hai, trên thế giới này, tất cả các nước có nhà máy điện nguyên tử đều không có bảo hiểm. Bởi không có một doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân nào lại sẵn sàng bảo hiểm hoàn toàn cho điện nguyên tử. Vì vậy người bảo lãnh là nhà nước. Nghĩa là khi có sự cố thì cả xã hội phải nai lưng ra mà đền. Có thể nói sự suy sụp kinh tế của Liên Xô bắt đầu từ tai nạn tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Không ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có những thảm họa tương tự nữa. Một vấn đề khác là nhu cầu nước cho các nhà máy điện nguyên tử để làm lạnh các lò phản ứng là cực kỳ lớn. Mà nếu lấy nước ở một nơi thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ thiếu ở nơi khác. Trữ lượng uran cũng có mức độ. Uran khai thác chỉ đáp ứng được 70% nguyên liệu để làm các thanh uran, còn lại phải lấy từ ngành công nghiệp quốc phòng. Hiện nay trên thế giới có 440 nhà máy điện nguyên tử. Nếu giữ nguyên số lượng nhà máy như thế, thì sau 50 năm sẽ hết trữ lượng uran. Nhưng một số nước khác lại có chủ trương xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nên số lượng tổng cộng các nhà máy sẽ tăng lên, cho nên giá uran sẽ ngày càng đắt.


    "Các khảo sát của chúng tôi cho thấy tiềm năng điện bằng sức gió ở Việt Nam cỡ phải hàng nghìn MW trở lên, tương tự như nhà máy thuỷ điện Sông Đà" - ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Công ty đầu tư và phát triển năng lượng EDICO, đang chuẩn bị xây dựng trạm điện gió tại Mộc Châu, Sơn La, cho biết.
    - Vậy giải pháp gì có thể thay thế cho điện hạt nhân?- Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường: năng lượng hoá thạch còn rất ít và cả năng lượng nguyên tử cũng sẽ phải hết (chỉ có điều người ta đang cố đẩy quả bóng khó xử này đi xa thực tại mà thôi). Do vậy, phải phát triển năng lượng tái tạo, không phải một phần mà phải là tuyệt đối. Khác với năng lượng hoá thạch, năng lượng tái tạo chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên, và có thể xem là vô tận chừng nào mặt trời còn chiếu sáng. Hãy hình dung mỗi ngày năng lượng mặt trời có thể đem lại sản lượng gấp khoảng 15.000 lần nguồn năng lượng hoá thạch có thể đem lại, thì bạn sẽ thấy nó vô tận như thế nào. Song người ta lại bảo rằng năng lượng tái tạo không có tương lai, và đây là tư duy sai lầm của chúng ta. Theo tôi biết, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam đến năm 2017 sẽ đi vào vận hành, với công suất khoảng 2000 MW. Như vậy các bạn mất 10 năm xây dựng, và suốt thời gian đó sẽ không có 1 kW nào được sinh ra. Trong khi thực tế các bạn có thể tạo ra lượng điện như vậy với 1.000 trạm điện gió, mỗi trạm có công suất khoảng 4 MW. Tổng cộng giá thành sẽ rẻ hơn, mà việc xây dựng mỗi trạm lại chỉ mất từ 3 đến 7 ngày!Việt Nam có khả năng, có điều kiện để làm điều này vì các bạn có cả thuỷ điện. Thuỷ điện và điện gió bổ sung cho nhau rất tốt. Khi lượng gió trong ngày không đủ thì bù đắp bằng thuỷ điện, vừa đảm bảo an toàn năng lượng, điều mà điện nguyên tử không giải quyết được. - Theo ông, loại năng lượng tái tạo nào có tiềm năng thương mại hoá tại Việt Nam?- Tôi cho rằng hấp dẫn nhất với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là thuỷ điện, tiếp đến là điện gió và sinh khối (gỗ, phụ phẩm, biogas....) Với nông thôn, nơi chưa có điện lưới thì dùng điện mặt trời. Còn việc phát triển các trạm điện mặt trời để hoà vào điện lưới thì là chuyện của sau này. - Cần có giải pháp cụ thể nào để thực hiện điều đó?- Đầu tiên Việt Nam phải có luật về điện tái sinh, để các nhà sản xuất tư nhân an tâm rằng điện do họ làm ra sẽ bán được cho nhà nước. Đồng thời phải quy định công khai về giá, chẳng hạn trong một thời gian nào đó giá sẽ giữ cố định, không tăng lên. Nhà nước cũng không được khống chế số lượng điện do tư nhân bán ra, lúc đó các nhà sản xuất nhỏ mới ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, theo tôi nhà nước nên khuyến khích chế tạo những thiết bị phục vụ sản xuất điện tái sinh trong nước, qua đó, sẽ kích thích sự phát triển nền công nghiệp năng lượng tái sinh. Mà điều này không thể làm với điện nguyên tử được (vì các bạn sẽ phải nhập toàn bộ). - Ông cho rằng việc phát triển năng lượng tái tạo rất quan trọng đối với loài người, vậy tại sao các nước phát triển chưa đi theo con đường này?- Đức là nước phát triển rất mạnh năng lượng tái sinh. Hiện nay đầu tư của chúng tôi cho năng lượng xanh cao hơn các loại năng lượng khác, và đã quyết định sẽ không sử dụng năng lượng điện nguyên tử. Hiện nay chúng tôi có 16 nhà máy điện nguyên tử, từ nay đến 2020 sẽ chấm dứt hoạt động của nhà máy điện nguyên tử cuối cùng. Thụy Điển cũng làm tương tự như vậy, và Italy cũng quyết định sẽ làm như thế. Hiện nay, chỉ có 30 nước sản xuất điện nguyên tử, còn 170 nước là không. Các bạn đừng ngộ nhận cả thế giới đều làm nhà máy điện nguyên tử, và cũng đừng nghĩ rằng quốc gia không có điện nguyên tử là quốc gia hạng hai. Bởi vì những nước xây dựng nhà máy điện nguyên tử là những nước sẽ gánh khoản đầu tư rất lớn về xử lý hậu quả. Mà thường khi đã có 1 nhà máy điện nguyên tử sẽ có thêm những nhà máy nữa, bởi chỉ có 1 nhà máy thì không bõ làm kho lưu trữ. Cho nên, vấn đề làm hay không làm nhà máy điện nguyên tử là một quyết định rất cơ bản. Các nhà quản lý phải nhớ rằng nhà máy điện nguyên tử là một công nghệ cực kỳ nguy hiểm và càng ngày càng đắt. Chỉ có điều ngày xưa người ta coi đấy là biểu tượng của sự tiến bộ. Ngược lại, điện tái sinh không có nguy cơ gì cả, nhưng lại đòi hỏi công nghệ hiện đại.
    ( theo VN express)
    Bài báo này đáng suy nghĩ nhỉ ? post lên đây nhờ các mem KS Điện cho ý kiến, xin cảm ơn !
  6. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Lyenson, bác mời các kỹ sư điện, cho tôi một marine guy ké chân chút:
    Nhân tiện bàn về các giải pháp tôi muôn vẽ lên bức tranh các tiềm năng năng lượng và các hướng sử dụng các loại năng lượng này ở VN.
    Năng lượng nguyên tử:
    Điện hạt nhân đang là mơ ước của chính phủ và EVN với mục tiêu tới năm 2017 dòng điện của nhà máy điện hạt nhân dầu tiên tại Ninh Thuận sẽ được hòa vào mạng lưới quốc gia. Trên thế giới có quá nhiều ý kiến trái ngược nhau về sự tồn tại của điện hạt nhân do hiểm họa từ điện hạt nhân là vô cùng khủng khiếp và đây đó đã chứng tỏ điều đó. Giá một nhà máy điện hạt nhân phụ thuộc nhiều vào mức độ an toàn của nhà máy. Với giá 3 tỷ đô mỹ để có một nhà mày 2000 MW điện hạt nhân thì cái nhà máy đó chỉ có độ an toàn ở mức trung bình.
    Theo tôi trong vòng 20 năm trở lại VN chưa nên xây nhà máy điện hạt nhân cho tới khi mọi thứ chín muồi để làm việc ấy. Xã hội VN cho tới mười mấy năm sau vẫn từa tựa như bi giờ, nghĩa là tham nhũng, rút ruột công trình vẫn tiếp diễn, nguồn nhân lực dành cho điện hạt nhân không thể chuẩn bị kịp trong từng ấy năm, một cái gốc văn hóa về an toàn của xã hội nói chung, của nguồn nhân lực hạt nhân cùng với các ngành phụ trợ nó là quá thấp cộng với mức độ an toàn trung bình của nhà máy sẽ tạo ra những hiểm họa giống như thanh gươm damoclet treo lơ lửng trên đầu dân Việt. Nếu coi những điều kể trên là cái nền móng mà trên đấy năng lượng hạt nhân được vận hành thì cái móng đó quá yếu.
    Điện hạt nhân không tuyệt đối an toàn - Đó là sự thật. Cùng với vấn đề này người ta có thể chờ vào điện từ các nhà máy nhiệt hạch một khi người ta có thể kiểm soát được chúng. Hy vọng tương lai của khả năng kiểm soát được phản ứng tổng hợp hạt nhân là không quá xa từ đây. Ước chùng khoảng 30 năm đổ lại.
    Năng lượng hoàn nguyên.
    Trong cơn khủng hoảng năng lượng fossil thế giới đang tìm cách tận dụng và tạo ra nhiều loại năng lương renewable để phát điện. Trong số đó bao gồm năng lượng địa nhiệt, mặt trời, thủy triều, gió...cùng một số năng lượng biomass nữa. Ngoài chuyện sinh điện, năng lượng tái sinh giải quyết được một nhiệm vụ quan trọng hơn cả việc phát điện là giữ gìn sự trong sạch của môi trường.
    Địa nhiệt của VN quá hẻo, chỉ đủ cung cấp cho một trạm địa nhiệt mô hình hoặc phục vụ các khu nghỉ dưỡng nước nóng hoặc công nghiệp nước suối đóng chai. Sản xuất điện từ năng lượng solar vẫn còn là thứ quá xa xỉ đối với VN trong vòng vài chục năm nữa. Ở nước ngoài điện năng từ solar hầu như chỉ là một phần không nhìn thấy trong cái pie chart phân bố tỷ trọng sản xuất điện từ các loại năng lượng khác nhau.
    Thứ năng lượng còn lại là sức gió.
    VN nằm trên một khu vực có nhiều gió với trữ lượng năng lượng lên tới vài trăm ngàn MW (nguồn fullbright). Tuy nhiên, tận dụng gió để phát điện ở VN dường như mới chỉ ở giai đoạn đặt vấn đề. Có những vấn đề gì đó mà EVN không hào hứng lắm với điện năng làm từ gió.
    (Continued)
  7. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,
    phát điện bằng sức gió thì không phát f=50Hz theo cách thông thường được nên thường phải chỉnh lưu-Accu-nghịch lưu + tự động điều chỉnh góc hứng gió.
  8. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    không biết các máy phát điện gió của Germany hoạt động ntn?
    Chi phí xây dựng móng+trụ thép+cánh+máy phát điện thì rẻ lắm, gió lại free sao lại 0.05 USD/kwh nhỉ? chắc lại có đoạn DC-AC rồi
  9. mancuder

    mancuder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    newdayvn
    Gửi lúc 15:57, 17/06/06
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Phát điện bằng sức gió thì không phát f=50Hz theo cách thông thường được nên thường phải chỉnh lưu-Accu-nghịch lưu + tự động điều chỉnh góc hứng gió.[/QUOTE]
    Hi, cách này dùng được cho hệ thống nhỏ và stand-alone, chủ yếu ở vùng ko nối với lưới điện.
    Với quy mô lớn, máy phát đồng bộ và không đồng bộ đều đựợc sử dụng, chỉnh lưu toàn phần, bán phần hay nối trực tiếp đều có. Giới thiệu 3 loại turbine với các bạn nhé:
    NEG-Micon:
    2 MW
    72 m rotor-diameter
    68 m nacelle-height
    Induction generator (squirrel-cage)
    Gearbox
    Active stall controlled
    Vestas Wind Systems :
    2 MW
    80 m rotor-diameter
    60-100 m nacelle-height
    Induction generator ( wound rotor)
    Gearbox
    Slip-rings
    Rotor power to the grid
    Pitch-controlled
    Enercon:
    1.8 MW
    70 m rotor-diameter
    65-86 m nacelle-height
    Multipole synchronous generator(wound rotor)
    No gearbox
    Full scale electrical power conversion
    Pitch-controlled
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:không biết các máy phát điện gió của Germany hoạt động ntn?
    Chi phí xây dựng móng+trụ thép+cánh+máy phát điện thì rẻ lắm, gió lại free sao lại 0.05 USD/kwh nhỉ? chắc lại có đoạn DC-AC rồi [/QUOTE]
    Hi,
    Đồng ý là gió free, nhưng mà là fuel free. Giá thành sản xuất điện từ gió cơ bản được tính toán từ chi phí đầu tư ban đầu(bao gồm turbine,hệ thống đi kèm, mặt bằng, nhân công ..), ngoài ra suốt thời gian vận hành(ước tính trung bình 20 năm), chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng được tính vào. Tất cả chi phí trên được quy về thời điểm hiện tại(Net Present Value) và căn cứ trên tổng sản lượng điện sản xuất được suốt thời gian life-time mà tính ra giá sản xuất điện, rồi tới giá bán điện ^_^. Ko cần fuel ko có nghĩa là giá sản xuất là zero. Thân.
    Được mancuder sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 18/06/2006
  10. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,
    Bạn thấy đấy thuỷ điện, nhiệt điện...phải làm bao nhiêu thứ từ đấp đập nước, xây dựng lò hơi... và điện bán ra cũng với giá 0.04USD/kwh, O&M còn phức tạp hơn gió nhiều! nên tôi thắc mắc vì sao Phong điện có giá thành cao?
    Tốc độ gió thì biến thiên+phụ tải điện biến thiên nên theo tôi nếu không chế tạo theo nguyên lý nghịch lưu thì chẳng thể nào hoà vào lưới điện được.
    Cung cấp Điện năng quan trọng nhất là tính liên tục, chẳng nhẽ chỉ dùng điện khi có gió thôi sao? bên hệ thống điện cũng không thể nhận thông báo đại loại như: tuần này không có gió nên không cung cấp sản lượng điện theo cam kết trong hợp đồng với Quý ngài được!! khả năng chịu quá tải cũng không có, Bạn có tăng được tốc độ gió tự nhiên lên để đáp ứng phụ tải không???
    Xét tầm quốc gia thì ok, nhưng nói về chuyện kinh doanh thì rõ ràng không có lợi khi buôn bán loại Phong điện này. EVN đang bán điện cho dân kiếm doanh thu, lúc các bác có gió thì cứ đòi bán điện cho bằng được, lúc gió yếu thì các bác cứ mặc cho EVN lo chuyện cấp điện cho khách hàng thế có sướng không? phụ tải tăng giảm thì xin nhờ EVN đáp ứng (Phong điện không tăng gió được ) sung sướng như thế nhà tui cũng làm một cái chong chóng, lúc nào có gió dư thì bán cho EVN còn không thì cứ dùng điện của EVN, giá bán điện như nhau, cuối tháng lấy 2 chỉ số công tơ up/down trừ cho nhau, thế là Ok.
    Chơi kiểu này chỉ phù hợp cho doanh nghiệp công ích hoặc các cty hoạt động tại các khu vực biên viễn! không phải chỉ phát ra điện rẻ là bán được, còn phải xét đến tính hệ thống+chất lượng điện năng nữa! không thì khách hàng dùng điện họ phản đối ngay!
    Thân

Chia sẻ trang này