1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các kỹ năng tuyên truyền pháp luật hiệu quả?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 13/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Các kỹ năng tuyên truyền pháp luật hiệu quả?

    Sắp tới em có tham gia một cuộc thi về "Tuyên truyền pháp luật'''', nhưng em chưa biết gì về công tác tuyên truyền cả.

    Ngày truớc đi Sinh viên tình nguyện, trong công tác tuyên truyền bọn em chí có đọc Luật và phát thanh mốt số tình huống pháp luật của "Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý" (LERES) của Khoa Luật thôi, chứ chưa có các biện pháp khác.

    Ngoài ra em chả hình dung được làm thế nào để tuyên truyền có hiệu quả cả. Ai có kinh nghiệm gì thì giúp em với.



    No sign!!!
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Để tuyên truyền pháp luật có hiệu quả à... chà... cái này cũng khó đấy.
    Điều kiện quan trọng và cốt yếu trong tuyên truyền pháp luật là người tuyên truyền phải hiểu biết chắc và sâu về những nội dung pháp luật mà mình chuẩn bị truyền tải.
    Thứ hai, ngôn ngữ chuyển tải phải rõ ràng, dễ hiểu và đại chúng. Không phải ai cũng hiểu những thuật ngữ pháp lý, điều quan trọng là diễn đạt như thế nào để người dân có thể hiểu và nhớ được.
    Thứ ba, biết vận dụng các tình huống ở địa phương làm ví dụ để minh hoạ cho nội dung mà mình cần truyền tải.
    Thứ tư.... các bạn khác bổ sung thêm nhé...
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Một gợi ý nhỏ cho Constancy :
    - Diễn giải các quy định của pháp luật dưới dạng hỏi / đáp - thật ngắn gọn và cụ thể . Như vậy đối tượng được tuyên truyền sẽ dễ hình dung vấn đề >>> hiểu và tiếp nhận dễ dàng hơn.
  4. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Nếu có thể, nói rõ yêu cầu và nội dung của cuộc thi, em phải làm gì, các thí sinh phải làm gì, cách thức thi ... càng chi tiết càng tốt mới có thể giúp được.
    Về nguyên tắc, có thể tham khảo về cách thức tuyên truyền về y tế, sinh đẻ có kế hoạch (cười), ... đã được tổ chức.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Mới vòng 1 thôi ạ. Vòng 1 gồm 3 phần:
    - Phần 1: Thi trắc nghiệm kiến thức Luật (hiến pháp, hành chính, kinh tế, công pháp, lao động, ...)
    - Phần 2: Tự luận. Nội dung: hiến kế cho ban tuyên truyền để tuyên truyền pháp luật có hiệu quả. ==> em lập topic này là muốn nhờ các anh/chị giúp em phần này đây.
    - Phần 3: Viết một kịch bản tiểu phẩm tuyên truyền (cái này bọn bạn em nó bắt em viết, em nghĩ ý tưởng rồi, nếu các anh/chị có lòng góp ý với em về kịch bản này thì em sẵn sàng post lên đây cho các anh/chị cùng vui với em).
    Dạ, thông tin đã cụ thể thế này thì mọi người giúp em tiếp đi ạ.

    No sign!!!
  6. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, trong tự luận, phải xác định được đối tượng cần tuyên truyền, đây là vấn đề rất quan trọng, từ đó mới quyết định đến những vấn đề khác như nội dung, cách thức, ngôn ngữ ...
    Đối tượng mang tính thời sự bây giờ có thể là: học sinh, sinh viên; các cháu thiếu nhi (luật giao thông- thông qua trò chơi ...); thanh niên nói chung; người dân tộc thiểu số; doanh nghiệp; ...
    Các tiêu chí để lựa chọn là: Độ tuổi, giới tính, ngành nghề, nơi sống, lý lịch tư pháp (đã phạm tội hay chưa), trình độ học vấn ...
    Sau khi Constancy xác định được thì gửi tiếp lên, mọi người sẽ hiến kế cho loại hình mà bạn chọn. Theo tôi, không nên tuyên truyền chung chung cho mọi đối tượng, không hấp dẫn.
    Thứ hai, vì là tự luận về hiến kế nên không thể là một bài tuyên truyền được mà đưa ra các giải pháp, giải trình các giải pháp đó cho thấy hợp lý, một trong các giải pháp, nên chú ý đến vấn đề kinh tế----> hiệu quả.
    Phần kịch bản, chịu khó gửi lên đi, mọi người sẽ giúp biên tập lại.
    Thân mến
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
    Được ngualuoi sửa chữa / chuyển vào 12:40 ngày 16/10/2003
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cam on cac anh cac chi. Em se som chon doi tuong tuyen truyen va nho anh chi hien ke tiep. Kich ban em cung viet xong roi nhung ma dang de o dang TCVN3, em se chuyen sang Unicode roi post len.
    May tinh nha em go truc tiep tren TTVN khong go tieng Viet duoc nen moi nguoi thong cam.

    No sign!!!
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Tên tiểu phẩm: Chuyện tình Lan và Ðiệp
    Cảnh1: (Ðiệp và bà Diệp - mẹ Ðiệp bê tráp sang nhà ông Lãn - bố Lan, hỏi cưới Lan cho Ðiệp)
    Mẹ Ðiệp (dáng vẻ kênh kiệu) và Ðiệp (bưng tráp trên đầu) (hai người cùng đi vào khán đài) (bà Diệp gọi to): Bác Lãn có nhà không ạ?
    Bố Lan: (chậm rãi đi ra, vừa đi vừa vuốt râu) Gớm, Bà Diệp gọi gì tôi thế? Tôi đây. Lãn đây. Có việc gì mà hôm nay rồng lại quá bộ sang nhà tôm thế?
    Ðiệp: (khoanh tay) Cháu chào bác ạ.
    Mẹ Ðiệp: (lầm bầm: gớm, không phải ăn nói khách sáo như thế; quay sang Ðiệp: Này Ðiệp, tao mà không vì mày thì tao cũng chả qua nhà ông Lãn đâu; rồi đổi thái độ tươi tỉnh quay sang ông Lãnû) Thì bác cứ mời em ngồi xuống xơi chén nước đã nào?
    Bố Lan: (lụ khụ ngồi xuống ghế, gọi Lan) Con Lan đâu nhể? Mang nước ra mời khách nào.
    Lan: (nói vọng từ trong khán đài): Vâng ạ (rồi bê khay nước ra) (rót nước mời mẹ Ðiệp và bố): Cháu mời bác, con mời bố xơi nước ạ. (Lan và Ðiệp liếc mắt nhìn nhau)
    Mẹ Ðiệp (mắt chăm chăm nhìn Lan, lẩm bẩm: ừ, con bé này cũng được, bõ công thằng Ðiệp nó năn nỉ tao sang hỏi cưới mày. Ðiệp: Vâng, được lắm đấy mự ạ. Rồi vào đề luôn):Vâng, hôm đây em qua bác là cũng có chuyện lớn cả đấy ạ.
    Bố Lan: (nhếch mép, vuốt râu, tỏ vẻ chăm chú lắng nghe): .
    Mẹ Ðiệp: (đon đả) Bác biết đấy, thằng Ðiệp nhà em với con Lan nhà bác, chúng nó cũng đi lại với nhau cả năm nay rồi. Em biết. Bác biết. Nhưng chưa bao giờ hai nhà chúng ta ngồi lại với nhau nói chuyện này cả . (nghỉ lấy hơi)
    Bố Lan: (e hèm)
    Mẹ Ðiệp: (lại tiếp tục với giọng rất ngọt ngào) Hôm nọ thằng Ðiệp nhà em nó mới về khóc lóc với em, bảo là hai chúng nó muốn cưới nhau. .
    Ðiệp (phụ hoạ theo): Vâng, muốn cưới nhau lắm cơ.
    Bố Lan: (lẩm bẩm: con trai mà khóc lóc, để ông xem mày thế nào mà muốn làm rể nhà ông)
    Mẹ Ðiệp: Thế nên hôm nay em mới sang đây. Một là để hai nhà biết mặt nhau. Hai là xin hỏi cưới con Lan cho thằng Ðiệp nhà em. Em nghe chừng như hai đứa chúng nó cũng ưng nhau lắm rồi.
    Ðiệp (lại phụ hoạ): Vâng, muốn cưới lắm rồi đấy ạ.
    Bố Lan (vuốt râu tỏ vẻ suy nghĩ rồi chậm rãi nói): Thế này chị mẹ thằng Ðiệp ạ. Thằng Ðiệp nhà chị với con Lan nhà tôi. Chúng nó đi lại với nhau, tôi cũng biết rồi. Thằng con trai chị vẫn sang giúp tôi dọn nhà suốt. (Mẹ Ðiệp: lẩm bẩm, thế mà nó chả chịu giúp mẹ nó bao giờ, đúng là con với cái, hừ ừ ừ . Ðiệp: giúp để được vợ mừ, giúp mẹ thì có được cái chi đâu; Mẹ Ðiệp trừng mắt) Nó cũng được đấy. (Mẹ Ðiệp đổi thái độ tươi cười với ông Lãn, nói: Gớm sao lại được gì mà được? Phải nói là quá được chứ lị =è thái độ mừng rỡ) Nhưng ..
    Mẹ Ðiệp : (đon đả) Sao ạ?
    Bố Lan: Thế thằng Ðiệp năm nay bao nhiêu rồi nhỉ?
    Mẹ Ðiệp: Ơ, bác quên là hồi bác đưa vợ bác đi đẻ thì cũng gặp em trong Trạm xá à? Dời ạ, chúng nó bằng tuổi nhau bác ạ. Em thì em cũng sợ bằng tuổi thì hay cãi nhau, mà đàn bà già trước đàn ông (quay ra khán đài, ôm miệng xấu hổ, nói: lỡ lời) ý, bác bỏ quá cho lời vừa rồi của em. Nhưng em đi hỏi rồi, tuổi chúng nó tuy bằng nhau nhưng hợp nhau lắm ạ. Sau này phát tài phát lộc.
    Bố Lan: (tự nhiên hoảng hốt, giật mình đứng dậy, vỗ bốp vào đùi): hỏng, hỏng rồi.
    Mẹ Ðiệp: (cũng hoảng hốt không kém): ơ, thế là thế nào ạ? hỏng là hỏng thế nào?
    Ðiệp (cũng hốt hoảng không kém): Thế nào cơ ạ? Sao lại thế ạ?
    Bố Lan: Dời ạ, nhà nước không cho chúng nó lấy nhau.
    Mẹ Ðiệp: Cái bác này buồn cười. Kết hôn là quyền tự do của mỗi người. Bác không nhớ à? Hồi mấy cô cậu đi Sinh viên tình nguyện đến làng mình, họ chả tuyên truyền ầm lên là ''''Theo quy định của pháp luật, kết hôn là quyền tự do của thanh niên nam nữ. Không cha mẹ, người thân, hay bất kì ai được quyền cản trở quyền tự do này''''. Họ nói cái gì nhiều lắm em chả hiểu nhưng cái này em là thấm vào tận tâm can đấy ạ.
    Bố Lan: Bà này chỉ nhớ một mà không nhớ hai. Bà quên mất một vế nữa ''''kết hôn là quyền tự do của thanh niên nam nữ đến tuổi kết hôn''''. ''''Ðến tuổi kết hôn'''' mà rõ chưa?
    Mẹ Ðiệp: Thì hai đứa chúng nó vừa tròn 18 tuổi. Quá đủ còn gì. Này nhé, 18 tuổi được coi là thành niên. Ðợt bầu cử vừa rồi cả hai chúng nó chả cùng cùng nhau đi bầu cử, rồi truyền hình người ta đến quay ti vi. Bác này già mau quên rồi.
    Bố Lan: Thành niên thì thành niên thật, nhưng khổ lắm, thằng Ðiệp nhà chị không đủ tuổi kết hôn. (rồi ông ghé sát sang Mẹ Ðiệp nói) chị nhớ chuyện nhà con Mận không?
    Cảnh 2: (nhà chị Mận)(Mận đang nhặt rau. Ðứa con nằm trên chõng, rồi đột nhiên khóc to: oe, oé, oé . Mận lầm bầm: lại đòi ăn đây, gì mà háu ăn thế, mới tý tuổi đầu. Rồi Mận chạy ra nựng con:) Con ngoan, con ngoan, mự thương nào, mự thương nào.
    (lúc đó chồng Mận đi vào, tay cầm chai rượu, dáng đi nghiêng ngả của người đang say, giọng lè nhè): Mận đâu, có cơm chưa? Ðói quá rồi. (đứa con lại khóc tiếp) Làm gì mà thế? Dỗ con đi chứ. Có mỗi việc làm mẹ mà cũng không xong.
    Mận: (vừa ôm con, vừa kể lể) Khổ cái thân tôi chưa. Ai bảo ngày trước đồng ý cưới anh sớm làm gì cho khổ. Ra uỷ ban người ta bảo anh còn thiếu 2 tháng nữa mới đủ sinh nhật 20 tuổi. Cố mà chờ đi. Nhưng mà anh cứ bảo tôi chả sao đâu. Mình yêu nhau cứ cưới đi, ai làm gì được mình. Rồi đến khi cưới nhau thì cưới chui cưới nhủi, chỉ sợ người ta phát hiện người ta phạt cho. Rồi cuối cùng người ta cũng biết được, người ta phạt cho đến gần hết tiền mừng cưới. (nghỉ một lát, nhìn sang chồng, khóc lóc) Mà lấy anh tôi nào có sung sướng gì? Ngày trước anh bảo anh yêu tôi, hết lòng vì tôi. Nhưng giờ thì thế này đây. Tôi làm con ở cho nhà anh. Tôi làm việc quần quật để cho anh ngày rượu chè be bét thế này đây (lại khóc tiếp, to hơn nữa). Ðã thế về đến nhà lại phải nấu cơm, trông con, cho con bú. (nhìn con) Khổ thân con tôi, sinh ra khi bố nó còn nhỏ quá đây mà, giờ nó què quặt ốm yếu thế này đây. Tiền đâu ra chữa bệnh cho con tôi bây giờ? (hết khóc, lấy tay quệt nước mắt) Mai có buổi nói chuyện về hôn nhân gia đình ở Ðình, tôi phải ra đấy nói rõ cho bọn trẻ nó đừng mắc lừa như tôi. (nói xong bế con chạy ra ngoài khán đài)
    Chồng Mận (như tỉnh rượu) đừ ừ ừ ừ ng ..
    Cảnh 3: (quay lại nhà Lan)
    Bố Lan: Tôi thì tôi chả cấm gì hai đứa nó yêu nhau. Nhưng chuyện cưới để thư thư đã. Chờ một năm nữa, khi thằng Ðiệp tròn 19 tuổi, chúng nó cưới nhau cũng không muộn mà. Mấy ông Uỷ ban bảo là bọn con trai chỉ cần chúng nó 19 tuổi 1 ngày, mấy đứa con gái thì 17 tuổi 1 ngày là có thể kết hôn được rồi.
    Mẹ Ðiệp: (nghe chừng có vẻ xuôi xuôi, gật đầu lia lịa)
    Bố Lan: Chứ chị xem, kết hôn sớm vừa bị phạt tiền (chẹp chẹp), chúng nó vừa cưới, được tý đồng vốn thì mất cho cái phạt, mà tôi còn nghe là giờ người ta bắt huỷ đám cưới nữa. Vừa mất tiền, vừa mất mặt. Nhục lắm. Rồi con cái chúng nó sinh ra què quặt, thương lắm (giọng thương cảm). Rồi chúng nó còn trẻ, chưa có kinh nghiệm về tổ chức cuộc sống gia đình, dễ vấp ngã lắm chị ơi.
    Mẹ Ðiệp: Thôi, thế thì đành vậy. Khổ thân thằng con em, giờ em phải về động viên cháu nó. Chắc nó buồn lắm. (quay sang Lan) Này Lan, con nói giúp bác với nhá.
    Lan: Dạ
    Mẹ Ðiệp: Thôi, tôi chào bác tôi về. À, có chút quà. bác cầm cho. Thôi thì chúng nó chưa được kết thành đôi thì bác cũng vui lòng cho chúng nó qua lại hai nhà.
    Bố Lan: Bà cứ yên tâm. Rồi sẽ là một nhà cả mà. Thôi, để tôi bảo con Lan đưa bác về. (gọi Lan): Con Lan đâu, đưa mẹ chồng tương lai về này.
    Lan: (từ trong khán đài đi xe đạp ra) Vâng (rõ to).
    -----Hết-----

    No sign!!!
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Phần 1thi kiến thức trắc nghiệm chắc là không thể góp ý được gì rồi...
    ===========================
    Phần 2 hiến kế cho ban tuyên truyền một kế để tuyên truyền có hiệu quả thì có thể làm như thế này:
    Thứ nhất để tuyên truyền pháp luật có hiệu quả -> nên xác định đối tượng và cách thức tuyên truyền như thế nào cho hiệu quả tới bộ phận đông đảo quần chúng nhất:
    ===========================
    1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRÊN LOA PHÁT THANH XÃ.
    Thường một xã bao giờ cũng có hệ thống loa truyền thanh - hiến kế cho ban tuyên truyền xây dựng những buổi phát thanh tuyên truyền phổ biến pháp luật định kỳ toàn xã. (có thể 2 hoặc 4 lần một tháng)
    Mỗi một buổi phát thanh sẽ theo một chuyên đề pháp luật mà người dân ở cơ sở hay phải đụng tới:
    A. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (người dân được quyền biết những gì, được bàn bạc cùng chính quyền những công việc gì, được tự quyết định những công việc gì, được tham gia kiểm tra giám sát những công việc gì...) - cách thức thực hiện như thế nào cho hiệu quả và huy động được sức mạnh toàn dân...
    Nên diễn đạt bằng tình huống dễ hiểu làm nổi bật lên được các quyền của người dân và giới hạn tham gia vào các công việc chung của cộng đồng cùng với chính quyền xã.
    Nêu ra cái lợi của người dân cơ sở khi nắm rõ các quyền của mình, chủ động tích cực phối hợp cùng với chính quyền địa phương.
    Nêu rõ cái lợi của chính quyền địa phương khi người dân tích cực tham gia cùng hoạt động với chính quyền. (lấy dân làm gốc mà..)
    B. Luật khiếu nại tố cáo
    Đặt tình huống và nêu ra sự khác nhau giữa khiếu nại là như thế nào, tố cáo là như thế nào. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ra sao? Trình tự thủ tục giải quyết như thế nào? Chính quyền và người dân có quyền và nghĩa vụ gì trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo?
    Cái lợi của người dân khi hiểu biết trình tự thủ tục khiếu nại tố cáo là gì? Cái lợi của chính quyền là gì? (Ví dụ minh hoạ tình huống cụ thể...)
    C. Luật hôn nhân gia đình
    Luật hôn nhân gia đình quy định độ tuổi kết hôn như thế nào? Các nguyên tắc cơ bản ra sao...
    Vấn nạn tảo hôn gây ảnh hưởng như thế nào trong xã hội? Cưới như thế nào là văn hoá và đúng pháp luật...
    Nêu tình huống cụ thể để truyền đạt nội dung dễ hiểu và sát thực tế...
    D. Luật đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai + Luật dân sự...
    Quyền và nghĩa vụ của người dân trong sử dụng đất ở, đất canh tác nông nghiệp....
    Quyền và nghĩa vụ của chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch và quản lý đất đai đến đâu?. Các cấp giao đất và thẩm quyền giao đất....
    Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra sao? Điều kiện gì?....
    Nội dung nên diễn đạt theo tình huống - nên ngắn gọn và làm bật lên được nội dung cần truyền tải cho nhân dân hiểu...
    E. Thủ tục hành chính ở địa phương
    Vấn đề minh bạch và công khai các thủ tục hành chính ở địa phương.... có lợi như thế nào, có hại như thế nào? Có thể liên hệ thẳng với UBND để phối hợp luôn trong công tác phổ biến các thủ tục hành chính ở địa phương...
    F. Thừa kế và các quy định pháp luật về thừa kế
    - Nguyên tắc phân chia di sản như thế nào? Di sản để thờ phúng ra sao? Thừa kế có phân biệt nam nữ hay không? Là những nội dung cần nhấn mạnh và minh hoạ bằng tình huống cho dễ hiểu và nhớ lâu...
    G. Vai trò của trưởng thôn và họp xóm
    Trưởng thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Vai trò ra sao? Quy trình bầu trưởng thôn như thế nào?
    Ý nghĩa của việc họp xóm ở cơ sở to lớn như thế nào? Người dân đóng vai trò gì trong các cuộc họp xóm? Các cuộc họp xóm có thể giải quyết được những công việc như thế nào?
    H. Vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội (HPN, HCCB, HND, Đoàn TN, MTTQ)... như thế nào???
    Trong công tác vận động quần chúng ra sao, tổ chức hỗ trợ làm kinh tế như thế nào?... Nên cho ví dụ thực tế....
    Lưu ý: Thời gian phát thanh, thời lượng phát thanh phải chú ý tới thời gian sao cho có nhiều người có thể cùng nghe.
    2. BÊN CẠNH ĐÓ, TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT (01 THÁNG MỘT LẦN - Ở TỪNG THÔN, XÓM) THEO CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC NHAU.
    Địa điểm: Nơi họp xóm
    Người tham gia: Toàn bộ người dân trong xóm
    Cán bộ xã và cán bộ tuyên truyền (Sv Luật, Sv tình nguyện...)
    Ở đây, mỗi một diễn đàn này sẽ là nơi để mọi người dân có tình huống nào không biết, không hiểu về vấn đề nào đó, có thể hỏi trực tiếp cán bộ xã (xây dựng cầu thông tin giữa xã và dân)....
    Cán bộ tuyên truyền có thể ***g ghép nội dung pháp luật và giải đáp để bà con có thể hiểu hơn....
    Khi diễn đàn được tổ chức - âm thanh của phải được nối với hệ thống loa truyền thanh của xã, hoặc xóm để nhiều người cùng nghe thấy. (thực hiện phương châm "một người hỏi, cả làng nghe"....
    Thời gian tổ chức họp xóm phải phù hợp với giờ giấc sinh hoạt của bà con để thu hút nhiều người tham gia.
    3. TỔ CHỨC BÀN TƯ VẤN LƯU ĐỘNG (Thời lượng có thể là 02 tháng một lần chẳng hạn)
    Tổ chức vài bàn tư vấn đặt tại đình làng chẳng hạn, thông báo bà con có thắc mắc, câu hỏi nào cần được giải đáp thì mang đến - cán bộ tư vấn sẽ tư vấn tại chỗ - tư vấn qua loa phóng thanh xã chẳng hạn ....
    Cách thức này vừa tuyên truyền được nội dung pháp luật, vừa giải quyết được nhiều mâu thuẫn nhỏ trong thôn làng....
    4. XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ SINH HOẠT PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ...
    Xây dựng đội ngũ các cá nhân tiêu biểu trong xóm, thôn (tìm thấy thông qua các diễn đàn...) - lấy họ làm hạt nhân để phát triển các phong trào tìm hiểu pháp luật và phổ biến pháp luật (có thể lấy từ các cán bộ đoàn thanh niên, các cán bộ tư pháp xã còn trẻ...)
    Từ đội ngũ hạt nhân này - xây dựng nếp sinh hoạt của câu lạc bộ đều đặn - đầu tiên tuyên truyền viên sẽ sinh hoạt cùng, dần dần sẽ tách dần, chỉ hỗ trợ tài liệu nguồn và tư vấn cho họ tự sinh hoạt. Dần dần cung cấp cho họ các nguồn tiếp cận để tự lấy thông tin.
    Sau khi có được phong trào có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật giữa các thôn xóm với nhau....
    ================================================
    Nếu anh là một tư vấn thiết kế tuyên truyền phổ biến pháp luật - anh sẽ thiết kế như thế này - mọi người góp ý thêm vào nhé....
    ==================================================
    Phần 3 thì anh có ý kiến chút xíu - tức là nội dung pháp luật được truyền tải qua vở diễn là hơi ít. Anh ko biết thời lượng diễn là bao lâu) nhưng nội dung như vậy là hơi nghèo...
    Có thể viết một vở kịch về tranh chấp ranh giới giữa hai nhà liền kề chẳng hạn (cãi nhau tí cho xôm), sau đó ***g ghép về quyền đối với bất động sản liền kề chẳng hạn. Thế thì được nhiều nội dung hơn.
    VÍ dụ như Hai vợ chồng - có căn nhà 2 tầng chẳng hạn - sau ly hôn - vợ tầng 2 - chồng tầng 1. Ghét nhau - vợ kéo bạn bè về nhảy nhót, vui chơi chọc tức chồng - chồng cay ko làm gì được - không cho vợ thoát nước từ trên xuống hoặc gì gì đó... nếu theo hướng này thì ***g ghép được cả về dân sự, cả về hôn nhân gia đình, phân chia tài sản - an ninh trật tự địa phương... như thế có lẽ vở kịch sẽ vui hơn, hấp dẫn hơn và nội dung phong phú hơn....
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:10 ngày 17/10/2003
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cam on anh NF rat nhieu.
    Mai da thi roi nen thoi gian vi the hoi gap gap, em xin linh hoi y kien moi nguoi va tu tim cho minh mot giai phap hay nhat trong thoi diem nay thoi. Con phuong an cu the de moi nguoi gop y tiep thi chac phai hy vong doi em vao duoc vong 2.
    Ve tieu pham, thoi gian la 15 - 20 phut. Khi viet thi em cung da nghi den nhung tinh huong ve dat dai, nha cua,... nhung e la hoi kho tao san khau, thoi thi dan da the da. Co gi em se hoc tap kinh nghiem cua anh NF cho nhung cuoc thi sau.
    The a, gio em phai di xem lai kien thuc cho phan thi trac nghiem ngay mai day a.

    No sign!!!

Chia sẻ trang này