1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời. Haumea : hành tinh lùn thứ 5 được IAU công nhận (trang 4)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi hadethanhhoa, 06/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hành tinh lùn Makemake​
    [​IMG]
    Hành tinhlùn Makemake (ảnh minh hoạ)​
    Ngày 11/07/2008, IAU đã chính thức công nhận danh hiệu ?ohành tinh lùn? đối với một thiên thể thuộc vành đai Kuiper được phát hiện cách đây 3 năm. Hành tinh lùn này có tên chính thức là Makemake (đọc là Maki-Maki)
    Makemake được phát hiện vào ngày 31/03/2005 bởi nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn Michael Brown (Học viện Công Nghệ California, Caltech). Phát hiện này được công bố vào ngày 29/07/2005. Thiên thể mới phát hiện được tạm đặt tên là 2005 FY9 (hoặc 136472). Thiên thể này chuyển động trên quỹ đạo cách Mặt Trời trung bình 45.791 AU, thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời vào khoảng 309.88 năm Trái Đất. Makemake có kích thước nhỏ hơn Sao Diêm Vương một chút, là hành tinh lùn thứ 3 tính theo khoảng cách đến Mặt Trời (Ceres, Sao Diêm Vương, Makemake, Eris). Theo cách phân loại mới nhất của IAU, Makemake được xếp vào nhóm Plutoid.
    Tài liệu tham khảo
    1. http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap080716.html
    2. http://www.universetoday.com/2008/07/14/newest-dwarf-planet-and-plutoid-makemake/
    3. http://en.wikipedia.org/wiki/Makemake_%28dwarf_planet%29
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 16:46 ngày 16/07/2008
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tin nóng.
    Nhưng sao tên của nó quái vậy ta
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Makemake được phát hiện bởi 3 nhà thiên văn M. Brown, Chad Trujillo, David L. Rabinowitz. Đây cũng là 3 nhà thiên văn đã phát hiện ra hành tinh lùn Eris. Như vậy, cho đến nay, nhóm của Brown, Trujilo và Rabinowitz đang giữ kỷ lục trong việc tìm ra các hành tinh lùn.
    Eris được phát hiện dựa trên các quan sát của đài thiên văn Palomar còn Makemake được phát hiện dựa trên các số liệu của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer.
    [​IMG]
    So sánh kích thước của 1 số Thiên thể ngoài Sao Hải Vương (TNO)​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:17 ngày 18/07/2008
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, kỹ thuật chụp ảnh áp dụng vào Thiên văn học đã giúp cho số lượng các thiên thể trong Vành đai Tiểu hành tinh được phát hiện tăng nhanh đến "chóng mặt". Và có thể, chỉ trong 1 hoặc 2 thập kỷ nữa, ta sẽ lại được chứng kiến một điều tương tự đối với sự phát hiện các thiên thể nằm ngoài Sao Hải Vương - TNO (KBO, SDO, ...)
    Theo thống kê của M. Brown, hiện nay, số lượng TNO đang được xem xét để công nhận danh hiệu "hành tinh lùn" đang vào khoảng 40. Ông dự đoán khi vành đai Kuiper được nghiên cứu kỹ, sẽ có chừng 200 ứng viên hành tinh lùn. Hơn nữa, khi khảo sát kỹ vùng không gian nằm ngoài vành đai Kuiper như Đĩa tán xạ (Scatterd Disk) và vùng trong của đám mây Oort (nếu đám mây Oort tồn tại) thì số lượng ứng viên hành tinh lùn có thể lên tới 2000.
    http://web.gps.caltech.edu/~mbrown/dwarfplanets
    Và cũng rất thú vị khi biết rằng, người có công rất lớn trong việc chứng minh sự tồn tại vành đai Kuiper chính là một nhà thiên văn gốc Việt: bà Jane X. Luu
    http://en.wikipedia.org/wiki/Kuiper_belt#Discovery
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 01:41 ngày 19/07/2008
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Muốn vậy chắc phải chờ một người Việt Nam tìm ra hành tinh lùn mới, vì người tìm ra có quyền đặt tên cho hành tinh.
    Đọc trong blog của cha Brown cũng có nhiều cái thú vị
    http://www.mikebrownsplanets.com/2008/07/whats-in-name-part-2.html
    Makemake được tìm ra vào dịp lễ phục sinh 2005, ban đầu nhóm tìm ra hành tinh lùn này gọi nó là "Easterbunny" - Thỏ Phục Sinh để gợi nhắc đến thời điểm tìm ra nó.
    Đến khi cần có một cái tên chính thức, Brown cố tìm tên của vị thần nào đó liên quan đến lễ Phục Sinh nhưng nghĩ không ra.
    Sau đó lại định lấy tên của thần Thỏ trong truyền thuyết của người Da Đỏ nhưng các tên này không ấn tượng lắm.
    Ông ta định để cho IAU muốn đặt tên gì thì đặt, trước khi chợt nghĩ đến có một hòn đảo tên là Phục Sinh (Easter Island). Đảo này thì chắc chúng ta đều biết có những tượng đầu người khổng lồ rất kì lạ.
    Makemake được phát hiện vào sau lễ phục sinh vài ngày và trong lúc đó vợ của Brown đang mang thai. Brown đã lấy tên của vị thần Makemake của dân cư đảo Phục Sinh đặt cho hành tinh lùn mới này.
    Makemake là vị thần tạo ra loài người và là thần của sự sinh nở (gọi là Thần Tạo Hóa được ko ta ?) để kỉ niệm dịp phát hiện ra nó (Phục Sinh- Đảo Phục Sinh) và kỉ niệm đứa con mới của ông ta (Thần Sinh Nở - Vợ mang thai).
    Brown cũng đã nhầm lẫn và trên các báo sau đó cũng nhầm. Makemake với người ở đảo phục sinh không phát âm là maki maki mà là Mah-kay mah-kay
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hành tinh lùn Haumea​
    [​IMG]
    Haumea và 2 vệ tinh (ảnh minh hoạ dựa trên các số liệu quan sát)​
    Ngày 17/09/2008, IAU đã chính thức công nhận thiên thể 2003 EL61 đủ các tiêu chuẩn để có thể xếp vào nhóm ?ohành tinh lùn? với tên gọi Haumea. Xét theo thứ tự thời gian, đây là hành tinh lùn thứ 5 được IAU công nhận. Xét về khoảng cách đến Mặt Trời, Haumea là hành tinh lùn thứ 3 (Ceres, Pluto, Haumea, Makemake và Eris). Hành tinh lùn này được xếp vào nhóm Plutoid. Theo thần thoại của đảo Hawai, Haumea là nữ thần của sự sinh sản.
    Haumea có dạng elíp tròn xoay với kích thước các trục khoảng 1960 - 1518 - 996 km (đường kính trung bình vào khoảng 1500 km), khối lượng khoảng (4.2 ± 0.1)-10^21 kg. Hành tinh lùn này chuyển động quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình khoảng 43.335 AU, thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời vào khoảng 285.4 năm Trái Đất. Cho đến nay, các nhà thiên văn đã phát hiện ra 2 vệ tinh của Haumea. Hai vệ tinh này được đặt tên là Hi''iaka và Namaka, 2 con gái của nữ thần Haumea.
    Hiện vẫn đang có sự tranh cãi đối với sự phát hiện ra Haumea ( 2003 EL61,, 136108) giữa hai nhóm nghiên cứu của M. Brown (học viện Công Nghệ California, Hoa Kỳ) và J.L. Ortiz (đài thiên văn Sierra Nevada, Tây Ban Nha). Dù sao thì việc công nhận danh hiệu hành tinh lùn đối với Haumea lại tiếp tục khẳng định vai trò của nhóm nghiên cứu do M. Brown phụ trách trong quá trình tìm kiếm các hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời.
    Tài liệu tham khảo
    1. http://en.wikipedia.org/wiki/Haumea_(dwarf_planet)
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 14:11 ngày 24/09/2008
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Các vệ tinh của Haumea​
    Cho đến nay, đã có 2 vệ tinh của Haumea được phát hiện : Hi''iaka và Namaka. Hai vệ tinh này đều được nhóm nghiên cứu do M. Brown phụ trách tìm ra vào năm 2005 dựa trên các số liệu quan sát của đài thiên văn Keck. Theo thần thoại của đảo Hawai, Hi''iaka và Namaka là con gái của Haumea.
    Hi''iaka (Haumea I) là vệ tinh ở phía ngoài, có khoảng cách trung bình đến Haumea 49500 ± 400 km, quay 1 vòng quanh Haumea hết khoảng 49.2 ngày Trái Đất.
    Namaka (Haumea II) là vệ tinh ở phía trong, có khoảng cách trung bình đến Haumea 39300 km, quay 1 vòng quanh Haumea hết khoảng 34.7 ngày Trái Đất.
    Kích thước và khối lượng của hai vệ tinh này chưa được xác định một cách chính xác mà mới chỉ được ước lượng dựa trên việc so sánh độ trưng biểu kiến của chúng với Haumea, với giả thiết là suất phản chiếu (albedo) của 3 thiên thể này là giống nhau. Hi''iaka có bán kính khoảng 155 km, khối lượng khoảng 4x10^20 kg. Namaka có bán kính khoảng 85 km, khối lượng khoảng 8x10^19 kg.
    Trong trường hợp các thông số trên là tương đối chính xác thì kích thước của Hi''iaka là khá lớn. Nếu so sánh với các thiên thể trong vành đai tiểu hành tinh thì nó sẽ đứng thứ 5, sau Ceres, Pallas, Vesta và Hygiea.
    [​IMG]
    Ảnh nhóm nghiên cứu của M. Brown chụp Haumea và Hi''iaka đêm 30/06/2005. Haumea là đốm đen lớn ở gần chính giữa bức ảnh, Hi''iaka là đốm đen nhỏ hơn ở phía dưới.​
    Tài liệu tham khảo
    1. http://en.wikipedia.org/wiki/Hi%27iaka_(moon)
    2. http://en.wikipedia.org/wiki/Namaka_(moon)
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Dysnomia - Vệ tinh của hành tinh lùn Eris​
    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ: Eris (thiên thể lớn) và Dysnomia (thiển thể nhỏ ở ngay phía trên Eris), phía cao bên trái là Mặt Trời​
    Cho đến nay, các nhà thiên văn mới phát hiện duy nhất một vệ tinh tự nhiên của Eris. Thiên thể này được đặt theo tên của con gái thần bất hoà Eris: Dysnomia, tượng trưng cho sự vô kỷ luật.
    Dysnomia được M. Brown (một trong những người phát hiện ra Eris) và một nhóm các nhà thiên văn tại đài thiên văn Keck phát hiện ra vào ngày 10/09/2005 (khoảng 8 tháng sau Eris). Do ở cách Trái Đất rất xa nên các thông số của Dysnomia cũng chưa thể đo đạc được một cách chính xác. Thiên thể này quay quanh Eris một vòng hết khoảng 15.74 ngày Trái Đất với khoảng cách trung bình 37370 km. Bán kính của Dysnomia được ước lượng trong khoảng từ 50 ?" 150 km. Tổng khối lượng của Eris-Dysnomia lớn hơn gấp khoảng 1.27 lần Sao Diêm Vương và 3 vệ tinh của nó.
    Tài liệu tham khảo
    http://en.wikipedia.org/wiki/Dysnomia_(moon)

Chia sẻ trang này