1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các học thuyết "nguyên tố"

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi Hihihahihi, 05/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Các học thuyết "nguyên tố"

    Vạn vật cấu thành vũ trụ

    Ðã từ lâu, con người luôn có khát vọng cháy bỏng là tìm lời giải đáp cho câu hỏi: "Cái gì tạo nên vạn vật trong vũ trụ?". Ở thời cổ đại, vấn đề này đã làm nảy sinh rất nhiều điều giả tưởng do sự hạn chế của khoa học - kỹ thuật. Từ thời Thượng Chu xa xưa của đất nước Trung Hoa, người ta đã bắt đầu nghiên cứu cấu tạo vật chất. Thời đại Chiến Quốc đã hình thành thuyết "Âm dương ngũ hành". Cuốn "Thượng Thư" đã viết như sau: "Ngũ hành: một là nước, hai là lửa, ba là gỗ, bốn là vàng, năm là đất" (tức kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ). Còn trong cuốn "Quốc ngữ" thì đưa thêm lời giải thích: "Kim, mộc, thủy, hoả, thổ tập họp lại tạo nên vạn vật" . Nói tóm lại, người Trung Quốc đương thời đều cho rằng, năm thứ trên tạo thành vạn vật trong vũ trụ.

    Ở các nước khác cũng có các luận thuyết tương tự. Thời Hy Lạp cổ, Thalits đã từng nói: "Phàm là các vật thể trong vũ trụ đều là do nước tạo nên. Nhưng, cũng có người lại cho rằng không khí, lửa hoặc đất tạo nên vạn vật. Tất cả đều là thuyết "vạn vật làm một". Ðiều đó có nghĩa là các vật thể đều là do một thứ "vật chất cơ bản" thâm nhập lại mà tạo nên".

    Ampêđucơ (cũng người Hy Lạp) thì lại nói: "Vạn vật trên thế gian đều là do 4 "nguyên tố": đất, nước, lửa và không khí tạo nên!". Trong cuốn "Phật Điển" cổ đại của Ấn Độ cũng có ghi chép về vấn đề này với quan niệm giống với học thuyết của người Hy Lạp cổ đại vì cho rằng: đất, nước, gió và lửa tạo nên vạn vật.

    Tiến thêm một bước, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aritstot nói rõ thêm rằng mỗi vật thể đều có những đặc tính và tính chất cơ bản nào đó. Chẳng hạn như: đất mang tính chất lạnh và khô, nước mang tính lạnh và ẩm, khí mang tính nóng và ẩm, còn lửa lại mang tính chất nóng và khô. Khi trả lời câu hỏi "Vạn vật đều thuộc về một trong số 4 thứ này nhưng tại sao chúng lại có vô vàn vật hệ thống hình thể khác nhau?" thì họ giải thích: Ðây là chuyện mỗi loại vật chất có chứa nhiều hay ít các "nguyên tố" tạo nên.

    Về khái niệm "nguyên tố" thì người cổ đại cho rằng: Có 4 tổ hợp "nguyên tính" (nguồn gốc) tạo ra 4 "nguyên tố" lửa, nước, đất và khí. Ở đây, do tách rời hẳn vật chất và tính chất và coi tính chất quan trọng hơn vật chất nên họ có quan niệm rất đơn thuần: chỉ cần thay đổi tính chất một chút thôi là có thể biến nguyên tố này thành một loại nguyên tố khác. Khái niệm "nguyên tố - nguyên tính" này đã ảnh hưởng tới tư tưởng của nhân loại trong suốt một thời gian dài. Từ các nhà "luyện đan" của Trung Quốc đến các nhà "giả kim thuật" của Châu Âu đều mê muội tin vào khái niệm đó. Họ mang theo kỳ vọng dùng chì, thủy ngân và một vài chất khác không ngừng tinh luyện sẽ sản sinh ra thần dược, tiên đan, có thể cải lão hoàn đồng trường sinh bất tử... Còn ở Châu Âu, các lò "luyện kim " nổi lên rất nhiều. Các nhà "giả kim thuật" này không ngừng tôi luyện muối, lưu huỳnh, thuỷ ngân và chì với khát vọng là sẽ biến chúng thành vàng. Tất nhiên, kết quả của việc làm thiếu khoa học này không đi đến đâu cả, tiên đan không thấy mà vàng thì cũng chẳng lộ diện.

    Vào những năm 70 của thế kỷ 17, Baiô - nhà hoá học người Mỹ qua quan sát và thực nghiệm đã cho ra đời cuốn sách "Nỗi hoài nghi của các nhà hoá học". Trong cuốn sách này, tác giả thẳng thắn bày tỏ sự nghi ngờ và công khai tuyên chiến với thuyết "nguyên tố - nguyên tính" cổ đại. Cùng với đó, tác giả cũng đưa ra khái niệm đúng đắn về nguyên tố hóa học. Ông cho rằng: "Nguyên tố hóa học là một dạng vật chất nào đó, có thể dùng phương pháp hóa học để phân giải tới dạng đơn giản nhất, đó là dạng vật chát nguyên sơ, đơn giản, hoặc giả đó là một dạng vật chất hoàn toàn thuần khiết". Tự nhiên, thật đáng tiếc là tự thân Baiô chưa phát hiện được một nguyên tố hoá học nào là đương nhiên, ông vẫn phải coi nước, lửa, khí là những nguyên tố hiện đại.

    Ðến cuối thế kỷ thứ 18, nguyên tố ôxy mới được phát hiện. Công lao thuộc về nhà hóa học Lavoadiê. Ông này đã sáng lập lý luận về ôxy và sự cháy. Ông đã chứng minh ôxy không phải là khí cháy, phủ nhận học thuyết coi đó là khí nhiên liệu và Lavoadiê đã xác lập nên lý luận nguyên tố hiện đại.

    Sau "phát súng đầu tiên" này rất nhiều các nguyên tố kim loại và phi kim loại (còn gọi là á kim) không ngừng được phát hiện. Với quan hệ nội tại của tính chất và sự tương tác của các nguyên tố không ngừng được mở rộng trước mắt các nhà hoá học. Năm 1869, nhà hoá học Nga mang tên Menđêlếep đã công bố định luật tuần hoàn của các nguyên tố khi ông khẳng định: tính chất các nguyên tố biến đổi rõ rệt theo một chu kỳ tuần hoàn theo chiều tăng dần của nguyên tử lượng. Bắt đầu từ đây, các nhà hoá học đã hoàn thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh về các nguyên tố hoá học.

    Đến thế kỷ 20, nhân loại đã tiến thêm một bước trong việc khám phá bên trong nguyên tử của các nguyên tố hoá hoc. Lý luận về cấu tạo của nguyên tử và hạt nhân nguyên tử đã được thiết lập, điều này càng làm rõ thêm bản chất quy luật tuần hoàn theo chu kỳ của các nguyên tố.

    Từ những năm 40 của thế kỷ 20, dưới sự dẫn dắt của lý luận này, các nhà hoá học đã tạo ra nhiều nguyên tố mới sau nguyên tố thứ 92 là uranium. Những nguyên tố nhân tạo mới này có tên gọi là "nguyên tố siêu uranium". Hơn nữa, các nhà hoá học còn lợi dụng phương pháp phản ứng hạt nhân và bắn phá hạt nhân để thực hiện "giấc mộng chưa thành" của các nhà "giả kim thuật" cổ đại bằng việc cho ra đời nhiều nguyên tố nhân tạo. Ðây chính là "thuật luyện kim" hiện đại.

    Với sự phát triển của hoá học hiện đại người ta ngày càng hiểu chính xác và thấu đáo về bí mật của thế giới vật chất. Vũ trụ bao la với vô vàn vạn vật luôn biến hoá không ngừng chính là do hơn 90 nguyên tố hoá học kia tạo nên. Và ngay cả cơ thể con người - loài động vật đứng đầu muôn loài, bắt cả thế giới tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình, cũng chính là do hơn 20 loại nguyên tố hoá học chủ yếu tạo thành.

    ----------------------------


    None
  2. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Hay quá bác nhỉ ..Hic hết sảy ...Nhưng em chỉ đọc mỗi phần trên và cuối hic dài quá bác à ...
    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
  3. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Hay quá bác nhỉ ..Hic hết sảy ...Nhưng em chỉ đọc mỗi phần trên và cuối hic dài quá bác à ...
    Chúng ta yêu nhau chỉ mong thế..!
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Đính chính lại một chút về vấn đề phát hiện ra ôxi. Về phương diện pháp lý người ta công nhận có 2 người phát hiện ra ôxi đầu tiên là Prixli của Anh và Silơ của Thuỵ Điển. Silơ nhiệt phân NaNO3 và Pritxli nhiệt phân HgO năm 1774.
    Cho dù Lavoadie không được công nhận là có công đầu trong việc tìm ra O2 nhưng toàn thế giới đều công nhận công lao vô cùng to lớn của Lavoadiê trong việc làm cho nguyên tố oxi có tầm quan trọng hàng đầu .
    Ông ý thức được hơn ai hết vai trò của nguyên tố này . Có được ôxi trong tay , Lavodiê đã giải thích đúng đắn sự tăng khối lượng của kim loại khi nung. Ông đã thức tỉnh tất cả các nhà hoá học thế giới cuối thế kỷ 18 , làm cho họ từ bỏ thuyết nhiên tố và công nhận một thuyết mới về sự cháy đó là "thuyết ôxi ".
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 07/11/2002
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Đính chính lại một chút về vấn đề phát hiện ra ôxi. Về phương diện pháp lý người ta công nhận có 2 người phát hiện ra ôxi đầu tiên là Prixli của Anh và Silơ của Thuỵ Điển. Silơ nhiệt phân NaNO3 và Pritxli nhiệt phân HgO năm 1774.
    Cho dù Lavoadie không được công nhận là có công đầu trong việc tìm ra O2 nhưng toàn thế giới đều công nhận công lao vô cùng to lớn của Lavoadiê trong việc làm cho nguyên tố oxi có tầm quan trọng hàng đầu .
    Ông ý thức được hơn ai hết vai trò của nguyên tố này . Có được ôxi trong tay , Lavodiê đã giải thích đúng đắn sự tăng khối lượng của kim loại khi nung. Ông đã thức tỉnh tất cả các nhà hoá học thế giới cuối thế kỷ 18 , làm cho họ từ bỏ thuyết nhiên tố và công nhận một thuyết mới về sự cháy đó là "thuyết ôxi ".
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 07/11/2002
  6. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Em xin đính chính thêm 1 chút cái bài trên. Menđeleep đã sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân chứ ko fải là nguyên tử lượng. Nếu nói theo nguyên tử lượng thì sẽ có vài chỗ sai. Hình như đó là Ag và K, Te và I thì fải. Các bác có Perodic Table ở đấy thì check hộ em xem có đúng ko?
    [cyan]
    The sword is a weapon for killing...
    The art of the sword...
    ...is the art of killing...
    ...No matter what...
    ...you use it....
    ...or titles...
    ...you set on it....
    ....that's the only truth...!
    [cyan]
  7. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Em xin đính chính thêm 1 chút cái bài trên. Menđeleep đã sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân chứ ko fải là nguyên tử lượng. Nếu nói theo nguyên tử lượng thì sẽ có vài chỗ sai. Hình như đó là Ag và K, Te và I thì fải. Các bác có Perodic Table ở đấy thì check hộ em xem có đúng ko?
    [cyan]
    The sword is a weapon for killing...
    The art of the sword...
    ...is the art of killing...
    ...No matter what...
    ...you use it....
    ...or titles...
    ...you set on it....
    ....that's the only truth...!
    [cyan]
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Mendeleev ban đầu sắp xếp theo khối lượng nguyên tử. Sau đấy là vật lí người Anh là Henry G. J. Moseley đã sắp xếp nó lại theo số hiệu nguyên tử - điện tích hạt nhân hay là số protons.
    Si l'amour existe encore
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Mendeleev ban đầu sắp xếp theo khối lượng nguyên tử. Sau đấy là vật lí người Anh là Henry G. J. Moseley đã sắp xếp nó lại theo số hiệu nguyên tử - điện tích hạt nhân hay là số protons.
    Si l'amour existe encore
  10. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô đồng chí kieuphong!
    Chính xác đấy ạ!
    None

Chia sẻ trang này