1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Khuynh hướng XHCN ???

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi do_re_mi, 09/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Đảo chính ở Thái là bất đắc dĩ, khi thể chế dân chủ vận hành không tốt. Vì Thái nó có lãnh tụ ở trên mang tính hình thức nhưng đoàn kết quốc gai và giũ ổn định thể chế vì thế các cuộc đảo chính ở Thái không đổ máu , gây hậu quả nghiêm trọng sau này.
    Nếu một cuộc cách mạng hay đảo chính giúp cho quốc gia thay đổi bộ mặt theo hướng tốt hơn thì cũng chẳng gây phàn nàn gì.
    Bọn Tây nó không ưa đảo chính quân sự, quân đội can thiệp vào chính trị vì như vậy là bất hợp pháp, không dân chủ và thưòng gây hậu quả xấu sau này. Nhưng nó thường ủng hộ các cuộc đảo chính "dân sự" kiểu cách mạng cam ở nhiều nước Xô viết cũ ( theo nó là cần thiết để loại bỏ các cP "độc đoán")
    ---------
    Dân chủ là phương tiện để người dân tự đấu tranh hợp pháp đòi công bằng, công lý, hay bình đẳng xã hội cho bản thân. Nếu không có dân chủ, thì công bằng, công lý hay bình đẳng chỉ có được phụ thuộc vào sự " ban ơn " của những người cầm quyền. Nếu không có dân chủ, mỗi cá nhân là 1 thần dân chớ không phải công dân đúng nghĩa.
  2. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Theo tôi các bạn nên bàn vào những vấn đề chuyên môn, thực tế một chút chớ không nên mạt sát lẫn nhau và cực đoan quá .
  3. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.178
    Đã được thích:
    160
    Nghĩa là một cuộc đảo chính, do một thiểu số nhỏ, có sức mạnh về KT ( ở đây là nhà vua, quân đội làm vì sức ép của thị dân), là có thể chấp nhận nếu nó có lợi cho quốc gia ( ở đây chủ yếu về mặt KT) ?
    Vậy là dân chủ được đặt sau lợi ích quốc gia ( KT là quan trọng nhất). Tớ cũng đồng ý với điều này. Dân chủ chỉ là phương tiện, còn mục đích là chất lượng cuộc sống, và phương tiện đó chỉ ưu việt trong những XH đã phát triển cao như Mĩ và châu Âu, khi mà những thay đổi vô cùng nhỏ của các chỉ số KT, người dân đều cảm thấy được và quyết định bằng lá phiếu của mình. Còn những XH có nền KT kém hơn, thì một thiểu số nhỏ có con đường đúng đắn mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia nên có tiếng nói quyết định. Hugo của Venezuela hay Thakxin ( quên tên rồi ) của Thái Lan, dù được đa số dân chúng ủng hộ, nhưng tiếng nói quyết định không nên thuộc về hai ông ấy.
    Ấy thế mà nhiều người cứ coi dân chủ như mục đích tối hậu, hay như liều thuốc thần, cứ uống là có thể chữa bách bệnh.
  4. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Lá bài dân chủ trong tay những nước như Mỹ là có mục đích của nó.
    Thời kỳ Eltsin, có lẽ mức độ dân chủ thấp hơn thời kỳ Putin rất nhiều (mafia, tài phiệt, gian lận...) nhưng phương Tây "ít quan tâm" hơn so với thời kỳ Putin. Thật đơn giản, một trong những lý do đó là nước Nga thời kỳ Putin mạnh hơn thời kỳ Eltsin nhiều, vì vậy cần làm suy yếu nó. Đâu cần các biện pháp quân sự (với nước yếu), con bài dân chủ - nếu thành công - sẽ có sức mạnh hơn nhiều lần súng đạn.
    Hiển nhiên, vấn đề dân chủ ở VN đang dần được cải thiện, ai cũng muốn vậy, nhưng những kẻ to mồm nhất chính là những kẻ có dụng ý khác.
  5. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.178
    Đã được thích:
    160
    Đọc được bài này trên tuổi trẻ
    Cuba thời kỳ hậu Castro

    TTCT - Kể từ khi Fidel Castro lên nắm quyền vào năm 1959, Washington và cộng đồng người Cuba lưu vong chỉ nóng lòng chờ đợi ngày ông rời khỏi quyền lực bằng cách này hay cách khác.
    Và khi khả năng này đang xảy ra họ lại bất lực, bất lực trơ mắt ếch! Quyền lực đã được chuyển giao cho một lớp lãnh đạo mới, mà ưu tiên là bảo vệ hệ thống xã hội hiện hữu và từng bước cải tổ, bảo vệ lãnh thổ, chống lại mọi tấn công của Hoa Kỳ vào chủ quyền mình. Trước những nhu cầu mới, Cuba đương nhiên phải thay đổi, nhưng tất cả đều ngoài ?otầm tay? của người Mỹ!

    Gần 50 năm cầm quyền của Fidel kết thúc vào mùa hè năm ngoái, không gây ra một tiếng nổ hay lời rên rỉ như mong đợi, mà là một sự chuyển tiếp dần dần, do chính ông tổ chức thực hiện. Không hề có một cuộc bạo động nào trên đường phố Cuba. Cũng chẳng có di dân ồ ạt nào như theo kịch bản phấn khích ban đầu ở thành phố Miami của Mỹ, thủ phủ kiều dân Cuba. Cũng chẳng có chiếc tàu nào rời hải cảng Florida để đi thẳng một mạch 90 dặm đến Havana để chúc mừng ?othắng lợi?. Tại Cuba, dù Fidel có sống thêm vài tuần, vài tháng hay vài năm cũng không còn là ?ovấn đề? nữa.
    Tuy nhiên, tại Washington, chính sách về Cuba - chỉ nhằm lật đổ chế độ - từ lâu lại độc nhất dựa vào những mong muốn phi thực tế về tình hình trên đảo. Lá phiếu của 1,5 triệu cử tri Mỹ gốc Cuba sống tại Florida và New Jersey đã lèo lái được chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với đảo quốc này. Một số tay lưu vong còn cố tình lôi kéo cho Hoa Kỳ xung đột trực tiếp với Havana để chơi trò ?ongư ông đắc lợi?.
    Cuối cùng, Washington cũng phải tỉnh ngộ với một thực tế đau đớn là chế độ Fidel Castro cứ bền vững, trong khi Washington lại có quá ít phương tiện để có thể gây ảnh hưởng lên chế độ mới, ngay cả sau khi Fidel vĩnh viễn ra đi!
    "Thay đổi thời tiết"

    Ngày 31-7-2006, thư ký riêng của Fidel Castro công bố: Trước ngày sinh nhật thứ 80, Fidel phải trải qua một cuộc đại phẫu thuật và chuyển giao ?oquyền hành tạm thời? cho người em trai Raul, 75 tuổi, và sáu quan chức cao cấp. Bệnh tình trầm trọng của Fidel là hiển nhiên, thông qua những hình ảnh yếu ớt được phát sóng và đích thân Fidel yêu cầu nhân dân Cuba hãy sẵn sàng trước việc ông sẽ ra đi.
    Raul Castro nhanh chóng đảm nhận chức vụ bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản, đứng đầu Bộ Chính trị, chủ tịch Hội đồng Quốc gia (kiểm soát quân đội và các cơ quan tình báo). Ngoài hai nhân vật đã từng theo anh em Castro từ ngày khởi đầu làm cách mạng, còn có bốn nhân vật khác mới nổi lên trong thập niên 1990, nắm giữ các chức vụ then chốt khác.
    Tuổi khoảng 40-70, họ đã được chuẩn bị cho sự chuyển tiếp này trong suốt nhiều năm liền. Jose Ramon Balaguer, bác sĩ đã từng chiến đấu tại Sierra Maestra trong cách mạng, nắm Bộ Y tế. José Ramon Machado Ventura, một bác sĩ khác, nắm Bộ Giáo dục. Carlos Lage Davila, kiến trúc sư trưởng cải cách kinh tế trong thập niên 1990, lôi kéo được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nắm Bộ Năng lượng. Francis Soberon Valdes, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba, phụ trách Bộ Ngoại giao và Felipe Perez Roque nắm Bộ Tài chính.
    Các quan chức Hoa Kỳ thú nhận: hầu như chẳng biết gì hơn về bệnh tình của Fidel Castro cùng kế hoạch chuyển giao quyền lực. Trong lúc đó, một người cháu của Fidel, Lincoln Diaz - Balart, lại là dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ thuộc Đảng Cộng hòa, tiểu bang Florida, được Tổng thống G.W. Bush hết mình ủng hộ, cũng hết sức ?okỳ vọng? ngồi vào chiếc ghế của Fidel Castro.
    Mấy tuần sau đó, Raul Castro dành cho báo chí Hoa Kỳ một cuộc phỏng vấn, trong đó ông nói: ?oCuba luôn sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ trên căn bản bình đẳng. Chúng tôi không chấp nhận chính sách kiêu căng và can thiệp của nhà cầm quyền này?. Vài hôm sau, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, phụ trách Tây bán cầu, Thomas Shannon đáp trả tương tự. Ông nói: Washington sẽ cứu xét bãi bỏ cấm vận, nhưng chỉ khi nào Cuba mở đường cho dân chủ đa đảng, thả hết tù chính trị và cho phép các tổ chức dân sự độc lập hoạt động. Hai bên giữ vững hai quan điểm từ lâu vốn không thay đổi nên chẳng thể nào gặp nhau được.
    Trong góc nhìn của Washington, bế tắc này chỉ là tạm thời. Thứ trưởng Shannon so sánh thời kỳ hậu Cuba như một chiếc trực thăng... gãy cốt cánh, sẽ sớm tan tành mây khói! Nhưng quan điểm này, vốn phổ biến đều khắp trong giới lập chính sách Hoa Kỳ, lại không muốn biết đến một sự thật rất khó chịu về Cuba dưới chế độ Fidel Castro: Chính phủ Cuba vẫn tồn tại sinh động bên cạnh huyền thoại về hai anh em nhà Castro.
    Cuba không phải là một chế độ dân chủ đa đảng, nhưng đó là một quốc gia đang vận hành bởi các quan chức có ?ođầu óc? được dân bầu lên, rất chăm lo các vấn đề như rác thải, giao thông công cộng, công ăn việc làm, giáo dục, y tế và an ninh. Cho dù vẫn còn tham nhũng, song bộ máy công chức ở đây được giáo dục tốt, sĩ quan quân đội kinh nghiệm từng trải, các viên chức ngoại giao đầy năng lực, lực lượng lao động lành nghề... Công dân Cuba có học vấn cao, trình độ quốc tế, có tinh thần ?otự mình dám nghĩ, dám làm? và được hưởng tiêu chuẩn y tế sánh với toàn cầu.
    Trong một chuyến đi đến Cuba vào tháng 11-2006, tôi (Julia E. Sweig, tạp chí Foreign Affairs số 1 & 2-2007) đã nói chuyện với nhiều quan chức cao cấp, các nhà ngoại giao nước ngoài, các nhà trí thức và những kẻ chỉ trích chế độ, để có được một cái nhìn về tương lai của đảo quốc này. Tôi cũng đã từng đến Cuba gần 30 lần kể từ năm 1984, và gặp gỡ rất nhiều người, từ chính Fidel Castro cho đến các nhà hoạt động nhân quyền và tù chính trị. Mọi người trong Chính phủ Cuba và Đảng Cộng sản đều vững tin chế độ có thể tồn tại sau khi Fidel ra đi.
    Cách mạng Cuba đã lập được các chương trình xã hội, giáo dục và y tế vẫn còn làm các nước đang phát triển thèm muốn. Giáo dục công cộng phổ cập cho toàn thể dân chúng, cho phép những nông dân già cả mù chữ nay được nhìn thấy con cháu mình trở thành tiến sĩ, nhà khoa học và bác sĩ. Năm 1979 tỉ lệ biết chữ tại Cuba chiếm đến 90% dân số.
    Tuổi thọ bình quân con người từ 60 lúc mới cách mạng ngày nay đã lên đến 80 (tương đương tại Hoa Kỳ). Chương trình chủng ngừa công cộng đã hoàn toàn loại bỏ được bệnh bại liệt, bạch hầu, uốn ván, viêm màng não và bệnh sởi. Bằng những cách thức đó, Cuba đã thật sự phục vụ giai cấp dân nghèo thay vì chỉ phục vụ tầng lớp ?othượng lưu? và các đồng minh của Mỹ (như trước cách mạng).
    Kết thúc chiến tranh lạnh đã đe dọa nghiêm trọng thế cân bằng sẵn có. Liên Xô cắt đi 4 tỉ USD trợ cấp hằng năm, và nền kinh tế co cụm 35% chỉ sau một đêm. Ai ai cũng công nhận sự tồn tại của chế độ Cuba ở vào tình thế hết sức nguy hiểm. Phải nhanh chóng ứng biến với tình hình thực tại. Việc ra ứng cử thật đông vào các chức vụ, cho dù là giữa các đảng viên, được khuyến khích. Các từ ngữ vốn một thời ?olạc điệu? như: xã hội dân sự, thị trường, hiệu quả, chủ quyền, quyền sở hữu và cạnh tranh... xuất hiện kể cả trên báo chí nhà nước và trong những cuộc tranh luận về chính sách. Theo lệnh của Raul, các công ty nhà nước chuyển sang sử dụng chế độ kế toán tư bản cùng các thông tục kinh doanh quốc tế.
    Những thay đổi này làm cho Cuba trở nên khác xa thời đại Xô viết, nhưng cũng khiến chính phủ Fidel Castro đứng vững được. Nền kinh tế bắt đầu phục hồi, các chương trình y tế và giáo dục lại tiếp tục. Đến cuối thập niên 1990, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh tại Cuba xuống đến 6/100.000, còn thấp hơn cả Hoa Kỳ, và gần 100% trẻ em được đi học miễn phí đến lớp 9. Nhà cửa dù không được hiện đại hóa vẫn được cấp phát miễn phí! Quan hệ quốc tế dù bị nhà nước kiểm soát vẫn mở rộng trên các lĩnh vực trao đổi văn hóa, thể thao, hợp tác khoa học, các chương trình y tế, kỹ thuật, thương mại và ngoại giao. Kiều hối lên đến gần 1 tỉ USD.
    Cùng lúc đó, việc đầu tư vào con người của cách mạng đã biến Cuba trở thành một vị thế độc nhất, có thể lợi dụng được xu thế kinh tế toàn cầu hóa. Đảo quốc này có vô số tài năng khoa học, nhưng lại thiếu nền tảng công nghiệp và đầu tư nước ngoài cần thiết để tạo ra những sản phẩm cao cấp. Với 10.000 sinh viên trong các trường khoa học và kỹ thuật, gần đây đã liên doanh thành công trong lĩnh vực dược với Trung Quốc, Malaysia, Cuba đang ở trong tư thế sẵn sàng cạnh tranh với các nước đang phát triển hàng đầu. Đầu tư nước ngoài từ châu Âu, Mỹ Latin, Canada, Trung Quốc và Israel đang đổ vào các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, khai thác hầm mỏ, viễn thông, y dược, kỹ thuật sinh học và công nghiệp dầu khí.
    Từ góc nhìn của những người được chọn để kế vị Fidel, sự chuyển tiếp quyền lực diễn ra đặc biệt thuận lợi trong bối cảnh tình hình quốc tế. Dù Washington nỗ lực cấm vận tối đa, Cuba vẫn không bị cô lập. Quan hệ ngoại giao thiết lập với trên 160 quốc gia, sinh viên từ 100 nước đang theo học tại Havana và bác sĩ Cuba đang có mặt tại 69 lãnh thổ.
    Sự vùng lên của cánh tả tại Mỹ Latin, cùng với phong trào chống Mỹ đang phát triển toàn cầu, đã biến Cuba thành một thách thức trực tiếp với Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc. Mối quan hệ Cuba - Venezuela, dựa vào đồng quan điểm chỉ trích đế quốc Mỹ và ?ochủ nghĩa tư bản man rợ? có được sức mạnh tượng trưng đặc biệt. Venezuela trợ cấp cho Cuba hằng năm 2 tỉ USD dầu hỏa, đổi lại nhận được chuyên gia kỹ thuật và y tế để thực hiện các chương trình xã hội của ông Hugo Chavez, làm các nhà quan sát Hoa Kỳ đặc biệt khó chịu.
    Những người kế nghiệp Fidel đã sẵn sàng làm việc. Sau lưng Raul Castro là nhiều khuôn mặt khác với khả năng và quyền hạn đầy đủ để tiếp tục thay đổi, dù ông có lại... ?ođi theo? Fidel. May mắn cho họ. Fidel đã từng dạy dỗ rất kỹ: phải nỗ lực đoàn kết chính phủ mới, giải quyết các vấn đề dân sinh, tạo ra một mô hình cải tổ mang bản chất Cuba, duy trì vị thế Cuba trên trường quốc tế và châu Mỹ Latin và phải... ước đoán được chính sách của Hoa Kỳ! Nếu họ hoàn thành những điều này, xem như Fidel Castro vẫn còn chiến thắng, dù ông phải rời khỏi xứ sở này để trở về với các bậc tiền bối, theo luật tạo hóa.
    Julia E. Sweig (Foreign Affairs, tháng 1 & 2-2007)
    Đ.C.T. lược dịch

  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ có đọc về Newton và ông ấy viết vẫn tin vào Chúa, lúc này quả thực bảo tôi tìm thì tôi không thể dẫn chứng nổi.
    Einstein thì ông nói tôi không tin chúa chơi xúc xắc cái gì đó hoặc là ông nói muốn đi tìm luật chơi của Chúa. Tôi đoán bạn không phải người nghiên cứu Vật lí???
    AS và Ricardo là ai, bạn đùa ở thời điểm này à, tôi có không biết thì google cũng được. Họ đều được giảng sách kinh tế ở VN nữa. Họ đặt nhiều nền tảng cho lí thuyết về giá trị của lao động và thị trường tự do
    Tôi không nói lí luận của AS và Ricardo liên quan tới chúa mà nói cách giải thích của họ không phủ nhận Chúa kể cả ở nước Anh được (đối với người theo đạo) Bạn ngu vừa thôi, đọc hiểu ngu thế nói làm chó gì? Chắc bạn chỉ đọc qua một chút về kinh tế hả, kiểu phổ biến kiến thức rồi ra ngoài làm ăn kinh tế?
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cái này tôi chưa biết, cái Gini ấy. Nhưng tôi không tin bất kì chỉ số nào về đánh giá chất lượng cuộc sống.
    Người ta có thể ước tính được, chẳng hạn bao nhiêu tấn cocaine nhập vào Mĩ. Tất nhiên không phải kiểu tính toán kinh tế mà dựa vào công an bắt gián điệp chẳng hạn và sai số có thể lớn, nhưng không phải không tính được. Việc điều hành đất nước phải ước lượng được thế giới ngầm chứ bạn, chẳng lẽ tổng thống toàn trẻ con?
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nói Marx viết mà nói kiểu của Marx, kiểu của ĐCS, kiểu nó thế, còn ý diễn đạt ra là của tôi. Kiểu của Marx là kiểu chuyên chế, ta thắng địch thua, kiểu mâu thuẫn sống còn. Còn nhà nước là cái gì.. tôi nói về nhà nước VN.
    Quan điểm của tôi ủng hộ tự do cá nhân trong đó coi tiêu chí của nền kinh tế là phục vụ nhu cầu cá nhân, kể cả nhu cầu thiểu số, và giá trị lợi ích kinh tế thực ra chính là giá trị lợi ích của nhu cầu cá nhân được thoả mãn. Ngoài ra chẳng có lợi ích kinh tế nào khác.
    Tôi thích viết thế nào là quyền của tôi. Chẳng biết ai hoang tưởng đâu cậu nhóc.
    Tôi hoang tưởng tôi biết tôi hoang tưởng, thế nhé.
    Vớ vẩn, bạn thích thì tìm lại ngữ cảnh mà đọc.
    PS: xin lỗi bạn gì thanhle thì phải bảo tôi nửa tháng vào một ít, tôi còn bận làm kách mệnh
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 07/02/2007
  9. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    78% dân số Hoa Kỳ là người theo đạo Cơ Đốc (Christian), theo số liệu của CIA World Factbook (52% Tin Lành, 24% Thiên Chúa và 2% Mormon, 10% vô thần).
    Trong khi đó, lại theo một nghiên cứu khác, 44 tới 47% dân Mỹ cho rằng Chúa tạo ra loài người trong vòng 10000 năm trở lại đây; và chỉ 9 tới 13% cho rằng loài người có lịch sử phát triển hàng triệu năm từ các loài động vật cấp thấp. Trùng hợp quá phải không? Bài nghiên cứu đó cũng kết luận là người càng có học thì càng ít tin vào tôn giáo hơn, theo số liệu thống kê.
    Cũng phải nói thêm là rất nhiều giá trị đạo đức mà đạo Cơ Đốc giảng dạy từ xưa đến nay đã không còn phù hợp với tính nhân đạo hiện nay (ví dụ: người đàn bà là nguồn gốc của tội lỗi), các giáo sĩ giảng đạo hiện nay đều phải "biến tấu, giải thích theo nghĩa mở" một số đoạn văn trong kinh thánh để phù hợp với điều này.
    Xét cho cùng thì câu nói của Mác: "tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của trạng thái không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" tuy rất nguy hiểm vì nó kích động mâu thuẫn xã hội, nhưng cũng không phải là không có lý của nó.
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bạn hình như không học về toán. Nếu không thực tế sẽ dạy bạn rằng một hệ phương trình chỉ cần thay đổi vài biến số đầu vào cũng cho kết quả khác hẳn. Giả sử VN tìm ra châu Mĩ, thì lúc đó Colombo sẽ tìm ra mặt trăng
    Tôi công nhận ý nghĩa rất to lớn của đấu tranh bạo lực ở VN ảnh hưởng tới sự giải phóng hoà bình ở các nước khác vì bọn chùm tư bổn nó đã biết sợ rồi.
    Nhưng mà tôi lấy vd thế này, một làng có thằng Bá Kiến, tất nhiên cần một anh Chí thì cả làng mới yên, vấn đề nếu tôi ở làng đó tôi không làm anh Chí mà sẽ yên phận làm anh nào được hưởng lợi sau đó. Đứa nào làm thằng Chí là ngu.
    Với cả lúc cần đánh nhau thì làm anh Chí cũng được, còn lúc hoà bình thì không cần.

Chia sẻ trang này