1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Loại Bói & Trắc nghiệm

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 07/11/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    Chúng ta hảy dùng Toán, thử tính xem :

    Thật thế, mỗi câu hỏi chỉ có hai cách trả lời, Đúng hay Sai, và mỗi câu hỏi đều độc lập với nhau, vậy nếu chúng ta dùng " Luật Nhị Thức " (Loi Binômiale, Binomial Law), thì có như sau. Công thức Luật Nhị Thức :

    nCr x p^r x [(1 -p)^(n-r)](Trong đó nCr là ký hiệu của sự tổ hợp n vật chập r (combinaison de n objets pris r à r, combination of n objets taken r at a time), p là xác suất, p^r là p lũy thừa r, x là ký hiệu của phép nhân. Ở đây p = 0,5, vì chỉ có Đúng hay Sai (p là sác Xuất Probability.).
    Trong 20 câu hỏi, ta có 2^20 = 1 048 576 cách trả lời Đúng (Đ), Sai (S), khác nhau. Ví dụ :

    Đ1, S2, S3, S4, S5, Đ6, S7, S8, S9, S10, Đ11, Đ12, S13, Đ14, Đ15, Đ16, S17, Đ18, S19, S20.
    Đ1 (nói Đúng ở câu thứ nhất), S2 (nói Sai ở câu thứ hai), ....

    K0 nói đúng câu nào trong 20 câu hỏi (0 câu đúng) : 20C0 = 1 cách.

    Nói đúng chỉ 1 câu trong 20 câu hỏi : 20C1 = 20 cách.
    Nói đúng 2 câu trong 20 câu hỏi : 20C2 = 190 cách.
    Nói đúng 3 câu trong 20 câu hỏi : 20C3 = 1 140 cách.
    Nói đúng 4 câu trong 20 câu hỏi : 20C4 = 4 845 càch.
    Nói đúng 5 câu trong 20 câu hỏi : 20C5 = 15 504 cách.
    Nói đúng 6 câu trong 20 câu hỏi : 20C6 = 38 760 cách.
    Tổng số : 60 460 cách.
    Vậy nói đúng từ 7 câu trở lên, trong 20 câu hỏi là : 1 048 576 - 60 460 = 988 116 cách.
    Và sát xuất nói đúng từ 7 câu trở lên (7 hay 8 hay 9, ..., hay 20 câu nói đúng) là :

    988 116 : 1 048 576 = 0,942 340 851
    hay là 94,23 %( : là ký hiệu của phép chia.).
    Như thế nếu chúng ta cứ trả lời ĐẠI (trả lời K0 cần suy nghĩ), Đúng hay Sai, trong 20 câu hỏi, thì mỗi người chúng ta hy vọng có 94,23 phần trăm khả năng nói đúng từ 7 câu trở lên, trong 20 câu hỏi. Hay đúng hơn, mỗi người chúng ta hy vọng có 94, 23 phần trăm khả năng là 1 THẦY BÓI GIỎI, vì trị số sát xuất 94,25 %, cho đi 95 % là 1 trị số sát xuất rất lớn. Trong các xí nghiệp, nếu 1 lô hàng sản xuất mà trong đó có 95 % là hàng tốt (5 % là hàng bị tỳ vết), thì cho lô đó là lô hàng tốt và cho tiếp tục sản xuất ngay.

    Ngoài ra, các Thầy Bói lại Khôn ngoan chỉ đưa ra những câu trả lời chung chung, như những phần trích ở các mạng đã nói trên, rồi dựa theo phản ứng của người xem bói, hay tâm lý của đại chúng, mà bồi thêm những câu nịnh bợ, như :

    " Bạn là người rất tốt với bạn bè, Nhưng nên coi chừng, bạn bè hay lừa gạt bạn ",...,

    hay tâm lý như :

    " Bạn có xu hướng phê phán bản thân ", " Bạn thích 1 chút thay đổi ", ....

    Rồi cứ khéo léo, phụ họa theo những hiệu ứng tâm lý, như " hiệu ứng Barnum ", " hiệu ứng đọc nguội (lecture à froid, cold reading ", " hiệu ứng giả dược (placebo) "... (Xem Effet_Barnum, Wikipédia), để lừa dối thân chủ. Ở Đại Học Khoa Học Nice, có phòng thí nghiệm Zététique (khoa Hoài Nghi), dưới sự điều hành của GS Henri Broch, để nghiên cứu 1 cách khoa học, các hiệu ứng trên.

    Để kết luận : Đứng trên phương diện Toán Học, và nếu cuộc điều tra ở Mỹ, năm 1960, về các Thầy Bói, là khá nghiêm túc, thì phải chăng, hầu hết chúng ta đều có khả năng là 1 Thầy Bói Giỏi cả, nếu chúng ta khéo léo 1 chút.

    Kính mong Các bạn đọc thử nghiệm với bạn bè, xem có như ý K0 ?

    Theo Nguyễn Vĩnh-Tráng
    Mùa Tết năm Con Rồng.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    Nói đến BÓI &TOÁN Chúng ta k0 nên quên THUẬT BÓI TOÁN & CHIÊM TINH HỌC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM


    Dưới đây là bản dịch của một bài viết hiếm hoi của một tác giả Tây Phương về khoa Chiêm Tinh Học và Thuật Bói Toán tại Việt Nam từ xa xưa. Bởi phải chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa kéo dài cả nghìn năm lệ thuộc, chiêm tinh học và thuật bói toán Việt Nam đều bắt nguồn từ các kinh sách của Trung Hoa. Tác giả đã hoàn toàn dựa vào các sự phân tích hàn lâm, tức trên sách vở không thôi, và không nêu ra các sự khảo sát về mặt thực hành. Trong thực tế, đã có ít nhiều sự khác biệt trong sự thực hành, đôi khi chỉ trên hình thức, tạo ra sự khác biệt của khoa chiêm tinh và thuật bói toán của Việt Nam với Trung Hoa. Chẳng hạn như phép bói Bát Tự hay cách lập quẻ bằng giờ, ngày, tháng, năm sinh và giới tính vốn thông dụng tại Trung Hoa nhưng hầu như rất ít được áp dụng tại Việt Nam, hay trong bản tử vi của Việt Nam, con Mèo (Mão) đã thay cho con Thỏ trong 12 con vật thuộc địa chi của tử vi Trung Hoa.

    Điều lạ lùng là tác giả không hề nói gì về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người được xem là nhà tiên tri nổi tiếng nhất của Việt Nam, kẻ mà người dân Việt Nam nào cùng nghe biết đến qua các lời được cho là sấm truyền của cụ trong hơn 500 năm qua, tuy chẳng hiểu biết một cách xác thực về nhân vật gần như huyền thoại này./-


    Lời Người Dịch: Ngô Bắc

    • CHIÊM TINH HỌC VÀ THUẬT BÓI TOÁN CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM

    Alexei Volkov

    • University of Tsinghua, Beijing
    (còn Tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)

    Dẫn Nhập: Bối Cảnh Lịch Sử


    Miền bắc của Việt Nam ngày nay đã từng chính thức trở thành một tỉnh của Đế Quốc Nhà Hán Trung Hoa vào cuối thế kỷ thứ 2 Trước Công Nguyên [từ giờ trở đi viết tắt là TCN, chú của người dịch], song các sự trao đổi trí thức giữa miền này với các phần khác của Trung Hoa đã hiện diện từ lâu trước thời điểm đó. Khi Việt Nam thôi không còn là một tỉnh của Trung Hoa trong thế kỷ thứ 10 Sau Công Nguyên [SCN], quốc gia Việt Nam mới khai sinh đã thực hiện một hệ thống thư lại tương tự như hệ thống của triều đại nhà Tống Trung Hoa (960-1279), kể cả các định chế giáo dục và hệ thống khảo thí. Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa vẫn còn mạnh trong suốt các triều đại Việt Nam liên tiếp nhau, và còn trở nên mạnh hơn trong và sau sự chiếm đóng ngắn ngủi của Trung Hoa tại Việt Nam trong các năm 1407-1427. Chính sách thực dân của Pháp đã khởi sự với chiến dịch Nam Kỳ (Cochinchina) trong các năm 1858-1862 đánh dấu bước khởi đầu của một sự suy sụp mau chóng học thuật Trung-Việt cổ truyền và phát súng ân huệ quyết định đã được bắn ra với sự xóa bỏ hệ thống khảo thí quốc gia trong năm 1919.

    Trong thời kỳ mà Việt Nam là một tỉnh chính thức của đế quốc Trung Hoa (giờ đây thường được nói đến bởi các tác giả Việt Nam như thời “đô hộ của giặc Tàu”), chính quyền địa phương đã sử dụng tiếng Hoa cổ diển cho các tài liệu chính thức, trong giáo dục, và các cuộc khảo thí quốc gia. Các tài liệu sớm nhất (các bi ký trên các bia đá của thiên niên kỷ đầu tiên SCN) không chứa đựng, hay rất ít, các chữ “địa phương” được sắp xếp trên căn bản của Hán tự. Sau khi có sự tách biệt Việt Nam ra khỏi Trung Hoa trong thế kỷ thứ 10, một số lượng gia tăng các chữ địa phương xuất hiện trong các tài liệu văn bản. Chữ viết địa phương thiết kế trên căn bản Hán tự và dùng để ký tự ngôn ngữ Việt Nam được gọi là chữ Nôm. 2 Vài lần các nhà cai trị Việt Nam đã cố gắng để dùng chữ Nôm làm ngôn ngữ cho việc soạn thảo văn kiện chính thức và học thuật thay cho tiếng Hoa (Hán: 漢) cổ điển, nhưng Hoa ngữ cổ điển vẫn còn được dùng thường xuyên hơn. Ngay này từ ngữ “các sách Hán Nôm 漢 ” được dùng để chỉ toàn thể sưu tập các sách Việt Nam viết bằng Hoa ngữ cổ điển hay bằng tiếng Việt (dùng chữ Nôm), hay bằng cả hai ngôn ngữ hỗn hợp).

    Vào cuối thế kỷ thứ 19, chính quyền thực dân Pháp đã diệt trừ một cách có hệ thống hệ thống chữ viết Hán Nôm cổ truyền, một phần vì ngộ nhận một cách ngây thơ, phần kia bị giải thích một cách cố ý bởi các kẻ bênh vực cho chính sách thực dân Pháp, như một dấu hiệu đô hộ chính trị và văn hóa của Trung Hoa trên Việt Nam. Sự sử dụng hệ thống ký âm dùng mẫu tự La Tinh với các dấu nhấn biến âm được đặt ra bởi các nhà truyền giáo Công Giáo hồi cuối thế kỷ thứ 16 và đầu thế kỷ thứ 17 (một cách mỉa mai, ngày nay được nói đến ở Việt Nam là Quốc Ngữ 國語 , “ngôn ngữ dân tộc”) nguyên thủy được nghĩ như một giải pháp cho vấn đề phát sinh từ những khó khăn được kinh nghiệm bởi các công chức của chính quyền thực dân khi dùng tiếng Việt. Cùng lúc, nó được nhận thức như một phương tiện để diệt trừ sự lệ thuộc vào hệ thống giáo dục kiểu Trung Hoa và, sau cùng, để thay thế nó bằng giáo dục hiện đại của Pháp. 4 Các phong trào chống thực dân của Việt Nam giành được động lực hồi đầu thế kỷ thứ 20 cũng bênh vực cho Quốc Ngữ viết bằng mẫu tự [La Tinh] là quan trọng cho cuộc giải phóng dân tộc và cho sự hiện đại hóa nhanh chóng xứ sở. 5 Sau này, khi sự giảng dạy của và bằng tiếng Pháp bị gián đoạn (trong thập niên 1940 tại miền Bắc) hay giảm bớt (tại Miền Nam), chữ Quốc Ngữ sau rốt trở thành ngôn ngữ viết duy nhất được sử dụng bởi nhóm dân tộc đa số của Việt Nam, người Kinh (hay Việt, ngày nay cấu thành khoảng 85% của toàn thể dân chúng.) Hậu quả, di sản văn chương của hơn mười thế kỷ của sự phát triển độc lập của dân tộc bị mất đi chỉ trong vòng vài thập niên, và ngày nay chỉ còn một ít cá nhân có khả năng đọc được các văn bản cổ viết bằng chữ Hán Nôm. Hơn nữa, trong suốt các cuộc chiến tranh xảy ra tại Việt Nam trong thế kỷ thứ 20, các sách được bảo tồn tại Thư Viện Hoàng Triều tại Huế cũng như tại các sưu tập tư nhân bị tổn hại, phá hủy, hay mất mát. Liên quan đến các sách về bói toán, trong các năm 1948-49, 1956, 1968, và 1976, chính quyền [+sản] Việt Nam đã thực hiện vài chiến dịch nhằm vào việc diệt trừ “các mê tín dị đoan”, đặc biệt về bói toán, trong đó các dụng cụ và sách vở được sử dụng bởi các nhà bói toán chuyên nghiệp bị tịch thu. 6
    Để kết luận, tại Việt Nam trong vài thập niên qua một số lượng lớn lao các sách liên hệ đến thuật bói toán đã bị mất mát, hủy diệt, hay trở nên không thể cung ứng cho các nhà nghiên cứu.
    (còn Tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    Chiêm Tinh Học Việt Nam:
    Các Nguồn Tài Liệu Chính Yếu Và Văn Chương Thứ Yếu


    Lịch sử của thuật bói toán được thực hành bởi nhóm dân tộc đa số, người Kinh [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] theo sự hiểu biết của tôi, chưa bao giờ được thảo luận một cách có hệ thống trong các ấn phẩm bằng ngôn ngữ Tây Phương.7

    Các nỗ lực đầu tiên để nghiên cứu và trình bày các nguồn văn liệu Việt Nam cũng như các sự thực hành thực tế của các người bói toán được thực hiện bởi các học giả thực dân Pháp Gustave Dumouyier (1850-1904) và Georges Coulet (tích cực trong thập niên 1920). 8 Một sự giới thiệu văn minh Việt Nam được viết cho khối độc giả đại chúng bởi Nguyễn Văn Huyên đề cập rất ngắn vài loại bói toán, đặc biệt những loại liên quan đến các cách thức lên đồng (mediumistic practices). 9

    Các tác giả Huard và Durand (1954) đưa ra một sự phác họa đại cương thuật bói toán Việt Nam (trong trường hợp này rõ ràng để chỉ thuật bói toán của người Kinh, bởi các tác giả không hề nói tới bất kỳ nhóm dân tộc ít người nào khác); họ liệt kê địa lý phong thủy (geomancy), chiêm tinh (astrology), “phù thủy: sorcery”, xem tướng (physiognomy), và “xem bói bằng chân tay thú vật [xem chân gà?]: zoochiromancy” như các hình thức được thực hành rộng rãi nhất của thuật bói toán. 10

    Nguồn gốc Trung Hoa của truyền thống bói toán Việt Nam không được thảo luận bởi Huard và Durand, nhưng họ có đề cập đến tập khảo cứu chiêm tinh Zi wei dou shu quan shu (tiếng Việt là Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư) 紫微斗數全書của tác giả Trung Hoa Chen Tuan 陳摶 [tiếng Việt là Trần Đoàn, chú của người dịch] (cũng được gọi là Chen Xiyi 陳希夷 [Trần Hi Di, ND], 871-989) như là tập cẩm nang bói toán phổ thông nhất tại Việt Nam. 11

    Các khảo luận còn tồn tại về thuật bói toán có thể được thấy liệt kê trong hai thư mục tiêu chuẩn về các sách Hán-Nôm. Một trong chúng là một thư tịch song ngữ (tiếng Việt và tiếng Pháp) bởi Trần Nghĩa và François Gros (1993), và thư mục kia là một thư tịch được biên soạn (bằng Hán tự) bởi Liu Chun-Yin 劉春銀 (Lưu Xuân Ngân), Wang Xiaodun 王小盾 (Vương Tiểu Thuẫn) và Trần Nghĩa 陳義 (Liu và các tác giả khác, 2002). Thư tịch của họ Trần và Gros (1993) gồm 5,038 đầu mục thư tịch liệt kê số tài liệu lưu trữ của thu viện Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm (Hà Nội), các thư viện của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École française d’Extrême-Orient (từ giờ trở đi viết tắt là EFEO) và Hội Á Châu học (Société Asiatique (cả hai ở Paris), cũng như một số thư viện Việt Nam và Nhật Bản. Mỗi đầu mục của thư tịch bao gồm các phần chú giải ngắn bằng tiếng Việt và tiếng Pháp; các nhan đề của các quyển sách được liệt kê theo thứ tự mẫu tự ABC trong hệ thống ký âm Quốc Ngữ. Để xác định các sách về thuật bói toán, người ta có thể sử dụng một bảng chỉ dẫn theo đầu mục (index) được cung cấp ở cuối thư tịch. Các sách về chiêm tinh học được tìm thấy trong phân mục Tín ngưỡng dân gian (các tín ngưỡng truyền thống) chứa đựng các sự tham chiếu đến các tác phẩm thuộc vào một loạt rộng rãi nhiều ngành học thuật, từ “nhân chủng học: anthropology” và “tôn giáo: religion” đến “văn chương: literature”.

    Hệ thống phân loại này gây khó khăn cho việc nhận dạng các sách liên quan đặc biệt đên khoa chiêm tinh. Thư tịch của họ Liu và các tác giả khác (2002) thì dựa trên thư tịch của Trần và Gros (1993), nhưng các đầu mục thư tịch trong đó được tái sắp xếp theo hệ thống Trung Hoa cổ truyền thành “bốn loại” (“các kinh sách”: 經 (kinh), “các biên tập về lịch sử”: 史 (sử), “các trường phái triết luận”: 子 (tử), và “sưu tập văn chương”: 集(tập). Các sách về bói toán được tìm thấy trong mục “số mệnh học: numerology” (shushu 數 術: số thuật) thuộc loại “tử: sách về các trường phái triết học” và được phân chia thành năm phân loại: xem thế đất: geomancy (kanyu 堪 輿: kham dư), chiêm tinh học (xingming 星 命: tinh mệnh), bói toán dựa trên 6 hào (hexagrams) của Yijing [Dịch Kinh/Kinh Dịch] (Yigua 易 卦: dịch quái), xem tướng (physiognomy) và các loại linh tinh liên hệ đến bói toán (xiangfa zazhan 相 法 雜 占: tướng pháp tạp chiêm), và “xóc quẻ xin xâm: tallies and omens” (qianchen 籤 讖: thiêm sấm).

    Tuy nhiên, một sự kiểm tra lướt nhanh trên phần về bingjia: binh gia 兵 家 (nghệ thuật quân sự) trong sách của họ Liu và các tác giả khác (2002) cho thấy rằng nó cũng chứa đựng các tác phẩm mà các sự mô tả chúng khiến nghĩ rằng chúng có thể trình bày các phương pháp bói toán liên hệ đến các vấn đề quân sự.

    Tương tự, các quyển chuyên về Yijing (Dịch Kinh/Kinh Dịch) trong loại “kinh: canonical books” 經 và một số khảo luận y học chứa đựng các sự trình bày về các phương thức bói toán hay các sự thảo luận về các nền tảng triết lý và lý thuyết của thuật bói toán.

    (còn Tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    Cả hai thư tịch Trần và Gros (1993) và Liu và các tác giả khác (2002) đều không liệt kê các sách được bảo tồn trong vài sưu tập lớn chứa đựng các văn bản về chiêm tinh học. 12 Cũng có lý do để tin tưởng rằng một số các sách Hán-Nôm về chiêm tinh học từ thư viện Hoàng Triều tại Huế vẫn còn tồn tại; không may, chúng được bảo tồn trong các sưu tập tư nhân và do đó vẫn chưa được cung ứng cho sự nghiên cứu có hệ thống.

    Tổng quan về các tài liệu chính yếu trong bài viết này chính vì thế nhất thiết vẫn chưa đầy dủ.

    Các Cơ Sở Chiêm Tinh Và Thiên Văn Của Việt Nam: Một Tổng Quan

    Theo quyển [Đại] Việt Sử Lược [大] 越 史 略 (Sơ Lược Lịch Sử [Đại] Việt) trong thời khoảng từ thế kỷ thứ 2 TCN đến năm 1225 và được xem bởi một số sử gia là niên sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại, 13 các nhà cai trị Việt Nam đã khởi sự xây dựng các cơ sở thiên văn/chiêm tinh tại kinh đô Thăng Long昇 龍 (tức Hà Nội ngày nay) ngay từ năm 1029, khi vị Hoàng Đế thứ nhì của nhà (Hậu) Lý (後) 李 朝 (1009-1225), Thái Tông 太 (tên cá nhân là Lý Phật Mã 李 佛 瑪, trị vì 1028-1054), ra lệnh tái xây cất Càn Nguyên Điện 乾 元 殿sau trận động đất năm 1017; 14 các cơ sở mới xây dựng gồm có điện thờ Trời: Phụng Thiên Điện奉 天 殿 mà trên nóc điện có đặt một Tòa Tháp Chính Ngọ (Chính Dương Lâu 正 陽 樓) với một đồng hồ nước bên trong. 15 Rõ ràng hoàn toàn có xác suất rằng các sự quan sát thiên văn và chiêm tinh tại các triều đình của các nhà vua Việt Nam có thể đã khởi sự sớm hơn nữa, vào cuối thế kỷ thứ 10, gần như ngay sau khi Việt Nam giành được sự độc lập khỏi Trung Hoa. Thời điểm khi các sự quan sát đầu tiên được thực hiện có thể được tính toán phỏng đoán trên căn bản các tài liệu về các vụ nhật thực (xem bên dưới).

    Trong năm 1206, cơ sở thiên văn này đã bị hư hại vì hỏa hoạn, và nó đã chỉ được phục hồi vào một thời gian nào sau đó 16, điều, trên lý thuyết, có thể là lý do tại sao các niên sử Việt Nam [Đại] Việt Sử Lược [大] 越 史 略 và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không có các tài liệu về các vụ nhật thực xảy ra giữa các năm 1206 và 1242. 17 Hai cơ sở nhiều xác suất nhất liên hệ đến các hoạt động thiên văn và chiêm tinh được mô tả là tọa lạc gần Cung Điện [Nhà Vua] trong một bản sao lục hồi thế kỷ thứ 17 tập Hồng Đức Bản Đồ 洪 德 版 圖 (Các Bản Đồ [của Việt Nam] được in dưới thời Hồng Đức) soạn thảo năm 1490 (Hình 1), 18, đó là Phụng Thiên Phủ 奉 先 府(Văn Phòng Thờ Phụng Trời) và Ti [Ty] Thiên Giám 司 天 監 Si tian jian, ty phụ trách Quan Sát Các Hiện Tượng Trên Trời). 19

    Hình 1: Bản đồ Hà Nội từ tập Hồng Đức Bản Đồ

    (hướng Tây ở trên cùng) cho thấy các địa điểm của Ti Thiên Giám 司 天 監 (A),

    Phụng Thiên Phủ奉 先 府 (B), và Quốc Tử Giám 國 子 監 (C).

    Ngay dù tên gọi Phụng Thiên Phủ có nói đến Trời và hiển nhiên gần giống như Phụng Thiên Điện 奉 先 殿 của nhà (Hậu) Lý, tôi giờ này không hay biết về bất kỳ bằng chứng nào khiến nghĩ rằng các chức năng của [Phụng Thiên] Phủ có dính líu đến việc ghi chép thời gian hay các hoạt động khác liên quan đến các sự quan sát thiên văn. Ti Thiên Giám được trình bày trên bản đồ tọa lạc phía nam của Cung Điện Hoàng Triều nằm giữa Phụng Thiên PhủQuốc Tử Giám 國子監, cơ quan thẩm quyền bậc đại học. Danh xưng của định chế kể trước, Ti Thiên Giám司天監, giống y như tên của cơ quan đối tác phía Trung Hoa của nó; tại Trung Hoa, tên này được đặt cho Văn Phòng Thiên Văn/Chiêm Tinh lần đầu tiên trong thế kỷ thứ 10 và được dùng hầu như một cách có hệ thống trong thời nhà Nguyên (bắt đầu từ thập niên 1260), nhà Minh, và (một cách không chính thức) dưới thời nhà Thanh. 20 Thời điểm chính xác của sự thiết lập Ti Thiên Giám của Việt Nam không được hay biết.

    Điều vẫn chưa rõ rằng liệu “Ti Thiên Giám” nguyên thủy hồi đầu thế kỷ thứ 11 có phải đã được xây dựng tại địa điểm được thể hiện trên bản đồ hay không. Rất nhiều phần nó đã bị đóng cửa trong thời gian chiếm đóng của Trung Hoa (1407-1427), bởi nếu không, nó sẽ thách đố quyền hạn chuyên độc của các nhà chiêm tinh chính thức của Trung Hoa trong việc thực hiện và giải thích các sự nhận xét về thiên văn học. Người ta có thể ức đoán rằng định chế này đã được mở cửa lại không lâu sau sự triệt thoái của quân đội Trung Hoa, và đã duy trì hoạt động trong suốt thế kỷ thứ 17, khi một bản sao lục trình bày nơi Hình 1 được in ra.

    Điều cũng không được rõ là cách thức mà các nhân viên làm công việc thiên văn/chiêm tinh đã được huấn luyện ra sao, song có thể hữu lý để ức đoán rằng các nhà cầm quyền Việt Nam đã thiết lập một chương trình giáo dục đặc biệt để huấn luyện các nhà thiên văn học và chiêm tinh học tương lai, giống như trường hợp của Trung Quốc. Ti Thiên Giám chính vì thế sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện các sự quan sát, giải thích các dữ liệu về thiên văn học và khí tượng học, thi hành các sự tính toán niên lịch, tiên đoán các vụ nhật thực, và huấn luyện các nhân viên tương lai. Có rất nhiều xác suất rằng định chế này đã có một thư viện chuyên khoa lưu trữ các tác phẩm về thiên văn học và chiêm tinh học được giả định không có lưu hành ở bên ngoài văn phòng. Một mảnh bằng chứng gián tiếp hậu thuẫn cho giả định này được tìm thấy trong sưu tập các pháp điển Trung Hoa Song hui yao 宋 會 要, Tống hội yếu. Trong một tài liệu đề năm 1107 nó có lưu ý rằng các sứ giả Việt Nam sang Trung Hoa đã cố tìm mua sách thuộc nhiều khoa học, và rằng họ được phép để mua mọi văn bản ngoại trừ các sách được xem “bị cấm đoán”, tức, liên quan đên thuật bói toán, yin-yang (âm dương), niên lịch, và số mệnh học (numerology); chính sự lưu ý này xem ra làm ta suy nghĩ rằng các sứ giả đã đặc biệt chú ý đến các sách về các đề tài này. 21 Các nỗ lực để thụ đắc các sách vở liên hệ đến các niên lịch (và, với nhiều xác suất nhất, đến chiêm tinh học) tiếp tục cho đến đầu thế kỷ thứ 14. 22

    (còn Tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)

    Học trình của khoa (Toán Học: Suan xue 算 學)

    Trung Hoa hồi đầu thế kỷ thứ 12 bao gồm một số chủ đề liên hệ trực tiếp đến sách lịch và khoa chiêm tinh, đặc biệt đến điều được gọi là “ba lược đồ: schemes” hay “ba biểu thức vũ trụ”: san shi 三 式, tam thức, có nghĩa ba phương pháp chính yếu của thuật bói toán (xem bên dưới);
    cũng như các văn bản chiêm tinh học không được xác định khác. 23 Nếu các sách vở thiên văn học và chiêm tinh học được bao gồm trong học trình của ngành học được nói là “đếm, tính: 算”(hay Toán trong tiếng Việt, Suan trong tiếng Hán) tại Việt Nam, khi đó các cuộc khảo thí quốc gia về “tính toán” được đề cập đến trong các tài liệu lịch sử có thể bao gồm các phần liên quan đến sự tinh toán để làm sách lịch và chiêm tinh, như trong trường hợp tại Trung Hoa dưới thời nhà Tống. 24
    Hiện, Cón hiện hữu các tài liệu về các cuộc khảo thí quốc gia về “tính toán” được tổ chức tại Việt Nam trong năm 1077, 25 1261, 26 1363, 27 1404, 28, 1477, 29 1507, 30 và 1762. 31

    Các sự trình bày về các hoạt động của các nhà thiên văn học và chiêm tinh học chuyên nghiệp được sử dụng bởi các nhà cầm quyền Việt Nam có thể được tìm thấy trong các hồi ký của các Tu Sĩ Dòng Tên người Ý Đại Lợi, Christophoro Borri (1583-1632) và Giovanni Filippo de Marini (1608-1682), các kẻ đã lần lượt đến thăm (Đàng Trong: Cochinchina/ Trung Kỳ Việt Nam) và (Đàng Ngoài: Tonkin/ Bắc Kỳ Việt Nam).
    Sự mô tả của Borri cho thấy rằng không chỉ Chúa Đàng Trong (Cochinchina), mà cả các ông hoàng, đều có các nhà chiêm tinh riêng của mình với công việc gồm cả sự tính toán các vụ nhật thực; de Marini mô tả một nghi thức đặc biệt được giả định sẽ được thực hiện bởi nhà vua trong ngày có nhật thực.
    32 Các sự trình bày này khiến ta nghĩ rằng vào khoảng thế kỷ thứ 17, các nhà thiên văn học Việt Nam thụ hưởng một quy chế quan chức khá cao, rằng họ đã sử dụng các phương pháp của Trung Hoa về sự tiên đoán các vụ nhật thực, và rằng đôi khi họ không thể điều chỉnh một cách chính xác các phương pháp này với các vị trí (có nghĩa miền bắc và miền trung Việt Nam) nơi mà các vụ nhật thực được giả định sẽ được quan sát.

    Một định chế chính thức chịu trách nhiệm về các công việc thiên văn và làm sách lịch tiếp tục hiện hữu tại Việt Nam cho đến thế kỷ thứ 20.
    Một sự trình bày (có niên kỷ năm 1930) về văn phòng thiên văn/chiêm tinh Khâm Thiên Giám 欽 天 監, cơ quan kế nhiệm Ti Thiên Giám 司 天 監, 33 mô tả cơ cấu và nhân viên văn phòng thiên văn/chiêm tinh tọa lạc tại Huế, kinh đô của triều Nguyễn (1802-1945), và thuật lại một cách ngắn gọn lịch sử của nó, bắt đầu từ thời Hoàng Đế Minh Mạng (trị vì từ 1820-1841). 34


    Các Sự Quan Sát Thiên Văn Được Thực Hiện Tại Việt Nam



    (còn Tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)

    Các Sự Quan Sát Thiên Văn Được Thực Hiện Tại Việt Nam


    Tác giả Ho Peng Yoke trong bài viết của ông (1964) có cung cấp một danh sách các vụ nhật thực được đề cập tới trong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như được quan sát tại Việt Nam. Sự phân tích của họ Hồ chứng tỏ rằng “phần lớn các tài liệu ban đầu của quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được rút ra từ các nguồn sách vở Trung Hoa, kể cả các lỗi sai lầm của chúng” (trang 128)

    . Các tài liệu về các vụ nhật thực trong các Niên Sử đã không được phát hành một cách đồng nhất: có 21 vụ nhật thực trong thời khoảng từ 205 TCN đên 122 TCN, một vụ nhật thực cho mỗi năm 41, 479 và 547 SCN, 35 và sau đó một loạt 45 vụ nhật thực cho thời khoảng từ 993 SCN đến 1671 SCN. Các tài liệu liên quan đến các vụ nhật thực từ năm 205 TCN đến 547 SCN, theo ý kiến của tác giả họ Hồ, được sao chép từ các tài liệu của Trung Hoa. Chính vì thế, người ta dễ bị cám dỗ để nghĩ rằng sự khởi đầu của một sự quan sát (tương đối) có hệ thống của các vụ nhật thực tại Việt Nam có thể trùng hợp với sự thiết lập công tác thiên văn / chiêm tinh tại kinh đô. 36 Bộ [Đại] Việt Sử Lược nêu ở trên cũng chứa đựng các sự ghi chép về các vụ nhật thực, song các sự ghi chép này không giống với các vụ được liệt kê trong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Một cách cụ thể hơn, [Đại] Việt Sử Lược chứa đựng các sự ghi chép chỉ có năm vụ nhật thực, trong đó vụ sớm nhất có nhật kỳ là ngày 15 Tháng Hai 1040; 37 vụ nhật thực này, được thực sự nhìn thấy tại Việt Nam, cũng được liệt kê trong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. 38 Điều đáng chú ý, bốn vụ thiên thực còn lại được ghi chép trong bộ [Đại] Việt Sử Lược đã không được tìm thấy trong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Chỉ có một vụ trong đó, vụ nhật thực vào ngày 11 Tháng Ba, 1206, phù hợp với một vụ thiên thực thực sự xảy ra (ngay dù rất nhiều phần nó đã không được nhìn thấy tại Việt Nam); 39 hai trong số ba vụ thiên thực còn lại đã xảy ra trong các năm hơi khác biệt với những năm được nêu ra trong bộ [Đại] Việt Sử Lược, 40 trong khi có một sự ghi chép không phù hợp với bất kỳ vụ thiên thực thực sự nào có thể xảy ra hoặc trước hay sau đó, trừ khi cả tháng và năm của vụ thiên thực đã bị thay đổi một cách đáng kể bởi các nhà biên soạn bộ sử ký hay bởi các người sao chép sau này. 41

    Các Khảo Luận Về Chiêm Tinh Học: Các Nhận Xét Dẫn Nhập

    Các khảo luận về chiêm tinh học được bảo tồn trong các sưu tập các sách Việt Nam viết bằng tiếng Hán và tiêng Nôm được liệt kê trong thư tịch ở cuối bài viết này; độc giả có thể nhìn thấy rằng trong phần lớn các trường hợp, người ta đối diện với các bản chép tay không ghi niên đại của nguyên bản không xác định chắc chắn. Các sách được in thường có mang các niên kỳ xuất bản, và các niên kỳ này tương đối gần đây, từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ thứ 20. Những niên kỳ muộn màng này của các ấn phẩm không nhất thiết tương ứng với thời điểm thực sự của sự biên soạn; tuy nhiên, không có bằng chứng vững chắc ngược lại, điều xem ra hợp lý để nghĩ rằng phần lớn các tài liệu hiện tồn của Việt Nam về chiêm tinh học đã thực sự được sản xuất ra tương đối muộn, ngay dù, một cách giả thiết, chúng có thể dựa trên các nguồn tài liệu xưa hơn. Sự phát biểu này không phủ nhận về mặt lịch sử văn liệu chiêm tinh học xưa hơn nhiều rất có thể đã hiện hữu tại Việt Nam.
    Có hai lý do để phát biểu như thế: trước tiên, các định chế chính thức đối phó với các vấn đề thiên văn và chiêm tinh được thiết lập tại nước Việt Nam độc lập hồi đầu thế kỷ thứ 11 hẳn phải sở hữu một số văn bản liên hệ đến các hoạt động của chúng; thứ nhì, có các sự đề cập đến các tác phẩm chiêm tinh có ảnh hưởng được soạn thảo bởi các học giả Việt Nam không còn hiện hữu nữa. Thí dụ, điều được hay biết rằng Trần Nguyên Đán 陳元旦 (1325-1390), một cố vấn cao cấp cạnh Hoàng Đế Việt Nam, có soạn thảo quyển khảo luận Bách Thế Thông Kỷ Thư 百 世 通 紀 (Văn Bản Niên Sử Bao Quát Một Trăm Thế Hệ); tập khảo luận này bị mất, nhưng, theo một sự trình bày được tìm thấy trong một văn bản hơi muộn hơn, nó có chứa đựng một sự tái thiết niên biểu Trung Hoa (?) và một sự tính toán (hồi tố?) các vụ thiên thực. 42

    Theo các sự tường thuật quy ước, một số lượng lớn lao các sách trong các thư viện chính quyền Việt Nam đã bị mất vì cháy hay tịch thu bởi quân xâm nhập Trung Hoa hồi cuối thế kỷ thứ 14 – đầu thế kỷ thứ 15. Nếu, theo các truyền thuyết, vụ hỏa hoạn xảy ra trong cuộc lục soát kinh đô bởi người Chàm hồi năm 1371 đã hủy diệt bừa bãi một số không rõ các thư viện, quân xâm lăng Trung Hoa đã tịch thu theo lời cáo giác một số lượng lớn lao các quyển sách và chuyển chúng về Trung Hoa, đã nhắm, với nhiều xác xuất nhất, một cách đặc biệt vào các sách vở bị nhìn như khẳng định một cách biểu trưng sự độc lập của quốc gia Việt Nam, tức, trước tiên, các niên sử địa phương, các sách lịch, các văn bản thiên văn học và chiêm tinh học. 43

    Sự truy tầm các tài liệu Việt Nam về chiêm tinh học cũng bị khó khăn bởi cơ cấu hỗn hợp của các văn bản hiện tồn; một số các thủ bản (sách chép tay) được bảo tồn trong các thư viện là các sưu tập của các văn bản thuộc nhiều bản chất khác nhau có thể chứa đựng các phần sao chép từ các sách về chiêm tinh học. Một vài khảo luận chiêm tinh học được ghi trong thư tịch của Trần và Gros 1992 và Liu và các tác giả khác chứa đựng các phụ lục đôi khi gồm một số văn bản chiêm tinh học không quan trọng với các nhan đề khác biệt thường không liên hệ với nhau và với các luận thuyết chính yếu (muốn có các thí dụ, xem bên dưới). Hơn nữa, ngay cả khi nhan đề của một khảo luận trùng hợp với nhan đề của một văn bản chiêm tinh học Trung Hoa nổi tiếng, nó rất có thể là một sự tóm lược hay một biến thể của chủ đề trong nguyên bản Trung Hoa, hay một ấn bản với các lời bình luận bằng tiếng Hán cổ điển hay tiếng Nôm được thêm vào bởi các tác giả Việt Nam.

    Đây là lý do tại sao các nguồn tài liệu chiêm tinh học chủ yếu được tìm thấy trong thư tịch dưới đây không thể được xem là hoàn chỉnh; tuy thế, nó cho phép chúng ta được nhìn thấy, đến một mức độ nào đó, những loại văn bản chiêm tinh học nào thường được sao chép và bình luận nhiều nhất.

    Trong đoạn kế tiếp tôi sẽ thảo luận một cách ngắn gọn các nguồn tài liệu hiện tồn.
    Cuộc thảo luận được chia nhỏ thành hai phần:

    trước tiên, tôi sẽ giới thiệu ba hệ thống chính yếu của chiêm tinh học Trung Hoa và trình bày ngắn gọn các khảo luận Việt Nam hiện tồn rõ ràng bị ảnh hưởng bởi chúng;

    thứ nhì, tôi sẽ, cũng ngắn gọn như thế, thảo luận cơ cấu của một khảo luận Việt Nam dựa trên một nguyên mẫu Trung Hoa.

    3 Truyền Thống Chiêm Tinh Học Trung Cổ Của Trung Hoa và Sự Đón Nhận Chúng Tại Việt Nam

    (còn Tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)


    3 Truyền Thống Chiêm Tinh Học Trung Cổ Của Trung Hoa và Sự Đón Nhận Chúng Tại Việt Nam


    Ba truyền thống ảnh hưởng nhất của chiêm tinh học Trung Hoa, được trình bày trong học trình của Trường Toán Học thời nhà Tống như :
    ba lược đồ [chiêm tinh]” hay “ba bảng vũ trụ” (san shi 三 式 tam thức là các hệ thống bói toán Tai yi 太 乙: thái ất, Qimen dunjia 奇門遁甲: Kỳ Môn Độn Giáp, và Liu ren 六 壬 Lục Nhâm. 44

    Tại Trung Hoa, hệ thống này được chấp nhận bởi Phòng Thiên Văn dưới thời nhà Đường (618-907) và được sử dụng suốt thời nhà Tống (960-1279). 45 Yan Dunjie 嚴 敦 杰 Nghiêm Đôn Kiệt (1917-1988) khám phá rằng các kỹ thuật bói toán của truyền thống này đã sẵn hiện diện hồi đầu thế kỷ thứ 6 SCN. 46
    Văn bản nền tảng của truyền thống này là quyển Taiyi jinjing shijing 太 乙 金 鏡 式經 Thái Ất Kim Kính Thức Kinh (Cẩm Nang Gương Vàng cho Biểu Đồ Vũ Trụ Thái Ất) của Wang Ximing 王 希 明 Vương Hy Minh (nhà Đường), được bảo tồn (có lẽ với các sự bổ túc sau này) trong tuyển tập Trung Hoa thế kỷ thứ 18 Si ku quan shu 四 庫 全 書(Tứ Khố Toàn Thư).
    Cách thức bói toán liên quan đến sự vận dụng một bảng bói toán (hay, có thể, một biểu đồ) vẽ một vòng tròn trung tâm và bốn lớp vòng tròn đồng tâm được chia thành 16 phần trên mỗi vòng tròn. Lớp đầu tiên được ghi đầy bằng các con số từ 1 đến 4 và từ 6 đến 9, tạo thành, cùng với số 5 tại vòng tròn trung tâm, một hình vuông ma thuật; lớp vòng tròn đầu tiên cũng chứa 8 hình ba hào (trigrams) và một số dấu hiệu quay tròn tuần hoàn. Lớp kế tiếp chứa danh tính của “các tác nhân thần thánh: divine agents”, và lớp thứ ba, tên của các tỉnh của Trung Hoa. 47
    Lớp sau cùng thì để trống và được giả định sẽ được lấp kín trong tiến trình bói toán. Như tác giả họ Ho nêu ý kiến, các sự áp dụng phương pháp này chính yếu liên hệ đến các sự vụ quân sự, song đã có những trường hợp khi sự bói toán liên can đến các hiện tượng thiên nhiên, chẳng hạn như các vụ động đất, giông bão với sấm sét, và ngay cả các vụ thiên thực. 48

    Trong số các văn bản Việt Nam hiện tồn có hai tập khảo luận trực tiếp liên hệ đến truyền thống này: Thái Ất Dị Giản Lục 太 乙易 簡 錄 (Tài liệu giản lược [liên can đến bói toán theo phương pháp] Thái Ất và theo Kinh Dịch) [A38] và quyển Thái Ất Thống Tông Bảo Giám 太 乙統 宗 寳 鑑 (Gương Quý Báu của Các Nguồn Gốc Thống Nhất của [các phương pháp của] Thái Ất [A39]. Quyển khảo luận kể tên trước được quy cho sự trước tác của danh sĩ Lê Quý Đôn 黎貴 惇 (1726-1784).
    Theo quyển tiểu sử của Lê Quý Đôn của Nguyễn Hữu Tạo 阮 有 造 (đỗ tiến sĩ 進 士 jinshi năm 1844), ông Lê còn viết ba quyển khảo luận về thiên văn học khác, một quyển trong đó là quyển Thái Ất Quái Vận 太 乙 卦 運 (Sự Tuần Hoàn Của Thái Ất [giữa các hào], giờ đây đã bị mất, rõ ràng có liên quan đến cùng hệ thống bói toán. 49 Về quyển khảo luận Thái Ất Thống Tông Bảo Giám太 乙 統 宗 寳 鑑, có thể quyển sách này là một bản sao chép hay một bản tóm lược khảo luận Trung Hoa (được tái xuất bản trong bộ Tứ Khố Toàn Thư: Si ku quan shu 四 庫全 書) có cùng nhan đề viết bởi một một tác giả không có tiếng tăm thời nhà Nguyên (1279-1368) được biết dưới bút hiệu “Lão Già Núi Xiao” (Xiao shan lao ren 曉 山 老 人 Hiệu Sơn Lão Nhân).
    Một vài văn bản tiếng Hán của tập khảo luận Trung Hoa này còn hiện hữu, ấn bản sớm nhất là một bản chép tay (thủ bản) thời nhà Minh và có vài ấn bản có niên đại từ thời nhà Thanh.

    Tại Trung Hoa, hệ thống Thái Ất được bảo tồn trong phạm vi của cái gọi là truyền thống “Bói Toán Theo Con Số Của Các Hoa Hồng [sic] Màu Tím và Chùm Sao” (Ziwei doushu 紫 微 (= 薇) 斗 數 Tử Vi Đẩu Số). 50

    Tác giả Ho Peng Yoke tuyên bố rằng có hai nhánh của truyền thống kể tên sau: một trong chúng là một sự liên tục trực tiếp của hệ thống Thái Ất, trong khi nhánh kia, được đại diện bởi một phiên bản của tập khảo luận được tìm thấy trong Kinh Sách Đạo Giáo (Daoist Canon) (Daozang 道 藏 Đạo Tang), sinh ra từ một sự tổng hợp một vài hệ thống thiên văn có nguồn gốc Tây Phương. 51
    Hiện hữu hãy Còn bảy văn bản Việt Nam thuộc vào truyền thống này: An Tử Vi Quốc Ngữ Ca 安 紫 微 國 語 歌 [A1], Tử Vi Đẩu Số紫 微 (-- 薇) 斗 數 [A47], Tử Vi Đẩu Số Giải Âm 紫 微 (= 薇)斗 數 解 音 [A48], Tử Vi Giải 紫 微 解 [A49], Tử Vi Hà Lạc Nhâm Thìn Số 紫 微 河 壬 辰 數 [A50], Tử Vi Số 紫 微 數 [A51], và Tử Vi Thập Nhị Cung Đoán Pháp Quốc Âm Ca 紫 微 十 二 宮 斷 法 國 音 歌 [A52].
    Bốn trong bảy quyển khảo luận này tức các quyển A1, A47, A48, A52, được viết bằng chữ Nôm hay chứa các lời bình giải bằng chữ Nôm và rõ ràng được nhắm dành cho các độc giả không thoải mái với tiếng Hán cổ điển.

    (còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)


    3 Truyền Thống Chiêm Tinh Học Trung Cổ Của Trung Hoa và Sự Đón Nhận Chúng Tại Việt Nam


    Ba truyền thống ảnh hưởng nhất của chiêm tinh học Trung Hoa, được trình bày trong học trình của Trường Toán Học thời nhà Tống như :
    ba lược đồ [chiêm tinh]” hay “ba bảng vũ trụ” (san shi 三 式 tam thức là các hệ thống bói toán Tai yi 太 乙: thái ất, Qimen dunjia 奇門遁甲: Kỳ Môn Độn Giáp, và Liu ren 六 壬 Lục Nhâm. 44

    Tại Trung Hoa, hệ thống này được chấp nhận bởi Phòng Thiên Văn dưới thời nhà Đường (618-907) và được sử dụng suốt thời nhà Tống (960-1279). 45 Yan Dunjie 嚴 敦 杰 Nghiêm Đôn Kiệt (1917-1988) khám phá rằng các kỹ thuật bói toán của truyền thống này đã sẵn hiện diện hồi đầu thế kỷ thứ 6 SCN. 46
    Văn bản nền tảng của truyền thống này là quyển Taiyi jinjing shijing 太 乙 金 鏡 式經 Thái Ất Kim Kính Thức Kinh (Cẩm Nang Gương Vàng cho Biểu Đồ Vũ Trụ Thái Ất) của Wang Ximing 王 希 明 Vương Hy Minh (nhà Đường), được bảo tồn (có lẽ với các sự bổ túc sau này) trong tuyển tập Trung Hoa thế kỷ thứ 18 Si ku quan shu 四 庫 全 書(Tứ Khố Toàn Thư).
    Cách thức bói toán liên quan đến sự vận dụng một bảng bói toán (hay, có thể, một biểu đồ) vẽ một vòng tròn trung tâm và bốn lớp vòng tròn đồng tâm được chia thành 16 phần trên mỗi vòng tròn. Lớp đầu tiên được ghi đầy bằng các con số từ 1 đến 4 và từ 6 đến 9, tạo thành, cùng với số 5 tại vòng tròn trung tâm, một hình vuông ma thuật; lớp vòng tròn đầu tiên cũng chứa 8 hình ba hào (trigrams) và một số dấu hiệu quay tròn tuần hoàn. Lớp kế tiếp chứa danh tính của “các tác nhân thần thánh: divine agents”, và lớp thứ ba, tên của các tỉnh của Trung Hoa. 47
    Lớp sau cùng thì để trống và được giả định sẽ được lấp kín trong tiến trình bói toán. Như tác giả họ Ho nêu ý kiến, các sự áp dụng phương pháp này chính yếu liên hệ đến các sự vụ quân sự, song đã có những trường hợp khi sự bói toán liên can đến các hiện tượng thiên nhiên, chẳng hạn như các vụ động đất, giông bão với sấm sét, và ngay cả các vụ thiên thực. 48

    Trong số các văn bản Việt Nam hiện tồn có hai tập khảo luận trực tiếp liên hệ đến truyền thống này: Thái Ất Dị Giản Lục 太 乙易 簡 錄 (Tài liệu giản lược [liên can đến bói toán theo phương pháp] Thái Ất và theo Kinh Dịch) [A38] và quyển Thái Ất Thống Tông Bảo Giám 太 乙統 宗 寳 鑑 (Gương Quý Báu của Các Nguồn Gốc Thống Nhất của [các phương pháp của] Thái Ất [A39]. Quyển khảo luận kể tên trước được quy cho sự trước tác của danh sĩ Lê Quý Đôn 黎貴 惇 (1726-1784).
    Theo quyển tiểu sử của Lê Quý Đôn của Nguyễn Hữu Tạo 阮 有 造 (đỗ tiến sĩ 進 士 jinshi năm 1844), ông Lê còn viết ba quyển khảo luận về thiên văn học khác, một quyển trong đó là quyển Thái Ất Quái Vận 太 乙 卦 運 (Sự Tuần Hoàn Của Thái Ất [giữa các hào], giờ đây đã bị mất, rõ ràng có liên quan đến cùng hệ thống bói toán. 49 Về quyển khảo luận Thái Ất Thống Tông Bảo Giám太 乙 統 宗 寳 鑑, có thể quyển sách này là một bản sao chép hay một bản tóm lược khảo luận Trung Hoa (được tái xuất bản trong bộ Tứ Khố Toàn Thư: Si ku quan shu 四 庫全 書) có cùng nhan đề viết bởi một một tác giả không có tiếng tăm thời nhà Nguyên (1279-1368) được biết dưới bút hiệu “Lão Già Núi Xiao” (Xiao shan lao ren 曉 山 老 人 Hiệu Sơn Lão Nhân).
    Một vài văn bản tiếng Hán của tập khảo luận Trung Hoa này còn hiện hữu, ấn bản sớm nhất là một bản chép tay (thủ bản) thời nhà Minh và có vài ấn bản có niên đại từ thời nhà Thanh.

    Tại Trung Hoa, hệ thống Thái Ất được bảo tồn trong phạm vi của cái gọi là truyền thống “Bói Toán Theo Con Số Của Các Hoa Hồng [sic] Màu Tím và Chùm Sao” (Ziwei doushu 紫 微 (= 薇) 斗 數 Tử Vi Đẩu Số). 50

    Tác giả Ho Peng Yoke tuyên bố rằng có hai nhánh của truyền thống kể tên sau: một trong chúng là một sự liên tục trực tiếp của hệ thống Thái Ất, trong khi nhánh kia, được đại diện bởi một phiên bản của tập khảo luận được tìm thấy trong Kinh Sách Đạo Giáo (Daoist Canon) (Daozang 道 藏 Đạo Tang), sinh ra từ một sự tổng hợp một vài hệ thống thiên văn có nguồn gốc Tây Phương. 51
    Hiện hữu hãy Còn bảy văn bản Việt Nam thuộc vào truyền thống này: An Tử Vi Quốc Ngữ Ca 安 紫 微 國 語 歌 [A1], Tử Vi Đẩu Số紫 微 (-- 薇) 斗 數 [A47], Tử Vi Đẩu Số Giải Âm 紫 微 (= 薇)斗 數 解 音 [A48], Tử Vi Giải 紫 微 解 [A49], Tử Vi Hà Lạc Nhâm Thìn Số 紫 微 河 壬 辰 數 [A50], Tử Vi Số 紫 微 數 [A51], và Tử Vi Thập Nhị Cung Đoán Pháp Quốc Âm Ca 紫 微 十 二 宮 斷 法 國 音 歌 [A52].
    Bốn trong bảy quyển khảo luận này tức các quyển A1, A47, A48, A52, được viết bằng chữ Nôm hay chứa các lời bình giải bằng chữ Nôm và rõ ràng được nhắm dành cho các độc giả không thoải mái với tiếng Hán cổ điển.

    (còn Tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    Hệ Thống Kỳ Môn Độn Giáp

    Các sự đề cập ban sơ về các phương pháp Qimen 奇 門 Kỳ Môndunjia 遁 甲Độn Giáp có thể được tìm thấy trong tập khảo luận Baopuzi 抱 撲 子 Bao Phác Tử được trước tác bởi học giả Trung Hoa nổi tiếng Ge Hong 葛洪 Cát Hồng (283-343). Một số sách rõ ràng có liên hệ đến truyền thống Độn Giáp được đề cập trong các chương của các sử ký Trung Hoa tiêu chuẩn như Hou Han shu 後 漢 書 Hậu Hán Thư, Sui shu 隋 書 Tùy thư, Jiu Tang shu 舊 唐 書 Cựu Đường ThưXin Tang shu 新 唐 書 Tân Đường thư, nhưng không một trong các sách này còn tồn tại ngày nay. Một quyển sách nhan đề Huangting Dunjia yuan shen jing 黃 庭 遁甲 緣 身 經 Hoàng Đình Độn Giáp Duyên Thân Kinh được tìm thấy trong juan (quyển) 14 của tuyển tập của Đạo Giáo nhan đề Yun ji qi qian 雲 笈 七 籤: Vân Cập Thất Thiêm (Bảy Quẻ từ Nơi Tàng Trữ Sách Mây) được biên tập hồi đầu thế kỷ thứ 11 và được bảo tồn trong Daozang: Đạo Tang; tuy nhiên, hệ thống được trình bày trong đó không phải là một trong “ba biểu thức vũ trụ” được dùng để giảng dạy tại “Trường Toán Học” 52 dưới thời nhà Tống. Điều rõ ràng rằng từ nguyên thủy Qimem (Kỳ Môn)Dunjia (Độn Giáp) nói đến hai hệ thống khác biệt được tổng hợp lại, muộn nhất là ở thế kỷ thứ 8.

    Truyền thống này rõ ràng không được thật ưa chuộng tại Việt Nam; tôi đã chỉ có thể tìm được hai thủ bản liên quan đến nó, quyển Độn Giáp Kì [Kỷ] Môn 遁 甲 奇 門 [A13] và Tam Kì Bát Môn Độn Pháp 三 奇 八 門 遁 法 [A36]. Cả hai được biên soạn bằng tiếng Hán cổ điển bởi các tác giả vô danh; niên đại biên soạn của chúng không được hay biết. Thủ bản nêu tên trước có gồm một phụ lục nhan đề Chiêm Tinh Bốc Pháp 占 星卜 法(Các Phương Pháp bói toán trên căn bản các chùm sao (asterisms). Tuy nhiên, điều rõ ràng rằng một số các khảo luận hiện tồn lưu giữ các thành tố của hệ thống Kỳ Môn Độn Giáp được kết hợp với biểu thức thứ ba của các truyền thống “biểu thức vũ trụ”, Liu ren: Lục Nhâm.

    1. Hệ thống Lục Nhâm: Liu ren.
    Căn nguyên của hệ thống “biểu thức vũ trụ” Trung Hoa thứ ba cho thuật bói toán, liu ren 六 壬 (Lục Nhâm trong tiếng Việt), trở lùi về đến thời tiền nhà Hán (206 TCN – 220 SCN), mặc dù sự trình bày đầy đủ lần đầu về hệ thống có niên đại thời nhà Đường (618 – 907). 53 Một sự thảo luận chi tiết về phương pháp được cung cấp bởi nhà thông thái Shen Gua 沈 栝 Trầm Quát (hay Shen Kuo, 1031 – 1095) trong sách của ông nhan đề Mengxi bitan 夢 溪 筆 談 Mộng Khê Bút Đàm cho thấy cho thấy hệ thống Lục Nhâm tương liên với niên lịch nhiều đến đâu. 54 Trong tiến trình bói toán một bảng xoay tròn chia làm mươi hai cung (duodenary) được giả định sẽ được dùng đến; nó có thể được thay thế bởi lòng bàn tay của thày bói, điều khiến cho hệ thống trở nên “thuận thủ: portable” hơn, khi so sánh với hai hệ thống kia. 55

    Truyền thống này rõ ràng thụ hưởng sự ưa chuộng lớn lao tại Việt Nam; tôi đã có thể tìm được các quyển khảo luận sau đây:Đại Lục Nhâm Đại Toàn 大 六 壬 大 全 [A11], Lục Nhâm 六 壬 [A17], Lục Nhâm Đại Độn 六 壬 大 遁 [A18, A19], Lục Nhâm Đại Độn Pháp 六 壬 大 遁 法 [A20], Lục Nhâm Kinh Vĩ Lược 六 壬 經 緯 略[A21], Lục Nhâm Quốc Ngữ 六 壬 國 語 [A22], Lục Nhâm Tiện Lãm六 壬 便 藍[A23], và Tân San Lục Nhâm Đại Độn Bí Truyền 新 刊 六 壬大 遁 泌 傳 [A35]. 56 Quyển đầu tiên của các văn bản này [A11] là một sự phỏng tác các quyển (juan 卷) 4 và 5 của tập khảo luận của Trung Hoa nhan đề Liu ren da quan 六 壬 大 全 Lục Nhâm Đại Toàn của tác giả người Trung Hoa thời nhà Minh tên Guo Zailai 郭 載 騋 Quách Tải Lai (niên đại không rõ, hoạt động hồi đầu thế kỷ thứ 17); một trong các ấn bản hiện tồn cũng gồm cả các quyển (juan) 118 và 119 của tập khảo luận của Trung Hoa có tên Wubei zhi 武 備 志 Vũ Bị Chí (Tài Liệu Về Các Sự Dự Phòng Quân Sự, 1621) của Mao Yuanyi 茅 元 儀 Mao Nguyên Nghi (1594 – 1640).


    Thủ bản [A19] có chứa hai phụ lục nhan đề Lục Nhâm Khởi Lệ 六 壬 起 栵 (các thí dụ cho sự khởi đầu trong phương pháp Lục Nhâm) và Ngọc Trướng Đàm Binh Ca 玉 帳 談 兵歌 (các đoạn thơ ngắn thảo luận các sự áp dụng quân sự từ trướng bằng ngọc) giải thích bằng tiếng Nôm hệ thống bói toán Lục Nhâm (tức Liu ren 六 壬); các phụ lục này được gán cho sự trước tác của nhà trí thức nổi tiếng và viên chức chính quyền cao cấp VN Phùng Khắc Khoan 馮 克 寬 (1528 – 1613), kẻ đã được phái làm sứ giả sang Trung Hoa trong năm 1597 và trở về nước năm 1599. 57
    Theo một số nguồn tài liệu, Phùng Khắc Khoan đã phiên dịch Yijing: Dịch Kinh sang tiếng Việt (tức tiếng Nôm); 58 Sự kiện này có thể được sử dụng để xác nhận sự tinh thông của ông về văn chương bói toán cũng như sự quan tâm của ông đến việc phiên dịch các văn bản tiếng Hán sang tiếng Việt, ngay dù người ta không thể hoàn toàn gạt bỏ khả tính rằng sự trước tác mang tên họ Phùng, vị học giả nổi tiếng và sứ giả sang Trung Hoa, đã chỉ được gán cho các văn bản chiêm tinh vô danh sau này hầu làm tăng tầm quan trọng của chúng.
    Một văn bản nhan đề Binh gia yếu chỉ 兵 家 要 旨 bing jia yao zhi (các chỉ dẫn thiết yếu cho nhà binh), chuyên khảo về các ứng dụng của thuật bói toán cho các mục đích quân sự và được giả định được trước tác bởi họ Phùng, được phụ đính vào tập khảo luận [A22].
    Trong khi một tập khảo luận ngắn nhan đề Thiên Vận Bí Thư 天 運 铋 書 tian yun bi shu, (văn bản bí mật về các chu kỳ của trời), trình bày các liên hệ giữa các hiện tượng khí hậu và các niên lịch, và cũng được gán cho sự trước tác của họ Phùng, được phụ đính theo tập khảo luận Xin lue tian shu 心 略 天 樞 Tâm Lược Thiên Xu được viết bởi học giả và chiêm tinh gia Trung Hoa nổi tiếng Liu Bowen 劉 伯 溫 Lưu Bá Ôn (Liu Ji 劉 基 Lưu Cơ), 1311 – 1375). 59

    (còn Tiếp)

Chia sẻ trang này