1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các kiểu tính cách - Quan điểm phân tâm học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Candi, 03/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bạn có thể mô tả kỹ hơn nữa chăng: Có cảm xúc buồn, chán nản, thờ ơ...
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2

    Tớ thấy có một số chi tiết không chính xác. Cách giáo dục của các nước phương Tây đã tạo cho mọi người sự tự tin từ nhỏ nên hầu hết họ có xu hướng hướng ngoại. Hướng nội hay hướng ngoại cũng một phần là do giáo dục từ nhỏ nữa, không phải là bẩm sinh.
    Người hướng ngoại bao giờ cũng giao thiệp và quan hệ rông hơn người hướng nội. Vì thế nên đi đến đâu họ cũng thường được chào đón nhiều hơn người hướng nội là điều dễ hiểu. Tớ không hiểu dựa vào đâu có thể nói là người hướng ngoại được ưa chuộng hơn?
    [/QUOTE]
    Đây là bài viết dịch lại từ trang Web về Jung. Thời gian trong bài này là là những năm đầu thế kỷ trước. Còn hiện tại, đúng là có khác. Bạn có thể để ý mốc thời gian của bài viết được không.
    Đồng ý với bạn là hướng ngoại hay hướng nội nhiều khi do giáo dục, môi trường quyết đinh. Nhưng nếu bạn có đọc qua về sinh lý học thần kinh, thì có một số trẻ em sinh ra đã có thần kinh siêu nhạy cảm do chúng có hạnh nhân phát triển. Những đứa trẻ này nhút nhát, ngại cái mới, thường co mình lại. Nếu bố mẹ chúng khuyến khích chúng một cách khoa học từ những năm đầu đời, chũng có thể tự tin và trở thành hướng ngoại. Còn nếu cứ để tự nhiên như tính cách của chúng, phấn nhiều chúng sẽ thành hướng nội.
    Thêm nữa, hướng nội hay hướng ngoại cũng là tương đối và tuỳ thuộc vào thời điểm. Nhiều người lúc trẻ hướng nội nhiều, về già lại hướng ngoại và ngược lại.
  3. grasshoper

    grasshoper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2004
    Bài viết:
    904
    Đã được thích:
    0
    Không có buồn chán nản thờ ơ gì cả. Thật ra những lúc được ở một mình như vậy là những lúc mình thấy sung sướng nhất. Người khác cần đi nghỉ mát 2 tuần để thư giãn chẳng hạn. Thì mình cần nghỉ ngơi trong phòng tách biệt hẳn với mọi người trong 2 tuần. Tất nhiên mình vẫn có đi nghỉ mát ở đâu đó vài tuần khi có thể.
  4. natvie

    natvie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    tớ <---------> hướng nội. [​IMG]
    này thì hướng nội này [​IMG]
    suốt ngày ngồi nhà này.. [​IMG] học cho lắm vào[​IMG]
  5. nerien

    nerien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bạn Candi, bạn là người mở topic về hướng nội và hướng ngoại, bạn có thể cho mình hỏi những vấn đề sau được không :
    1. Việc các bạn vào box tâm lí và viết bài về tâm lý con người, nó là một biểu hiện của hướng nội hay hướng ngoại?
    2.Giáo dục và bản năng có tác động nào lên sự hình thành tâm lý hướng nội và hướng ngoại ?
    3. Sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà khi phân chia thành hai kiểu người hướng nội và hướng ngoại.
    Với bản thân tớ thì tất cả mọi sự phân chia về tính cách đều chỉ có tính tương đối,không rạch ròi, dựa vào cảm tính của nhà tâm lí là chính. Đứng trước một sự kiện người ta chỉ có thể dự kiến được khả năng phản ứng của một người dựa vào thói quen, những tính cách đặc trưng và hoàn cảnh hiện tại của anh ta. Nhưng con người cũng có những phút điên loạn và kỳ quặc vượt ra ngoài những khuôn lệ bình thường. Khi đó thì tất cả những dự đoán của nhà tâm lí, phụ thuộc vào cảm giác nhiều hơn là những nghiên cứu khoa học có tính hệ thống và giá trị.
    Nếu đi sâu vào nghiên cứu hướng nội và hướng ngoại, thế nào cũng lại nảy sinh thêm các trường hợp nhỏ kiểu Hoàn toàn hướng nội, hướng ngoại trong hướng nội, Hoàn toàn hướng ngoại và hướng nội trong hướng ngoại Đến lúc nào loạn hết óc lên thì thôi
  6. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì thế này:
    Việc này không cho đủ thông tin để biết được là biểu hiện hướng nội hay hướng ngoại. Thông thường thì người hướng ngoại có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn người hướng nội, nhưng người hướng nội cũng có thể rất sôi nổi khi bàn đến ván đề mà họ quan tâm.
    Con trai và con gái khác nhau bởi tâm sinh lý, bản năng và cách giáo dục, môi trường nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách. Còn cụ thể thế nào thì tớ cũng không rõ lắm
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Với bản thân tớ thì tất cả mọi sự phân chia về tính cách đều chỉ có tính tương đối,không rạch ròi, dựa vào cảm tính của nhà tâm lí là chính. Đứng trước một sự kiện người ta chỉ có thể dự kiến được khả năng phản ứng của một người dựa vào thói quen, những tính cách đặc trưng và hoàn cảnh hiện tại của anh ta. Nhưng con người cũng có những phút điên loạn và kỳ quặc vượt ra ngoài những khuôn lệ bình thường. Khi đó thì tất cả những dự đoán của nhà tâm lí, phụ thuộc vào cảm giác nhiều hơn là những nghiên cứu khoa học có tính hệ thống và giá trị.
    Nếu đi sâu vào nghiên cứu hướng nội và hướng ngoại, thế nào cũng lại nảy sinh thêm các trường hợp nhỏ kiểu Hoàn toàn hướng nội, hướng ngoại trong hướng nội, Hoàn toàn hướng ngoại và hướng nội trong hướng ngoại Đến lúc nào loạn hết óc lên thì thôi
    [/QUOTE]
    Tớ không nghĩ là sự phân chia như thế này chỉ dựa vào cảm tính của các nhà tâm lý, có thể điều đó như là giác quan thứ sáu, cho họ hướng nghiên cứu, nhưng ít ảnh hưởng đến kết quả. Tâm lý cũng là một môn khoa học, mà bất cứ môn khoa học nào cũng có sự nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế. Không ai có thể bịa ra không chứng minh mà làm cho người khác tin được. Còn kiểm nghiệm thế nào, chắc chắn là qua nghiên cứu cụ thể tâm lý nhiều người, đi sâu vào thì tớ không rõ lắm. Những ví dụ mà bạn đưa ra trong bài của Candi đã nhắc đến rồi, nếu bạn muốn bàn sâu thêm về những cái "vượt ra ngoài bình thường" thì chắc phải yêu cầu Candi tìm hiểu và post thêm .
    Nếu bạn đặt vấn đề là nghiên cứu sâu về hướng nội hướng ngoại vô ích thì có lẽ nên đặt câu hỏi tâm lý cũng là môn khoa học vô ích? có một topic về những ứng dụng của tâm lý, bạn có thể tham khảo thêm.

    Được narcissus sửa chữa / chuyển vào 07:36 ngày 17/03/2005
    Được narcissus sửa chữa / chuyển vào 07:37 ngày 17/03/2005

Chia sẻ trang này