1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC GIẢI PHÁP VỀ NĂNG LƯỢNG - Mong được giúp đỡ

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 26/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Không đúng :
    2- Giá thành điện năng cao hơn cả điện nguyên tử
    4- viễn cảnh thật khủng khiếp , rất tốn đất để xây các trạm phát điện sức gió này , không ai chịu ở gần các cái chong chóng đó, nhỡ nó đổ vào nhà mình thì sao .
    Có lẽ chỉ có điện nguyên tử là giải pháp hữu hiệu nhất cho VN mà thôi
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    To all !
    Tôi không phải là Kỹ Sư Điện, do đó những ý kiến của tất cả các bạn đều đáng để tôi học hỏi ; song một vấn đề mà ngay từ đầu chúng ta đã nhận thấy được, đó là sách lược của nhà nước (nói giản lược là chính sách) về vấn đề phát triển nguồn điện năng của đất nước?chứ nói về nhân lực có khả năng KHKT thì người VN không thiếu !
    Hiện nay nhà nước VN chỉ tập trung cho thuỷ điện và nhiệt điện sử dụng khí đồng hành?có lẻ đây là cách tính chắc ăn bởi sử dụng tài nguyên có sẵn và nhẹ vốn ! đầu tư nhà máy điên nguyên tử thì nghe cho hoành tráng chứ chắc tới 2020 mới thấy được hình hài ? trong khi hiện tại đang thương lượng mua điện của TQ?
    Đặt vấn đề như thế để thấy rằng ; tuy Phong điện hay Điện mặt trời ?không phải là điều mới mẻ gì, vì thế giới người ta đã nghiên cứu và sử dụng từ lâu . Nhưng ở VN có thể áp dụng cho từng khu vực nhỏ ( thí dụ như một khu chế xuất hoặc KCN ).Vì sao ? do 2 lẽ :
    -         Nếu CP cho phép đầu tư cạnh tranh vào lỉnh vực cung cấp điện năng thì các đại gia tầm cở TG sẻ nhảy vào rồi ! không có phần cho các cty cò con do người VN làm chủ mon men đến đâu !
    -         Năng lượng hoàn nguyên hiện tại được coi là năng lượng sạch đối với môi trường ; sử dụng nó sẻ là một điểm + trong ưu thế cạnh tranh toàn cầu?? Tôi đã từng gặp trường hợp muốn xuất bán một lô gổ bao bì ; phải có chứng chỉ nguồn gốc là gổ rừng trồng thì mới bán được?đây là ví dụ cụ thể cho thấy ưu thế của v/đ bảo vệ môi trường trong thương mại .
    Đi một vòng các v/đ để thấy rằng hiện tại chúng ta nên đi sâu vào các giải pháp tiết kiệm điện, như cái title của thread này ; điều này nằm trong tầm với của chúng ta : bàn luận, nghiên cứu, kể cả thực hiện nó?và chắc chắn mang lại ích lợi không nhỏ !
    Còn những v/đ vỉ mô về KT, nên để cho các nhà Kỹ trị của chúng ta lo liệu. Nếu chưa thoả nguyện, ta có thể chờ tới kỳ bầu cử QH khoá sau tự ra ứng cử : nếu trúng thì tiếng nói mới có sức nặng 1 chút, nếu không trúng cử thì về nhà chờ tiếp?
  3. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    To bạn Tincan:
    Bạn có số liệu nào để chứng tỏ điểm 2 của tôi là sai không?
    Về điểm 4, tôi thấy chuyện lo chong chóng đổ vào nhà là xuất phát từ cách tư duy nông nghiệp. Nếu vậy tại sao bạn không lo lò phản ứng hạt nhân nổ nhỉ, giống như Trec-Nô-Bưl ấy?
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Hai bác Minh và Anh này đúng là các nhà cao học, học quá cao nên không gần thực tế chút nào ...
    Các bác ấy đề cao năng lượng gió nhưng không phân tích gì đến cái mặt trái của nó, đó là mặt điều hành và bảo quản
    SX năng lượng = gió còn đang trong giai đoạn phôi thai, người ta còn chưa biết hết các khuyết tật của quy trình này và của các "cối xăy gió" nên hiện tượng hỏng hóc rất thường xuyên . Sửa chữa các Cối này là 1 vấn đề do thường xuyên phải huy động các cần cẩu lớn, mất nhiều thời gian và nếu không có trạm bảo quản tại chỗ thì chuyên chở các bộ phận như cánh quạt đi xa để sửa chữa lại là 1 vấn đề nữa
    Hiện nay người ta đang nhức đầu do các bạc đạn khổng lồ của các turbine gió bên TQ. Vấn đề là các đường bi bị rỗ rất nhanh , và tháo gỡ và thay thế bạc đạn là 1 vấn đề lớn do phải cẩu từ trên cao xuống, ....
    1 vấn đề nữa là trục máy bị nứt do hiện tượng KL mệt mỏi, 1 vấn đề mà người ta không ngờ sẽ xảy ra tróng như thế
    Có nhà SX còn chưa xác định được tiêu chuẩn kiểm nghiệm NDT các cánh quạt đời mới ; có các turbine đời mới xài cánh quạT dài trên 35m , 1 cánh bị gãy khiến turbine phải ngừng và cả 1 vấn đề lớn để gỡ và thay cánh mới. Bạn mình là chuyên gia NDT đến tận nơi để kiểm nghiệm các cánh còn lại nhưng không biết phải kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn nào ...vì nhà sản xuất cũng không biết nốt ...
    CÁc vấn đề như thế là chuyện thường tình trong quá trình triển khai 1 kỹ thuật mới , nhưng VN ta nghèo, ta phải thận trọng không nên nghe bọn nước ngoài xúi dại mà làm mặt bằng cho tụi nó thử nghiệm các kỹ thuật mới của tụi nó, vì một khi "ký " rồi thì sau đó è cổ ra mà trả tiền bảo quản ...
    Mà các bác nhà ta thì đút lót cho 1 tí là "vừa nằm vừa ký" ...
  5. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0

    To bạn Tincan:
    Bạn có số liệu nào để chứng tỏ điểm 2 của tôi là sai không?
    Về điểm 4, tôi thấy chuyện lo chong chóng đổ vào nhà là xuất phát từ cách tư duy nông nghiệp. Nếu vậy tại sao bạn không lo lò phản ứng hạt nhân nổ nhỉ, giống như Trec-Nô-Bưl ấy?
    [/quote] Chi phí đầu tư cho 1 kW công suất phát :
    - điện nguyên tử 1500 - 5000 USD
    - điện sức gió 3000 - 10000 USD
    - điện mặt trời 10000 - 30000 USD
    Ở tất cả các nước có nhà máy điện sức gió , chính phủ thường tài trợ 50% - 75% chi phí đầu tư (hình thức hoàn von đầu tư sau khi nhà đầu tư đưa nhà máy vào hoạt động) . Chưa có một nhà đầu tư nào tự bỏ tiền ra xây nhà máy điện sức gió cả
    Ở một số địa phương tại Đức, Áo và Ý, nhân dân đã từng phủ quyết việc xây dựng các chong chóng khổng lồ này , vì mất mỹ quan khung cảnh chung
  6. mancuder

    mancuder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Hi, vài link phân tích kinh tế của AWEA:
    http://www.awea.org/pubs/factsheets/EconomicsOfWind-Feb2005.pdf
    http://www.awea.org/pubs/factsheets/Cost2001.PDF

    to ban tincan:
    Phân tích kinh tế cho 1 dự án phát điện, giá thành sản suất điện năng(cent/kwH) được tin cậy hơn chi phí đầu tư cho công suất phát($/MW) vì nó phản ánh nhiều thông số của hệ thống hơn.
    Thân.
  7. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,
    một Ông Dr. from Germany đến mang theo Phong điện làm dự án điện Nguyên tử của VN loãng đi một chút, sắp đến chắc lại có Sir Solar energy đến VN nữa đấy.
    năng lượng hoàn Nguyên hiện chưa tự đứng được, cần sự giúp đỡ của nhiều bên, cũng có thể nói theo kiểu á đông là "nước ở xa không cứu được lửa gần" trong vấn đề cung cấp năng lượng điện tại VN.
    VN mới tặng huân chương gì đó cho Lào, bên đó lưu vực sông Mêkông à các chi lưu có tiềm năng thuỷ điện lớn lắm, Lào lại nghèo, Ta sang đó làm thuỷ điện bán cho VN là hay nhất, lao động việt nam trẻ+rẻ, dùng không hết thì bán cho Cambodia Thái và cả cho Lào nữa,
    hehe, lại "..Việt Lào hai nước chúng ta tình sâu như nước Hồng hà Cửu long" các bạn thấy sao? bán điện cho mấy cái BTS của 098, không thu tiền chỉ nhờ các Pác 098 ý trông giúp mấy cái nhà máy khỏi vị Vàng Pao quậy thôi!
  8. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Giá thành xây dựng bạn đưa ra thiếu sức thuyết phục do bạn đã không chua nguồn trích dẫn. Ngoài ra giá đó thuộc về chi phí đầu tư. Nó chỉ là một phần để cho người ta xây dựng lên giá thành bán điện. Chi phí đầu tư đôi khi không nói lên nhiều hiệu quả tài chính của cả một đời của một dự án. Giá thành điện gió phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng gió (tốc độ gió và độ ổn định của cấp gió). Khi quyết định xây hẳn người ta phải chọn nơi có nhiều gió nhất để có thể có được giá thành điện là nhỏ nhất.
    Thời gian xây lâu mau có ảnh hưởng tới thời gian thu hồi vốn. Dự án điện hạt nhân kéo dài khoảng 7 năm gây ra một sự đọng vốn do sự chậm đưa nhà máy vào sản xuất. Thời kỳ xây dựng của thủy điện cũng khoảng 7 năm nên chủ đầu tư vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đều trong thời kỳ này. Các nhà mày nhiệt điện có thời gian xây dựng ngắn hơn nhưng cũng phải mất từ 3 tới 5 năm. Xây dựng trạm phong gió mất ít thời gian hơn nên nó không phải chịu khuyết điểm trên.
    Khi xét tới giá thành điện năng người ta phân chia ra internal và external cost. Internal cost bao gồm chi phí đầu tư, bảo dưỡng và vận hành, chi phí hoạt động gồm cả nhiên liệu. Chi phí nhiên liệu của các nhà máy điện hạt nhân và các nhà máy điện chạy khí, dầu hoặc than chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí hoạt động của nhà máy trong khi chi phí này của điện gió là rezo. Chi phí external là chi phí liên quan tới sức khỏe của con người và môi trường. Thông thường các nhà kinh doanh điện không quan tâm tới chi phí này. Nếu họ gộp chi phí này vào giá thành điện thì quả thật một kwh sẽ có giá cao ngất ngưởng.
    Xét về mức độ tác hại đối với môi trường của các loại năng lượng điện để quyết định ưu tiên chọn loại năng lượng nào thì rõ ràng năng lượng hoàn nguyên trong đó có gió sẽ đưọc ưu tiên hàng đầu. Chong chóng gió có thể gây ra tiếng ồn nhất định nào đó nhưng mức độ ảnh hưởng của nó là không lớn và có thể tránh được. nếu bạn làm nhà ở chân cột chong chóng thì bạn không nên phàn nàn về tiếng ồn do sự quay của chong chóng gây nên vì việc làm nhà như thế là vô lý. Cũng như bạn không thể làm nhà ở trên ống khói của nhiệt điện chạy than hay cạnh mồ chôn bã nhiên liệu của điện hạt nhân được.
    Hầu hết các nước phát triển đang ưu tiên phát triển phong điện. Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy ngành năng lượng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các loại năng lượng không phải là điện hạt nhân hay nhiệt điện mà là năng lương gió (Nếu gõ vào cửa sổ gooogle dòng chữ: Renewable energy_Trend bạn sẽ có đưọc một nghiên cứu của US Department of Energy, năm 2003). Trong vòng 10 năm trở lại đây tốc độ phát triển của loại năng lượng này trên toàn càu là 28%, một tốc độ quá lớn so với các loại năng lượng klhác. Nước Đức mà bạn nói có phong trào phản đối điện gió là nước có chủ trương ưu tiên phát triển phong gió với tổng công suất gần 17 ngàn MW cho tới năm 2004.
    Tất nhiên công bằng mà nói bất kỳ loại năng lượng nào, kể cả loại được gọi là sạch nhất, đều có những ảnh hưởng nhất định nào đó tới môi trường và mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào từng loại năng lượng. Ảnh hưởng của phong gió là tiếng ồn xung quanh khu vực của chong chóng và có thể làm chết chim. Nhưng để so sánh với những tác động có hại của các loại điện khác như nhiệt điện hay điện hạt nhân thì mức độ ảnh hưởng tới môi trường của điện gió nhỏ hơn rất rất nhiều so với tác động gây hiệu ứng nhà kính, bể lò hạt nhân, rủi ro ô nhiêm chất thải...
    Nếu chính phủ nào có trợ giá cho phong điện (incentive policy) thì không phải là nó đắt mà xuất phát từ lý do môi trường. Thêm nữa thiết tưởng cũng cần phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao các chính phủ lại có chính sách trợ giá cho phong điện, thì sẽ thấy rõ nhưng ưu việc của loại năng lượng này.
    Nếu nói tư nhân không muốn tham gia vào phát triển phong gió là hoàn toàn không đúng (phần bạn tincan viết tôi bôi vàng ở trên) Một nước ngèo như VN còn có một ông Vũ Mạnh Hà, công ty EDICO, đầu tư 14 triệu US để xây một nhà máy điện gió tại Phương Mai tỉnh Bình Định có công suất 15 MW (giá thành đầu tư khoảng 933 $US/KW - thấp rất nhiều so với cái giá từ 3000 - 10000 $US/KW mà bạn Tincan đưa ra trên kia).
    Điều oái oăm và ngược đời của câu chuyện này là trong khi ở nước ngoài những dự án kiểu như thế sẽ được Chính phủ hoan nghênh và trợ giá xây dựng nhưng ở VN ta thì ngược lại, Dự án hình thành từ 6 năm trước nhưng bi giờ vẫn dẫm chân tại chỗ. Nguồn http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/trongnuoc/2006/06/581429/
    Tôi cũng không hiểu tại sao những cây chong chóng dựng ở trên biển hoặc ven biển sẽ tạo ra các landscape đẹp như thế mà lại có người phản đối với lý do mất mỹ quan phong cảnh chung. Vậy thử hỏi các nhà máy nhiện điện, điện nguyên tử có làm mất mỹ quan phong cảnh chung hay không.
    Mấy vấn đề kỹ thuật mà Hailai nêu ra như là cản trở đối với phong điện không còn có ý nghĩa nhiều vì công nghệ và vật liệu bi giờ đã làm khắc phục được những khuyết tật ấy.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 24/06/2006
  9. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi,
    mấy người nuôi bò (cow) bên Mỹ kiện các windfarm vì tiếng ồn làm giảm sản lượng sữa của đàn bò đấy.
    Thân
  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    có thông tin mới ! type lại đưa lên đây nhờ các bác cho ý kiến ...sao mờ các bác thiên vị phong năng quá vậy ? nói một chút về quang năng đi ...



    Sanyo đầu tư hơn 350 triệu USD sản xuất pin mặt trời


    Tập đoàn Sanyo của Nhật Bản cho biết sẽ đầu tư hơn 350 triệu USD vào kinh doanh pin mặt trời (solar cell) trong vòng 5 năm tới nhằm mục đích thu lợi từ nhu cầu năng lượng tái tạo đang có xu hướng phát triển mạnh.







     






     



     


     



    Sanyo - thị trường pin mặt trời lớn thứ tư thế giới sau Sharp, Q-Cells của Đức và Kyocera - hy vọng doanh thu từ việc kinh doanh này sẽ tăng lên gấp ba tới 180 tỉ yen (1,6 tỉ USD) từ nay đến năm 2011.
    Năng lượng mặt trời - một trong số ít ngành đầy triển vọng của Sanyo, đã thua lỗ hơn 3 tỉ USD 2 năm qua vì công ty đã không thể theo kịp các đối thủ cạnh tranh trong thị trường điện tử tiêu dùng khốc liệt và một nhà máy sản xuất chip của công ty đã bị phá hủy do hậu quả của trận động đất năm 2004.
    Do đó, các nhà máy của Sanyo đang ra sức tăng công suất sản xuất pin mặt trời lên khoảng 60% (260MW) vào năm 2007/08. Công ty hy vọng sẽ đạt công suất 600MW vào năm 2010/11, chiếm khoảng 15% thị trường thế giới.
    Nhu cầu tăng gấp đôi
    Một hộ gia đình 4 người điển hình ở Nhật có thể thỏa mãn nhu cầu điện của gia đình mình trong 1 năm nhờ một hệ thống mặt trời 3kW. Do đó, 1MW có thể cấp điện cho khoảng 300 hộ gia đình.
    Sanyo ước tính nhu cầu điện mặt trời trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi lên tới 4GW vào năm 2010.
    Mặt trời là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng nhưng vẫn cung cấp chưa đầy 1% sản lượng điện của thế giới, nguyên nhân một phần là do chi phí sản xuất vẫn còn đắt đỏ.
    Sanyo đang nỗ lực làm việc nhằm tăng hiệu suất panel mặt trời đồng thời sản xuất các lớp (wafer) mỏng hơn để có thể đối phó với sự thiếu hụt silic - thành phần hoạt động chính của panel mặt trời.
    Sanyo cũng cho biết sẽ giới thiệu một panel mặt trời mới sử dụng các lớp silic đa tinh thể rẻ hơn. Những panel mặt trời này không có hiệu suất cao bằng những bộ pin có lớp silic đơn tinh thể nhưng sản xuất lại rẻ hơn.
    Về Sanyo:
    SANYO Electric Co., Ltd. là nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm điện tử tiêu dùng và thương mại, trong đó phải kể đến các sản phẩm về mặt trời. Có trụ sở ở San Diego, California, Mỹ, chi nhánh SANYO Energy USA của SANYO Electric cung cấp những panel mặt trời cho thị trường Bắc Mỹ.


     


    nguồn HIENDAIHOA.COM (Biên dịch)


     

Chia sẻ trang này