1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Giọng Ca Trong Opera

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi TheSymmetry, 27/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 số bài đã up trong lần trưóc.
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=258A9F543DFD40E6
    khuyến mại thêm cái này :
    - Zara Doloukhanova - aria Kachtcheievna - Kachtchei the Immortal - Nikolai Rimski Korsakov
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=433CFAF817848112
    - Dame Janet Baker- cantata BWV 170 - Bach
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=D7FB52D4688EB2B9
    - Irene Bogachyova ?" arietta Pericola (Pericola) - Offenbach
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=9514065D5BF6E150
    Chị Zara Doloukhanova, giọng đẹp hoàn hảo, ngay cả những note thấp nhất cũng xử lí rất tinh tế, kĩ thuật hát màu sắc cũng rất tốt. Có thể có 1 so sánh như thế này : Janet Baker + Marilyn Horne + phong cách Nga = Zara Doloukhanova . Zara là người Armenia, đã được phong tặng danh hiệu NSND SoViet, ít đóng opera, chủ yếu thu âm, hát recital và trên sóng phát thanh. Sau này chị cũng tham gia giảng dạy và không ít học sinh nổi tiếng. Zara sinh năm 1918, nổi tiếng từ những năm 40,50, rất tiêc thời kì này, kĩ thuật thu âm của Nga chưa tốt nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc thưởng thức giọng hát của Zara. Vào đây để nghe thêm 1 số bản thu của chị này:
    http://russia-in-us.com/Music/GRV/Dolukhanova/

    Bây h là về phần các mezzo kịch tính. Dramatic mezzo soprano là những giọng hát có âm vực rất rộng, giọng đặc biệt dày, khoẻ, âm sắc hơi tối như contralto, khả năng biểu đạt cảm xúc mạnh, thường là những vai thứ, vai phản diện (azucena (il trovatore),amneris (aida), công chúa eboli(don Carlo), ...), đôi khi là vai chính (carmen, santuzza (****leria rusticana), dalila (samson et dalila)..), hoặc 1 vài vai bà mẹ, chiến sỹ,... trong opera Nga,...
    Các mezzo kịch tính nổi tiếng có thể kể đến như Fiorenza Cosotto, Christa Ludwig, Dolora Zajick, Olga Borodina,? và đặc biệt là chị NSND Soviet Yelena Obraztsova.
    Obraztsova nổi tiếng bắt đầu từ giải nhất 1 cái "công tôm" Tchai cho thanh nhạc (mà cuộc thi đấy có chị Callas làm giám khảo) ngay từ thập niên 60. Thâp niên 70, có chuyền lưu diễn ở châu âu và Mĩ của đoàn opera Bolshoi quảng bá về opera Nga và lập tức với giọng hát tràn trề năng lượng cũng như nhạc cảm tuyệt vời, Ob nhanh chóng gây được thiện cảm với công chúng yêu nhạc và giới phê bình. Ob tham gia biểu diễn và thu âm nhiều vai thứ nổi tiếng của Verdi và gây ấn tượng đặc biệt với Carmen, Santuzza,.... Cuối 70, 80, Ob có thể coi là 1 trong những mezzo hàng đầu thế giới. Báo chí Pháp đã viết về giọng hát của Ob là : "chỉ cần nghe 1 lần là "nghiện" cả đời " . Ob còn là 1 trong những bạn rất thân với chị béo nhà này . Thậm chí, Ob còn tin tưởng gửi con gái mình nhờ chị béo đào tạo hộ (chắc vì sợ dao sắc không gọt đc chuôi).
    - Yelena Obraztsova - Stride la vampa (Il Trovatore, Verdi)
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=76C4D99832BC3E2C
    - Yelena Obraztsova - Condotta ellera in ceppi (Il Trovatore, Verdi).
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=894212B3642AE5AA
    - Yelena Obraztsova - Samson, recherchant ma presence (Samson et Dalila, Saint-Saens)
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=11979E0123C1EC90
    Khuyến mại thêm chị Irena Bogachyova - cũng NSND So Viet.
    Irene Bogachyova - Aria Ulrika (Un Ballo in Machera - Verdi)
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=3703F532186EF860
    Chị Bogachyova là ngôi sao của nhà hát Kirov, hình như là người Ucraina. Nổi tiếng cùng thời với Ob ngay từ khi ở nhà hát Kirov, nhưng Ob sau khi giành đc giả thưởng, lên Bolshoi và lưu diễn nhiều nơi nên nổi tiếng khắp TG. Bởi vậy, so với Ob, Danh tiếng cuả Bog kém hơn rất nhiều (Bog chỉ quanh quẩn ở châu âu), tuy vậy giọng hát hoàn toàn không thua kém. Giọng Mezzo cục ngọt và đẹp, vibrato hoàn hảo, âm vực rộng khủng bố, (note trầm cực dày, note cao không hề bí), không kém về nội lực mà thậm chí xử lí lại có phần tinh tế hơn. Bác Shos từng viết 1 số tác phẩm cho Contralto cho riêng chị ấy cơ mà.
    Bog tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn tham gia thu âm và đóng 1 số vở opera Nga gần đây, hiện đang là chủ nhiệm khoa thanh nhạc của NV Rimski Korsakov, từng là thầy dạy trực tiếp của Olga Borodina nổi tiếng.
  2. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Úi chào down ngay, để gặm nhấm dần xem giới NSND Xô Viết một thời lừng danh thế nào. Chỉ cần nghe màn 1 cảnh 1 Eugene Onegin (Tchaikovsky) mà em đã hoàn toàn tâm phục khẩu phục là mezzo Nga (rộng ra là mezzo Slavơ) là vô địch. Trong 1 quartet mà có hẳn 3 mezzo, chỉ có 1 soprano. Dàn mezzo thì cũng thật lực lưỡng: Olga Borodina (Olga), Irina Arkhipova (Filipyevna), vai Larina là Sarah Walker, mezzo người Anh. Quân Anh mezzo cũng khá, dù không dày và ấm như mezzo Nga. Bà Arkhipova giọng đẹp thật, giọng đầy, sâu mà không hề phô, âm sắc mượt. Tatyana là Nuccia Focile, soprano Ý, giọng dày, đẹp nhưng hơi chói.
    Quartet mở màn Eugene Onegin:
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=3E6EAE472368A428
    [​IMG] [​IMG]
    Borodina và Arkhipova
  3. TheSymmetry

    TheSymmetry Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác YIM nhìu, bài mới của bác em đang down xuống cuống cuồng không thì nó lại expierd thì khốn.
    VN mình có giọng ca cũng được xếp vào hạng có cỡ như ca sĩ Lê Dung (bà này đã từng qua Ý hát Opera để kêu gọi làm từ thiện). Giọng ca sĩ Lê Dung hoặc ca sĩ Thái Thanh thì bác xếp vào giọng nào bác YIM nhỉ ? bác có thread nào giới thiệu các giọng ca nhạc viện ở VN mình trong Nhạc Cổ Điển chưa, chưa thì bác khai pháo vậy ?
    Nói 1 chút về hát giả thanh, như em gái Ngọc Khuê hát bài Chuồn Chuồn Ớt - Lê Minh Sơn hát giọng trẻ con, nheo nhéo thế thì có phải là giả thanh không bác nhỉ ?
  4. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay ngồi nghe kĩ nhóm mezzo nga mà bác YIH giới thiệu. Hay thật. Chị Lioubacha trong cái Rimsky-Korsakov giọng mượt thế. Chị Bolgachyova em nhớ đã từng nghe hát Carmen 1 lần và...không thích tí nào (diễn hơi quá, giọng hơi phô, ít nhất là cho cái Habanera). Nhưng cái aria của Ulrika thì quá chuẩn. Cao thấp rõ ràng, hát rất đầy, nốt nào nốt đấy đều rất thoải mái, cái nốt trầm cuối cùng nghe muốn tan thành nước. Giọng hát rất Slavơ-hơi "nhọn" một chút, âm sắc rất đẹp có điều em vẫn cho là giọng chị này hơi thô ráp một chút. Ẹc sau đấy đến 2 cái Azucena của chị Obraztsova thì thật tuyệt vời, hic hic giọng trâu thật, giọng rất "đô" mà vẫn muợt và ngọt chứ không bị "loét" trên âm vực cao như Rita Gorr, thích thật. Rita Gorr thì hợp với những vai mang tính chất hoành tráng, hơi khô một tí thì càng tốt (ví dụ mẹ Marie trong Dialogues des Carmelites, hôm nào em sẽ giới thiệu, có lẽ bác YIH đã từng nghe về Rita Gorr là Amneris trong cái Aida nổi tiếng của cô Price). Olga Borodina thì em có cảm giác là gần giống một...Obrazt thu nhỏ. Tính chất giọng na ná nhưng nhỏ và mượt mà hơn một chút. Bác up thêm vài cái của chị Ob đi. Đúng là nghe 1 lần đổ luôn, hic hic. Azucena em thấy có một chị khác cũng khá là Fedora Barbieri. Chị Doloukhanova bác quảng cáo mạnh quá em cũng chưa thấy chị ấy hoàn hảo như bác nói, nói chung là đầy đặn và nuột , từ cao đến thấp đều cực ổn nhưng em vẫn không thích bằng chị Ob. Hehe dạo này kể từ khi bị bác YIH đầu độc em cũng đang tí tởn opera Nga, đang chập chững bằng Eugene Onegin với chiến tranh và hoà bình. Em đang định thử cái Con đầm pích nhưng set ấy đắt quá.
    To Symmetry: Vụ chuồn chuồn ớt của em Khuê thì đúng là giả thanh xịn. Chẳng riêng gì em Khuê mà nói chung âm nhạc dân gian của châu Á thì giả thanh xuất hiện khá phổ biến. Giả thanh (falsetto) là lối hát được dùng để tạo ra những âm thanh cao hơn âm cữ trung bình của giọng hát. Các nốt lên càng cao thì độ rung của dây thanh quản càng thấp, giả thanh xảy ra khi chỉ có thành của dây thanh quản rung chứ không phải là cả dây thanh quản (em cũng đang giả thanh đây, nghe cứ như là dân phi-sích-xờ dù ngày xưa một thời em mất học sinh giỏi vì cái thứ văn hoá cao này). Giả thanh nói chung gắn liền với giới nam vì nam giới thanh quản mở rộng, sự thay đổi về độ rung rõ hơn, nhưng giới nữ cũng có thể hát giả thanh được theo cơ chế tương tự. Cứ thử thế này là rõ: các bác nam hãy nói bằng giọng bình thường, sau đấy thử chuyển sang eo éo bằng giọng con gái, rõ rãng sẽ thấy nói bằng giọng bình thường thấy "nặng cổ" hơn vì là rung cả dây thanh quản. Với các tenor thì falsetto là một...tội nặng. Không gì chán đời bằng một tenor lên đến nốt cao lại đi giả thanh, ra một nốt chói và mỏng dính. Các ca sĩ chuyên dùng giả thanh để lên đến âm vực alto, mezzo như đã nói được gọi là countertenor. Đặc điểm của falsetto là âm thanh mỏng, cao chót vót, nhẹ bỗng. Giới tenor Pháp xịn như Alain Vanzo hay Henri Legay đều có giọng hát rất nhẹ, bóng bảy nhưng không nên nhầm với falsetto.
    Lại nói về cái vụ ca sĩ mình. Em đi tây mang theo 2 đĩa ca sĩ ta là đĩa của em Khuê và đĩa bài ca hy vọng của chị Lan Anh xinh đẹp. Lan Anh thì chúng nó khen là giọng đẹp còn Khuê thì chúng nó phán là...hideous! (xấu vật vã) Thằng bạn nghe xong 2 chữ "vẫn đậu" trong bài bên bờ ao mà nó lăn ra cười vật vã luôn. À còn bác Lê Dung thì là soprano, em nghĩ là soprano lirico (trữ tình).
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 02:35 ngày 16/06/2006
  5. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Ẹc, tớ có thấy Bog hát phô bao h đâu, thậm chí tớ thấy, nhiều khi Bog hát quá chuẩn, nuột nà mà mất cảm xúc và tính cách nhân vật ấy chớ. Chị này hát opera Nga khá hay đấy.
    Obraztsova là 1 mezzo "***g lộng tính cách Nga". (Apo up lại dùm cái album recital của bà ấy với, dạo này dùng k0 có ADSL nên up hơi ngại). Lần đầu tiên biết đến Ob là trong cái cavaleria rusticana, nhưng lần "gục" thực sự là cái trong cái complete Il Trovatore. Màn 2 - Ob hoàn toàn làm chủ dù là chỉ là vai thứ chính. Sau đó là 1 loạt vai trong dalila, nabucco,... Tuy nhiên, mặc dù nhiều người đánh giá rất cao Carmen đọc đáo của chị Ob, nhưng tớ không mê nổi. Carmen của chị Ob hơi bị già và ma mị quá, thiếu sức trẻ, sự sôi nổi và sức hấp dẫn ....giới tính . Uhm thực ra thì cũng chưa nghe + xem complete thì cảm nhận bừa vậy thôi.
    Về Zara, lúc đàu cũng không mấy ấn tượng về chị ấy đâu, sau này càng nghe càng thấy thik (cũng có thể do gout mình nó thế). Hát mấy cái Mozart và baroque rất thánh thiện, trong sáng, hát lieder tình cảm mà không quá "diễn" + "sến". Những mezzo đc như thế không nhiều. Cái vẻ đẹp trong giọng hát của chị ấy rất gần với Caballe, nói túm lại là rất nữ tính.
    về em Borodina, hehe, phucphan nhận xét quá đúng, đúng là 1 Ob thu nhỏ, tát nhiên chưa đến tầm của Ob, nhưng so với giới Mezz hiện nay thì em này cũng thuộc loại đỉnh lắm rồi, giọng áht cũng thuộc loại có cá tính. Em này hình như cách đây vài năm cũng đc phong tặng NSND Nga đấy.
    To TheSymmetry: tớ không ngeh nhạc miền nam trước 75, nên k0 care nhiều lắm, cũng k0 biết nhiều về Thái Thanh. Về Lê Dung, đúng là Sop trữ tình. Lê Dung hát các tp thanh nhạc của mozart thì k0 tệ, nhưng chưa đủ đô để hát Puccini với verdi, kể cả những vai trữ tình.
    Nói chung ở Việt Nam đa phần là Sop cả thôi, thi thoảng, hiếm hoi mới xuất hiện 1 mezzo thực thụ (gần đây có mỗi em Phương Uyên của NHNVK). Các mezzo của mình đa phần k0 đủ độ dày và tối, nói chung toàn kiểu như berganza, nhưng kĩ thuật chạy note rất kém, hát lại cực phô, xử lí kém tinh tế.
    Về cơ bản, âm sắc các ca sĩ cổ điển Vn k0 đến mức quá tệ, thậm chí 1 số người có giọng khá đẹp, nhưng có lẽ mới chỉ dừng đc ở trình độ hát thính phòng và các ca khúc CM chứ chưa thể hát Opera tốt đc.
    Nói chung là topic về các giọng ca trong opera nên tớ cũng không lan man nữa :D
  6. NangKhuya

    NangKhuya Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    1
    To YesIAm
    Trường hợp anh nói, tôi ví dụ như Tạ Minh Tâm (Giảng viên thanh nhạc Sài Gòn) và Cao Minh (cũng dân Nhạc Viện) có đúng không?
    Ở đầu có người nhắc đến trường hợp giữa giọng nam cao và nữ trầm thì gọi là giọng gì? giọng Nam thì có thể hát được giọng Sop không (có sẵn tố chất giọng chứ).
    Được NangKhuya sửa chữa / chuyển vào 14:56 ngày 17/06/2006
  7. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    NHNVK là gì vậy anh YesIam?
    To Phucphan
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Không gì chán đời bằng một tenor lên đến nốt cao lại đi giả thanh, ra một nốt chói và mỏng dính. Các ca sĩ chuyên dùng giả thanh để lên đến âm vực alto, mezzo như đã nói được gọi là countertenor.[/QUOTE]
    Trường hợp anh nói, tôi ví dụ như Tạ Minh Tâm (Giảng viên thanh nhạc Sài Gòn) và Cao Minh (cũng dân Nhạc Viện) có đúng không?
    Ở đầu có người nhắc đến trường hợp giữa giọng nam cao và nữ trầm thì gọi là giọng gì? giọng Nam thì có thể hát được giọng Sop không (có sẵn tố chất giọng chứ).
    Được NangKhuya sửa chữa / chuyển vào 14:56 ngày 17/06/2006
    [/QUOTE]
    Phưong Uyên (hay Tố Uyên - chẳng biết tên nào là thật, tên nào là nghệ danh). Giọng mezzo khá đẹp, dày, tốt nghiệp NV năm ngoái, giải nhất thi hát thính phòng opera toàn quốc, công tác tại nhà hát nhạc vũ kịch (NHNVK) hiện đang dạy tại NVHN thfi phải. Tất nhiên, thật khập khiễng nếu so sánh Phương Uyên với những Mezzo nổi tiếng TG, nhưng nếu PU đc đào tạo tử tế, căn bản tại các NV nổi tiếng nước ngoài thì có thể "xì trum" lắm. . Ông Cò bảo, già rồi, thành tật rồi thì còn đi học làm cái j` nữa. Hehe, B.Nilsson, A. Nezhdanova, N.Melba,... toàn là ngoài 20t rồi mới học hành tử tế vẫn đỉnh cao còn j`, cái chính là có tố chất + năng khiếu + chăm chỉ + chí tiến thủ là đc.
    uhm` việc nam sử dụng giả thanh gần như rất hạn chế, tối kị. Tôi chưa nghe nhiều Cao Minh, với tạ Minh Tâm, nhưng tôi chưa thấy họ falset bao h, bạn có thể ví dụ cụ thể hơn đc chứ (trong tp nào? ở đâu?)
    Counter-tenor là giọng nam duy nhất sử dụng giả thanh. Nhưng điều bắt buộc là họ phải có âm sắc bẩm sinh rất đẹp khi lên cao . Một điều hạn chế với c-tenor là họ rất ít vai trong opera để có thể nổi tiếng. Đa phần các c-tenor chỉ có thể hát thính phòng, 1 vài tác phầm thanh nhạc tôn giáo thời kì baroque, người cso kxi thuật cao có thể thể hiện 1 số tác phẩm khó cho castrato trước đây. Anh,Nga, Mĩ cũng có khá nhiều loại giọng này, nhưng số ca sĩ thực sự nổi tiếng thì k0 nhiều.
    Chắc bạn k0 đọc kĩ ở đầu, tôi có nói k0 có loại giọng nào nằm giữa nam cao và nữ trầm (về âm vực) vì 2 loại giọng đó có âm vực gần tương đưong nhau.
    To Phucphan: Những giọng như A.Vanzo, L. Alva, T. Schippa,... là leggierio tenor : giọng tenor nhưng hơi nhỏ, âm sắc mảnh và rất nhẹ. Họ thường hát các vai tenor trữ tình,, hài hước của mozart và các tác giả belcanto, baroque,... Tớ cũng k0 rõ thực sự những giọng như thế này là bẩm sinh như vậy hay là họ có sử dụng giả thanh nhưng rất khéo (nhất là ở những note cao hát piano khi kết bài nghe rất "mị" )
  8. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    ái chà, HÉT hôm nay còn giở giọng xưng "tôi" nữa chứ !
  9. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Bạn Martenzi đang mỉa tôi đấy ạ
  10. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Nói chung thì ít nhất em chưa nghe chú tenor nào trên ghi âm bị falsetto cả (tất nhiên trừ bác Pav. và chú Ged. trong cái nốt F2 Puritani quái gở, cái này thì không tính). Nhưng việc giọng nam lên cao phải fals. thì em chẳng lạ gì, ví dụ trong cái chorus trường em chẳng hạn, toàn lũ dở hơi, cứ từ F1 trở lên thầy trò chẳng ai bảo ai, fals hết, nghe chán đời lắm bác ạ. Còn về vụ 2 chú kia ở NV thì em chịu, từ khi sang Tây mới tập toẹ opera nên...chưa từng nắm vững tình hình thế sự trong nước.
    Từ khi nghe opera Pháp em lại thích Alain Vanzo nên quảng cáo cho bác này 1 chút. Alain Vanzo là giọng tenor trữ tình pháp, sinh 1928 ở Monaco, mất 2002 ở Paris. Bắt đầu học hát hơi muộn (15 tuổi), sau khi tham gia quân đội trong thế chiến 2 (chẳng biết phe nào) quay ra biểu diễn và đoạt giải nhất trong cuộc thi tiếng hát toàn quốc ở Cannes năm 1954. Từ đó Vanzo được phát hiện và kí hợp đồng với nhà hát Grand Opera Paris. Từ 1954 đến 1957 chuyên hát các vai leggiero và buffo trong các opera Mozart và Rossini như bác YIH đã nói. Từ năm 1957 Vanzo thành công với vai Edgardo trong Lucia và trở thành tenor dẫn đầu của Grand Opera. Từ đó Vanzo hầu như tập trung toàn bộ vào repertoire Pháp và trở thành tenor Pháp nổi tiếng nhất trong thế hệ của ông. Giọng của Vanzo rất nhẹ và mỏng, ngả giọng mũi nhiều nhưng khá đẹp, rất Pháp, legato tốt và hát kịch tính khá, với opera Ý thì đúng là hơi bị còi xương, thịt mỡ bèo nhèo nhưng với opera Pháp thì cực hợp. Những ai quen nghe các tenor có tố chất "anh hùng" kiểu Corelli, Bjorling hay Domingo...sẽ hơi khó thích Vanzo nhưng nếu tìm hiểu kĩ các vở lạ lạ của Pháp sẽ thấy vì sao Vanzo là "lựa chọn an toàn" cho các opera Pháp. Vanzo được xem là Nadir duy nhất, ghi âm vai này gần 10 lần trong các đội hình khác nhau. Vanzo cũng là 1 Faust, Werther và Raoul nổi tiếng. Với những vở lạ hoắc lạ hươ kiểu Sapho, Mireille (Gounod), Navaraise, người tung hứng nhà thờ đức bà (Massenet) và mấy vở của Auber, Meyerbeer thì Vanzo được xem là nguời duy nhất dám đơn thương độc mã. Các bác nghe thử chú Vanzo hát aria Faust và Romeo của Gounod, 2 cái C2 và B2 mới mị làm sao:
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=7A0858B7425E1A2B
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=B34D8DDD70051F17
    Tiện thể em nói qua vài vị Pháp một chút. Trên các ghi âm opera Pháp nổi tiếng thì thực ra người ta lại ít thấy các giọng Pháp trong vai chính. Ví dụ trong giới nam nhắc đến French style thì người đầu tiên nghĩ đến là Nicolai Gedda (trong cương vị Nicolai Ustinov thì bác này cũng là chóp bu trong giới tenor Nga), trong giới nữ thì là Victoria de Los Angeles. Thậm chí bác Joan Sutherland tiếng pháp cũng chỉ trung bình nhưng nếu tìm hiểu opera Pháp sẽ thấy đi thấy lại vì Pháp không thiếu gì những vai tràn trề màu sắc (Lakmé, Olympia, Marie, bác Su cũng được xem là Esclarmonde duy nhất). Gedda và de Los Angeles đúng là có lợi thế lớn trong French Style: tiếng pháp chuẩn, giọng ngọt xớt, rất là "lady and gentleman", nhả chữ tốt, legato tuyệt vời, lại sẵn sàng khoe giọng bất cứ lúc nào khi đến nốt cao, nốt ngân. Các bác để ý sẽ thấy có lắm giọng Pháp rõ chóp bu bị đẩy hết xuống các vai thứ: Mady Mesplé, Gabriel Bacquier...Cũng không khó hiểu lắm, vào thời đại vàng của opera và ghi âm người ta thích các ghi âm đội hình siêu sao (all-star cast), vì thế thường cho các giọng hát hàng đầu thế giới vào các vai chính và cả dàn vai phụ cho vào những giọng hát bản xứ để tạo "cảm giác chính thống" (idiomatic feel). Vì thế mà những Vanzo, Bacquier, Mesplé, Tourangeau, Berton xuất hiện liên tục trong các vai phụ trong các ghi âm chóp bu. Muốn tìm những bản có dàn Pháp xịn từ chân đến răng thì thường phải tìm những bản thu trộm trong những live performance hoặc phát sóng radio: thu âm tiếng chán đời hơn, dàn nhạc kém hơn, giọng hát cũng kém hơn...nhưng ví dụ với các vở Pháp thì trong những ghi âm trộm này chất Pháp lại rất rõ, nghe dần dần cũng có cảm giác "nghiện" tương tự như nghiện mezzo Slavơ trong opera Nga.
    Các bác nghe thử một vài giọng hát Pháp điển hình, mức độ nổi tiếng (trên thang 10) thì từ 2- đến 8 rưỡi.
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=B7C6A1E73C15BEB6
    Regine Crespin: giọng soprano Pháp nổi đình nổi đám nhất sau thế chiến 2, "chơi" cả repertoire Pháp và Đức, nhất là Berlioz và Wagner (đúng 2 vị mà em không khoái). Giọng cũng hơi ngả mũi (đặc điểm chung của giới opera Pháp, bản thân tiếng Pháp nói cũng hơi ngả mũi mà, nhất là mấy âm như bien, viens, tien...), âm sắc rất dày, đẹp, giọng khá to. Crespin cũng như de Los Angeles là một giọng ở ranh giới sopran/mezzo. Đây là aria của mẹ bề trên Lidoine trong vở "Dialogues des Carmelites" (Poulenc), cuối đoạn này có giọng của Liliane Berton, soubrette hay nhất theo cái tai của em: giọng mượt, sạch bong, rất trẻ con và đáng yêu.
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=A809112E1081A149
    Jeanine Micheau: soprano Pháp hoạt động trong khoảng những năm 20-50, chủ yếu biểu diễn trong nuớc. Giọng mỏng, nhẹ, giọng mũi nhiều, legato đẹp, nhả chữ rõ mà không bị nặng (những đặc điểm quan trọng của French style) nhưng hơi chua theo tai em. Giọng tenor trong này là Vanzo. Về cuối cái này lên tận D2 (Rê thường hẳn hoi chứ không phải Rê giáng) Couplets "O dieu Brahma" trong những nguời mò ngọc trai (bizet).
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=8B30DDDB6B56886F
    Mady Mesplé, giọng màu sắc trữ tình xuất hiện nhiều từ những năm 1950, giọng mỏng và rất nhẹ, các nốt cao thoải mái, thường đóng các vai chính trong các vở Pháp của Auber, Adam và các vở lạ hoắc của Pháp trong giai đoạn khai sinh. Mesplé được coi là Lakmé xuất sắc nhất, tất nhiên dù thua chị Su trong cái Bell Song. Trên các ghi âm all-star cast thì Mesple là một lựa chọn "luxury" cho các vai soubrette, ở đây là trouser role Jemmy trong Guillaume Tell (Rossini)
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=19198E895A593EB3
    Henri Legay, giọng tenor Pháp, không mấy nổi tiếng. Legay là người đóng Des grieux trong ghi âm Manon (Massenet) nổi tiếng với Victoria de Los Angeles trong vai Manon. Giọng tenor nhẹ hơn cả Vanzo, muợt hơn và ít bị giọng mũi hơn, nhẹ đến mức tưởng như toàn falsetto, pianiss. khá đẹp, legato tuyệt vời.

Chia sẻ trang này