1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC KS QUAN TÂM ĐẾN THỜI CUỘC - XIN MỜI VÀO ĐÂY !

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 08/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Sống không lý tưởng
    Có chí mà không làm nổi, đó là vì tài lực không đủ, thật không đáng trách ! Nhưng trong chúng ta, đáng trách là hạng người sau : sống ở đời không có mục đích gì cao nhất ; họ không có một cuộc đời lý tưởng, họ không coi một thứ gì là đáng ham chuộng, ngoài sự làm tôi đồng tiền mặc dầu phải quăng bỏ liêm sỉ bán rẻ nhân cách.
    Ngoài ra lại còn một hạng cho ai cũng là người vô vị, việc gì cũng là việc không đáng làm ; ngất ngưỡng qua ngày, hửng hờ đoạn tháng ; để đồng tiền huyết hản của cha, mẹ, vợ, con vào vòng trời hoa đất rượu, phung phí tuổi giàu sức khoẻ vào những cuộc đỏ đen suốt sáng, mây khói thâu canh. Họ chỉ cốt sống để tìm những thoả mãn về vật dục...
    ( trích " Hư Sinh "- HOA BẰNG, Tri Tân 1943 )
    Được lyenson sửa chữa / chuyển vào 19:17 ngày 28/04/2006
  3. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Tội nghiệp hàng triệu người con của dân tộc VN ta mang nặng một Lý Tưởng cao đẹp vượt Trường Sơn từ Bắc vào Nam rồi rốt cuộc đem lại cho cả nước cái gì ...
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Lòng tự trọng dân tộc
    Cách đây mấy ngày, đang uống cà phê. Tôi được gặp và trò chuyện trong chốc lát với một em bé bán vé số, khi em mời tôi ; một người không mua và cũng không thích " trúng số ", tôi ngõ ý :
    - Chú thấy cháu bán " món hàng " này ít người mua mà nhiều người bán, sao cháu không nghĩ đến bán món hàng khác tốt hơn ?
    cháu bé lể phép trả lời tôi :
    - Cháu cũng chỉ bán vé số một thời gian thôi. Khi nào có điều kiện, cháu sẻ làm việc khác !
    Tôi ngạc nhiên trước câu nói tự tin của một cháu bé nghèo. Đúng là có những lúc do hoàn cảnh, ta phải làm những việc nhọc nhằn, thu nhập thấp và có vẻ làm bé nhỏ con người mình đi ; nhưng nếu đó là việc làm lương thiện và ta có lòng tự trọng như em bé bán vé số kia, thì có thể tự tin rằng trước sau gì cơ hội cũng đến với ta, và ta sẻ có điều kiện để thực sự là chính mình.
    Một nhà nghiên cứu kinh tế người Mỷ cũng chân thành khuyên chúng ta không nên cứ mải dựa vào ưu thế nhân công rẻ để may gia công và đóng giày dép ; mà nên học cách của người Ấn Độ, dám đi thẳng vào kinh tế tri thức để góp phần biến thế giới này thành " thế giới phẵng " - Tạo một sự ngang bằng trong nắm bắt cơ hội và phát triển.
    Thì đúng là như thế ! nhưng hiện chúng ta có đủ tự tin như em bé bán vé số kia để trả lời " chúng tôi cũng chỉ làm công việc này một thời gian. Khi có điều kiện chúng tôi sẻ làm việc khác, những việc mà ngài đã khuyên "
    Nhưng làm sao để có điều kiện, nghĩa là " điều kiện cần và đủ " khi chúng ta cứ mãi thấy mình nhỏ bé, lép vế...khi ta chỉ muốn xin mà ít chịu nghĩ, ít chịu làm...bắt đầu từ những việc nhỏ ?
    Đã có một thời chúng ta quá tự hào đến mức tự tôn, đến mức cao ngạo về mình. Rồi giờ đây xuất hiện tâm lý ngược lại là quá tư ti, quá rụt rè và tự làm nhỏ mình đi khi xuất hiện trước người ngoài. Cả hai xu hướng ấy đèu là kết quả của một cách nhìn nhận sai về mình và đều dẩn đến sự thiếu tư trọng.
    Một con người khi đã thiếu tự trọng thường hành xử thiếu tôn trọng người khác, và thiếu tôn trọng chính mình ; do đó dể bị người khác xem thường !
    Mà khi người ta đã xem thường mình, thì làm sao mình tồn tại đúng với nhân cách mà mình muốn có được ?
    Nếu một con người phải sống với lòng tự trọng ; thì một dân tộc, một đất nước càng phải tự trọng và tự trọng cao ! Không phải bằng cach tự ca ngợi mình " mục hạ vô nhân "...- cũng không phải ngồi mơ tưởng viển vông về những đại sự mình sẻ làm, mình sẻ hơn người...- cũng không phải bằng lối so sánh giản đơn giửa " mình ngày trước " với '' mình bây giờ " mà vội tự thoả mãn, cho là mình đã " tăng trưởng vượt bậc "...
    Nhưng cũng không phải nhìn ra ngoài thấy đâu đâu cũng rồng, cũng hổ...rồi nhìn lại mình thấy nhỏ nhít như mèo, như cheo...để thở dài an phận run sợ khúm núm trước người ngoài ; để đến nổi bị người ta lừa cho, ép cho, đè cho...mà cứ nghĩ mình khiêm cung.
    Tất cả những biểu hiện dù rất trái ngược nhau ấy lại qui tụ ở chổ thiếu lòng tự trọng ; một lòng tự trọng bình thường không nống lên, vói lên và cũng không hạ xuống, xẹp xuống...
    Khi ta nói " Tôi là người Việt Nam " thì dù tự hào, dù chua xót . Câu nói đỉnh đạc một cách bình thường ấy đã ẩn chứa trong nó lòng tự trọng của một con người ; của một dân tộc...
    ( THANH TH. nguồn : www.khoahocphothong.net )
  5. mommy

    mommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Mấy tuần nay ở quanh đây xôn xao chuyện lá cờ Vietnam. Không muốn quan tâm cũng không được vì đi đâu gặp ai cũng bị hỏi "Có đi biểu tình không?", đáp ... " Tui không có rảnh!". Tui chỉ hơi buồn không hiểu sao người VN mình không đoàn kết mà cứ thù ghét lẫn nhau và quá câu nệ chuyện của quá khứ (à, ... mà hình như chính tui cũng thế )
    Vài cái links:
    - Dallas - Fort Worth sôi động
    - Flag display touches off emotions
    - At UTA, 3,000 protest including Vietnam''s flag
    - 30 tháng 4 tại Dallas, Texas
  6. gwu

    gwu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Việc này cũng làm cho nhưng sinh viên đến từ VN đang theo học ở UTA rất lo lắng. Được biết ĐSQ VN tại Mỹ cũng đã có thư trấn an các LHS và văn bản gửi ĐH UTA. Nghe nói giám đốc ĐH UTA nhất quyết duy trì lá cờ đỏ đã được treo!
    Không biết những Việt Kiều cảm nhận thế nào với lá cờ của Quốc gia mình ( Cờ Mỹ ). Những người đang chống đối trên sẽ cảm thấy thế nào nếu lá cờ thân yêu của họ bị xúc phạm hoặc làm nhục ? Họ có biết đa số nhân dân Việt nam không đồng tình với cách chống đối như vậy không ?
    Với tất cả những nước trên thế giới đã công nhận Việt nam hoặc có quan hệ ngoại giao với VN, lá cờ đỏ trên không tượng trưng cho 1 chế độ chính trị nào mà là cho 1 quốc gia độc lập và có chủ quyền. Đối với hơn 80 tr người dân VN thì lá cờ là biểu trưng cho dân tộc VN bất chấp họ ủng hộ hay không ủng hộ chế độ đang nắm quyền. Điều này có thể nhận thấy trong những sự kiện tranh tài mang tính quốc tế, khi đội tuyển VN giành chiến thắng thì biết bao nhiêu người cầm cờ ăn mừng và thể hiện lòng tự hào về dân tộc mình.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Hưởng ứng hai đoạn bạn viết trên đây:
    Đoạn 1: Người ở nước ngoài không hoàn toàn giống người
    trong nước, và không mấy để ý đến người trong nước coi trọng
    lá cờ đỏ như thế nào . Riêng người Mỹ không mấy coi trọng lá
    cờ Mỹ, nhất là những lúc ghét và chống chiến tranh Mỹ . Tôi
    không ủng hộ lá cờ vàng vì nó không có dân có đất, mà chỉ là
    một ký ức của mấy người già (tôi cũng độ tuổi đó, nhưng không
    già về tinh thần đến mức không đổi mới được như thế). Tôi
    tôn trọng cờ Mỹ vì bây giờ tôi sẽ ở Mỹ đến chết, nhưng tôi chẳng
    tức giận khi thấy người Mỹ xé cờ và dày xéo lên cờ . Có lẽ bạn
    nên học thái độ tôn trọng người khác kể cả khi họ chứi bới chế
    độ hay người lãnh đạo nhà nước . Thuở còn ở VN, người ta chứi
    tôn giáo của tôi, chứi tín ngưỡng cúa tôi, nói gia đình tôi là tay
    sai bán nước, tôi đã phải câm nín . Nay ở Mỹ, thấy dễ chịu hơn
    nhiều . It ra người ta không dám nói xấu cá nhân tôi, vì tôi sẽ
    nhổ bọt vào mặt ai dám cả gan như thế, và sẵn sàng chịu chơi
    ngay.
    Đoạn 2: Người ViệtNam ở Mỹ không cho rằng cờ đỏ là tượng
    trưng cho dân tộc. Đối với tôi, chính trị và dân tộc là 2 chuyện
    khác nhau . Tôi là người ViệtNam, nhưng chính trị của tôi là
    hoà bình, chứ không hiếu chiến kiểu Mỹ . Tôi sẵn sàng vỗ tay
    khi cờ đỏ kéo lên với huy chương vàng ở hội thể thao, nhưng
    nếu nhà nước đổi lá cờ đỏ mà thay bằng lá cờ mới, thì tôi cũng
    vỗ tay như thường. Đối với tôi, cờ đỏ chỉ là cờ hợp pháp bây
    giờ, chứ không phải thể hiện của dân tộc, mà chính trị gì ở VN
    đối với tôi cũng không quan trọng.
  8. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    ------------------------------------------------------
    Lan0303: Thử nhìn cách khác
    ------------------------------------------------------
    [​IMG]
    [​IMG]
    ------------------------------------------------------
    KỸ SƯ KHÔNG BIÊN GIỚI
    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 03/05/2006
  9. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    ------------------------------------------------------
    Lan0303: Thử nhìn cách khác
    ------------------------------------------------------
    Đại sứ Mỹ: "Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ"
    21:45'' 16/03/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Đó là đánh giá của Đại sứ Mỹ Michael Marine trong cuộc trả lời các phóng viên Việt Nam về quan hệ song phương hai nước diễn ra chiều 16/3.
    ''''Việt Nam thay đổi cực kỳ mạnh mẽ''''
    [​IMG]
    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Michael Marine
    Trước câu hỏi về cảm nhận, đánh giá về công cuộc đổi mới của Việt Nam, ông Michael Marine cho biết: ''''Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1988, hai năm sau khi Việt Nam bắt đầu tiến trình đổi mới. Tất nhiên vào thời điểm đó thì chưa nhìn thấy rõ được những thành tựu của đổi mới. Khi đó tôi có 7 chuyến đi tới Hà Nội và một chuyến tới TP.HCM. Trong tất cả các chuyến đi, tôi rất khó nhìn thấy các hoạt động kinh tế thực sự, không thể nhìn thấy bằng chứng cho thấy mỗi người dân đang thịnh vượng lên''''
    ''''Tôi quay trở lại đây nhận nhiệm kỳ cách đây 18 tháng, tức là sau 15 năm không đến Việt Nam, tôi đã nhìn thấy sự thay đổi cực kỳ mạnh mẽ. Tôi nhận thấy nhiệt huyết làm việc tại Hà Nội đã tăng lên từ 300% đến 400%. Và mọi người ai cũng tỏ ra có thể nắm bắt bất cứ cơ hội nào để sử dụng tài năng của mình. Tôi thấy, với thực tế như vậy, tương lai của Việt Nam rất sáng sủa''''.
    Ông Michael Marine cho biết, trong 18 tháng làm việc trên cương vị Đại sứ, ông đã đi thăm 33 tỉnh ở Việt Nam, và tất cả ở các nơi đó ông đều cảm nhận được ''''sự vang vọng của hiện tượng mọi người đều tìm cách nắm lấy cơ hội để phát triển''''.
    Theo ông Michael Marine, sự thành công của công cuộc đổi mới của Việt Nam là yếu tố mang tính quyết định dẫn tới thành công trong mối quan hệ Việt - Mỹ hiện nay.
    Ông cho biết: ''''Tôi nghĩ, nếu không có quá trình đổi mới, thật khó có thể tưởng tượng hai nước đạt được nhiều thoả thuận trong thời gian qua, như Hiệp định thương mại song phương, hoặc nếu không có quá trình đổi mới thì chúng ta không thể nghĩ đến việc ngày hôm nay Việt Nam đang ở ngưỡng cửa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nếu Việt Nam không bắt đầu quá trình tự do hoá nền kinh tế của mình, thì chúng ta không thể nghĩ đến chuyện trao đổi thương mại song phương giữa hai nước lên tới 7,8 tỷ USD''''.
    Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ mang tính xây dựng!
    Đánh giá về sự kiện Việt Nam và Mỹ nối lại cuộc đối thoại nhân quyền vốn bị đình lại từ năm 2002, ông Đại sứ cho biết, đó là sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nước.
    ''''Tôi cũng tham gia các cuộc họp liên quan đến vòng đối thoại này, tôi thấy cuộc đối thoại mang tính xây dựng, thẳng thắn và là một cuộc đối thoại hai chiều''''.
    Ông khẳng định: ''''Không khí của các buổi thảo luận trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và mong muốn đạt được sự thoả thuận chung''''
    Mỹ cần trao quy chế PNTR cho Việt Nam
    Trả lời câu hỏi Quốc hội Mỹ có nên trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam trước khi hai nước đạt được thoả thuận về Việt Nam gia nhập WTO, ông Michael Marine cho biết, nếu được các nhà lập pháp và các nhà hoạch định chính sách Mỹ tham vấn về việc này, ông sẽ nói với họ rằng ''''nên trao quy chế PNTR cho Việt Nam''''
    Tuy nhiên, đề cập tới khả năng trao PNTR cho Việt Nam trước khi đạt được thoả thuận về Việt Nam gia nhập WTO, ông cho biết điều đó không thể xảy ra, bởi hiện Quốc hội Mỹ đang chờ Chính phủ ký hiệp định song phương về Việt Nam gia nhập WTO cũng như hiệp định đa phương giữa Việt Nam và các nước. Trên cơ sở hai hiệp định đó, Quốc hội Mỹ mới có thể hiểu được Việt Nam cam kết gì để đi đến quyết định.
    Ông cho biết, do Quốc hội Mỹ có lịch làm việc rất bận rộn và rất khó để đưa một dự luật ra trước Quốc hội để thông qua. Do đó, Việt Nam càng kết thúc sớm đám phán song phương với Mỹ và các vòng đàm phán đa phương càng tốt. Như thế, có khả năng cuộc bỏ phiếu thông qua việc trao quy chế PNTR cho Việt Nam sẽ diễn ra trước hội nghị APEC.
    Theo ông, để đạt được điều đó, ''''sáu tuần tới là sáu tuần hết sức quan trọng''''.
    Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư
    Ông Michael Marine đánh giá, Việt Nam đang ngày càng thu hút được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài nhờ khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn và duy trì được các thế mạnh của mình như ổn định đất nước, chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục tốt...
    ''''Một trong số các yếu tố làm Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn là Quốc hội Việt Nam đã thông qua một loạt các văn bản pháp luật để chuẩn bị cho quá trình gia nhập WTO. Chính các văn bản pháp luật mới được thông qua đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy ở Việt Nam có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn, và khiến họ yên tâm hơn''''.
    Ngoài ra, ông cho biết, lý do kế tiếp là chính quyền các địa phương đã địa phương đã tự giác thực hiện các bước tiến quan trọng để tăng tính cạnh tranh, ví dụ như vấn đề cấp đất cho doanh nghiệp, đơn giản hoá thủ tục.
    Tuy nhiên, ông cho biết, Việt Nam cần cải thiện hệ thống toà án và cơ sở hạ tầng để có thể trở thành một điểm thu hút đầu tư mang đẳng cấp quốc tế.
    Nếu Việt Nam và Mỹ kết thúc đàm phán WTO...?
    Ông Michael Marine tỏ ra lạc quan về khả năng Việt Nam và Mỹ có thể kết thúc vòng đàm phán gia nhập WTO trong cuộc gặp giữa hai bên dự kiến sẽ diễn ra trong 10 ngày tới. Ông cho biết, trong cuộc gặp hồi tháng Một hai bên đã thu hẹp được khoảng cách, tiếp tục trao đổi liên lạc với nhau và đang rất tập trung để đạt được thành công trong đàm phán.
    Ông Michael Marine khẳng định, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước vẫn là nền tảng cho quan hệ song phương rộng lớn hơn.
    Và theo ông, nếu Việt Nam và Mỹ kết thúc đàm phán WTO và Tổng thống Mỹ Bush có chuyến thăm tốt đẹp tới Việt Nam vào cuối năm nay thì ''''trao đổi thương mại song phương giữa hai nước chắc chắn sẽ tăng và tăng mạnh hơn nữa so với hiện nay. Đầu tư tăng mạnh, nhiều công ty Mỹ sẽ đến Việt Nam làm ăn. Trong các năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy triển vọng đầu tư hiện nay thành các khoản đầu tư thực tế''''.
    Ông cho biết thêm, các khía cạnh khác trong quan hệ giữa hai nước cũng sẽ phát triển.
    ''''Các bạn sẽ thấy quân đội hai nước sẽ có quan hệ chặt chẽ hơn. Nhiều nhà khoa học, học giả của hai nước trao đổi ý tưởng với nhau. Và nhân dân hai nước sẽ giao lưu với nhau nhiều hơn. Khi Việt Nam hùng mạnh hơn, thì vai trò của Việt Nam trong APEC, ARF, WTO sẽ mạnh hơn...''''
    Tác giả Trần Kiên

    ------------------------------------------------------
    Báo điện tư? VietNamNet http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/doingoai/2006/03/551133/
  10. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    ------------------------------------------------------
    Lan0303: Thử nhìn cách khác
    ------------------------------------------------------
    Bộ Cựu binh Mỹ quan tâm đến cựu binh Việt Nam
    07:19'''''''' 29/04/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Chúng tôi cũng có mối quan tâm và giúp đỡ đối với cựu chiến binh VN, những người đã phải chịu hy sinh, mất mát trong cuộc chiến, Bộ trưởng Cựu binh Mỹ James Nicholson phát biểu trong chuyến thăm VN từ ngày 26 đến 29/4.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Cựu binh Mỹ R. James Nicholson, 68 tuổi đã từng tham gia cuộc chiến tại VN, đã đến thăm VN sau 40 năm ông rời đất nước này. Mục đích của chuyến thăm là thảo luận về các vấn đề liên quan đến lợi ích của cựu binh và chăm sóc cho các cựu chiến binh của cả 2 nước Việt - Mỹ.
    Theo Bộ trưởng Jim Nicholson, Quốc Hội Mỹ giao trách nhiệm cho Bộ Cựu binh chăm sóc và trợ giúp cho các cựu binh Mỹ, các cựu chiến binh VN cũng nằm trong mối quan tâm của Bộ Cựu binh Mỹ. "Trong những năm qua, chúng tôi đã hỗ trợ 33 triệu USD nhằm giúp các cựu chiến binh VN nhiễm chất độc màu da cam và gia đình họ".
    Theo Đại sứ Mỹ tại VN, ông Michael Marine thì bên cạnh số tiền 33 triệu USD được hỗ trợ qua các kênh hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại VN trong vòng 12 - 15 năm qua còn có rất nhiều các tổ chức, cá nhân khác tham gia trực tiếp vào hoạt động này. "Tới đây, chính phủ Mỹ sẽ có kế hoạch tăng thêm một khoản ngân sách trị giá 3,1 triệu USD nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các nhà hoạch định chính sách, chế độ trong vấn đề cựu chiến binh tại VN" , ông Marine cho biết.
    Trong ngày 28/4, bộ trưởng Jim Nicholson cũng đã thăm Trại điều dưỡng Thương binh nặng tại Thuận Thành, Bắc Ninh. Tại đây ông đã tận mắt chứng kiến cuộc sống của những cựu chiến binh VN, những người đã chịu đựng hy sinh, mất mát rất lớn trong cuộc chiến. Bộ trưởng Cựu binh Mỹ đã gửi lời mời một phái đoàn VN sang thăm Washington để tìm hiểu thêm về các công nghệ nghiên cứu khoa học, các dịch vụ hỗ trợ của Mỹ trong việc chăm sóc cựu chiến binh. Đặc biệt Mỹ chú trọng đến việc hỗ trợ VN trong công nghệ sản xuất chân tay giả.
    Hướng tới tương lai tốt đẹp
    Trong chuyến thăm lần này, Bộ trưởng Jim Nicholson cũng đã đến chào xã giao Thủ tướng Phan Văn Khải. Hai bên đã cùng nhau trao đổi các vấn đề về cựu binh của 2 nước, nguyện vọng phát triển quan hệ của 2 nước vì lợi ích của nhân dân VN và nhân dân Mỹ. Trước chuyến thăm VN, ông Jim Nicholson đã có buổi nói chuyện với Tổng thống George Bush, ông cho biết Tổng thống Mỹ rất mong muốn đến thăm VN trong tháng 11 tới đây.
    Việc trao Quy chế quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn cho VN là vấn đề được đề cập tới hầu như trong mọi cuộc gặp của Bộ trưởng Jim Nicholson trong chuyến thăm VN lần này. Theo ông, những tiến bộ của VN trong việc giải quyết các vấn đề về nhân đạo, tự do tôn giáo và những nỗ lực và hỗ trợ của VN trong vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh VN là những dấu hiệu tích cực để Quốc hội Mỹ bỏ phiếu tán thành việc trao PNTR cho VN.
    Đến VN lần này, bộ trưởng Jim Nicholson đã nhận được sự đón tiếp nồng hậu của chính phủ và nhân dân VN, và " tôi chẳng lấy gì làm lạ khi được biết có nhiều cựu binh Mỹ đã ở lại và sinh sống, đóng góp cho sự phát triển xã hội nơi đây", ông nói.
    Thành phố Hồ Chí Minh, nơi dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm của ông Jim Nicholson, thật đẹp và sôi động. Thành phố thật náo nhiệt và tấp nập với xe gắn máy, thể hiện nhịp điệu và sức sống trẻ của thành phố. " Trước đây, khi tham gia cuộc chiến tại VN, tôi đóng quân trên vùng Tây Nguyên nên cũng không có nhiều dịp để cảm nhận về cái đẹp của "Hòn ngọc Viễn Đông" ngày ấy ", Bộ trưởng Cựu binh Mỹ nói.
    Ngoài VN, trong chuyến thăm lần này bộ trưởng cựu binh Mỹ R. James Nicholson và phái đoàn còn thăm các nước gồm: Guam;Phillipnies; Australia và New Zealand.
    Tác giả Phan Lâm
    ------------------------------------------------------
    Báo điện tư? VietNamNet http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/doingoai/2006/04/565831/

Chia sẻ trang này