1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời. Haumea : hành tinh lùn thứ 5 được IAU công nhận (trang 4)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi hadethanhhoa, 06/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hành tinh lùn Ceres​
    [​IMG]
    Hành tinh lùn Ceres​
    + Biểu tượng dùng trong Thiên văn học: [​IMG] (Cái liềm)
    + Đường kính: 975 x 909 km
    + Khối lượng: 9.46 x 10^20 kg
    + Nhiệt độ bề mặt: trung bình: 167K, cao nhất: 239K
    + Điểm viễn nhật: 2.987 AU
    + Điểm cận nhật: 2.544 AU
    + Chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời: 4.599 năm Trái Đất
    + Chu kỳ tự quay: 9.08 giờ
    [​IMG]
    Qũy đạo của Ceres​
    Ceres là thiên thể có đường kính lớn nhất, có chiếm khoảng 1/3 khối lượng tổng cộng của tất cả các thiên thể trong vành đai tiểu hành tinh. Tuy nhiên, độ phản xạ ánh sáng của Ceres khá yếu, độ trưng biểu kiến lớn nhất có thể đạt được là 7.4. Trong vành đai tiểu hành tinh, Ceres đứng thứ 2 về độ trưng biểu kiến, sau tiểu hành tinh Vesta (Vesta có đường kính = 55% đường kính Ceres).
    [​IMG]
    Kính thước của Ceres so sánh với Mặt Trăng​
    Tài liệu tham khảo:
    Wikipedia, updated 28/05/2007. Ceres (dwaft planet), http://en.wikipedia.org/wiki/Ceres_%28dwarf_planet%29
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 18/07/2008
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Kích thước và khối lượng của các hành tinh lùn​
    Sử dụng các kết quả quan sát của kính Hubble và của đài thiên văn Keck đối với Eris và vệ tinh của nó là Dysnomia, các nhà thiên văn học đã cân được khối lượng của Eris: 1.66x10^22 kg
    Như vậy về cả kích thước và khối lượng, Eris đều đứng đầu, sau đó đến Sao Diêm Vương và cuối cùng là Ceres:
    + mEris ~ 1.66x10^22 kg > mPluto ~ 1.305x10^22 kg >> mCeres ~ 9.46x10^20 kg
    + rEris ~ 1200 km > rPluto ~ 1195 km > rCeres ~ 975 km
    Có thể thấy, về mặt kích thước, 3 hành tinh lùn không chênh lệch nhau nhiều, tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn về khối lượng của Eris và Sao Diêm Vương so với Ceres
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Những bức ảnh giúp phát hiện ra vệ tinh Charon​
    [​IMG]
    Ảnh bên trái: Sao Diêm Vương với "vết lồi".
    Ảnh bên phải: Sao Diêm Vương khi cùng Charon thẳng hàng với người quan sát tại Trái Đất​
    Ngày 22/06/1978, trong khi nghiên cứu các bức ảnh chụp Sao Diêm Vương, nhà thiên văn học Hoa Kỳ James Christy phát hiện có một vết lồi ra ở rìa Sao Diêm Vương. Các bức ảnh này được chụp cách đó hai tháng bởi kính phản xạ đường kính 1.55 m Kaj Strand tại một trạm quan sát của đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ bang Arizona. Những nghiên cứu chi tiết hơn cho thấy vết lồi này xuất hiện một cách có chu kỳ. James Christy đã công bố sự tồn tại của một vệ tinh của Sao Diêm Vương vào ngày 07/07/1978. Các quan sát tiếp theo trong các giai đoạn từ năm 1985 đến 1990 đã khẳng định sự tồn tại của thiên thể này.
    Vệ tinh này được Christy đề nghị đặt theo tên của người lái đò dưới âm phủ - Charon. IAU chấp nhận tên gọi này vào cuối năm 1985, được chính thức công bố vào ngày 03/01/1986.
    Xem thêm bài viết ngày 22/06 tại topic Ngày này - Năm xưa:
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-18.ttvn
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:10 ngày 10/07/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Thế là đã 1 năm trôi qua kể từ khi số lượng thiên thể có danh hiệu ?ohành tinh? trong Hệ Mặt Trời giảm đi 1 và thêm vào đó là 3 ?ohành tinh lùn?.
    ====
    1 năm qua đi, số lượng ?ohành tinh lùn? vẫn giữ nguyên ở con số 3, chưa có thêm quyết định chính thức nào của IAU về danh hiệu của các thiên thể trong danh sách ứng viên như: Charon, Vesta, Pallas, Hygiea, Sedna, Orcus, Quaoar, ... Lý do chính là các nhà thiên văn chưa có đủ các thông số về hình dạng, khối lượng của các thiên thể trên để kiểm tra điều kiện (b) : hành tinh lùn phải có khối lượng đủ lớn sao cho có dạng gần như hình cầu nhờ vào lực hấp dẫn của chính bản thân
    (chỉ có mỗi Charon là đã được chứng minh đảm bảo đủ tiêu chuẩn này, tuy nhiên vẫn chưa có quyết định chính thức về danh hiệu của Charon)

    ====
    Trong quyết định được thông qua về định nghĩa hành tinh và hành tinh lùn (Quyết định số 5A, Resolution 5A), không hề nhắc đến giới hạn trên và giới hạn dưới về kích thước, khối lượng của các hành tinh. Theo định nghĩa này, dù một thiên thể có đường kính và khối lượng lớn hơn Sao Thủy (nhỏ nhất trong 8 hành tinh) nhưng ?okhông quét sạch vùng không gian xung quanh quỹ đạo của nó? thì vẫn chỉ là hành tinh lùn. Trong bản nháp của Quyết định số 5 có đề cập đến giới hạn dưới để có thể xét duyệt, đó là phải có khối lượng lớn hơn 5x10^20 kg và có đường kính lớn hơn 800 km. Tuy nhiên, trong văn bản cuối cùng không đề cập đến các giới hạn nêu trên.
    Một số nhà thiên văn dự đoán rằng sẽ có khoảng trên 45 thiên thể trong Hệ Mặt Trời thỏa mãn các điều kiện của danh hiệu ?ohành tinh lùn? theo định nghĩa mới của IAU
    ====
    Tài liệu tham khảo
    http://en.wikipedia.org/wiki/Dwarf_planet
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 25/08/2007
  5. pluto22027

    pluto22027 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Một năm một ngày. Em bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh. hix. Ngày xưa (xưa lắm rồi), em chọn nick name Pluto vì Pluto là một ông Diêm vương cá tính, nhỏ bé và bí ẩn, ngang ngạnh khi lệch với Hoàng đạo ... Vậy mà... giờ đây là thằng lùn. hix.
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    Các vệ tinh Hydra và Nix của Sao Diêm Vương​
    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ : quan sát Sao Diêm Vương và các vệ tinh của nó. Gần nhất là bề mặt Hydra, Sao Diêm Vương và Charon ở phía xa, Nix là chấm sáng nhỏ ở phía bên trái bức ảnh​
    Hydra và Nix là 2 vệ tinh tự nhiên của Sao Diêm Vương được phát hiện vào tháng 6 năm 2005 dựa trên việc phân tích các bức ảnh do kính thiên văn Hubble chụp vào các ngày 15/05/2005 và 18/05/2005. Sau khi kiểm tra lại các bức ảnh chụp từ năm 2002, phát hiện này được công bố vào ngày 31/10/2005.
    Quỹ đạo của Nix có bán trục lớn vào khoảng 48675 km. Nix chuyển động một vòng quanh Sao Diêm Vương hết 24.856 ngày Trái Đất. Đường kính và khối lượng của nó chưa được xác định rõ ràng, được ước lượng vào khoảng 46 đến 137 km và 5x10^16 đến 2x10^18 kg.
    Hydra chuyển động cách Sao Diêm Vương trung bình 65000 km, quỹ đạo của nó có tâm sai rất nhỏ (gần như tròn). Hydra chuyển động một vòng quanh Sao Diêm Vương hết 38.206 ngày Trái Đất. Đường kính và khối lượng của nó chưa được xác định rõ ràng, được ước lượng vào khoảng 61 đến 167 km và 5x10^16 đến 2x10^18 kg.
    Ngày 21/06/2006, IAU đã quyết định đặt tên 2 thiên thể mới được phát hiện là Nix và Hydra (ký hiệu lần lượt là Pluto II và Pluto III). Trong thần thoại Hy Lạp, Nyx là nữ thần bóng tối còn Hydra là con rắn nhiều đầu bị Hercules tiêu diệt. Do trước đó đã có 1 tiểu hành tinh được đặt tên là Nyx (asteroid 3908) nên IAU quyết định viết chệch đi là ?oNix?
    Do rất nhỏ và ở rất xa nên nhiều đặc điểm của hai vệ tinh này chưa được xác định rõ ràng. Hiện nay, tàu thám hiểm New Horizon đang trên đường tiến tới Sao Diêm Vương và các vệ tinh của nó.
    ====
    Tài liệu tham khảo
    http://en.wikipedia.org/wiki/Nix_%28moon%29
    http://en.wikipedia.org/wiki/Hydra_%28moon%29
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-46.ttvn
    ====
    Theo tôi nghĩ thì đây chỉ là một trong số rất nhiều nỗ lực của IAU nhằm đưa ra cách phân loại cô đọng và chính xác cho các thiên thể trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Trong vòng 20 năm trở lại đây, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp các nhà thiên văn có được các số đo chính xác hơn về các đặc điểm của những thiên thể trong hệ Mặt Trời (khối lượng, quỹ đạo, ...). Nhiều, rất nhiều các thiên thể mới được tìm ra.
    Từ quả bom ?oquyết định giáng cấp hành tinh của Pluto? đến nay mới chỉ có hai năm. Còn rất nhiều việc cần làm và sửa chữa, tinh chỉnh ở phía trước để có thể đưa ra những kết luận cuối cùng.
    Nhìn lại lịch sử Thiên văn học, trong hơn 100 năm, khái niệm ?onebula? bao gồm cả những thiên hà, các đám sao, và những tinh vân thật sự. Phải chờ đến đầu thế kỷ XX, khi nổ ra cuộc ?oGreat Debate? giữa Curtis và Shapley, khi mà kính thiên văn khổng lồ cho phép Hubble khẳng định "Great Andromeda Nebula" nằm ngoài Ngân Hà của chúng ta, ... thì khái niệm ?ogalaxy? mới được sử dụng rộng rãi.
    ====
    Tôi chỉ thấy hơi lạ khi đọc định nghĩa về plutoid, tại sao IAU không định nghĩa ngắn gọn hơn :
    ?oplutoid là những hành tinh lùn có khoảng cách trung bình đến Mặt Trời xa hơn Sao Hải Vương?
    Không lẽ IAU định từ bỏ khái niệm ?ohành tinh lùn? ?
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 16:42 ngày 13/06/2008
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi định nghĩa như vậy là không quá dài.
    Nếu trong định nghĩa lại dựa vào chính khái niệm ''hành tinh lùn'' thì ko ổn vì khái niệm HTL bị chính quyết định lần này của IAU phế bỏ (hoặc là gần như vậy).
    Trong câu trả lời của ông Bowel (ở đoạn cuối) đã thẫy sự không chắc chắn: ?oTôi nghĩ như vậy!?
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tôi đâu có bình luận về độ ngắn hay dài của định nghĩa.
    Khi đọc định nghĩa về Plutoid
    "Plutoids are celestial bodies in orbit around the Sun at a semimajor axis greater than that of Neptune that have sufficient mass for their self-gravity to overcome rigid body forces so that they assume a hydrostatic equilibrium (near-spherical) shape, and that have not cleared the neighbourhood around their orbit."
    có thể thấy rõ ràng :
    "Plutoid" = giao của "Trans-Neptunian Object" và "Dwarf Planet"
    Vì vậy tôi mới có thắc mắc như trên : không lẽ IAU định từ bỏ định nghĩa hành tinh lùn ?
    ====
    Tuy nhiên, sau khi đọc thêm thông tin trên website của IAU mới thấy rằng không phải như vậy. Khái niệm về hành tinh lùn vẫn được giữ nguyên:
    http://www.iau.org/public_press/news/release/iau0804/
    Và rõ ràng, ?oPlutoid? là tập con của ?oDwarf Planet?
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ý tôi là cụm từ ''''hành tinh lùn'''' còn chưa chắc chắn 100% tồn tại nên khó có thể lấy nó làm cơ sở để định nghĩa một thuật ngữ mới. Chú ý câu cuối cùng của bài ''''Pluto lại có....''''.
    Ngay định nghĩa của IAU về plutoid không dựa trên ''hành tinh lùn'' cũng chứng tỏ IAU có vẻ nhạt với cụm từ này. Dù sao ta cũng nên chờ xem hồi sau diễn biến thế nào.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 14/06/2008

Chia sẻ trang này