1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Khuynh hướng XHCN ???

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi do_re_mi, 09/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Mình nhớ mang mang bác hieu239 có bài "trung cộng...", hoá ra đúng là bác đây.
    Quả là thất lễ, thất lễ, có mắt mà không thấy thái sơn.
  2. Darkflamer

    Darkflamer Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    bác ơi, cái vàng vàng kia thì nước khỉ nào chẳng có, CS còn nhiều hơn ấy chứ, vì báo chí bị kìm giữ, báo chí là của Đảng, công an là của Đảng ...
  3. tbm

    tbm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2002
    Bài viết:
    1.226
    Đã được thích:
    0
    Thật ra người VN ít hiểu biết một cách nghiêm túc và có hệ thống về các giá trị cũng như lịch sử phương tây, cụ thể là Âu Mỹ, mà chỉ tiếp xúc với thông tin rời rạc kiểu tuyên truyền pha ác cảm của những người làm công tác tuyên huấn. Hiện tôi thấy ở VN hiện nay người ta có các dự án về tủ sách tinh hoa thế giới này nọ cũng là một điều hay.
    Vì kém hiểu biết về phương tây mà trong lịch sử, VN đã nhiều lần phải trả giá đắt.
    Được tbm sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 16/01/2007
  4. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    Vì không hiểu lịch sử của các nước phương Đông nên châu Âu + Mỹ cũng nhiều lần phải trả giá đắt, chỉ có điều là chúng ta phải trả thay họ.
    Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm?
    Được Pagan sửa chữa / chuyển vào 20:34 ngày 16/01/2007
  5. tbm

    tbm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2002
    Bài viết:
    1.226
    Đã được thích:
    0
    Nói riêng thì đúng là Mỹ đã không hiểu về VN. Hiện nay ngành Việt Nam học phát triển rất mạnh ở Mỹ. Ở VN không biết có ngành Hoa Kỳ học chưa. Thật ra, thẳng nhỏ phải hiểu thằng to trước mới là đúng đạo cá lớn nuốt cá bé. Nó chỉ cần dậm chân khoa tay là mình cũng đủ rau cháo qua ngày rồi. Cạnh VN có thằng Thái rất khôn, khi VN dính vào cảnh binh đao với Pháp thì Thái nhờ biết chút ít về Tây nên chỉ cần tốn thêm chút nước bọt nữa là chúng nó yên bề. Riêng Nhật Bản có lẽ là hiểu biết và vận dụng những thứ từ phương tây một cách chủ động sáng tạo hơn cả.
    VN đúng ra cũng học Tây, thậm chí úp sọt nguyên mô hình của Tây, nhưng là Tây Liên Xô, mà Liên Xô thì là nông dân của châu Âu. Mấy ngày gần đây đọc báo thấy Nga còn cấm cả dân nhập cư kinh doanh nhiều mặt hàng nữa. Rõ là luật rừng chính hiệu chứ ở các nước EU chúng nó kiện cho bỏ mẹ.
  6. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Câu này hay đó!
  7. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Hehê! Mình cũng nói lên ý kiến của mình, nhưng trong đó mình cũng có mục đích tuyên truyền đó!
    Cậu bảo mình và nhiều người nữa bị nhuộm đỏ từ lúc còn bé - chính xác như vậy đó. Còn cậu chắc chắn bị nhuộm trắng từ nhỏ? Phải không?
    Mình thì bao giờ cũng quan niệm mọi người bao giờ cũng thuộc một giai cấp nhất định, có những quyền lợi thuộc giai cấp đó, có những quan niệm của giai cấp đó. Chứ chằng có cái gì gọi là khách quan + vô tư theo kiểu tư sản cả.
    Còn các nhà dân chủ yêu nước mình chẳng thuộc mấy tên, mặc dù thỉnh thoảng mình cũng nghe RFA, BBC. Nghe xong, mình cảm thấy vui, vì được nghe một chương trình tấu hài vui nhộn, mặc dù hơi ngu xuẩn! Cái hiểu biết + lương tri của mấy vị đó không biết cất trong túi quần sau hay sao mà các vị quên không dùng, toàn nói những điểu hài hước lố bịch.
    Xin lỗi nhiều vì đã chạm đến thần tượng của bạn!
    Chúc bạn vui, khỏe và giữ vững chính kiến!
  8. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Phụ bác một tý:
    Một trong những sự trả giá đắt đó là người VN đã mất đi cơ hội được đi bầu cử tổng thống Mỹ.
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ ra ngoài đường em thấy ngổn ngang các lớp học tiếng Anh, đám du học sinh vi vu sang bên Mẽo càng ngày càng nhiều, cái này mà không được xem là Mẽo học thì...
    Chuyện thằng Thái ngày xưa cũng nói rồi, xem ra nó gặp may nhiều hơn là khôn.
    Về chuyện bắt chước "úp sọt" thì em cũng khá đồng ý với bác. Chắc là người Việt mình có cái máu nông dân cho nên toàn đi bắt chước bọn nông dân của châu Âu, không Nga thì Mẽo. Bọn Mẽo này thì quê một cục rồi, toàn là "cặn bã" của mấy nước châu Âu văn minh ngày xưa có khác. Mà cái luật lệ này của Nga em nghe quen quen, hình như ngày xưa Ngô Đình Diệm cũng có ra một đạo luật khá tương tự để đánh mấy bọn thương gia thực dân tây với khựa thì phải...
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Trả lời bạn : bôi vàng
    @do_re_mi và các bạn khác:
    "Theo tôi thì bác QT có vẻ ít nhìn vào các vấn đề thực tế.Về vấn đề tư hữu luôn luôn có những quan điểm khác nhau. Có người cho rằng đó là nguồn gốc của bất bình đẳng và bóc lột. Có người lại đề cao nó, coi là thiêng liêng"Nếu bạn đã nói vậy thì thực ra không có vấn đề gì để nói nữa cả. Ở đây, tôi không nói đến quan niệm về tư hữu. Đối với người tư sản, tư hữu tư liệu sản xuất luôn luôn là thiêng liêng. Cái quyền - ta có tư hữu - thặng dư dĩ nhiên phải rơi vào túi ta. Đó là sự tất nhiên theo lý luận tư sản. Nhưng thặng dư không phải tự nhiên sinh ra chỉ từ Sự tư hữu tư liệu sản xuất, nó còn phải có lao động của công nhân làm thuê. Nhờ có lao động của công nhân làm thuê mà tư liệu sản xuất mới trở thành Tư bản.
    Bạn lại nói "Giai cấp tư sản ra đời trong lòng xã hội phong kiến. Cơ bản, họ là những người có tài và giàu có nhờ bỏ trí thức, công sức của mình ra. Nói họ bóc lột giai cấp công nhân cũng có lý, nhưng thử hỏi nếu họ không có tiền thì làm sao mở được các công xưởng, nhà máy. Họ không có trí thức,và năng lực, làm sao họ quản lý và điều hành được công ty. Rõ ràng sự thành công của mỗi một công ty không chỉ phụ thuộc vào công nhân mà cả ông chủ nữa. Nếu ông chủ trả công hậu hĩnh cho công nhân thì có gọi là bóc lột không ??? chí ít, người công nhân được trả công cao cũng có khả năng đổi đời, và trở thành các ông chủ nếu họ muốn."Tất nhiên, mọi hoạt động kinh tế đều cần có sự quản lý, lập kế hoạch, điều phối?Không ai phủ nhận vai trò lãnh đạo của cá nhân trong các hoạt động kinh tế. Và hoạt động kinh tế diễn ra theo chiều hướng nào (tốt hay xấu) có vai trò nhất định của người quản lý. Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng nguồn gốc giàu có của chủ Tư bản là do "bỏ trí thức, công sức, năng lực" thì bạn đã nhầm. Sự quản lý của chủ tư bản (nếu có) cũng chỉ là một dạng lao động. Không ai đánh đồng dạng lao động đó với quai búa hay đào đất. Nhưng bạn hãy thử so sánh: một công nhân có mức lương 1.000.000 Đ/tháng, còn chủ có mức thu nhập 1.000.000.000 Đ/tháng; bạn không cho rằng mức chênh lệch 1.000 lần đó là do lao động trí óc đó bỏ ra đó chứ? Đó là tôi còn chưa nói đến trường hợp người nắm TLSX lại không trực tiếp quản lý sản xuất.
    Thế này nhé, tôi không phủ nhận sự "bóc lột" của giai cấp tư sản đối với giai cấp sản thông qua " chiếm đoạt" giá trị thặng dư. Tuy nhiên nếu một ông chủ đối xử tốt với những người làm thuê thì dùng từ " bóc lột" có lẽ hơi nặng nề quá.
    Chủ nghĩa Mác ra đời trong hoàn cảnh giai cấp công nhân bị bóc lột hết sức nặng nề, ngày nay tại nhiều quốc gia không còn cảnh đó do đó nhìn vào thực tế một chút dùng từ bóc lột tôi không khoái. Nhìn vào xã hội VN hiện tại, vẫn nhiều người muốn làm cho các công ty nước ngoài hay khối kinh tế tư nhân.
    Lý do, cơ chế thoáng , họ dễ sử dụng tri thức của mình hay làm việc thoải mái hơn. Lý do khác, làm cho doanh nghiệp nước ngoài hay tư nhân họ được trả mức lương cao hơn....
    Tôi không nói tư sản giàu có nhờ trí thức hay lao động trí óc không thôi. Bạn đọc lại.
    Nói ngoài lề 1 chút, không biết bạn có đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh không? Chứ tôi thì đang làm việc trong lĩnh vực đó. Và tôi xin nói rằng cái mà bạn gọi là năng lực kinh doanh chỉ là sự dối trá, lọc lừa và tàn nhẫn. Bạn có thể nói rằng có rất nhiều người kinh doanh "có đạo đức". Rất đúng, rất có thể ngoài đời họ là một ống bố tốt, một hàng xóm dễ chịu, 1 người bạn nhiệt thành; nhưng trong kinh doanh thì họ phải là Chủ Tư Bản - với phương châm Lợi nhuận tối đa.
    Bạn hơi cực đoan rồi. Có thể bạn chưa gặp đấy thôi. Tuy nhiên môi trường kinh doanh của VN còn nhiều bất cập nên có nhiều doanh nhân thành đạt nhờ thủ đoạn..là dễ hiểu. Cải cách môi trường pháp lý là mấu chốt của vấn đề.
    "Nếu ông chủ trả công hậu hĩnh cho công nhân thì có gọi là bóc lột không ???"
    Có lẽ bạn hiểu sai ý nghĩa của từ "bóc lột" mà chúng ta hay dùng trong khi nói về vẫn đề này. Nếu bạn hiểu "Tư sản có thể trả luơng cao cho công nhân, nhờ đó công nhân có cơ hội đổi đời" là công bằng thì bạn đã sai về lý luận. Khi ta nói "Không công bằng" tức là nói lên sự bất hợp lý về vấn đề ai được nhận phần Giá trị thặng dư. Công nhân, người tạo ra giá trị thặng dư nhờ lao động của mình đáng nhẽ phải nhận được phần lớn GTTD thì GTTD lại rơi vào túi chủ TB. Bóc lột phải hiểu theo nghĩa đó, chứ không phải là nghĩa như bạn hiểu. Còn nữa, ta đang xét đến cái tất yếu, là mối quan hệ giữa TB và công nhân, thì bạn lại bó hẹp nó vào một cái ngẫu nhiên là "Nếu ông chủ trả công hậu hĩnh cho công nhân". Có trường hợp đó. Nhưng đó có phải là cái tất yếu của PTSX TBCN không?
    Tôi viết rất nhiều vấn đè đó, bạn đọc lại hết đi nhé. Tôi không nói là phương thức sản xuất tư bản hiện nay tạo ra sự công bằng. Nhưng sự bất công bằng đó có thể đã hẹp lại , có thể bỏ từ ''''''rất bất công bằng" đi chăng ?
    Xã hội hiện nay không văn minh đến độ có thể tạo lập được công bằng tuyệt đối. Và không thể có sự công bằng tuyệt đối được đâu. Bạn tin 100 năm nữa, sẽ hết chiến tranh, con người sống trong hoà bình ??? Không tưởng. Bản chất con người có cả tốt cả xấu, trong xã hội luôn luôn có người tốt người xấu ( mặt tốt nhiều hơn hay mặt xấu nhiều hơn ), người khôn kẻ ngu,...Do vậy sự bất công sẽ luôn tồn tại, cùng lắm sẽ bớt đi mà thôi khi con người ngày càng văn minh hơn.
    Mà cái " ông chủ trả công hậu hĩnh cho công nhân" cũng không phải là tự nhiên mà có. Nó cũng phải trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ của giai cấp CN. Còn hiện tại, tình hình không phải là thế kỷ 19, cho nên những hiện tượng chủ bóc lột CN kiểu làm 16h/ngày có thể không còn phổ biến, tuy nhiên không có nghĩa là không có bóc lột.
    Nhất trí. Tuy nhiên không chỉ có tư sản bóc lột công nhân. Có khi ăn cướp đáng sợ hơn nữa kia.
    Nhà nước, như bạn đã biết: là công cụ bảo vệ quyền lợi cho một giai cấp nhất định trong xã hội. Không có nhà nước nào đứng trên mọi giai cấp, đem lại phồn vinh cho mọi giai cấp như bạn mong đợi.
    Tương lai thì không thể nói trước đuọc.
    Lý thuyết nhà nước là công cụ bảo vệ quyền lợi cho một giai cấp nhất định là của các nhà Mác xít. Trước đó còn có lý thuyết nhà nước là sản phẩm của khế ước xã hội, và còn nhiều lý thuyết khác trước và sau đó. Tôi không có ý so sánh đúng sai giữa các học thuyết, vì tôi không đủ trình độ và có thời gian nghiên cứu sâu, chỉ đưa ra cho mọi người biết thôi.
    Sự ra đời của các nhà nước phương đông không xuất phát từ mâu thuẫn giải cấp. tôi còn nghi ngờ không có một chế dộ chiếm hữu nô lệ ở các nước phương đông nữa kia.
    chư kể có nhà nước không đại diện cho giai cấp nào, chả đại diện cho ai cả, và dĩ nhiên họ không bảo vệ lợi ích cho giai cấp nào mà là một " đẳng cấp " xẫ hội nhất định. Trong lịch sử nhân loại, chắc bạn cũng thấy nhiều nhà nước như vậy.
    Tuy nhiên, nhà nước còn là công cụ dung hòa lợi ích giai cấp. Chỉ dung hòa thôi bạn ạ. Nếu không có vai trò này thì chẳng một chế độ nào có thể tồn tại lâu được. Nhờ có sự dung hòa đó mà mới có thể có hiện tượng như bạn nói. Về khoản này, tôi cho Mĩ là bậc thầy. Hai đảng tư sản thay nhau nắm quyền tạo nên một bộ mặt dân chủ và phồn vinh chung cho nước Mĩ.
    Lịch sử - là cuộc đấu tranh không ngừng giữa các giai cấp. Nếu một lúc nào đó, quyền lợi giai cấp không thể dung hòa được nữa thì phải có cách mạng thôi.
    Người Mỹ hay phuơng Tây cơ bản họ không quan trọng hoá những người cầm quyền thuộc về giai cấp nào, mà chỉ quan tâm đường hướng của họ có tính khả thi đến đâu và làm được việc gì bảo đảm quyền lợi cho dân tộc hay cá nhân họ.
    Cách mạng và đảo chính vỗn dĩ rất mong manh. Dĩ nhiên đảo chính hay cách mạng có khi là cần thiết nhưng có thể dấn đến những hậu quả không hay ngay lúc đó hay sau này.
    Bạn lại cho rằng "Mác và Ăng ghen cũng không gặp quá nhiều trở ngại cho việc tuyên truyền các học thuyết của mình" thì quả thật - tôi cho rằng bạn có một khiếu hài hước cao độ. Mác, người đã bị các chính phủ TS đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã bị truy đuổi khắp châu Âu. Bạn có thể nói, nhưng cuối cùng ông sống ở Anh đó thôi! Chính xác. Vì lúc đó, uy tín của ông quá lớn, đến mức không phải dễ dàng gì mà đối xử với ông như 1 tên tội phạm, mặc dù CP Anh cũng chẳng thú vị gì ông cả.
    Việc đó tôi biết nhưng thực sự là Mác không gặp phải nhiều trở ngại như nhiều nhà tư tưởng sống thời chuyên chế.
    Nếu ở phương Đông, có ai đó đưa ra học thuyết chống lại chuyên chế thì chắc các nhà nước phong kiến còn đàn áp khốc liệt hơn nữa kia.
    Mác, Người vĩ đại, theo tôi, chưa hẳn là là vì Người đã tìm ra các quy luật kinh tế (trước Mác các nhà CNXH không tưởng đã thấy được các bất công của XHTB) mà là vì Mác là người đã thấy được sức mạnh của giai cấp công nhân; đã thấy được công nhân là giai cấp tiên phong của cách mạng. Chính công nhân - được trang bị lý luận sẽ là người tạo nên một xã hội mới - không có áp bức, bóc lột.
    Tôi không hề phủ nhận các nhà tư tưởng Mácxít đã đóng góp nhiều vào kho tàng tri thức của nhân loại. Mác vĩ đại- công nhận vậy mà. Cái mà tôi nói là áp dụng như thế nào, cách thức cụ thể, hợp hay không hợp. Tôi cũng không tin có người nào đó nói cái gì cũng đúng, hay lúc nào cũng phù hợp, thời điểm nào cũng áp dụng được hay hoàn cảnh nào cũng áp dụng được.
    Đó là nói chuyện sách vở, còn thực tế bạn hỏi tôi nếu thế quản lý TLSX quản lý kiểu gì?
    Như bạn đã nói "Xoá bỏ phương thức sản xuất tư bản và giai cấp tư sản là không tưởng vảo thời điểm này vì muốn thế phương thức sản xuất mới phải tỏ ra có ưu điểm hơn hẳn. Quá khó."
    Tôi xin nhấn mạnh - bạn lại nhầm lẫn giữa Phương thức sản xuất và Cách tổ chức sản xuất. Cách tổ chức sản xuất không phải của PTSX nào - TB hay CS. PTSX CS ưu việt, nhưng các mô hình tổ chức SX đưa ra đã không hợp lý. Vì vậy mới dẫn đến sự sụp đổ của 1 Mô hình Tổ chức SX - XHCN trên TG; chứ ko phải là sự sụp đổ của PTSX XHCN.
    Rõ ràng, vào thời điểm này mà nói đến chuyện tiêu diệt CNTB là không tưởng. CNTB đã thay đổi nhiểu, linh hoạt và tinh vi hơn. CNXH chưa tìm ra một mô hình sản xuất phù hợp. Nếu PTSX CNXH chưa tìm ra 1 mô hình sản xuất phù hợp - giúp năng suất lao động cao hơn hẳn PTSX TBCN thì chưa thể thắng được.
    Biện pháp hành chính đã tỏ ra không hiệu quả.
    Về tương lai thì tôi không muốn nói, vì trong quyển "Nhà nước và cách mạng" Lê-nin đã nói khá rõ mô hình nhà nước (kể cả việc quản lý kt trong tương lai). Còn hiện tại thì có lẽ mô hình Việt Nam đang áp dụng - mà nhiều bạn cũng đang nói - tôi cũng không có ý kiến gì hơn.
    Trước mắt:
    - Cải cách hành chính.
    - Giữ vững các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt và làm ăn có lãi -sau đó phát triển dần lên; buộc lòng phải giải tán các doanh nghiệp yếu kém, cổ phần hóa 1 số doanh nghiệp.
    - Còn sau đó để làm thế nào mà lên CNCS thì tôi cũng bó tay.
    Để kết thúc, xin nhắc lại 1 câu của Mác mà tôi thích "Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người, thì nạn dân tộc này áp bức dân tộc kia, quốc gia này áp bức quốc gia kia sẽ tự biến mất"
    Mấu chốt là cách thức cụ thể.
    Không thể phủ nhận doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nhiệp tư nhân càng ngày càng đóng góp nhiều cho nền kinh tế quốc gia, thức đẩy kinh tế phát triển nhanh. Phủ nhận kinh tế tư bản có nghĩa là phủ nhận tự do kinh doanh và bó buộc phương thức kinh doanh. Nhưng giả sử xoá bỏ kinh tế tư bản ở nước ta sẽ xoá bỏ được " bóc lột " hay không. Phải hiểu nghĩa " bóc lột " rộng hơn.
    Doanh nghiệp nhà nước do ai quản lý nếu không phải một số cá nhân ? Vốn của doanh nghiệp nhà nước hầu hết do người dân đóng góp và dĩ nhiên lợi nhuận thu được từ các doanh nghiệp này người dân phải được hưởng. Tuy nhiên thực tế không hẳn đúng như vậy.
    Những người quản lý có thể đục khoét bất kỳ lúc nào. Thứ nữa, cơ quan chủ quản cũng sống dựa vào đó. Hai là sử dụng lợi nhuận có đuợc đó thế nào để mọi người dân được hưởng ?
    Phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước đã thật sự dân chủ cho phép những người đóng góp vốn cho doanh nghiệp nhà nước đó ( nhân dân) giám sát , kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp đó ?
    Về quản lý, rõ ràng những vị giám đốc cũng chỉ là người làm công ăn lương như những nhân viên khác trong doanh nghiệp. Thế nhưng các quyết định của họ đưa ra thường mang tính độc đoán. Không thể nói các ông giám đóc doanh nhiệp nhà nước ít độc đoán hơn các ông chủ tư nhân vì mặc dù Quy chế dân chủ trong DNNN ban hành đã lâu nhưng không được thi hành có hiệu quả.
    Người dân có ít thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước . Tính minh bạch về sử dụng vốn...gần như không có nên tham nhũng mới nặng nề đến vậy.
    Một vấn đề khác , tình trạng cha chung không ai khóc dẫn đến trì trệ giải quyết sao đây. Chưa kể sự trì trệ do thái độ dựa dẫm, ỷ lại.
    sự lớn mạnh của một số doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là nhờ đuọc sự bao cấp của nhà nước, được ưu đãi nhiều ( có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc không ),
    chưa kể tình trạng độc quyền nhà nước trong một số lính vực đã cản trở tư nhân tham gia mặc dù tư nhân hoàn toàn có khả năng làm ăn trong các lĩnh vực đó có hiệu quả. Cơ chế như vậy cản trở cho nhiều người có thể làm giàu cho bản thân và xã hội.
    Khá nhiều vấn đề bạn đã lảng tránh.
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 16/01/2007
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 22:38 ngày 16/01/2007

Chia sẻ trang này