1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời (ExtraSolar Planet, Exo Planet)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi thanh786, 26/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên đo được sự phân bố nhiệt độ trên một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời
    [​IMG]
    Kính thiên văn hồng ngoại Spitzer đã lần đầu tiên lập được bản đồ phân bố nhiệt độ tại lớp ngoài cùng khí quyển một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Hành tinh có tên là HD 189733b, nằm cách Trái Đất 63 năm ánh sáng, quay quanh sao mẹ HD 189733. Đây là một hành tinh khổng lồ, thể khí kiểu Sao Mộc, có chu kỳ rất ngắn. Hành tinh này quay 1 vòng quanh sao mẹ chỉ hết 2.2 ngày. Các nhà thiên văn còn dự đoán rằng hành tinh này luôn quay một mặt về phía sao mẹ (giống như Mặt Trăng và Trái Đất). Khoảng cách giữa HD 189733b và sao mẹ còn nhỏ hơn khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt Trời.
    Bề mặt đối diện với sao mẹ của HD 189733b có nhiệt độ khoảng 930 độ C, trong khi đó, nhiệt độ bề mặt đối diện là khoảng 650 độ C. Các kết quả quan sát của kính Spitzer cho thấy sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mặt của hành tinh này diễn ra một cách liên tục, không có sự thay đổi đột ngột. Đặc điểm này cho phép dự đoán rằng trên HD 189733b có gió rất mạnh, tốc độ có thể lên tới 9700 km/h. Những cơn gió mạnh đã giúp cho nhiệt độ phân bố một cách ?ohài hòa? trên toàn bộ hành tinh.
    Trang web download đoạn film minh họa chuyển động của HD 189733b quanh sao mẹ:
    http://gallery.spitzer.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2007-09v3
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2007-09a
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 01:00 ngày 21/05/2007
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên phát hiện được sự bốc hơi khí quyển của một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời​
    [​IMG]
    Các nhà thiên văn sử dụng kính Hubble quan sát hành tinh HD209458b đã phát hiện ra khí quyển của hành tinh này đang bốc hơi vào không gian. Đây là lần đầu tiên quan sát được hiện tượng này đối với các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.
    HD209458b là một hành tinh dạng khí (giống như Sao Mộc), chuyển động rất gần ngôi sao mẹ HD209458 (chỉ cách khoảng 7 triệu km). Ngôi sao HD209458 nằm trong chòm sao Pegasus, cách Trái Đất 150 năm ánh sáng. Thành phần chủ yếu của khí quyển HD209458b bay ra ngoài không gian là khí hydro. Các nhà thiên văn ước lượng rằng lượng khí thoát đi trong 1 giây vào khoảng 10 nghìn tấn.
    Một số nhà thiên văn tham gia nghiên cứu HD209458b công bố rằng họ đã phát hiện ra cả hơi nước trong phần khí quyển bay hơi. Nếu công bố này được khẳng định thì HD209458b sẽ là hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đầu tiên được phát hiện có sự tồn tại của nước.
    Nguồn:
    http://hubblesite.org/newscenter/archive/releases/2003/08/
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070417.html
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên phát hiện được sự bốc hơi khí quyển của một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời​
    [​IMG]
    Các nhà thiên văn sử dụng kính Hubble quan sát hành tinh HD209458b đã phát hiện ra khí quyển của hành tinh này đang bốc hơi vào không gian. Đây là lần đầu tiên quan sát được hiện tượng này đối với các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.
    HD209458b là một hành tinh dạng khí (giống như Sao Mộc), chuyển động rất gần ngôi sao mẹ HD209458 (chỉ cách khoảng 7 triệu km). Ngôi sao HD209458 nằm trong chòm sao Pegasus, cách Trái Đất 150 năm ánh sáng. Thành phần chủ yếu của khí quyển HD209458b bay ra ngoài không gian là khí hydro. Các nhà thiên văn ước lượng rằng lượng khí thoát đi trong 1 giây vào khoảng 10 nghìn tấn.
    Một số nhà thiên văn tham gia nghiên cứu HD209458b công bố rằng họ đã phát hiện ra cả hơi nước trong phần khí quyển bay hơi. Nếu công bố này được khẳng định thì HD209458b sẽ là hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đầu tiên được phát hiện có sự tồn tại của nước.
    Nguồn:
    http://hubblesite.org/newscenter/archive/releases/2003/08/
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070417.html
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Các hành tinh xung quanh ngôi sao đã nổ​
    Năm 1992, nhà thiên văn Aleksander Wolszczan đã sử dụng kính thiên văn vô tuyến tại đài thiên văn Arecibo phát hiện ra 3 hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời. Đây là 3 hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đầu tiên được phát hiện. Các hành tinh này quay quanh pulsar PSR B1257+12 trong chòm sao Virgo.
    Quanh quanh một pulsar, điều này có nghĩa là ngôi sao mẹ của các hành tinh này đã nổ. Các nhà thiên văn học cho rằng đây là các hành tinh thuộc về thế hệ thứ hai. Khi ngôi sao mẹ bị nổ, các hành tinh quay quanh nó đã bị hủy diệt. Từ đống tàn tích vật chất, một thế hệ các hành tinh mới ra đời. Trong thời gian gần đây, kính thiên văn Spitzer cũng đã phát hiện ra thêm dấu hiệu của các đĩa bụi quay xung quanh một số pulsar. Đó có thể coi là bằng chứng của các một giai đoạn mới, bắt đầu hình thành các hành tinh thế hệ 2 sau khi ngôi sao mẹ phát nổ.
    [​IMG]
    Một chi tiết khá thú vị trong bức ảnh minh họa phía trên, đó là sự xuất hiện của hiện tượng cực quang trên hành tinh ở sát ngay phía ngoài. Chi tiết này xuất phát từ thực tế các hành tinh phải hứng chịu các luồng hạt tích điện với mật độ rất dày đặc phát ra từ pulsar.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-10c
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Video về sự hình thành các hành tinh từ đám tàn tích của một vụ nổ sao​
    Trang web download đoạn film ngắn về sự hình thành các hành tinh thế hệ thứ 2 xung quanh một pulsar.
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-10v1
    [​IMG]
    Đoạn film này được dựng dựa trên những quan sát của kính Spitzer đối với pulsar 4U 0142+61 cách Trái Đất 13 nghìn năm ánh sáng trong chòm sao Cassiopeia. Kính Spitzer đã phát hiện một vành đai vật chất xung quanh pulsar ở khoảng cách 1.6 triệu km. Khối lượng của đám vật chất này vào khoảng 10 lần Trái Đất, chỉ vào khoảng 1 phần triệu so với lượng vật chất giải phóng vào không gian khi ngôi sao nổ.
    Các hành tinh thế hệ thứ nhất đã bị phá hủy khi ngôi sao mẹ bị nổ. Từ đám bụi này có thể lại tiếp tục hình thành các hành tinh thế hệ thứ 2.
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 02/07/2007
  6. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện hơi nước ngoài Hệ mặt trời
    Các nhà thiên văn học cho biết họ vừa phát hiện hơi nước trong bầu khí quyển của một hành tinh khổng lồ bên ngoài Hệ mặt trời. Hơi nước được phát hiện trên hành tinh HD 189733b, nhờ kính viễn vọng hồng ngoại Spitzer của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
    Đây là lần thứ hai nước được phát hiện trên một hành tinh bên ngoài Hệ mặt trời. Trước đó, ngày 10-4, các nhà thiên văn học thông báo lần đầu tiên họ đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của nước trên một hành tinh bên ngoài Hệ mặt trời - hành tinh HD 209458b.
    Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể nước có mặt trên tất cả các hành tinh khí, những hành tinh giống sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương và sao Hải vương trong Hệ mặt trời.
    HD 189733b quay quanh một ngôi sao thuộc chòm sao Vulpecula, cách Mặt trời 64 năm ánh sáng. Mặc dù trên HD 189733b có thể có nước, hành tinh này vẫn quá nóng để sự sống có thể tồn tại. Nó bay rất gần ngôi sao mẹ, gần hơn khoảng cách giữa Trái đất - Mặt trời đến 30 lần, với cái nóng như thiêu đốt vào ban ngày và được xem là một ?osao Mộc nóng? (chỉ khoảng 50 trong số 200 hành tinh được biết ngoài hệ Mặt trời là ?osao Mộc nóng?).
    [​IMG]HD 189733b bay rất gần ngôi sao mẹ (Ảnh: NASA)
    [​IMG]Kính viễn vọng hồng ngoại Spitzer của NASA (Ảnh: Wikimedia)
    TƯỜNG VY
    Theo BBC, Tuổi trẻ
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16210
  7. perodactyle

    perodactyle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Em tin là có sự sống, chẳng phải mấy lần vài thằng Alien xuống thăm trái đất mình roai` nó té thẳng cẳng khi người ta nhìn thấy đó thoai.
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Theo thống kê tại website trên, cho đến ngày 26/01/2008, đã có 270 exo-planet được phát hiện. Vậy là trong khoảng 9 tháng qua, các nhà khoa học đã tìm ra thêm được 41 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời
    Trong đó có 101 hành tinh có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng Sao Mộc
    [​IMG]
    Lưu ý: Biểu đồ trên được xây dựng dựa trên CSDL bao gồm 269 hành tinh của đài thiên văn Paris (có lẽ 1 hành tinh mới phát hiện chưa được cập nhật)
    http://exoplanet.eu/catalog-all.php?mdAff=stats#tc

  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Các kết quả quan sát của những nhóm nghiên cứu khác nhau đã cho thấy, công cuộc tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đã bước sang 1 giai đoạn mới. Chúng ta đã bắt đầu có thể "nhìn thấy" trực tiếp các exoplanet.
    Trong 2 hệ hành tinh trên, các hành tinh của sao Fomalhaut được chụp trực tiếp bởi kính Hubble tại vùng sóng khả kiến. Còn các hành tinh của HR-8799 được chụp trực tiếp tại vùng hồng ngoại bởi các kính thiên văn mặt đất : Gemini Bắc (Gemini North) và Keck. Các kết quả trên đều được công bố ngày 13/11/2008:
    http://hubblesite.org/newscenter/archive/releases/2008/39/image/a/
    http://www.keckobservatory.org/article.php?id=231
    http://www.gemini.edu/node/11151

    [​IMG]
    Ảnh do kính Hubble chụp hệ hành tinh quanh sao Fomalhaut
    [​IMG]
    Ảnh do kính Keck chụp hệ hành tinh quanh sao HR-8799
    [​IMG]
    Ảnh do kính Gemini chụp hệ hành tinh quanh sao HR-8799
    Một số bài viết có liên quan đã đăng trên diễn đàn:
    http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-53.ttvn#14081518
    http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/58574/trang-70.ttvn#14082406
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Theo thông tin cập nhật tại website trên, cho đến ngày 13/01/2009, đã có 335 exoplanet được phát hiện. Có thể thấy, tốc độ tìm kiếm hành tinh ngoài hệ Mặt Trời ngày càng được đẩy nhanh. Chỉ sau chưa đầy 2 năm, số lượng các exoplanet được tìm ra đã tăng lên gấp rưỡi.
    Tuy nhiên, kể từ ngày 13/11/2008, vẫn chưa có thêm một thông báo nào về việc phát hiện các hành tinh ngoại hệ bằng các bức ảnh chụp trực tiếp

Chia sẻ trang này