1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các hình thái hỗn loạn Chaos

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Huylqdqn88, 06/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Huylqdqn88

    Huylqdqn88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Các hình thái hỗn loạn Chaos

    Trước đây người ta vẫn nghĩ là :
    + Các hệ đơn giản có diễn biến đơn giản.
    + Một diễn tiến phức tạp phải do nguyên nhân phức tạp gây ra.
    + Những hệ khác nhau sẽ có diễn tiến khác nhau.
    Ngày nay tất cả đã thay đổi. Trong mấy chục năm này các nhà vật lý, toán học, sinh học, thiên văn học... đã thống nhất đi đến những ý tưởng mới. Đó là hệ đơn giản có thể sinh ra những diễn tiến đơn giản. Và điều quan trọng hơn là các định luật về tính phức tạp và phổ quát, không phụ thuộc vào các chi tiết hay ngành nghề cụ thể.
    Đối với đại bộ phận các nhà khoa học sự thay đổi này không có ảnh hưởng trực tiếp. Họ vẫn tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực của mình, dù đó là toán học hay khí tượng học, sinh vật hay thiênvăn học, vật lí học hay kinh tế học ... Tuy nhiên nhiều người trong số họ cho rằng có cái chung cho các lĩnh vực, đó là trạng thái hỗn loạn - Chaos. Nờ khái niệm Chaos Mà một số vấn đề phức tạp bỗng nhiên được lí giải rõ ràng.
    Phải nói Chaos đã phát triển gần như một ngành khoa học, ngành này không đứng riêng mà ***g vào các ngành khoa học tự nhiên cũng như xã hội. Nó xuát hiện từ những nhà nghiên cứu đơn lẻ, có trực giác nhạy bén và theo đuổi những mục tiêu có thể nói là hoàn toàn riêng tư. Các nhà nghiên cứu đơn lẻ đó đã cùng dẫn đến khoa học về Chaos.
    ( Trích )


    CAO NHÂN TẮC HỮU CAO NHÂN TRỊ
  2. viethangybvn

    viethangybvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Nghe có vẻ hấp dẫn đấy bác ạ. Nhưng bác nói thêm rõ hơn được không hoặc cho địa chỉ nào hay hay vào đọc cũng được. Đọc xong bài bác viết vẫn chưa hình dung được Chaos là cái gì cả.
  3. Huylqdqn88

    Huylqdqn88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Bắt đầu là Mitchell Feigenbaum[/red], mới 29 tuổi, nhưng đã nổi tiếng là thông thái, là 1 cố vấn lí tưởng để mọi người trong Phòng thí nghiệm Quốc gia (do Robert Oppenheimer sáng lập tại thung lũng Los Alamos này nhằm chế tạo những trái bom nguyên tử đầu tiên) tham khảo trong những vấn đề hóc búa nhất, tất nhiên với điều kiện là phải "tóm" được anh ta. Tuy nhiên bản thânFeigenbaum chỉ mới công bố 1 công trình, Và lại chỉ tập trung chú ý vào những đề tài có vẻ không có triển vọng gì. Nhưng Feigenbaum không để ý những chuyện đó, anh ta chỉ quan tâm đến những đám mây lơ lửng trên bầu trời một cánh ngẫu nhiên nhưng có 1 trật tự nhất định nào đó. Feigenbaum cảm nhận rằng các đám mây là một trong những khía cạnh của tự nhiên bị bỏ ra ngoài dòng chảy chính của vật lí - đó những hình thái nhoè, có cấu trúc nhưng lại không thể tiên đoán được. Anh vẫn suy nghĩ về những điều này một cách bình thản và ... chẳng hiệu quả gì.
    Feigenbaum có cách phân loại vấn đề :hiển nhiên, có nghĩa là 1 nhà vất lí thực sự có thể hiểu được sau khi thực hiện khảo sát và tính toán thích hợp; không hiển nhiên có nghĩa là một công trình đáng để người khác kính nể và có thể xứng đáng đoạt giải Nobel. Đối với những bài toán đặc biệt khó mà người ta chỉ có thể giải quyết được sau khi vận dụng mọi hiểu biết trong các lĩnh vực khác nhau thì anh đánh giá đó là sâu sắc. Vào năm 1974 Feigenbaum đang nghiên cứu một vấn đề sâu sắc : đó là các hình thái hỗn loạn (Chaos).
    Ở đâu bắt đầu có hình thái hỗn loạn thì ở đó chấm dứt khoa học cổ điển. Các nhà khoa học cổ điển ngiên cứu các quy luật của tự nhiên hoàn toàn không biết gì đến các khía cạnh mất trật tự trong khí quyển, trong mặt biển đầy sóng gió, trong sự tăng giảm số lượng cá thể trong bầy thú hoang dã, trong nhịp đập của trái tim, v.v... Khía cạnh không điều hoà của tự nhiên gián đoạn và mất trật tự, luôn luôn là một bí ẩn, là quái dị.
    Mãi đến những năm 70, một số nhà khoa học ở Mỹ và Châu âu mới bắt đầu để tâm nghiên cứu các hình thái hỗn loạn đó. Tất cả cá nhà khoa học dường như lao vào tìm kiếm mối quan hệ giữa các hình thái hỗn loạn khác nhau. Các nhà sinh lí học phát hiện ra một trật tự kì lạ trong mớ hỗn loạn của hoạt động của trái tim và là nguyên nhân của những cái chết bất ngờ. Các nhà kinh tế học lôi các các diễn tiến của các triển vọng le lói đó đồng thời dẫn các nhà nghiên cứu đến cốt lõi của tự nhiên, ẩn trong hình dáng của đám mây, trong đường đi của tia chớp , trong cấu trúc chằng chịt của mạch máu , trong mật độ phân bố các vì sao trong thiên hà, v.v...
    ( Trích )
    Theo ý kiến riêng của tui Chaos là 1 mớ bòng bong

    CAO NHÂN TẮC HỮU CAO NHÂN TRỊ
  4. rendezvous

    rendezvous Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    chaos theory
    chaos theory, in mathematics, physics, and other fields, a set of ideas that attempts to reveal structure in aperiodic, unpredictable dynamic systems such as cloud formation or the fluctuation of biological populations. Although chaotic systems obey certain rules that can be described by mathematical equations, chaos theory shows the difficulty of predicting their long-range behavior. In the last half of the 20th cent., theorists in various scientific disciplines began to believe that the type of linear analysis used in classical applied mathematics presumes an orderly periodicity that rarely occurs in nature; in the quest to discover regularities, disorder had been ignored. Thus, chaos theorists have set about constructing deterministic, nonlinear dynamic models that elucidate irregular, unpredictable behavior . Some of the early investigators of chaos were the American physicist Mitchell Feigenbaum; the Polish-born mathematician and inventor of fractals Benoit Mandelbrot; the American mathematician James Yorke, who popularized the term â?ochaosâ?; and the American meteorologist Edward Lorenz.
    [/ibis]

Chia sẻ trang này