1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các làng nghề Thủ công Mỹ nghệ !

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Nofeeling, 21/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nofeeling

    Nofeeling Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Các làng nghề Thủ công Mỹ nghệ !

    Tìm mãi ko thấy có Topic nào nói về các làng nghề thủ công mỹ nghệ của TB nhỉ ? có bác nào biết liệt kê cho em với, e đang rất cần, thankiu các bác trước.

  2. ngocquanvn

    ngocquanvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Hi bạn, mình cũng đang muốn biết về các làng nghề của quê hương - mình vừa đọc trên web www.thaibinhtrade.gov.com - mình copy lại vào đây...
    Mình hy vọng bạn cùng mình tìm hiểu thêm về các làng nghề này nhé. Hiện mình ở HCMC, ko có cơ hội về quê nhiều. Bạn có tài liệu nào về các làng nghề thì chia sẻ với mình nhé. Email của mình: ngocquan437@yahoo.com
    [Làng Chạm Bạc Đồng Xâm
    Nghề chạm vàng bạc bí truyền Đồng Xâm phát triển vào năm 1681, ở Tổng Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương. Đời nọ nối tiếp đời kia, như bao nghề khác, nghề chạm bạc Đồng Xâm trải qua nhiều bước thăng trầm.

    Dưới chế độ phong kiến, việc truyền nghề, dạy nghề của Đồng Xâm rất khắt khe cộng với việc giao lưu hàng hoá hạn chế, thị trường tiêu thụ hẹp, do vậy nghề chạm bạc phát triển chậm.

    Hoà Bình lập lại, từ năm 1954, những người thợ Đồng Xâm đã quy tụ lại, quyết tâm phục hồi nghề truyền thống của làng. Các hợp tác xã được thành lập và sản xuất những mặt hàng gia công của Nhà nước như: gạt tàn thuốc lá, cây đèn, hộp con giống... Thời gian này hàng chạm bạc của Đồng Xâm chủ yếu xuất sang các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.

    Trong những năm đổi mới, nghề chạm bạc Đồng Xâm phát triển nhanh chóng, đã hình thành hai xã nghề (Hồng Thái và Lê Lợi) và một làng nghề là làng nghề Trà Nam với hơn 2.500 lao động. Người Đồng Xâm khéo tay, chỉ với những dụng cụ đơn sơ, bất kể già trẻ, gái trai đều có thể cho ra đời những sản phẩm chạm bạc hết sức tinh tế.

    Sản phẩm của Đồng Xâm được xuất khẩu là chủ yếu, các thị trường chính là Đức, Pháp, Thái Lan, Đài Loan, Lào... Đồng Xâm đang biến đổi hàng ngày nhờ nghề chạm bạc.

    Dệt Thái Phương
    Làng Mẹo, ở thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà là làng dệt lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam với các sản phẩm khăn dệt thủ công được người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng.

    Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới, nghề dệt ở Thái Phương đã phát triển mạnh, nhiều hộ gia đình sản xuất thủ công truyền thống đã mở các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn như Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh, Xí nghiệp Dệt Hồng Quân...thu hút hàng vạn lao động. Cả xã hiện có trên 2.000 khung dệt thủ công bán cơ khí, hàng năm sản xuất được trên 150 triệu khăn các loại, đạt giá trị trên 130 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động.

    Các sản phẩm chủ yếu của nghề dệt Thái Phương là: khăn ăn, khăn tắm, khăn mặt, vải thổ cẩm...
    Thị trường xuất khẩu chính: Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, EU...

    Với việc UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt qui hoạch cụm công nghiệp làng nghề xã Thái Phương và đang xây dựng đường giao thông từ đường 39 vào xã, trong tương lai dệt Thái Phương sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa tiềm năng vốn có của làng nghề thủ công truyền thống này.

    Đũi Nam Cao
    Theo tài liệu lịch sử, nghề dệt đũi có ở làng Cao Bạt, xã Nam Cao huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã có từ lâu lắm. Trong thời kỳ phong kiến việc truyền nghề của làng rất nghiêm ngặt, do vậy trước đây đũi Nam Cao chỉ bó hẹp riêng trong lòng làng Cao Bạt.

    Hoà bình lập lại, nghề dệt đũi cũng như các nghề khác được đưa vào các hợp tác xã làng nghề. Chính từ đây nghề dệt Đũi vốn của riêng của làng Cao Bạt đã phát triển mở rộng ra toàn bộ xã Nam Cao như hiện nay.

    Trong những năm đổi mới, đặc biệt là từ khi Nghị quyết số 01 của tỉnh được thực hiện nghề dệt Đũi Nam cao truyền thống đã có bước phát triển mới, đến năm 2002 tại xã Nam Cao đã có tới 90% số hộ với hơn 50% nhân khẩu, gần 2.500 khung dệt; hàng năm sản xuất ra 6.000.000 - 8.000.000 mét đũi hàng hoá, doanh số đạt từ 70 - 80 tỷ đồng.

    Sản phẩm đũi Nam Cao được dệt thủ công bằng tơ tằm có những đặc tính riêng, độc đáo, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, mềm mại nhưng bền, dễ tẩy trắng, nhuộm màu, giặt sạch và mau khô... phù hợp với điều kiện tự nhiên và sở thích người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới nên được các bạn hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Chắc chắn, đũi Nam Cao sẽ còn vươn cao, vươn xa hơn, góp phần khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới.

    Các doanh nghiệp tiêu biểu của nghề dệt đũi ở Nam Cao là: Doanh nghiệp dệt nhuộm Đông Thành, Doanh nghiệp dệt Đài Hoà, Doanh nghiệp dệt An Liên, Doanh nghiệp dệt Quang Bình...

    Thêu Minh Lãng
    Làng thêu Minh Lãng ở huyện Vũ Thư đã có từ lâu đời chuyên sản xuất sản phẩm thêu truyền thống như đai, áo Kimônô, thêu trắng, thêu màu, thêu tranh... Sản phẩm của Minh Lãng không những phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh Thái Bình, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản...

    Nghề thêu Minh Lãng thu hút trên 1500 lao động, mỗi năm sản xuất từ 150.000 - 200.000 bộ, đem lại doanh thu từ 35 đến 40 tỷ đồng.

    Hiện nay, ở Minh lãng đã thành lập Hiệp hội thêu có sự tham gia của 7 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã, 44 tổ sản xuất các sản phẩm thêu và trên 70% số hộ trong xã tham gia vào nghề thêu truyền thống. Thêu đã ăn nhập vào đời sống vật chất, tinh thần người dân vùng đất này.

    Một số doanh nghiệp tiêu biểu: Công ty thêu xuất khẩu Tuấn Dương, Xí nghiệp thủ công xuất nhập khẩu thêu Mỹ Long, Công ty thêu ren xuất khẩu Tuân Long, Công ty thêu Thanh Tố, Công ty thêu Hoàng Hưng]
    Mong nhận email của bạn.

Chia sẻ trang này