1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các kênh đào Hàng Hải trên thế giới

Chủ đề trong 'ĐH Hàng Hải Việt Nam (VIMARU)' bởi Silent_hill, 30/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    các côn kênh đào có tác dụng rất quan trọng với giao thông kinh tế của khu vực , quốc gia , thế giới. vậy hệ thống kênh của VN ta có tác dụng gì kô bác silent hill. làm thế nào để có thể phát huy hết tác dụng của hệ thống kênh của VN
  2. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.461
    Đã được thích:
    1.270
    Đối với VN thì hệ thống kênh gần như không có tác dụng gì vì ở ta gần như không có hệ thống kênh đào. Đơn giản là vì VN có rất nhiều sông ngòi nên không cần thiết phải đào các kênh đào, chỉ cần cải tạo các sông một chút là dùng cho giao thông rất ổn. Lác đác chỉ có vài kênh dùng để nối các sông tự nhiên với nhau nhưng ý nghĩa cũng không nổi bật lắm. Tuy nhiên cũng phải nói đến hệ thống kênh rạch ở miền Đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây phần lớn các kênh rạch đều là kênh nhân tạo hoặch kênh tự nhiên được cải tạo. Hệ thống kênh này có thê nói là huyết mạch của toàn bộ hệ thống giao thông miền sông nước này.
  3. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.461
    Đã được thích:
    1.270
    Tiếp theo về lịch sử kênh Panama
    Ý tưởng xây dựng kênh Panama đã có từ rất sớm thừ thời vua Charles V của Tây Ban Nha. Vào năm 1534 vua Charles đã ý định làm một con kênh ở Panama để có thể dùng thuyền nối Ecuador và Peru
    Khu vực Trung Mĩ có một hình dạng địa lý đặc biệt. Nó là môt dải đất hẹp phân chia 2 đại dương lớn, chính vì thế ý định xây dựng một con đường thương mại nối hai đại dương được nung nấu rất nhiều năm sau đó. Vào năm 1698 người Scot Len đã có kế hoạch xây dựng con đường này nhưng họ đã phải bỏ cuộc vì điều kiện khí hậu và tự nhiên khắc nghiệt ở vùng này. Cuối cùng thì vào năm 1855 con đường sắt xuyên Panama cũng được xây dựng. Con đường này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thương mại. Đồng thời nó cũng là tiền đề quyết định cho việc ra đời của kênh đào Panama.
    Ý tưởng về một con kênh nối liền 2 đại dương đã là bài toán hóc búa trong một thời gian dài. Rất nhiều đề xuất đã được đưa ra với rất nhiều tuyến đường khác nhau. Trong đó tuyến đường qua Nicaragua đã đựơc khảo sát rất nhiều lần. Cuối cùng sau sự thành công của kênh đào Suez, người Pháp, dưới sự chỉ đạo của Ferdinand de Lesseps đã bắt tay vào việc xây dựng con kênh. Ban đầu ý tưởng của người Pháp là xây dựng một con kênh thông hai đầu. Nghĩa là con kênh này sẽ nối thông 2 đại dương giống như kênh Suez, mực nước trong kênh sẽ bằng mực nước biển. Tuy nhiên, không giống như kênh Suez ở đây người Pháp đã phải đương đầu với những trở ngại khổng lồ. Trước hết là về địa hình khu vực này. Con kênh mà người Pháp định xây dựng phải đi qua một khu vực rừng nguyên sinh. Điều đó làm cho việc dọn dẹp mặt bằng và thi công hết sức khó khăn. Thêm vào đó là những cơn mưa rừng nhiệt đới. Vào mùa mưa những con mưa dai dẳng và liên tiếp đã làm hư hỏng các đoạn thi công dở và các dụng cụ lao động. Thêm vào đó khí hậu độc hại gây ra bệnh sốt vàng da và sốt rét cướp đi sinh mạng của rất nhiều công nhân và làm suy giảm sức lao động nghiêm trọng. Người ta ước tính trong giai đoạn này (1881 - 1889) hơn 22000 công nhân đã chết ở đây và ngươờ Pháp đã phải bỏ cuộc.
    Sau đó người Mỹ nhảy vào cuộc năm 1904 tiếp tục từ chỗ những người Pháp đã bỏ dở. Để dành được quyền xây dựng con kênh này người Mỹ đã giúp Panama độc lập, tách ra khỏi Columbia. Với những phát kiến sinh học mới người Mỹ đã kiểm soát được bệnh sốt rét và bệnh vàng da, thứ đã khiến người Pháp phải bỏ cuộc. Tuy nhiên người Mỹ lại gặp phải một trở ngại mới. Đó là khi đào sâu xuống họ gặp phải một nền đất cứng có lẫn nhiều đá. Công việc đào đắp trở lên khó khăn hơn rất nhiều và ý tưởng xây dựng một con kênh cao hơn mực nước biển được hình thành. Con kênh được hoàn thành vào năm 1914.
    Tuy vậy việc hoàn thiện con kênh vẫn chưa dừng ở đây. Do việc nâng hạ tàu ở 2 đầu con kênh làm thất thoát nước trong kênh (mỗi con tàu qua đây làm tiêu tốn 202000 mét khối nước) nên người ta phải tiến hành xây dựng con đập Madden năm 1930 tạo ra hồ Alajuela năm 1935. Cùng với hồ Gatun, 2 hồ này đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho kênh Panama hoạt động.
    Sau chiến tranh thế giới thứ 2, quan hệ giữa Mỹ và Panama gặp phải nhiều sóng gió. Những người Panama cho rằng con kênh này phải nằm dưới quyền quản lý của chính phủ Panama. Nhiều người đã biểu tình phản đối gần con kênh và phía Mỹ đã cho tăng cường quân đội đến đây. Những cuộc đàm phán giữa hai bên được tiến hành năm 1974 và đến 1977 hai bên đã ký kết bản giao ước về quyền điều hành và thu phí trên kênh. Đến năm 1999 kênh Panama được phía Mỹ trao trả hoàn toàn cho Panama.

Chia sẻ trang này