1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC GIẢI PHÁP VỀ NĂNG LƯỢNG - Mong được giúp đỡ

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 26/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mancuder

    mancuder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Bạn hòan toàn đúng, nhưng chỉ đúng với tình hình ở VN. Nếu những nước nhu Đức, Anh, Đan Mạch... mà cũng kiểu mua bán như thế được áp dụng thì năng lượng hòan nguyên còn lâu mới phát triền nổi. vấn đề là chính sách của chính phủ có muốn thực sự phát triển năng lượng mới hay không nữa.
    Bạn cũng hòan toàn đúng, năng lượng từ gió rất biến thiên nên việc đáp ứng phụ tải chỉ bằng mỗi mình năng lượng gió là không thực tế( trừ hệ thống nhỏ, độc lập, có hệ thống trữ điện). Nhưng trong hệ thống điện lớn, việc bổ trợ lẫn nhau giữa các nguốn năng lượng dẫn tới việc đáp ứng phụ tải là việc của cả hệ thống, ko phải chỉ có mỗi gió không thôi. Cũng bởi vì gió biến thiên ngẫu nhiên nên năng lượng từ gió sẽ được tận dụng tối đa tới mức có thể được để cung cấp cho lưới. Nếu thừa hay thiếu sẽ được cân bằng bằng điều khiển các loại năng lượng khác dễ điều khiển hơn điển hình là nhiệt điện. Việc bó buộc một biểu đồ phụ tải theo giờ cho nhà máy phong điện là phi thực tế, trừ khi chính phủ không muốn phát triển các nguồn năng lượng mới mà thôi. Quan trọng nhất vẫn là chính sách, bạn ạ.
    Tại sao không bạn nhỉ, đấy là cách mà các nước châu Âu đang áp dụng đấy (grid connected system). Thậm chí 1kWh điện từ năng lượng sạch được bạn sản xuất ra có giá cao hơn nhiều lần 1kWh năng lượng mà bạn mua vào đấy. Đó là 1 trong những chính sách được áp dụng để khuyến khích phát triển năng lượng mới. 1 lần nữa, vấn đề là ở chỗ chính sách.
    Thân
  2. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,
    mình đồng ý với Bạn, vấn đề then chốt là policies,khó vì EVN và nhà nước là cùng một hội hội luôn tìm cách tăng giá điện ở VN.
    về năng lương hoàn nguyên thì không có vấn đề gì? bạn và tôi đều biết nó hay và không hay ở chổ nào? dùng nó ntn cho có lợi với đất nước!
    câu chuyện ở đây là thêm yếu tố tại Việt nam vào các vấn đề năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
    tui đang trao đổi bằng tiếng "mẹ đẻ" nên các giải pháp+vấn đề luôn được xét theo hoàn cảnh hiện tại ở VN, xem làm thế nào để thực hiện cái hay tại VN.
    nếu không tri thức học+sáng chế+ứng dụng...cho dù No.1 TG cũng không thực hiện được trên mảnh đất quê hương nghèo khó+ chơi sang nhất E này!
    Thân
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn Newdayvn,Mancuder, Levant57... đã tham gia nhiều ý kiến bổ ích ! Gút lại, chúng ta chỉ còn băn khoăn ở chổ chính sách ? và thêm một khó khăn do cơ chế độc quyền của ngành điện ...dù có tâm huyết và có vốn, nhiều nhà tư bản vẩn chịu thua không thể làm ăn được trong lỉnh vực cung cấp điện năng này ! Song tôi trộm nghĩ chính nhờ những diển đàn như thế này ( tuy là world ảo, nhưng chúng ta là những con người thật) có thể quen biết và trao đổi với nhau về nhiều vấn đề ; mà đôi khi nhờ nó có thể giúp phần nào sửa lổi cho hệ thống kinh tế vốn bảo thủ và kém linh hoạt của đất nước ?
    Chúng ta không nên tự ti rằng mình quá nhỏ bé, không thể làm gì ...! Có toà lâu đài nào không xây dựng bắt đầu từ những viên gạch nhỏ ?
  4. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi, lyenson
    Bạn nói đúng, chỉ vài ý kiến chơi thôi là đã đến biên của vấn đề rồi ~ ranh giới qui ước giữa kinh tế & chính trị, thêm nữa có thể là đi cái nick và rước nhiều phiền phức khác vào người
    do tình hình ...Vân Tiên cõng Mẹ chạy ra, đụng phải cái bồ cõng Mẹ chạy vô...vậy nên hay sinh ra nhiều tối kiến, ví dụ có thể là không gian làm việc của nhà máy xay lúa được điều hoà nhiệt độ 100% vì điện từ trấu không bán được cho ...ai cả, khéo xoay sở thì việc đạt cực trị địa phương (local) không khó! nhưng cực trị toàn cục (global) thì chẳng bao giờ xảy ra ở VN!
    Thân
  5. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,
    họ đang bán điện theo bậc thang, cứ như một loại quota. Bây giờ làm đường dây nối sau công tơ điện của các hộ sử dụng điện (sub-transmision), rồi điều đọ sang tải, buôn bán quota cho nhau, lời đậm là cái chắc các bạn ạ!
    thử hỏi họ sẽ làm gì???để cản trở, hehe! cái này còn hay và hiệu quả hơn mấy vụ cao siêu vừa bàn bên trên nhiều phải không?
    Thân
  6. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Tiềm năng về năng lượng gió ở VN là rất lớn. Tuy nhiên có mấy nhược điểm khi sử dụng gió phát điện, đó là: 1) Mật độ năng lượng không tập trung và tản mát. Để có một nhà máy phát điện bằng sức gió có công suất tương đương nhà máy nhiệt điện Phả Lại thì phải cần tới diện tích vài chục km vuông; 2) Tốc độ gió không ổn định và phụ thuộc theo mùa, thậm chí trong một ngày ở một vùng gió mạnh cũng có thể gió thổi mạnh yếu khác nhau. Điều này làm cho công suất phát không ổn định theo. Một trạm phát điện bằng sức gió thường được thiết kế kèm theo hệ thống phát backup nhằm phát bù công suất khi gió yếu.
    Ưu điểm của phong điện thì khá nhiều: 1) Không hề tổn hại tới môi trường; 2) Giá thành điện năng thấp do đồng vốn đầu tư không nằm quá lâu không sinh lời trong giai đoạn dự án. Thêm nữa giá nhiên liệu là bằng không và chi phí external cost là rất nhỏ so với điện của các loại năng lượng khác; 3) Thời gian xây dựng ngắn, Vận hành và bảo trì đơn giản; 4) Tạo ra những landscape hấp dẫn. Bạn hãy tưởng tượng một vùng bãi lầy ven biển vi vút gió đứng ngang nhiên hằng trăm cột chong chóng cao tới cả trăm mét với những cánh quạt chậm quay sáng rực dưới nắng chiều thì đó là một quang cảnh hùng vĩ. Các nhà khoa học trong nước chê Việt Nam chưa biết cách biến gió thành tiền. Cho tới bi giờ VN vẫn chưa có một chính sách năng lượng quốc gia hoàn chỉnh.
    Tất cả các nỗ lực của EVN để phát triển phong điện là quá nhỏ. Cho tới hiện nay cả nước mới chỉ có một trạm phát điện bằng sức gió duy nhất do Tây Ban Nha xây dựng bằng vốn ODA tại đảo Bạch Long Vĩ. Trạm này có công suất 850KW với chi phí khoảng 1 triệu Mỹ kim. Ngoài ra, có một tổ chức tư nhân có dự án xây dựng một cánh đồng gió phát điện có công suất khoảng 25 ngàn KW giá thành 14 triệu Mỹ kim ở Phương Mai Bình Định từ năm...2000 nhưng vẫn dẫm chân tại chỗ do vướng các chính sách của nhà nước.
    Lại nói lại về tiềm năng năng lượng biomass ở VN, người ta đã tính toán nếu tận dụng được trấu và gỗ dăm, rác sinh hoạt...thì hàng năm VN cũng có thể có được hàng triệu tấn nhiên liệu quy đổi. Điều có ý nghĩa nhất của biomass là vấn đề trong sạch môi trường nhưng xem ra nó chẳng là gì cả với EVN.
    Thủy điện
    Hiện nay một trong hai hướng đi chính để phát triển nguồn phát điện của VN là thủy điện. Trữ lượng thủy điện của VN là rất dồi dào nhưng cũng khá phụ thuộc vào thời tiết. Năm nào có hạn hán thì năm đó điện VN coi như mất mùa bởi vì tỷ lệ thủy điện của VN chiếm tới 41% tổng sản lượng điện. Thủy điện không được coi là thân thiện với môi trường. Tác động xấu của một nhà máy thủy điện có công suất lớn tới môi trường và xã hội là rất lâu dài và không hề nhỏ chút nào.
    Về thủy điện tích năng thì chức năng lớn nhất của loại điện để trữ điện năng dưới dạng thủy năng và chức năng tiếp theo là làm giảm độ lớn tỷ lệ công suất điện giữa thời gian cao và thấp điểm, tức là làm giảm nguy cơ quá tải của các nguồn phát vào lúc cao điểm. Nói về hiệu quả phát điện thì thủy điện tích năng có hiệu suất âm bởi vì điện năng mà một nhà máy thủy điện tích năng tiêu thụ để bơm nước lớn hơn điện năng do chính nhà máy đó phát ra. Với tầm nhìn ăn xổi ở thì, EVN không thể ném tiền qua cửa sổ bằng cách làm thủy điện tích năng theo cách nghĩ của họ.
    Năng lượng fossil:
    Dầu mỏ của ta không nhiều để dành cho phát điện. Tuy nhiên, người bạn đồng hành của nó và tại các mỏ khí rất thích hợp cho phát điện. Đây là hướng đi chính của ông EVN hiện nay. Bằng chứng tỷ lệ điện từ khí tự nhiên ở VN đang lớn rất nhanh và đạt 40%. Nhiều hãng năng lượng đa quốc gia đã xác định khí ga sẽ là nguồn năng lượng chính ít trong tương lai và ít nhất cho tới 40 năm nữa. Nếu như VN không từ chối mấy lời đề nghị của một số tập đoàn dầu mỏ cho họ xây nhà máy điện xài khí mấy năm về trước hẳn bi giờ chúng ta đã khá dồi dào về điện.
    VN có trữ lượng than đá khổng lồ, lối 20 tỷ tấn nằm trong lòng đất ở khu vực đồng bằng bắc bộ. Điện chạy than cũng đang được ưu tiên phát triển cho tới khi VN đạt tới lượng hạn chế về khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Cô-ta trong nghị định thư Kyoto năm nào. Trữ lượng lớn như vậy có thể thỏa mãn nhu cầu năng lượng phát điện của VN trong hàng trăm năm với điều kiện chúng phải được hóa khí.
    Ngoài những giấc mơ xây này xây nọ có lẽ EVN cũng phải cần một giải pháp khác và giải pháp này phải được ưu tiên trong chiến lược phát triển của mình, ấy là giải pháp giảm tổn thất điện năng mà hiện nay tổn thất này đang là quá lớn - 15,8%, trong khi mức độ tổn thất trung bình của ngành công nghiệp này tại các nước khác là 7%. Điều này có nghĩa nếu EVN tiết kiệm được 8,8% của 53,4 tỷ KWh - là tổng sản lượng phát năm 2005 thì tức là họ đã tiết kiệm được 4,7 tỷ Kwh - Con số sản lượng này tương đương với sản lượng điện của một nhà máy điện có công suất 800MW.
    Rõ ràng, nếu người ta đưa tổn thất về mức độ trung bình thì EVN đã "ăn không" một nhà máy điện cỡ lớn rồi.
  7. nkd23

    nkd23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    590
    Đã được thích:
    0
    Bác levant57 nói rất chính xác, em cũng rất quan tâm đến tổn thất năng lượng nhưng chỉ thấy EVN cắt điện ( để gây sức ép chăng ) và tuyên truyền về vụ nhập 10tr bóng COMPAC ( hắc huê hồng cao) chứ chưa thấy EVN đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng ( khó thay ).
    Nhân đây nếu bác có cả số liệu về điện tự dùng trong các nm phát điện thì cho anh em biết luôn nha ( Những bài của bác toàn chất lượng à ).
  8. nkd23

    nkd23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    590
    Đã được thích:
    0
    Bác levant57 nói rất chính xác, em cũng rất quan tâm đến tổn thất năng lượng nhưng chỉ thấy EVN cắt điện ( để gây sức ép chăng ) và tuyên truyền về vụ nhập 10tr bóng COMPAC ( hắc huê hồng cao) chứ chưa thấy EVN đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng ( khó thay ).
    Nhân đây nếu bác có cả số liệu về điện tự dùng trong các nm phát điện thì cho anh em biết luôn nha ( Những bài của bác toàn chất lượng à ).
  9. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,
    tổn thất là bài toán kinh tế thôi.
    ví dụ: có điện thì bán giá 1kwh/1VNĐ, mất điện bồi thường 2VNĐ/1kwh-> thì EVN lo sốt vó để không làm mất điện cuat khách hàng. nếu mất điện mà không phải bồi thường, hoặc bồi thường tượng trưng thì tội gì đi đầu tư để tăng độ tin cậy cung cấp điện???
    muốn giảm tổn thất thì phải thay dây dẫn, thay thiết bị, làm đường dây mới....tiền sẽ rất nhiều + tổn thất = 0 đi nữa cũng là vấn đề tối ưu thôi, xây dựng nguồn điện mới là giải pháp cơ bản
    Phát điện ở việt nam là lĩnh vực đầu tư chắc chắn sinh lời to, nên EVN + chính phủ không thích cho người khác đầu tư vào. Muốn tự làm nhưng lại không có vốn+kỹ thuật lại quản lý kém nên tốc độ phát triển nguồn không đáp ứng được sự phát triển của phụ tải. bây giờ cũng thắm đòn rồi nên mới bậc đèn xanh cho các loại nhà máy phát điện BOT,BOO...
    vậy có thay đổi là tốt rồi, nhueng chuyển biến chậm quá, không được như speed of thinking của Bill G
    Thân
  10. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,
    xin lỗi vì bài trước nhiều lỗi chánh tả quá lúc ở phi trường tranh thủ wifi free nên gõ nhanh quá!
    trở lại vấn đề điện, tuỳ theo tính toán tăng trưởng xã hội mà tính được lượng công suất đặt cần xây dựng mới cho từng năm, như VN thì là 13-18% năm cho đến 2010, tương đương với 2 tỷ USD đầu tư/năm. nếu làm tốt vấn đề tổn thất+tiết kiệm (DSM) thì có thể giảm được 1-10% (ví dụ thôi) công suất điện xây dựng mới, vậy tiết kiệm được 0.1%x2 tỷ~2 triệu USD, vậy là tối ưu rồi, chính là vẫn phải đầu tư 1,8 tỷ USD không thì mất điện ngay!
    có nhà bạn nào ở gần xưởng cơ khí gò hàn hay đường quốc lộ không??? Phong điện nó gây ồn ào tương tự như vậy đó, suốt ngày suốt đêm, bạn chịu nổi không? không hẳn 100% vô hại với môi trường đâu! đều phải đánh đổi cả đấy! nói gì cũng phải nói cho đầy đủ, không nên tô hồng! phải minh bạch, công khai+đầy đủ khi trình bày một vấn đề
    Thân

Chia sẻ trang này