1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các khoa trong trường, nhìn từ góc độ xin việc làm

Chủ đề trong 'Đại học Đà Nẵng (DNU)' bởi vinasat, 30/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Vu

    Le_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    gửi vinasat: 94-97 PCT thi o Hungary có 1 vị, hồi xưa học 12A3,nhưng ko phải tớ, tớ là học sinh HHT khoá 95-98
  2. nhatanh83

    nhatanh83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    sao lại bảo phải làm quen? người ta nói nhưng cái không tốt thì không nên học ,dựa vào năng lực của mình ,diều đó sai à ?em nghĩ đó là 1 điều tốt đấy chứ , dù biết rằng thất nghiệp là như cơm bữa đối với những sinh viên mới ra trường vì họ chưa có kinh nghiệm - cái mà nhưng công ty hiện nay cần ,nhưng 1 điều mà ngay từ lúc lọt lòng chúng ta đã được học là : dù làm cái gì thì phải tự mình làm ,đáng quý hơn chứ ; lúc đi học thầy cô cũng thường ca ngợi những bạn học giỏi - họ nhờ vào quen biết ư? không bản thân năng lực của họ đấy chứ ,do vậy em biết ra trưòng có thất nghiệp hay không chua ai nói đươc ,dù gì cũng còn đến 3 năm nừa mà ,nhưng nếu điều đó xay ra thì phải thích ứng được , em suy nghĩ như vậy có bị xem là ấu trĩ và duy ý chí không?
  3. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì đừng có chắc chắn như thế. Hệ số mặt cũng là một lý do để họ có điểm số cao đấy (tất nhiên số này không phải là tất cả). Nhất là ở các trường phổ thông, nếu có một ai đó đã có một số thành tích nhất định gì đó khá cao ở các lớp dưới thì lên lớp trên họ nghiễm nhiên 'tàn tàn' đứng đầu lớp dù có thể sức học thực tế của họ không đến mức như thế.
    Hể có Việt Nam có Cổ Thành
    Kết vòng hoa lửa với Khe Sanh
    Huân chương khó đủ từng viên gạch
    Tấc đất, nhành hoa, mỗi lá cành

    http://www.quangtri.gov.vn
  4. vinasat

    vinasat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Thế, ý chí tốt đấy, cố lên cháu nhá, hồi xưa anh cũng có những suy nghĩ như em vậy. Nhưng rồi cái thực tế phũ phàng khi ra trường đã làm anh và các bạn trong lớp suy nghĩ lại nhiều lắm. Nhiều thứ cứ gọi là vỡ vụn ra ấy. Mà cũng nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ giờ anh có việc làm rồi, may thế. Cuộc sống ngày càng dạy chúng ta nhiều điều hơn.
  5. TieuNgao

    TieuNgao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chả phải mới vào trường đã được "học" qua môn này rồi à anh Vinsat ?
    "Con vua thì "phải" làm vua" chứ lị
  6. TieuNgao

    TieuNgao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    À, đại ca Vinasat cho em hỏi vài điều :
    1. Sự khác nhau cơ bản giữa hai phân ngành : Điện tử và Viễn thông trên các phương diện :
    +Kỹ thuật
    +Sự chọn lựa của thị trường (góc độ việc làm và tiền lương)
    2. Cần bổ sung những kiến thức thiết yếu nào mà ở trường không được học để phù hợp với công việc (ngành ĐTVT) ?
    3. Là một người có năng lực, có khả năng được giữ lại trường, các anh sẽ ở lại hay xin đi làm ngay ? Lý do ?
    4. Ở Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn; theo anh nơi nào làm việc lý tưởng nhất, xét các khía cạnh :
    +Môi trường làm việc
    +Tiền lương / Mức sống
    +Và cơ hội thăng tiến
    5. Theo đại ca, có nên tin vào chính sách Chiêu hiền đãi sĩ trong giai đoạn hiện nay tại Đà Nẵng ?
    Được TieuNgao sửa chữa / chuyển vào 01:18 ngày 07/05/2003
  7. vinasat

    vinasat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Alô, trả lời nào:
    1)
    + Về kỹ thuật, cũng không khác gì nhau mấy, như khoá 97 thì chỉ khác nhau ở chỗ đồ án tốt nghiệp thôi, còn bằng thì vẫn ghi là ĐT-VT mà. Do nội lực là chính.
    +Theo tình hình khoá 97 ra trường, thì chỉ có hai người làm bên lĩnh vực Điện tử thôi, còn lại là làm về viễn thông hết. Hai người làm bên ĐT thì một nguời làm SG còn người kia làm HN. Còn lương thì tuỳ vào công ty nữa, vào địa điểm làm việc, SG lương > ĐN > HN.
    2) Tốt nhất là bổ sung kiến thức Anh văn, lẫn giao tiếp và chuyên ngành. Còn khi thi tuyển thì họ hỏi mình những kiến thức được học và đồ án thôi. Khi đã thi đậu vào sẽ được cử đi học những gì còn thiếu.
    3) Nếu ở lại trường (xác suất rất bé), sẽ được học cao hơn, đi dạy, sống một cuộc đời bình dị, không bon chen. Nhưng thời gian đầu dễ bị coi phòng thí nghiệm lắm.
    Đi làm bên ngoài hầu như đối lập với ở trường, nhưng cũng được đi học đó. Theo anh thì đi làm sướng hơn.
    4) Rất khó trả lời, vì mình cũng không sống nhiều ở SG và HN, nhưng theo kinh nghiệm thì sống ở ĐN là sướng nhất, có nhiều quán nhậu, ngon bổ, rẻ. Quán Cafe lại nhiều, tiền lương nói chung không bằng SG (bằng sao được mấy công ty nước ngoài), nhưng mức sống vừa phải, lại không bon chen nữa. Cơ hội thăng tiến nhiều hay ít là do nội lực bản thân, và còn tuỳ vào công ty nữa.
    Nói chung thì nên chọn như sau: ĐN, SG, HN.
    5) Nếu nói rằng không dễ bị coi là ********* lắm, nhưng mà ở đâu cũng phải có chút ít quen biết, con em trong ngành thôi. Mách nước: một số công ty không (hay rất ít chuyện tiêu cực khi lấy đầu vào) là : VietNam Airlines, VTN, Đài truyền hình ĐN. Và chỉ chừng đó thôi.
    Thôi chào em, mệt qúa rồi, có gì anh em mình bàn tiếp nhé.
  8. TieuNgao

    TieuNgao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Kính ông anh 1 ly
  9. vinasat

    vinasat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Có ai hỏi về kinh nghiệm xin việc làm không??
  10. vinasat

    vinasat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Quả thật, khi nộp đơn xin việc, thì giai đoạn hồi hộp nhất vẫn là giai đoạn đi thi hay đi phỏng vấn. Nhưng đi thi viết thì có khác, chỉ là những kiến thức trong đầu thôi, và trước mặt chỉ là tờ giấy trắng thôi. Còn khi phỏng vấn xin việc thì có khác, đơn giản là người phỏng vấn là một con người thật, có cảm xúc, đánh giá người đi xin việc qua kiến thức và phong cách. Do đó cần có những gì để phỏng vấn tốt?
    Thứ nhất phải có kiến thức vững vàng về chuyên môn, mà đặc biệt là kiến thức về lĩnh vực của công ty tuyển chọn.
    Tiếp theo, phải có một sự hiểu biết nhất định về công ty, như quá trình thành lập, các giai đoạn phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty, hướng phát triển của công ty...
    Phải có hiểu biết xã hội tốt, về địa phương đang ở, và trên nữa là hiểu biết về chính đất nước mà ta đang sống.
    Tác phong chững chạc, nói năng từ tốn, đàng hoàng, tự tin.
    Khả năng giao tiếp tiếng Anh.
    Có khả năng trả lời một số câu hỏi tình huống, ví dụ tham khảo: "Nếu đi công tác xa, mà hết tiền thì bạn làm gì để về đến nhà?", "Bạn có một ca trực quan trọng ở cơ quan, nhưng hom đó ba(mẹ) bạn đau nặng ở nhà thì bạn có đi trực không, giải thích"... và muôn vàn câu hỏi tình huống khác.

Chia sẻ trang này