1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời. Haumea : hành tinh lùn thứ 5 được IAU công nhận (trang 4)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi hadethanhhoa, 06/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hadethanhhoa

    hadethanhhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Các hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời. Haumea : hành tinh lùn thứ 5 được IAU công nhận (trang 4)

    Em tình cờ đọc đưọc ở đâu đó mà kô hiểu, mong các bác giải thích giùm
  2. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Tại vì nó quá nhỏ (nhỏ hơn cả mặt trăng của Trái Đất) và quỹ đạo quá lệch so với quỹ đạo các hành tinh khác trong hệ
    Dưới đây là những tiêu chí để phân loại một thiên thể là một hành tinh:
    - Nó phải bay trong quỹ đạo quanh mặt trời.
    - Nó phải đủ lớn để có hình dạng gần tròn
    - Quỹ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Quyết định được Hiệp hội thiên văn quốc tế công bố va?o ngày 24/08/2006.
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ngày 24/08/2006, IAU đã chính thức đưa ra tiêu chí mới dùng để phân loại các thiên thể trong hệ Mặt Trời. Theo tiêu chí này, Sao Diêm Vương (Pluto) không được xếp vào hàng Các hành tinh (Planet) mà thuộc về một lớp các thiên thể khác có tên là Hành tinh lùn (Dwarf Planet)
    http://www.iau.org/iau0603.414.0.html
    Theo tiêu chí mới của IAU, hiện nay, hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, đó là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương; có 3 hành tinh lùn, đó là: Ceres (trước là tiểu hành tinh, asteroid), Sao Diêm Vương (trước là hành tinh) và Eris (trước có tên gọi tạm là 2003 UB313, mới được phát hiện ngày 05/01/2005 dựa trên các bức ảnh chụp ngày 21/10/2003)
    Trên box cũng đã có nhiều bài viết về vấn đề này, các bạn có thể tìm thấy ở trang web sau
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-7.ttvn
    Tôi đổi tên topic thành Các hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời với mục đích tạo một topic mới bàn về những vấn đề liên quan đế hành tinh lùn: định nghĩa, đặc điểm của các hành tinh lùn hiện tại, các thiên thể đang được xem xét để xếp hạng hành tinh lùn (như Sedna, Charon, Quaoar, ...), v.v...
    Tôi sẽ sưu tầm lại các bài viết đã có trên box về vấn đề này để post lại vào topic này
    Rất mong nhận được sự tham gia tranh luận, trao đổi kiến thức của các bạn
  5. CLBVACA

    CLBVACA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn. Tôi thấy có một số bài viết rất tin cậy tại đây, hi vọng đây sẽ là tài liệu có ích cho tất cả chúng ta tham khảo.
    http://thuviencongdong.net/forums/viewtopic.php?t=453
  6. hadethanhhoa

    hadethanhhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    thanks mọi người
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    The first members of the "dwarf planet" category are Ceres, Pluto and 2003 UB313 (temporary name). More "dwarf planets" are expected to be announced by the IAU in the coming months and years. Currently a dozen candidate "dwarf planets" are listed on IAU''s "dwarf planet" watchlist, which keeps changing as new o bjects are found and the physics of the existing candidates becomes better known.
    IAU 2006 General Assembly: Result of the IAU Resolution votes
    http://www.iau.org/iau0603.414.0.html

    Theo như kết quả chính thức của IAU (Hiệp hội Thiên văn Quốc tế) ngày 24/08/2006, mới chỉ có 3 thiên thể được công nhận hành tinh lùn (dwarf planet):
    1. Ceres: trước được xếp hạng tiểu hành tinh, do Giuseppe Piazzi phát hiện ngày 01/01/1801. Trong thần thoại La Mã, Ceres là nữ thần nông nghiệp.
    2. Pluto: trước được xếp hạng hành tinh, do Clyde Tombaugh phát hiện ngày 18/02/1930. Trong thần thoại La Mã, Pluto là thần cai quản âm phủ.
    3. Eris: do nhóm 3 nhà thiên văn Mike Brown, Chad Trujillo và David Rabinowitz phát hiện ngày 05/01/2005 dựa trên các bức ảnh chụp ngày 21/10/2003 của đài thiên văn Mount Palomar. Ban đầu, thiên thể này được ký hiệu là 2003 UB313, ngày 13/09/2006, sau khi đã được xếp hạng hành tinh lùn, IAU chính thức đặt tên cho hành tinh này là Eris. Trong thần thoại Hy Lạp, Eris là nữ thần bất hòa (IAU chọn tên này một phần xuất phát từ cuộc tranh cãi xung quanh việc xếp hạng các thiên thể mới phát hiện, và đặc biệt là việc xếp hạng lại Sao Diêm Vương trong cuộc họp tháng 8/2006). 3 nhà thiên văn Brow, Trujillo và Rabinowitz đã phát hiện được 1 vệ tinh của Eris, vệ tinh này được đặt tên là Dysnomia, con gái nữ thần Eris.
    ====
    3 tiểu hành tinh Vesta, Pallas và Hygiena, vệ tinh Charon, các thiên thể mới phát hiện như Sedna, Quaoar, Orcus, ... được đưa vào danh sách xem xét (candidate) nhưng IAU chưa có quyết định xếp hạng chính thức vì chưa kiểm tra xong một số tiêu chí đánh giá đối với các thiên thể này
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn Fairydream viết lúc 21:46 ngày 23/08/2006
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-7.ttvn
    ====
    Ngày mai 24-8 chắc là 1 ngày khá quan trọng với những người yêu thiên văn học. các bạn nhớ cập nhật thông tin nhe.
    Nhân đây cũng nói lý do mà nhiều người thắc mắc. Tại sao Pluto và Charon lại được gọi là hành tinh đôi trong khi truớc đây Charon xem như 1 mặt trăng của Pluto.?
    Vì Pluto và Charon ngoài chuyển động quanh mặt trời còn quay quanh 1 khối tâm chung ( gọi là "barycentre" ) . Khác với mặt Trăng và Trái Đất có khối tâm nằm bên trong trái đất bên duới lớp vỏ trái đất 1 chút. Khối tâm của hệ pluto-charon nằm bên ngoài không gian chứ không thuộc hành tinh nào cả. Vì đặc tính này nên theo định nghĩa mới về hành tinh cặp Pluto và Charon sẽ gọi là hành tinh đôi
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 10:22 ngày 08/04/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn mintaka viết lúc 01:42 ngày 25/08/2006
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-7.ttvn
    ====
    Pluto không còn là một hành tinh nữa!
    Các nhà thiên văn học đã gặp nhau ở Prague (thủ đô Cộng Hòa Czech) để tham dự cuộc họp của tổ chức thiên văn quốc tế (IAU) và kết quả sau cuộc bỏ phiếu là Diêm Vương Tinh (Pluto) không còn được xem là một hành tinh nữa.
    Diêm Vương Tinh được xem như là một hành tinh từ khi nó được phát hiện vào năm 1930 bởi nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh.
    Hành tinh thứ 9 này kể từ nay sẽ bị loại ra khỏi danh sách hành tinh của các sách giáo khoa trên toàn thế giới. Như vậy, trên danh nghĩa chính thức chỉ còn lại 8 hành tinh là Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh.
    Đề nghị trước đó của IAU là thêm Ceres, Charon (mặt trăng của Pluto) và và một thiên thạch mang mã hiệu 2003 UB313 và tăng số hành tinh lên thành 12 nhưng cuối cùng các "hành tinh" này không được thêm vào mà Pluto còn chịu số phận bị tước mất danh hiệu hành tinh của mình.
    Robin Catchpole thuộc viện thiên văn học Cambridge, Anh Quốc nói với BBC: "cá nhân tôi cho rằng hãy cứ để mọi thứ như cũ. Tôi đã gặp Clyde Tombaugh và nghĩ rằng thật vinh dự khi bắt tay với một người đã khám phá ra một hành tinh! Từ khi IAU đưa ra đề nghị sẽ thêm các tăng số lượng các hành tinh, tôi đã chống đối và mọi việc trở nên rất rắc rối"
    Louis Friedman, giám đốc quản lý của Planetary Society tại California, Mỹ cho ý kiến: "Sự phân loại mới này không có vấn đề gì cả. "Diêm Vương Tinh" và tất cả các vật thể trong hệ mặt trời đều là những thế giới bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và hiểu nhiều hơn"
    [​IMG]
    Hành tinh lùn (Dwarf Planet)
    IAU đã thông qua định nghĩa mới về hành tinh. Để được xem là một hành tinh, vật thể vũ trụ phải có quỹ đạo xung quanh một ngôi sao, tất nhiên bản thân nó không phải là một ngôi sao (a). Nó cũng phải có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó có khả năng nhào nặn nó thành dạng một hình cầu gần như tròn (b) Và một điều nữa đã loại Pluto ra khỏi danh hiệu hành tinh, đó là nó phải "dọn sạch" (clear) các vật thể lân cận (neighbourhood) xung quanh quỹ đạo của nó. Trong khi Pluto lại chia sẻ vòng ngoài hệ mặt trời với hàng nghìn các vật thể khác giống Pluto (c)
    Như vậy, kể từ đây Pluto bị xếp là một "hành tinh lùn" http://en.wikipedia.org/wiki/Dwarf_planet
    Tình trạng của Pluto đã được tranh cãi nhiều năm khi nó ở rất xa và nhỏ hơn nhiều so với 8 hành tinh "truyền thống" trong hệ mặt trời. Quỹ đạo của nó cũng tạo nên một mặt phẳng hơi nghiêng với mặt phẳng của các quỹ đạo của những hành tinh còn lại.
    Ngoài ra, cho đến những năm đầu thế kỷ 20, các nhà thiên văn học vẫn chỉ tìm thấy một số các vật thể nhỏ hơn Pluto (đường kính Pluto là 2,360km) ở vùng vành đai Kuiper. Lúc này, ngừơi ta vẫn chấp nhận Pluto là một hành tinh do nó là vật thể lớn nhất được biết đến trong vành đai này.
    Tuy nhiên, tranh cãi nổ ra khi vào năm 2003, giáo sư Mike Brown và cộng sự tại học viện kỹ thuật California (Caltech) đã khám phá ra một thiên thạch mã hiệu 2003 UB313. Sau khi được đo bởi kính thiên văn Hubble, 2003 UB313 có đường kính lên đến 3000km, tức là lớn hơn Pluto 1.3 lần.
    Được đặt tên theo vị thần âm phủ của truyền thuyết Roman, Pluto có khoảng cách trung bình với mặt trời là 5.9 tỉ km và phải mất đến 249.9 năm trên trái đất mới quay hết 1 vòng.
    Trong một diễn biến khác, hồi đầu năm nay tàu vũ trụ không người lái của Mỹ, New Horizons, đang thực hiện sứ mệnh của mình là thăm dò "hành tinh lùn" Pluto và được dự tính là sẽ đến vào năm 2015.
    [​IMG]
    Pluto, Charon (bên phải) và Nix (chấm sáng nhỏ bên trái) nhìn từ Hydra (vệ tinh của Pluto)
    Mintaka (tổng hợp từ BBC và Spaceweather)
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 08/04/2007
  10. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Theo những gì em đc biết thì Pluto bị biến thành hành tinh lùn bởi vì thực sự nó là một mảnh vụn thiên thạch chứ ko phải là một hành tinh.
    Pluto khi còn là một hành tinh thì nó đc xếp vào loại terestrial planets là các hành tinh đc hình thành bởi đá (rocks chứ ko phải ice) và một số chất khác phía trong frost line (3.5 AU từ mặt trời). Frost line là giới hạn giữa vật chất ở thể bình thường và vật chất bị đông đặc, phía trong frost line, mọi hành tinh đều là hành tinh có khối lượng riêng cao, có mặt đất (do được hình thành từ đá và kim loại, ngoài frost line chỉ có đá (ice) do các khí và các vật chất khác bị đông cứng, các loại ice này vốn chỉ là khí như He, H nên rất nhẹ, nó dễ bị hút vào các khối khác lớn hơn, và khối đó lại có khối lượng lớn hơn và hút thêm càng nhiều thứ nữa hình thành các jovian planets (cực lớn như Jupiter, Saturn, Neptune, Uranus...) nhưng ko có bề mặt bởi vì thực ra nó chỉ là một khối khí khổng lồ. Do vậy giả thiết cho rằng Pluto là một mảnh vụn thiên thạch hình thành phía bên trong frost line nhưng sau đó bị solar wind đẩy ra khỏi frost line, tại đây nó hấp dẫn thêm một số khí nhẹ ở thể rắn để có đc "thân hình" to lớn nên mọi người nhầm tưởng nó là 1 hành tinh nhưng trong vũ trụ có vô số vật thể như vậy cho nên ko coi nó là hành tinh đc nữa. Đó là những gì em đc học, nếu có gì sai mong các pác thông củm

Chia sẻ trang này