1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời. Haumea : hành tinh lùn thứ 5 được IAU công nhận (trang 4)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi hadethanhhoa, 06/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo em thì người ta phát hiện ra Pluto từ năm 1930 và gọi đó là hành tinh thứ 9. Thậm chí có lúc nó còn gần mặt trời hơn cả Néptun nên có giai đoạn nó là thứ 8. Nhưng sau này, với thiết bị tối tân hơn, các nhà thiên văn học còn phát hiện ra một số vật thể khác giống như Pluto quay quanh mặt trời ở ngoài Néptun, thậm chí còn to hơn như là Eris, nếu vậy cũng phải gọi chúng là các hành tinh. Vậy thì hệ mặt trời sẽ bị loãng quá, mà không gọi thì oan cho chúng, nên họ đành gọi tất cả là hành tinh lùn. Như vậy sau hơn 70 năm có được vinh dự là một hành tinh, Pluto lại chở lại chính mình, nhưng nó thực ra cũng chưa kịp quay hết 1/3 vòng quanh mật trời trong sự vinh dự ấy.
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Sự phát hiện ra 2003 UB313 là lý do chính dẫn đến việc IAU quyết định phải đưa ra các định nghĩa chính xác về hành tinhhành tinh lùn.
    Trong những năm gần đây, sự phát triển của các thiết bị quan sát cho phép các nhà thiên văn học ngày càng tìm ra nhiều thiên thể có kích thước tương đương, có khoảng cách đến Mặt Trời tương tự Sao Diêm Vương hoặc xa hơn. Đã có nhiều khó khăn nảy sinh trong cách đặt tên và xếp loại các thiên thể mới này, nếu cứ gọi chúng là hành tinh thì sẽ có thêm rất nhiều hành tinh (vì trong tương lai chắc chắn sẽ tìm ra thêm được rất nhiều thiên thể kiểu này). Trước năm 2006, lý lẽ chính để bảo vệ danh hiệu hành tinh của Sao Diêm Vương chính là không một thiên thể nào mới được phát hiện ra có kích thước bằng Sao Diêm Vương. Sự phát hiện ra 2003 UB313 với kích thước lớn hơn Sao Diêm Vương có thể xem là điểm nhấn cuối cùng cho quyết định tháng 8/2006 của IAU
  3. vatlysocap

    vatlysocap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ tin vào bọn TB thối nát !
    Tớ vừa mới xem sách Thực hành địa lý lớp 6 NXB Giáo dục, chương trình cải cách hiện hành, trang 8 bảng 1.
    Đường kính Pluton là 6000Km, còn lớn hơn cả sao Thuỷ !
    Các KH gia có lẽ chưa được học CT GD của VN ! Thật tội nghiệp cho Pluton !
  4. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Mercury đường kính 4800km
    Pluto đường kính 2200km
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hơ hơ, tin giật gân. Bác copy trang đó đưa lên ttvnol đi. Bà quả phụ Tombaugh ngộ nhỡ có vào đây đọc thì bà ấy có mà xé xác mấy ông ngồi ở IAU ra ấy chứ lị.
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Kha? kha?...bă?ng chứng mới cho GD VN
    Mercury: Đươ?ng kính 4880 Km
    Pluto: Đươ?ng kính 2274 km
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 11:08 ngày 14/04/2007
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Pluto còn bé hơn cả Mặt Trăng nữa. Hiện nay, Pluto được xếp vào dạng thiên thể thuộc về lớp trong của vành đai Kuiper.
    Pluto thì đã được xếp vào danh sách các hành tinh lùn, còn danh hiệu của Quaoar và Sedna vẫn đang trong giai đoạn chờ IAU xem xét
    [​IMG]
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là định nghĩa về hành tinh và hành tinh lùn do IAU công bố tháng 8 năm 2006.
    http://www.iau.org/iau0603.414.0.html
    ====
    (1) A "planet"1 is a celestial body that (a) is in orbit around the Sun, (b) has sufficient mass for its self-gravity to overcome rigid body forces so that it assumes a hydrostatic equilibrium (nearly round) shape, and (c) has cleared the neighbourhood around its orbit.
    (2) A "dwarf planet" is a celestial body that (a) is in orbit around the Sun, (b) has sufficient mass for its self-gravity to overcome rigid body forces so that it assumes a hydrostatic equilibrium (nearly round) shape, (c) has not cleared the neighbourhood around its orbit, and (d) is not a satellite

    ====
    Có thể thấy rằng, "hành tinh" và "hành tinh lùn" khác nhau chủ yếu ở tiêu chí (c). Các hành tinh phải "quét sạch vùng không gian xung quanh quỹ đạo của chúng". Trong quá trình hình thành và phát triển, hành tinh phải có khả năng "hấp thụ" các vật thể nhỏ hơn quanh nó, hòa nhập thành một thể duy nhất. Nếu không hấp thụ được thì cũng phải có khả năng khiến thiên thể đó chuyển động quanh mình (thành vệ tinh) hoặc tác động để quỹ đạo của hai thiên thể tách xa hẳn ra.
    Tiêu chí trên không áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt, khi mà quỹ đạo của các thiên thể có thể trùng nhau, giao nhau nhưng không thể xẩy ra va chạm như Sao Mộc và nhóm các tiểu hành tinh thành Troy, Trái Đất và tiểu hành tinh 3753 Cruithne, Sao Hải Vương và nhóm các thiên thể plutinos.
    Các bạn có thể xem chi tiết về cách xác định tiêu chí (c) tại wikipedia:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Clearing_the_neighbourhood
    Các hành tinh lùn đều không quét sạch vùng không gian xung quanh quỹ đạo. Ceres thuộc về vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, Sao Diêm Vương thuộc về vành đai Kuiper, Eris thuộc về vùng không gian có tên là Scattered disc.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 16/05/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Các vệ tinh của các hành tinh lùn​
    Trong 3 hành tinh lùn, Ceres được phát hiện sớm nhất (1801), nhưng cho đến nay, các nhà thiên văn vẫn chưa phát hiện được vệ tinh nào của hành tinh lùn này.
    Sao Diêm Vương được phát hiện năm 1930. Năm 1978, vệ tinh thứ nhất là Charon được phát hiện (trong thời gian qua, Charon được đề nghị xếp hạng hành tinh lùn, tuy nhiên vẫn chưa có kết luận chính thức của IAU). Năm 2005, kính Hubble phát hiện thêm 2 vệ tinh nữa (có kích thước rất nhỏ) là Nix và Hydra. Tính từ trong ra ngoài, Charon gần Sao Diêm Vương nhất, sao đó đến Nix và Hydra. Charon là người lái đò dưới âm phủ, Nix là nữ thần bóng tối còn Hydra là con rắn nhiều đầu bị Hercules tiêu diệt.
    [​IMG]
    Ảnh: Một trong những bức ảnh phát hiện ra Nix và Hydra do kính Hubble chụp​
    Eris được phát hiện muộn nhất (năm 2005, dựa trên kết quả quan sát năm 2003). Tháng 9 năm 2005, kính thiên văn Keck tiếp tục phát hiện ra một vệ tinh của Eris. Vệ tinh này được đặt tên là Dysnomia, tượng trưng cho sự vô kỷ luật, con của thần Eris.
    [​IMG]
    Ảnh: Eris (ở giữa) và Dysnomia (bên phải Eris)​
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hành tinh lùn Ceres​
    [​IMG]
    Hành tinh lùn Ceres​
    + Biểu tượng dùng trong Thiên văn học: [​IMG] (Cái liềm)
    + Đường kính: 975 x 909 km
    + Khối lượng: 9.46 x 10^20 kg
    + Nhiệt độ bề mặt: trung bình: 167K, cao nhất: 239K
    + Điểm viễn nhật: 2.987 AU
    + Điểm cận nhật: 2.544 AU
    + Chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời: 4.599 năm Trái Đất
    + Chu kỳ tự quay: 9.08 giờ
    [​IMG]
    Qũy đạo của Ceres​
    Ceres là thiên thể có đường kính lớn nhất, có chiếm khoảng 1/3 khối lượng tổng cộng của tất cả các thiên thể trong vành đai tiểu hành tinh. Tuy nhiên, độ phản xạ ánh sáng của Ceres khá yếu, độ trưng biểu kiến lớn nhất có thể đạt được là 7.4. Trong vành đai tiểu hành tinh, Ceres đứng thứ 2 về độ trưng biểu kiến, sau tiểu hành tinh Vesta (Vesta có đường kính = 55% đường kính Ceres).
    [​IMG]
    Kính thước của Ceres so sánh với Mặt Trăng​
    Tài liệu tham khảo:
    Wikipedia, updated 28/05/2007. Ceres (dwaft planet), http://en.wikipedia.org/wiki/Ceres_%28dwarf_planet%29
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 18/07/2008

Chia sẻ trang này