1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các hạt sơ cấp

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi sieuhoa_87, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Nói vậy, thì chẳng khác gì bạn bảo TRỜI SINH RA THẾ. Chắc chắn nhận thức về hành vi của điện tử là 1 phần không thẻ bỏ qua để nhận thức thế giới.
    Liên kết kim loại và hành vi của điện tử mang lại cho chúng ta các tính chất như đẫn nhiệt , dẫn điện, dẻo dai...Liên kết đồng hoá trị mang lại sự sống => ADN và là cơ sở bảo tồn THÔNG TIN => Ý THỨC (điện tử là nơi thu phát Photon).
    Việc nhận Photon này, phát lại Photon khác chắc chắn không phải mang tính ngẫu nhiên do điện tử muốn. Thực tế cho thấy các điện tử này bị điều khiển hoặc tự nó có đủ "THÔNG MINH" để làm việc đó (ví dụ mắt bạn màu đen, môi bạn màu hồng..)
    Hay nói cách khác cấu trúc điện tử phức tạp hơn bạn nghĩ nhiều.
    Điện tích cũng là 1 phần bí ẩn của điện tử. Tai sao không CHIA NHỎ được - Nó tạo ra trường điện từ hay trường điện từ sinh ra nó. và BẢN CHẤT CỦA ĐIỆN TÍCH LÀ GÌ??..
    "Imagination is more important than knowledge " - Albert Einstein
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Những câu hỏi của bạn rất hay!!! Đó cũng vẫn còn là những bí ẩn mà chúng ta, những nhà Vật Lý phải đi tìm lời giải đáp.
    Hiện giờ thì lý thuyết quark khẳng định điện tử là cấp cơ bản cuối cùng, cùng với các quark hình thành nên thế giới. Có thể có một lý thuyết khác giải thích chính xác và tuyệt vời hơn lý thuyết Quark. Nhưng hiện giờ các nhà khoa học vẫn đang cố gắng và hiện giờ lý thuyết quark được xem là giải thích hợp lý và đúng đắn nhất cho tời thời điểm hiện giờ (nhưng ko có nghĩa là nó là ý thuyết đúng đắn hay ko có một lý thuyết nào khác hiệu quả và đúng đắn hơn nó, cụ thể lý thuyết quark vẫn chưa giải quyết được các tồn đọng mà nó có mà mình đã đề cập đến trong các bài viết trước)
    Hiện giờ hành vi cư xử của electron VẪN CÒN LÀ MỘT BÍ ẨN VÔ CÙNG KHÓ HIỂU ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CỦA NỀN VĂN MINH CỦA LOÀI NGƯỜI TRÊN TRÁI ĐẤT, và nhiệm vụ CỦA CHÚNG TA là vén bức màn bí mật đó ra.
    Mình cũng đồng ý với bạn là, việc electron có thể biết trước chúng phải phân bố như thế nào trên màn hứng để sau vô cùng nhiều lần bắn các electron qua khe hẹp, chúng biết chúng phải phân bố như thế nào để tạo ra hình ảnh nhiễu xạ mang bản chất giống như sự giao thoa của sóng ánh sáng !!!?? Đó là một điều bí ẩn, mọi lý thuyết giải thích hiện giờ chỉ là chấp nhận và xây dựng một mô hình toán học để giái thích chứ ko giải thích lý do tại sao lại có tính chất như vậy! Cũng giống như Newton, Ngài ko giải thích tại sao các vật lại hút nhau mà chỉ mô tả chúng hút nhau như thế nào, và Ngài cũng cho rằng sự hút nhau của các vật là do "cú hích" hay tác dụng của Thượng Đế đối với vạn vật trong Vũ trụ!
    Thật sự mà nói, bất kỳ một lý thuyết nào cũng đều có giới hạn của nó là chấp nhận các tiên đề như một ĐIỀU GÌ ĐÓ sẵn có VÀ ĐÚNG ĐẮN, CHẮC THẬT! Nếu chúng ta ko chấp nhận ĐIỀU ĐÓ và chúng ta đòi hỏi phải đi xa hơn thế, thì khả dĩ chúng ta cũng có thể thực hiện được và khi chúng ta thực hiện được thì chúng ta lại đưa nền nhận thức của chúng ta về thế giới lên một tầm cao mới, mà Ở ĐÓ CHÚNG TA LẠI ĐỐI ĐẦU VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC PHỨC TẠP HƠN, "ĐAU ĐẦU" HƠN. Cứ như thế, chúng ta chỉ có thể tiến gần đến chân lý tuyệt đối, tiệm cận từ từ và cũng nhờ đó mà khoa học luôn luôn phát triển hơn.
    Đức Phật đã KHẲNG ĐỊNH thông qua con đường tư duy lý trí, nó ko cho phép chúng biết THẬT SỰ thế giới này LÀ GÌ?!, mà nó chỉ cho chúng ta biết BIỂU HIỆN CỦA cái THẬT SỰ của thế giới qua một lăng kính nào đó (các mô hình toán học và vật lý để mô tả thế giới và đặc biệt là ý thức con người) để rồi chúng ta biết rằng đó chỉ ảo tưởng về thế giới THẬT SỰ, mà chúng ta LẦM nghĩ rằng là nó thật sự, và tất cả các lý thuyết cũng chỉ là công cụ để mô tả biểu hiện của CÁI THẾ GIỚI THẬT SỰ SAU CÙNG, nó ko mô tả CHÍNH XÁC cái thế giới thật sự sau cùng đó.
    Chúng ta chỉ cần xem xét Cơ học lượng tử và Thuyết tương đối, chúng ta có thể nghiệm ra được những điều ở trên.
    Do đó, khi NITARID yêu cầu những câu hỏi về điện tử ở trên cũng khả dĩ là điều chúng ta cần nghiên cứu và cùng nhau trao đổi, tranh luận, và thảo bàn để đi đến một chân trời mới hơn!
    Những ai khác có ý kiến gì về những câu hỏi của NITARID ko?
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Một vài ý kiến cùng các bác:
    Nếu xét về kiến thức, tất cả những gì chúng ta biết về thế giới vi mô đều được tổng hợp từ các kết quả thực nghiệm đã biết, cũng như rất nhiều nghiên cưú chi tiết của các nhà khoa học đi trước, trong đó có rất nhiều giả định, giả thiết chưa được thực nghiệm chứng minh. Em nghĩ rằng để tiến sâu vào thế giới vi mô, chúng ta cần những công cụ toán học và Vật lý mạnh hơn nữa. Nó không chỉ đòi hỏi sự xuất sắc về tư duy trừu tượng và khoa học mà còn cần khối lượng công tác thực hành đo đạc rất lớn, cùng với đầu tư khổng lồ về tài chính. Về mặt trước, có thể một vài bác trên diễn đàn này có thể đạt đến được. Nhưng về vế thứ 2 thì phải nhìn nhận thực tế rằng chúng ta mù tịt.
    Em không phản đối các bác tư duy và suy luận, nhưng em thấy nên chăng những gì chúng ta post lên đây đều là những kiến thức thực tế, được thừa nhận rộng rãi, và chúng ta thực sự hiểu được bản chất của nó. Tất cả những gì chưa biết, chưa được thừa nhận rộng rãi trong giới khoa học thì nên chăng chúng ta chỉ dừng ở mức tham khảo thôi? Ví dụ như các bác nói về quack? Bác nào đã thấy sự hiện diện của nó, kiểm tra các hiệu ứng vật lí của nó? Rõ ràng là chưa? Lý thuyết quack đến giờ vẫn chỉ là tiên đoán, nó phù hợp được với một số hiện tượng của thế giới vi mô, còn phù hợp nhiều không thì cũng chưa ai biết, Cũng như thuyết địa tâm ngày trước cũng phù hợp trong việc giải thích đường đi của mặt trời và các ngôi sao, sau này mới bắt đầu mâu thuẫn vì hành trình bất thường của sao Thuỷ, v..v... Nghiên cứu về thế giới vi mô đòi hỏi chúng ta có cái nhìn khác với cách nhìn các hiện tượng vật lí bình thường. Như một bác nào đó đã nói, không nên dùng cơm bình dân vào đại tiệc!
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này hay à.
    Thí dụ nếu các e- mất đi, các hạt còn lại sẽ phân bố theo kiểu khác chứ chắc gì nó cũng mất theo, Chưa chắc.
    Bạn nói mỗi hạt đều là một mắt xích từ các hạt khác, thế thì các hạt khác đó từ đâu ra?
    Cái vụ này giống như lý thuyết "nhân duyên sinh" của Phật giáo
    Hình như là các nhà khoa học của chúng ta đến chỗ nào bí rồi thì lôi giáo lý nhà Phật ra đỡ. Lúc truớc lão Mặt Thỏ Tình Lang cũng lôi ra, bị Ông giao thông đuổi đi cho trống đuờng ở topic bên kia.
    Câu cuối "Một trong tất cả, tất cả trong một " không có ý nghĩa như vậy. Mà có ý nghĩa cao hơn. ( Cái này không thể nói) .
    đừng có mà trích dẫn tùm lum
    Các Tổ nói " đến đấy chớ có nói, nói đầu mọc sừng"
    ý
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này hay à.
    Thí dụ nếu các e- mất đi, các hạt còn lại sẽ phân bố theo kiểu khác chứ chắc gì nó cũng mất theo, Chưa chắc.
    Bạn nói mỗi hạt đều là một mắt xích từ các hạt khác, thế thì các hạt khác đó từ đâu ra?
    Cái vụ này giống như lý thuyết "nhân duyên sinh" của Phật giáo
    Hình như là các nhà khoa học của chúng ta đến chỗ nào bí rồi thì lôi giáo lý nhà Phật ra đỡ. Lúc truớc lão Mặt Thỏ Tình Lang cũng lôi ra, bị Ông giao thông đuổi đi cho trống đuờng ở topic bên kia.
    Câu cuối "Một trong tất cả, tất cả trong một " không có ý nghĩa như vậy. Mà có ý nghĩa cao hơn. ( Cái này không thể nói) .
    đừng có mà trích dẫn tùm lum
    Các Tổ nói " đến đấy chớ có nói, nói đầu mọc sừng"
    ý
    [/QUOTE]
    Thật sự, khi TẤT CẢ các hạt electron trong Vũ Trụ này mất đi thì Lý Thuyết Hạt Cơ Bản khẳng định, bất kỳ một hạt cơ bản nào cùng cấp mất đi thì nó sẽ làm cho mạng lưới mắt xích của tất cả những hạt khác đi qua chuỗi có chứa mắt xích của hạt đó mất đi, khi các hạt đi qua chuỗi có chứa mắt xích của hạt đó mất đi thì đến lượt các hạt đi qua chuỗi có chứa mắt xích của các HẠT MẤT ĐI ĐÓ cũng mất đi, cuối cùng, tất cả các hạt đều đồng nhất trở thành trường tương ứng với các tương tác trong hệ đang xét, nếu hệ là toàn vũ trụ thì hệ này bảo toàn tất cả các số lượng tử của các hạt sinh ra hạt trường nên các hạt trường cũng từ đấy mà bảo toàn năng lượng của nó. Lúc đó chỉ là một biển năng lượng trong khắp toàn Vũ Trụ!
    NHƯNG CHÚNG TA KO CÓ CÁCH NÀO LÀM CHO TẤT CẢ CÁC HẠT ELECTRON TRONG MỌI NƠI trong Vũ Trụ mất đi, vì Vũ Trụ này là vô hạn, chính vì thế, NẾU CHỈ CÒN MỘT ELECTRON VẪN CHƯA BỊ CHUYỂN HÓA THÀNH NĂNG LƯỢNG, THÌ NÓ VẪN DUY TRÌ TÍNH BỀN VỮNG CỦA SỰ TỒN TẠI TẤT CẢ CÁC MẮC XÍCH KHÁC TRONG MẠNG LƯỚI MẮT XÍCH KO CÓ BIÊN VÀ VÔ HẠN CÁC HẠT ỨNG VỚI MỘT SỰ PHÂN BỐ KHỐI LƯỢNG (MÀ SỰ PHÂN BỐ KHỐI LƯỢNG NHƯ THẾ VẪN CÒN LÀ MỘT BÍ ẨN, VẪN CHƯA THỂ GIẢI THÍCH ĐƯỢC TẠI SAO LẠI CÓ SỰ PHÂN BỐ KHỐI LƯỢNG NHƯ VẬY CỦA CÁC HẠT CƠ BẢN).
    Vẫn còn một điều liên quan đến sự tồn tại bí ẩn của các hạt cơ bản, đó là tại sao trong Vũ Trụ này chỉ có hạt mà rất ít phản hạt? Tại sao chúng ta chỉ thấy khắp nơi là electron, proton, notron, ... mà ko phải là positron, phản proton, phản notron,... Chúng ở đâu đó của Vũ Trụ mang tính đối xứng với chúng ta ở một cái biên nào đó chăng? Có bạn nào biết về điều này ko, có thể chia sẻ vài điều để từ đó bắt đầu thảo luận được chăng?
  6. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tôi chả thắc mắc gì đếnchuyện các phản hạt cả, vì các nguyên nhân sau :
    - Có thể là khi mới sinh ra một cặp (hạt và phản hạt) thì cái phản hạt kia đã lọt vào một chiều khác của không gian rồi cho nên chúng ta chẳng bao giờ thấy chúng
    - Nếu cứ mỗi hạt phải có 1 phản hạt thì tổng năng luợng của vũ trụ này bằng 0 à? chưa thấy lý thuyết nào nói như vậy.
    - Có thể chung quanh ta có các phản hạt, nó vẫn đồng thời cùng tồn tại với hạt vì có nhưng định luật vật lý mà chúng phải tuân theo để cùng tồn tại, chúng ta vẫn thuờng gặp nó nhưng mà chúng ta không biết nó là phản hạt, thí dụ như các điện tích + và điện tích - chẳng hạn
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Khi các hạt gặp phản hạt của chúng, chúng sẽ huỷ nhau và sản sinh các hạt photon, ko thể nào các hạt tồn tại chung với các phản hạt MẶC DÙ CÁC PHẢN HẠT CŨNG TUÂN THEO TẤT CẢ CÁC ĐỊNH LUẬT VẬT LÝ Y HỆT NHƯ CÁC HẠT.
    Cái ý kiến thứ nhất:
    Mình có vẻ thấy tâm đắc với điều bạn nói, có lẽ điều này hợp lý, nó giống với một thế giới song song với chúng ta ở những chiều kích khác nhau.
    Cái ý kiến thứ hai:
    Mình thấy rằng ý kiến này phù hợp với lý thuyết bên topic vật chất được hình thành từ hư không, hư không cũng là một dạng của vật chất, và cũng là một dạng của năng lượng nhưng KHÁC DẠNG SO VỚI VẬT CHẤT, và ko có hư không thì ko có vật chất!
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    nói có sách, mách có chứng.
    Tôi nói chân không là một dạng khác của vật chất là nói theo quan điểm của người chân không, ở trong topic " Lý thuyết mới " nói về vũ trụ của nguời chân không.
  9. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Nói về hạt và phản hạt nha
    Khi photon (hạt ánh sáng) có năng lượng cao va chạm với môi trường, nó dừng lại và có hiện tương sinh cặp :. ra đời 1 electron và 1 positron. Điều kiện để xảy ra hiện tượng sinh cặp là năng lượng của photon phải lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của electron và positron.
    [hv] -> [e-] + [p+]
    Định luật bảo toàn năng lượng và khối lượng nghỉ ở đây không bị vi phạm. Một ít năng lượng chuyển thành động năng của e- và p+
    Hạt positron có khối lượng nghỉ bằng với electron, điện tích và spin ngược dấu, được coi là phản hạt của electron.
    Khi electron và positron va chạm với nhau , chúng cặp huỷ và tạo ra 2 photon
    [e-] + [p+] -> 2 [hv]
    Định luật bảo toàn năng lượng và khối lượng nghỉ cũng không bị vi phạm ở đây.
    Sau này người ta tìm ra phản proton P-, hạt này có khối lượng nghỉ bằng với proton, điện tích và spin ngược dấu. Phản ứng cặp huỷ với Proton tạo ra rất nhiều hạt nhỏ hơn, ngay sau đó các hạt nhỏ hơn lại phân dã, sản phẩm cuối là photon,notrino,...
    Càng về sau người ta càng tìm ra nhiều phản hạt. Phản hạt của photon (ánh sáng) là chính nó
    Có 1 định luật nói về tính đối xứng hạt , phản hạt. Khối lượng nghỉ của hạt và phản hạt là bằng nhau.
    Bây giờ giả sử cho positron p+ quay xung qoanh phản Proton P-, kết quả ta được 1 phản nguyên tử Hidro, cái này gọi là phản vật chất.
    Hiển nhiên là khối lượng của phản Hidro sẽ bằng với Hidro và quang phổ của Phản Hidro sẽ giống hệt quang phổ của Hidro
    Được dongda sửa chữa / chuyển vào 12:28 ngày 12/12/2006
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cái phản hạt của chú nguời ta đã chế ra đuợc rồi đấy. Nhưng nói chung nó cũng chỉ là vật chất vì do năng luợng tạo thành mà thôi

Chia sẻ trang này