1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các lễ hội ở Italia

Chủ đề trong 'Italy' bởi heongoc, 16/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Các lễ hội ở Italia

    Với tình yêu dành cho những bộ đồ trang nhã, sự phô trương, nghi lễ và kiểu cách, người Italia là những ngươi rất nhiệt tình với lễ hội. Số lượng các lễ hội hàng năm ở Italia khiến người ta phải chóang váng. Hầu như mỗi ngày lại có một lễ hội tổ chức ở đâu đó trên đất nước này. Thực tế trong thập niên 1970, chính quyền Italia cũng thấy có quá nhiều lễ hội, vì thế họ đã huỷ bỏ bớt 7 lễ hội, gồm cả ngày Lễ Thánh Valentine.

    [

    Các lễ hội của Italia có thể mang ý nghĩa tôn giáo hay những sự kiện lịch sử quan trọng. Nhiều lễ hội Italia là lễ hội tôn giáo và nhằm thể hiện sự sùng bái đối với vị thánh bỏ trợ cho thị trấn hay làng mạc nào đó. Những người tham gia lễ hội thường mặc những bộ trang phục truyền thống, chơi các loại nhạc cụ, và trưng ra ức tượng to lớn ủa vị thánh. Các lễ hội khác của Italia có nguôn gốc lịch sử, nhằm kỷ niệm một sự kiện nào đó, như sự chấm dứt một bệnh dịch đáng sợ chẳng hạn, và có thể được tổ chức trên toàn quốc, trong mộ vùng hay một địa phương. Các lễ hội này thường bao gồm việc tái hiện lại sự kiện đó, có thể xảy ra vào thời Trung cổ hay thời Phục hưng; những đám rước giả trang; và đôi khi một trận đánh giả hay cuộc thi đấu như đua ngựa, một trận bóng hay đua thuyền.



    Một số lễ hội tập rung vào việc trình diễn nghệ thuật - opera, sân khấu, điện ảnh, thơ ca hay các vũ điệu. Các diễn viên từ nơi khác được mời đến dự nhiều lễ hội nghệ thuật, thậm chí cảc các lễ hội tổ chức ở những thị trấn nhỏ, để mang văn hoá và giải trí đến cho địa phương. Palermo, Sicilia là chủ nhân của những lễ hội múa rối nổi tiếng tổ chức vào tháng Mười một hàng năm. Lễ hội nghệ thuật nổi tiếng nhất Italia được tổ chức tại Spoleto, vung Umbria, vào cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy. Trong ba tuần lễ, các nghê sĩ quốc tế biểu dễn cho hàng vạn người dân của mọi miền đất nước tại thị trấn cổ này. Buổi hoà nhạc cuối cùng được tổ chức ngoài trới trước thánh đường 800 năm tuổi, khán giả ngồi nghe trên những bậc thềm của nhà thờ.

    Các lễ hội tại Italia còn được tổ chức để đánh dấu việc thu hoạch một loại nông sản hay một thứ đặc sản địa phương: hội thu hoạch nho, hội thi ăn nấm, hội ép dầu ôliu, hội thu hoạch áctisô. Các lễ hội này thường kèm theo những món ăn đặc biệt nào đó: món thịt lợn quay trong Lễ St.John, món cừu trong lễ Phục sinh tại Roma, món lươn nướng torng đêm Giáng sinh, món lasagne trong lễ hội hoá trang.


    Lễ hội Caendimaggio đầy màu sắc ở Assisi vào tháng Năm hàng năm

    Các lễ hội tại Italia doàn kết mọi người trong một mục đích chung, gợi lại cho họ quá khứ, và gây cho họ tình cảm gắn kết với cộng đồng. Cả gia đình cùng nhau thiết kế những bộ trang phục, nấu các bữa ăn đặc biệt, cùng tham gia và vui chơi trong các lễ hội. Mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội cùng nhau trang hoàng thị trấn chuẩn bị cho ngày hội. Các đèn ***g đủ màu sắc được treo trên các piazza (quảng trường rộng), những bóng đèn nhỏ viền quanh các tượng đài và nhà thờ, các màn pháo hoa rực ỡ được chuẩn bị, những chiếc bàn dài được kê nối đuôi nhau giữa thị trấn để bố trí chỗ ngồi cho đám đông muốn ngồi chè chén cùng nhau. Người lao động được nghỉ việc, binh linh được ra khỏi doanh trai.



    Tại thị trấn Trung cổ Umbria ở vùng Spello, hầu như toàn bộ 8.000 cư dân của nó tập trung chuẩn bị cho lễ hội Hạ Thánh giá hàng năm của thị trấn trong tháng Sáu. Họ sơn vẽ con đường chính với nhưng cánh hoa muôn màu, tạo ra vô vàn những bản sao sống động tinh vi của những kiệt tác nghệ thuật như bức tranh Thánh gia thất của Raphael hay Moses của Michelagelo.

    Một số lễ hội ở Italia con cầu kỳ phức tạp đến mức những người tổ chức phải lo chuẩn bị cho lễ hội sang năm ngay khi lễ hội năm nay kết thúc. Người Italia kỷ niệm các lễ hội của họ với sự vui vẻ và hân hoan cao độ. Bất kể thời tiết nắng mưa, họ tụ tập tại quảng trường chính thành những nhóm ông9 để khiêu vũ, hát hò và ăn uống cho đến tận lúc bình minh.

    (còn tiếp)
  2. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn bạn với bài viết này.Không có gì ngoài việc vote tặng bạn 5*.Hi vọng nhận được nhiều đóng góp của bạn hơn nữa.Thân ái!
  3. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Hoá Trang
    Lễ hội hoá trang hay carnevale (có nghĩa là "chia tay thịt cá") đã hiện diện ở Italia từ nhiều thế kỷ nay. Nó được tổ chức trong thời gian 10 ngày trước thứ Tư Lễ Tro, ngày mở đầu mùa Chay, thời kỳ dành cho cầu nguyện và sám hối, phải nhịn không ăn thịt và không được vui chơi.
    Vào thời Trung cổ, nhựng người tham dự hội hoá trang đeo những chiếc mặt nạ, dự vũ hội háo trang và ăn uống vô độ. Vào thời đó, hội hoá trang ở Venezia kéo dài suốt sáu tháng trời. Những chiếc mặt nạ đã đảm bảo cho tên tuổi của những người dự hội không bị lộ, và vì thế miễn cho họ mọi tội lỗi mà họ mắc phải. Hội hoá trang vẫn còn được tiến hành một cách thái quá ở một vài thành phố, nhất là Venezia và Viareggio.
    Các cô gái trong lễ hội hoá trang
    Tại Venezia, hội hoá trang được khôi phục lại vào cuối những năm 1970. Trong suốt 10 ngày, hàng ngàn người tụ tập tại quảng trường lớn nhất thành phố - quảng trường San Marco - bất chấp mưa gió tuyết lạnh để nghe nhạc vào thoả sức khiêu vũ, giấu mình trong những chiếc mặt mạ công phu và những bộ trang phục nữ tu, Giáo Hoàng, phù thuỷ, hiệp sĩ, và binh lính. Cả gia đình đi rong trên phố, tìm đến những nơi náo nhiệt. Các ông bố, bà mẹ, và những đứa trẻ ăn vận giả trang đủ kiểu, từ những loại trang phục của thời Phục hưng, của nàng Lọ Lem, cho đến chàng Rambo thời nay. Các màn múa rối, các trận bóng, các vở opera và tác phẩm sân khấu được công diễn. Đường phố biến thành bãi chiến trường tái hiện lại những cuộc chiến, mọi người xịt xà phòng cạo râu vào nhau, và bất cứ ai tham dự hội hoá trang sẽ lấm lem từ đầu đến chân. Vào lúc kết thúc lễ hội, một đống lửa khổng lồ được đốt lên, và hình nộm của Ông Hoàng hội hoá trang được ném vào lửa, báo hiệu những ngày vui chơi thái quá đã chấm dứt, bắt đầu thời kỳ kiêng khem và sám hối.
  4. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hội cờ người ở Marostica
    Một trận đấu cờ người được tổ chức tại Marostica, thị trấn cổ vùng Veneto, năm 1454. Hai vị quý tộc được lệnh của thị trưởng đấu cờ để gình một cô gái đẹp thay vì phải đánh nhau đổ máu. Để kỷ niệm sự kiện này, vào tháng Chín những năm chẵn, piazza (quảng trường, hay nơi hội họp chính thức của địa phương) chính của thị trấn trở thành bàn cờ và 500 dân thị trấn mặc trang phục nhà giàu thời cổ thể hiện những quân cờ. Các quân mã mặc áo giáp, cưỡi ngựa; quân tượng (tháp) được dựng to như thật trên những xe rước. Dưới những bộ trang phục đó là những công dân thị trấn - chủ hiệu, sinh viên, dược sĩ - những người đã bỏ ra sáu tháng trời tập luyện trước lễ hội, và những người đã tham dự nhiều lần, bắt đầu từ một con tốt quèn tiến dần đến những vai trò quan trọng hơn như vua và hậu.
    Một trận đấu cờ người
    Được heongoc sửa chữa / chuyển vào 18:03 ngày 17/12/2004
  5. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Palio ở Siena
    Sự kiện nổi tiếng nhất của thành phố vùng Tuscany này là cuộc đua ngựa không yên tổ chức hai lần một năm vào tháng Bảy và tháng Tám, được tổ chức đều đặn từ đầu thế kỷ XIV đến nay. Lễ hội Palio bắt đầu bằng một đám rước nghiêm trang, chậm rãi của những người mặc trang phục thới Trung cổ bằng lụa, lông thú và nhung.
    Cuộc diễu hành trang nghiêm trên đường phố trước khi bắt đầu cuộc đua
    Ngày nay, những bộ trang phục vẫn tương tự những bộ quần áo thế kỷ XV, mặc dù cũng có một vài thay đổi. Đoàn diễu hành tập trung cho 17 lãnh địa đã lập thành Cộng hoà Siena thời Trung cổ. Khoảng 20.000 khán giả vẫy những chiếc khăn thể hiện lòng trung thành với một trong những xứ đạo cổ. Đoàn diễu hành lâu lâu lại dừng bước trước những công sở quan trọng trong thành phố.
    Sự trang nghiêm long trọng của cuộc diễu hành dài 90 phút này trái ngược hẳn với không khí cuồng nhiệt của cuộc đua ngựa tiếp theo sau. Mười kỵ sĩ trên lưng những con ngựa không yên phóng nhanh qua quảng trường Piazza del Campo lộng lẫy của Siena. Không có bất kỳ luật lệ nào cho cuộc đua và các kỵ sĩ có thể dùng mọi thủ đoạn để giành chiến thắng, kể cả quật ngã những đối thủ khác. Thậm chí mua chuộc cũng được phép và chú ngữa không còn kỵ sĩ trên lưng vẫn có thể được tuyên bố chiến thắng. Người chiến thắng sẽ nhận được một lá cờ có hình Đúc Mẹ và là chủ nhân danh dự của một cuộc liên hoan tưng bừng đêm đó. Và, cả chú ngựa của anh ta cũng được mới tới dự.
    Một cuộc đua Palio

Chia sẻ trang này