1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cac hieu ung electron

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi binhphuongvlvn, 11/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhphuongvlvn

    binhphuongvlvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tui xin chao cac anh chi va cac ban, minh la ma moi nen han hanh duoc lam quen va nhan duoc su giup do cua moi nguoi.
    Tui dang gap rac roi ve mot so van de trong bai hoc, cu the la cac hieu ung electron va hieu ung khong gian, co ban nao giup do giai thich cang ro cang tot gium tui di, cam on nhieu ha, bao gom : hieu ung cam ung, hieu ung lien hop, hieu ung sieu lien hop, hieu ung khong gian. Den dap sau ha
    Noi thiet tui tim kiem mai moi duoc Room may hay ho nen rat muon tham gia
    Xin chao !
  2. linhxinh_hehehe

    linhxinh_hehehe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
  3. linhxinh_hehehe

    linhxinh_hehehe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    hiệu ưng cảm ưng xảy ra khi trong phân tử có nhóm hút e.Ví dụ: CH3CH2Cl thì cặp e dùng chung giữa C va CL bị hút về phía CL bắt đầu từ C đầu tiên đến C thứ 2.Hiệu ứng này giảm nhanh theo chiều dài mạch cacbon.
    Hiêu ưng liên hợp xảy ra khi có sự xen phủ giữa các AO-pi với nhau khi chúng cách nhau 1 nối đôi vi dụ:CH2=CH-CH=CH2.KHi đó do khoảng khách giữa các AO của liên kết pi là nhỏ lên ko chỉ xen phủ giưa 2 AO-của liên kết pi này mà còn xen phủ giữa AO của 2 nguyên tử cacbon con lai.Nhu vậy trong phân tử chỉ có 1AO-pi xen phủ lên toàn bộ phân tử.ví dụ rât điển hình khác là benzen:C6H6
    Hiệu ứng ko gian gôm 2 loại.Loại 1 là hiệu ưng cản trở khả năng tấn công của tác nhân .Loại 2 là hiệu ứng làm giảm sự liên hợp .Hiệu ưng ko gian loai 2 thường gặp ở những nhóm cồng kềnh quanh vòng benzen,
    NÓI CHUNG NẾU BẠN MƯỐN HIỂU CỤ THỂ THÌ NÊN ĐI MUA SÁCH: sách hữu cơ của giáo sư trân quốc sơn nói rât rõ đó CHÚC THÀNH CÔNG!
  4. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Ý 1: Đã là phân tử thì phải là MO (Molecular Orbital), AO (Atomic Orbital) chỉ dùng cho nguyên tử thôi! . Dùng tiếng Anh thì lưu ý nhé! Với lại không chỉ AO-pi đâu, còn cả cặp electron tự do nữa!
    Ý 2: Bà nói thế thì bố thằng Tây hiểu được? Tôi hỏi bà nhé: tại sao hiệu loại 2 làm giảm sự liên hợp? Nếu đã giải thích thì phải rõ ý 1 tý chứ! Sách thầy Sơn nói không rõ đâu, phải tự động não bạn ạ!
    Đợi khoảng 23h đêm nay tôi sẽ post bài tiếp, bây giờ đang bận quá!!!
    Được Mikhail_Kalashnicov sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 12/07/2006
  5. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    bạn có thể tìm đọc 2 quyển sách này để có kiến thức rõ ràng về vấn đề mình quan tâm: "tài liệu giáo khoa chuyên hoá 12 tập 1" và "1 số vấn đề chọn lọc của hoá học tập 2"
    Chúc thành công!!!!!!!!!!
  6. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Về hiệu ứng C trong sách có nói rồi, em chỉ bổ sung tí thông tin thôi!
    Hiệu ứng C hay Conjugation Effect (theo quan điểm liên hợp) hay Mesomeric Effect( theo quan niệm cộng hưởng) hoặc trong 1 số sách ghi là Electromer, là hiệu ứng xuất hiên khi nhóm thế có liên kết pi, cặp elecctron n hay orbital p trống gắn trực tiếp vào cacbon ở trạng thái lai hoá sp2, sp.
    Hiệu ứng +C gây ra bởi các ntử ó cặp electron n, tức cặp e tự do. +C giảm khi tăng điện tích hạt nhân trong 1 nhóm
    F>Cl>Br>I
    Lý do vì khi tăng điện tích hạt nhân, thể tích của các orbital tăng lên, dẫn đến sự xen phủ kém hơn, mà C ở chu kỳ 2 nên thể tích orbital của nó là nhỏ nhất ( trong nhómIV)
    Hiệu ứng +C càng yếu khi đi từ trái sang phải chu kỳ, do điện tích hạt nhân càng lớn khiến orbital bị "cụm" lại!
    Hiệu ứng C bất kể + hay - đều giảm khi hệ liên hợp mất sự đồng phẳng, đây là nguyên nhân xuất hiện hiệu ứng không gian loại 2. VD phân tử sau:
    [​IMG]
    Do có sự đẩy của 2 nhóm CH3 khiến cho nhóm NO2 không đồng phẳng với hệ liên hợp của nhân phenyl nữa nên tính axit giảm do hiệu ứng -C của NO2 giảm!
    Dĩ nhiên hiệu ứng C tắt sau 1 cacbon no!
    Được Mikhail_Kalashnicov sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 12/07/2006
  7. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1

    Được Mikhail_Kalashnicov sửa chữa / chuyển vào 23:35 ngày 12/07/2006
  8. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Hiệu ứng I:
    Chiêu hay xài và hiệu quả nhất trong hiệu ứng I là độ âm điện, có lẽ không phải nói nhiều về nó nữa!
    Hiệu ứng I tắt cực nhanh dọc theo trục liên kết! Vì thế nên hay có câu hỏi: so sánh tính axit của axit clocacboxilic.
    Ngoài hiệu ứng I trong hoá phổ thông đề cập chỉ truyền theo trục lk sigma, cò có hiệu ứng I pi, truyền ảnh hưởng qua hệ liên kết pi, nó tắt mạch chậm hơn, nhưng thwường hay lẫn với hiệu ứng liên hợp nên có thể bỏ qua.
    Nhân đây cho em hỏi có ai biết tại sao các nhóm ankyl lại có hiệu ứng +I, bức xúc lâu rồi!
  9. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Siêu liên hợp chăng?
  10. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Không phải Hypercọnugation Effect đâu, các nhóm ankyl có + I càng tăng thì +H càng giảm!!!

Chia sẻ trang này