1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại máy bay tham chiến trong WW2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chinook178, 19/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Xin làm 1 bài nho nhỏ về các cải tiến máy bay chiến đấu trước và trong WW2 Phát triển kỹ thuật máy bay chiến đấu chậm lại trong thời hòa bình hậu chiến. Kiểu cánh đôi từ từ được thay thế bởi loại cánh đơn, thân sườn máy bay làm bằng kim lọai thay vì gỗ hay vải. Một số thử chế máy bay hai động cơ nhưng ít thông dụng trừ khi dùng trong việc vận tải. Một số thường dân có tiền lúc bấy giờ đua nhau chế tạo, cải tiến máy bay và tổ chức các cuộc đua máy bay. Những phát minh trong giai đoạn này, như làm thân máy bay thon nhỏ, hệ thống giảm nhiệt động cơ bằng nước v.v... sau đó được sử dụng trong thế chiến thứ hai.
    Trong TCII, làm chủ tình thế trên không là một phần cơ yếu của binh pháp quân sự. Khả năng dùng máy bay để phát hiện, phá hoại, và bẻ gẫy quân đội trên bộ là yếu tố rường cột trong binh pháp phối hợp không quân-lục quân của quân đội Đức Quốc xã. Cuộc xâm chiếm Anh Quốc sở dĩ thất bại là do không quân của Đức không làm chủ tình hình khi đụng phải Không quân Hoàng gia Anh. Erwin Rommel nhận thức được tầm quan trọng của không quân: "Bất cứ ai, dù với vũ khí tân kỳ nhất, phải đánh nhau khi quân địch đã hoàn toàn làm chủ tình thế trên không, sẽ chiến đấu giống như quân mọi rợ chống lại quân đội hiện đại châu Âu, với những thiệt thòi tương tự và cơ hội thành công tuơng tự."
    Máy bay chiến đấu trong TCII có tất cả những phát minh trong thập niên 30. Máy bay với động cơ dùng piston tiếp tục được cải tiến và phát triển, càng lúc càng tiến bộ về mọi mặt cho đến khi những máy bay phản lực như Messerschmitt Me 262 và Gloster Meteor được chế tạo. Những chiếc này có tốc độ lên trên 400 dặm/giờ (600km/g) và khi đâm bổ xuống nhanh có thể vượt bức tường âm thanh, nhiều khi tạo sức rung làm vỡ máy bay. Các loại thắng cản tốc độ đâm xuống được chế ra để tránh hiện tượng này.
    Radar, phát minh trước khi cuộc chiến bùng nổ, được gắn trên một vài loại máy bay chiến đấu, như chiếc Messerschmitt Bf 110 và Northrop P-61 Black Widow, giúp phi công phát hiện máy bay địch trong đêm tối. Một sáng kiến trong thời này do Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương: vì thiếu máy bay, họ gắn thêm bom vào máy bay chiến đấu F4U Corsair. Sau khi bỏ bom, những máy bay này có thể chiến đấu chống lại máy bay địch.
  2. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Tiếp về các máy bay nổi bật trong WW 2
    Không quân Đức
    Messerschmitt Bf 109
    Messerschmitt Bf 110
    Focke-Wulf Fw 190
    Messerschmitt Me 163
    Messerschmitt Me 262
    Heinkel He 162
    Không quân Nhật Bản
    Kawanishi N1K-J
    Nakajima Ki-43
    Kawasaki Ki-61
    Mitsubishi A7M
    Mitsubishi Zero
    Không quân Romania
    IAR-80
    Không quân Sô viết
    Yakovlev Yak-9
    Yakovlev Yak-3
    Lavochkin LaGG-3
    Lavochkin La-5
    Mikoyan-Gurevich MiG-3
    Không quân Ý
    Macchi C.202
    Macchi C.205
    Fiat G.55
    Không quân Anh Quốc
    Supermarine Spitfire
    Hawker Hurricane
    Hawker Typhoon
    Hawker Tempest
    De Havilland Mosquito
    Gloster Meteor
    Không quân Hoa Kỳ
    Grumman F4F Wildcat
    Vought F4U Corsair
    Grumman F6F Hellcat
    Lockheed P-38 Lightning
    Bell P-39 Airacobra
    Curtiss P-40
    Republic P-47 Thunderbolt
    North American P-51 Mustang
    Bell P-63 Kingcobra
    Loạt máy bay thế hệ đầu tiên sử dụng động cơ phản lực đạt tốc độ nhanh hơn động cơ piston, nhưng vẫn còn theo hình dạng của loại máy bay thời trước - cánh thẳng trang bị đại bác, thường không có radar (trừ vài chiếc đặc vụ bay đêm). Vào năm cuối của TCII, hãng máy bay quân sự Đức Messerschmitt sản xuất chiếcMe 262 rất nhanh và khi do công thành thạo lái hầu như không máy bay đương thời nào khác cự lại. Nhưng máy bay này ít được sử dụng vì hao xăng và lúc đó Đức đang phải hạn chế nhiên liệu. Tuy nhiên đây là dấu hiệu ngày tàn của máy bay động cơ piston. Cùng năm 1944, không quân Anh sau đó cho ra chiếc Gloster Meteor. Sau cuộc chiến, hầu hết các hãng sản xuât máy bay chiến đấu đều dùng động cơ phản lực.
    Tuy nhanh thật, máy bay chiến đấu phản lực thế hệ đầu tiên có nhiều khuyết điểm: nhiều chiếc bị hư chỉ sau vài giờ, máy dễ hư hỏng, thô kệch. Trong thời đoạn này có các phát minh như cánh cụp, ghế tự phóng thoát, và các điều khiển trên phần đuôi.
    Điển hình:
    Đức
    Messerschmitt Me 262
    Heinkel He 162
    Arado Ar 234
    Horten Ho 229
    Pháp
    Dassault Ouragan
    Dassault Mystère IV
    Nga Sô viết
    Mikoyan-Gurevich MiG-15
    Mikoyan-Gurevich MiG-17
    Lavochkin La-15
    Thụy Điển
    Saab Tunnan
    Anh Quốc
    de Havilland Vampire
    Hawker Hunter
    Gloster Javelin
    Gloster Meteor
    Hoa Kỳ
    Lockheed P-80 Shooting Star
    North American F-86 Sabre
    Northrop F-89J Scorpion
  3. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0

    http://www2.ttvnol.com/uploaded2/chinook178/me110[3].jpg
    Được chinook178 sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 18/06/2006
  4. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Hic, bó tay, F86 và Mig 15 lầnđầu tiên được sử dụng là trong CT Triều Tiên mà. Bác làm thế loạn cả lịch sử
  5. simcaaz

    simcaaz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    - Tui chỉ kể lại theo các tài liệu đã đọc. Chứ hổng biết chơi game
  6. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Spitfỉe
    Được chinook178 sửa chữa / chuyển vào 16:10 ngày 03/08/2006
  7. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Ju 87
    [​IMG]
    Được chinook178 sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 06/08/2006
  8. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử của He-111 trong WWII
    Đầu những năm 1930, ông Ernst Heinkel (Đức) đã quyết định sản xuất những chiếc máy bay chở khách nhanh nhất thế giới.
    Và trước sự ngạc nhiên của mọi người lúc bấy giờ, ông và cty Heinkel đã xuất xưởng chiếc máy bay mẫu đúng hẹn và nó đã hòan tòan chứng tỏ sự vượt trội so với chiếc Lockheed 9 Orion vốn được coi là nhanh nhất thời bấy giờ.
    Mẫu đầu tiên của Ernst chính là chiếc Heinkel He 70 Blitz ("Lightning - Ánh Sáng") lăn bánh năm 1932 và ngay lập tức đạt hết giải này đến giải khác trong nghành hàngh không. Với 4 hành khách, nó có thể bay với tốc độ 320 km/h với chỉ 1 động cơ BMW 600 hp BMW V1.
    Gần như ngay sau đó, Ernst quyết định sản xuất máy bay mạnh hơn với 2 động cơ của BMW. Mẫu này chính là mẫu cơ bản của tất cả những máy bay HE-111 sau này với cánh dưới hình ê-líp và hơi cong ngược lên trên. Thay đổi lớn nhất của nó nhìn từ ngòai vào chính là cái mũi ngộ nghĩnh do hệ quả của việc đưa động cơ lên ngay mũi máy bay. Ernst gọi nó là Doppel-Blitz ("Double Lightning ?" Gấp Đôi Ánh Sáng"), hay HE-111.
    Mẫu thiết kế này được quan chức của không quân Đức, Luftwaffe, để ý ngay lập tức và những hợp đồng quân sự đầu tiên đã đến với Ernst và được giữ tuyệt đối bí mật.
    ** Những mẫu HE-111 ban đầu **
    Mẫu He-111V1 chính là mẫu ném bom đầu tiên và được giữ bí mật đến phút chót. Nó bay lần đầu tại Rostock-Marienehe vào 24 tháng 2 năm 1935 với phi công Flugkapitan Gerhard Nitschke, theo sau là mẫu tương tự (V2) nhưng dùng cho dân sự với 6 số ngồi và khoang bom có thêm 4 chỗ ngồi dành cho những vị hành khách ? hút thuốc ! Mẫu V2 được hãng hàng không (dân sự) Lufthansa sử dùng từ ngày 12 tháng 3 năm 1935 và nó còn chuyên chở thư với hòm thư đặt ngay mũi .
    Mẫu V3 cũng là mẫu máy bay ném bom với nhiều bom nhỏ chứa trong cánh máy bay và được trang bị 3 khẩu súng máy MG15 để tự vệ. Khổ nỗi chính những thứ vũ khí này đã làm chậm hẳn chiếc HE-111 với tốc độ chỉ còn 275 km/h !!! Chiếc V3 này bay thử tại Rechlin và do tốc độ quá chậm, một trong số chúng còn bị Không Lực Ba Lan bắn rơi năm 1939 và sau đó cả 10 chiếc HE-111A-0 này bị ? bán hết sang Trung Quốc.
    Từ đầu 1936, chiếc V3 được gắn động cơ mới 950 hp của Daimler-Benz DB 600A và ngay lập tức tốc độ của nó tăng lên 360 km/h và Luftwaffe đã đặt hàng với số lượng khá lớn, khỏang 300 chiếc He-111B. Vài chiếc lọai này đã được đưa sang Tây Ban Nha và chúng đã rất thành công do bay nhanh hơn và vòng lượn tốt hơn những máy bay chiến đấu lúc bấy giờ và chỉ với 3 khẩu súng máy, chúng thừa sức địch nổi với những máy bay chiến đấu này. Chính những thành công quá sớm này đã làm cho không quân Đức chủ quan và hứng chịu những hậu quả nặng nề sau này.
    Thân máy bay mang theo 4-8 ổ chứa bom lọai SC250 (250 kg) hay 4 quả SC50 (50 kg). Sau đó còn có nhiều thay đổi trên chiếc HE-111 này mà thay đổi lớn nhất chính là qua mẫu He-111F với việc thay cánh cong ê-líp sang cánh bằng để sản xuất hiệu quả hơn.
    Do những động cơ khỏe mạnh của hãng Daimler-Benz không đáp ứng kịp nhu cầu, bộ không quân Đức đã ra quyết định chỉ dùng động cơ này cho máy bay chiến đấu BF-109 và máy bay ném bom chiến đấu BF-110 mà thôi.
    Mãi về sau, động cơ Daimler-Benz DB 601 mới sản xuất đủ để dùng cho cả HE-111. Động cơ này đã giúp thay đổi cơ cấu máy bay với cái mũi rộng ra, làm bằng kính trong suốt để đễ dàng cho xạ thủ và người lái với tốc độ bay lên tới 395 km/h (cao độ 5 km) và 362 km/h khi bay ngòai biển. Hàng trăm chiếc HE-111 lọai này đã được sản xuất từ 1938 và chúng phục vụ rất nhiều cho cuộc tấn công của Đức vào Ba Lan.
    Mẫu HE-111 được sản xuất nhiều nhất trong WWII chính là mẫu HE-111H sử dụng động cơ 1,100 hp của Junkers Jumo mặc dù nặng hơn và to hơn lọai DB 601. Với tại trọng 14 tấn khi cất cánh (mang theo 2000 kg bom), He-111H đạt tốc độ tới 405 km/h hay 435 km/h khi không có bom. Nó mang theo 5 thành viên tổ lái, có 6 súng máy (1 súng đại bác 20mmm trên mũi và 1 súng máy MG15 hay MG17 hay MG18z quay tròn 360o trên nóc máy bay). Lọai He-111H-22 còn có tên lửa Fieseler Fi 103 (V-1) dưới hai cánh và đời H cuối cùng He-111H- 23 còn thiết kế để thả lính dù.
    Mặc dầu vậy, nó vận chậm hơn so với Junkers Ju 88 từ 1940 và sau đó He-111 bị lọai khỏi cuộc chiến. Khỏang 7,300 chiếc He 111s đã được sản xuất.
    Qua những ngày đầu của của trận ?oBattle of Britain?, với mục tiêu đập tan khả năng bay của không quân Anh và dọa nạt nước Anh, quân Đức đã sử dụng Junkers Ju 88 và HE-111 ném bom khắp trận tuyến và bay rợp thả bom ngay trên bầu trời Luân Đôn.
    Tuy nhiên, những chiếc máy bay chậm chạp này hòan tòan không có khả năng chống lại những phi cơ Spitfire và Hurricane của Anh và chúng bị bắn rụng như sung, chưa kể chúng còn bị cao xạ của Luân Đôn bắn tan tành, đến mức HE-111 phải được rút vào sử dụng để chỉ ném bom ban đêm và luôn cần sự bảo trợ của những chiến đấu cơ BF-109.
    Giờ đây, nhưng mẫu mô hình He-111 khổng lồ ở châu Âu vẫn làm mỏi cổ người xem vì vóc dáng nặng nề nhưng trọn trịa và đặc biệt là nét lịch sử một thời vang bóng của nó.
  9. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0

    Lịch sử của Bf-110 trong WW2
    Chiếc Messerschmitt Bf-110 có một chiều dài lịch sử với vô số những thay đổi lẫn lộn trong thiết kế của nó cũng như được hưởng khá nhiều may mắn trong suốt sự nghiệp của nó phục vụ cho phát xít Đức. Mặc dù Bf-110 bị chỉ trích nặng nề do thất bại của nó trong "The Battle of Britain", và thường thì những thành công của nó ở những chiến trường khác lại ít được nhắc tới hay lãng quên, nó vẫn là chiếc may báy từng đóng những vai trò quan trọng trong suốt WWII như là máy bay hộ tống tầm xa, máy bay chiến đấu và ném bom, máy bay do thám, không-đối-đất, và đặc biệt với vai trò là máy bay chiến đấu ban đêm !
    Có thể nói thiết kế 1 chiếc máy bay chiến đấu mang nhiệm vụ hộ tống và có nhiều chỗ ngồi là việc khó nhất ! Nhìn kỹ lại suốt WWII thật ra chẳng có chiếc phi cơ nào kiểu này mà thật sự thành công cả ! Giáo sư Willy Messerschmitt (Đức) bắt đầu những nét vẽ đầu tiên của ông cho một máy bay như thế vào khỏang cuối 1934 tại Bayerische Flugzeugwerke (Augsburg, Đức) sau khi đã tích lũy một kiến thức khổng lồ về thiết kế những máy bay chiến đấu và đánh chặn (interceptor) trong suốt 20 năm.
    Mô hình của ông được tướng Đức lúc bấy giờ, ông Goering, đặt cho cái tên là "zerstorer - phi cơ hủy diệt" với tầm nhìn rằng chúng sẽ phải là những máy bay đủ mạnh để bay sâu vào vùng đất của đối phương để bảo vệ máy bay ném bom.
    Buồng xăng nặng nề lập tức được quan tâm đầu tiên như và ý tưởng của việc gắn 2 động cơ thay vì chỉ 1 đã thành hình với 3 yêu cầu chính là khả năng bay xa, bay nhanh và lại phải có khả năng vòng lượn thật tốt để chống đỡ lại những máy bay chiến đấu đánh chặn kiểu một người lái (như Spitfire chăng hạn) của đối phương.
    Ông Messerschmitt thật sự không có kinh nghiệm trong việc thiết kế máy bay chiến đấu 2 động cơ khi ông bắt đầu thực hiện việc thiết kế và thử nghiệm chiếc Bf-110. Thay vào đó, lúc đó ông lại chính là tác giả của chiếc chiến đấu cơ một người lái Bf-109 vừa mới được đưa vào sử dụng mùa hè năm trước !
    Cũng tại thời điểm đó, động cơ mạnh nhất được dùng trong quân đội Đức là bộ Junkers Jumo 210A công suất chỉ có 610h.p ! Các tính tóan kỹ thuật cho thấy cặp đôi động cơ này chẳng thể nào đủ để cung cấp đủ sức mạnh cho mẫu phi cơ mà Georing kỳ vọng. May mắn là hãng Daimler-Benz Aktiengesellschaft đã nhảy vào cuộc và những động cơ 12-máy làm lạnh bằng nước tên gọi DB-600 đã đẩy công suất tối đa lên tới 1,000h.p. mỗi máy. Với sự tiếp sức này, Messerschmitt đã hứng khởi cho ra đời mẫu Bf 110 đầu tiên và nó rời mặt đất lần đầu vào ngày 12 tháng 5 năm 1936.
    Những thử nghiệm ban đầu chưa đạt yêu cầu của không quân Đức và chiếc Bf-110 không có cơ hội tham gia cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Dẫu vậy, những thử nghiệm gắt gao hơn ở Rechlin trong năm 1937 đã chứng minh rằng nó bay rất nhanh mặc dù khả năng vòng lượn thì không như kỳ vọng.
    Bất chấp những thiếu sót này, Bf 110 được đưa vào phục vụ quân đội từ 1939 với mẫu Bf 110C, gắn 2 động cơ 1100hp DB-601A. Có khỏang 500 Bf-110 ra đời ngay cuối năm 1939.
    Ngày mùng 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức Quốc Xã tấn công Ba Lan, mười phi đội Luftwaffe Gruppen được trang bị lọai Bf-110 này. Do sự yếu kém của không quân Ba Lan, Bf-110 chỉ được dùng như những máy bay bảo vệ mặt đất và nó không được nhắc tới nhiều cũng như không xung trận lần nào cho tới tận ngày 14 tháng 12 năm 1939, khi mà nó lần đầu đụng phải 1 phi đội gồm 12 chiếc Wellingtons qua bầu trời Heligoland Bight. Thành tích của Bf-110 lúc đó cũng không có gì là nổi bật cho đến khi nó thật sự chạm trán với những phi đội bay của không quân Hòang Gia Anh (R.A.F.) trong năm 1940 !
    Với vai trò là máy bay hộ tống khỏang cách lớn, Bf-110 nhận được những thất bại thảm hại và mặc dù có thể cần chân những chiếc PZL của Ba Lan nhưng đặc biệt trong trận ?oThe Battle of Britain? khi xung trận với những chiếc Hurricane và Spitfire nhanh nhẹn, nó thật sự bị bắn cho tơi tả !
    Thay vì đóng vai trò là ?okẻ hộ tống?, Bf-110 lúc đó còn luống cuống với việc bảo vệ chính nó ! Và thật thú vị là không quân Đức đã phải cử những chịếc phi cơ chiến đấu Bf109 đi theo để ... bảo vệ những chiếc máy bay Bf-110 ?okẻ hộ tống? này ! Thất bại thảm hại của Bf-110 ở ?oThe Battle of Britain? làm cho nó nó được chuyển sang sử dụng chủ yếu ở Trung Đông và mặt trận phía Đông (chủ yếu là với Liên Xô) từ mùa hè 1941. Tần suất sản xuất Bf-110 và các mẫu mã tiếp theo của nó tuy vậy vẫn được giữ nguyên cho tới năm 1945 với tổng cộng khỏang 6,200 Bf-110 đã xuất xưởng.
    Chỉ riêng trong năm 1942, khỏang 580 chiếc Bf-110 được sản xuất, và ngay sau đó việc sản xuất được đột ngột gia tăng đáng kể ngay sau khi chuỗi nhà máy sản xuất những phi cơ ME210 hòan tòan ngừng họat động (từ 17 tháng 4 năm 1942) do quá nhiều tai nạn xảy ra với mẫu máy bay này. Việc Me210 bị hủy bỏ làm cho không quân Đức cuống lên vì thiếu máy bay chiến đấu và máy bay ném bom và đó cũng là lý do để những đời Bf-110 khác ra đời, đặc biệt là mẫu Bf-110-G với động cơ DB-605 công suất lên tới 1,475h.p. khi cất cánh và có thể đạt được công suất 1,355 h.p. tại cao độ 6,200m. Nó được trang bị 2 đến 4 súng đại bác 20-mm lọai MG 151 và 4 khẩu đại liên 7.9-mm lọai MG 17 gắn ngay trên mũi và thêm 2 khẩu 7.9-mm MG 81 gắn phía sau buồng lái.
    Nhiều mẫu Bf-110-G còn được trang bị 2 súng đại bác 30 mm MK 108. Những mẫu tấn công-ném bom của Bf-110 còn có thể mang theo tới 2 tấn bom, và những mẫu G khác được thiết kế với ra-da bay đêm còn có những lọai súng gọi là Schräge Musik để bắn hạ máy bay ném bom đối phương khi chúng bay tiếp cận ngay dưới bụng những máy bay này.
    Một trong 2 chức năng cuối cùng của Bf-110 lại chính là những chức năng mà nó từng được kỳ vọng từ thời nguyên thủy: tấn công máy bay ném bom, nhưng về ? đêm, từ cuối năm 1940, và nó đã chứng tỏ rằng nó có thể hòan thành công việc này rất tốt qua tay những phi công siêu đẳng của Đức như Heinz-Wolfgang Schnaufer (bắn rơi 121 máy bay Đồng Minh) và Helmut Lent (102). Trong chức phận này chiếc Bf-110 nổi bật hơn hẳn chiếc chiếc Ju-88, mặc dù với hệ thống ra-da cồng kềnh gắn trên mũi nó hết sức nặng nề và luôn là đích tấn công của những phi cơ Mosquito của RAF.
    Về cuối WWII, cuối cùng thì Bf-110 lại trở về với chức năng cơ bản của nó: tấn công máy bay ném bom ban ngày. Nhưng nó thực hiện chức năng này cùng với Me410 và Ju 88 và mục tiêu là đánh chặn những máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Chúng được gọi là những phi đội Pulk-Zerstorer, với chức năng phân nhỏ đội hình máy bay ném bom của Mỹ sử dụng sức mạnh của nhiều khẩu súng đại bác và đại liên bắn ra cùng lúc. Khi mà đội hình máy bay ném bom của Mỹ bị phân tán, những chiếc máy bay chiến đấu một người lái của Đức sẽ xáp vào hạ hạ từng chiếc một. Chiến thuật này đã khá thành khi những máy bay ném bom Mỹ không có hay có ít máy bay bay theo hộ tống
    Tuy nhiên, từ 1944 trở đi không lực Mỹ đã cho ra trận những đòan máy bay hộ tống tầm xa với số lượng lớn như P-38 hay Mustang P-51D và một trong những quyết định quan trọng nhất là cho phép những máy bay này giải phóng khỏi chức năng hộ tống khi xung trận và cho phép họ tấn công thẳng vào đội ngũ máy bay tấn công của Đức ! Đây chính là quyết định chiến lược mang lại thắng lợi lớn cho không quân Mỹ và không quân Đức đã thiệt hại đến vô vàn đến mức Luftwaffe không bao giờ có thể khôi phục nổi sức mạnh không quân của mình nữa.
    Và với bất kỳ thay đổi gì, Bf-110 cũng chẳng bao giờ thắng được những chiếc Thunderbolt P-47 hay Mustang P-51D hộ tống những máy bay ném bom B-17 và B-24 của Mỹ khi chúng xông vào tới tận Berlin và thả bom phá tan những nhà máy khắp nơi trên chính lãnh địa từng bị coi là bất khả xâm phạm của Phát Xít Đức
  10. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Chiếc P-38 Lightning là lọai máy bay mới đầu tiên của không quân Mỹ có 2 động cơ. Điều thú vị là chính động cơ thứ 2 này đã cứu nhiều phi công khi 1 trong 2 động cơ bị hỏng do quá tải, bị bắn trúng hay những hư hỏng thường gặp phải của bộ làm mát khi bay ? quá cao (như chiếc Mustang P-51 chẳng hạn) !
    Lọat những chiếc Lightning được thiết kế bởi kỹ sư Clarence "Kelly" Johnson và các kỹ sư của hãng Lockheed. Nó là bước đột phá trong thiết kế của không quân Mỹ về kết cấu máy bay, tốc độ đạt tới 640km/h (lọat P-38J) và đặc biệt là hỏa lực ! Không những nó có gấp đôi công suất và kích thước những máy bay cùng thời, nó còn được trang bị ít ra cũng 4 khẩu đại liên 12.7mm, cộng với 1 đại bác 20mm ngay mũi máy bay ! Với hỏa lực này nó có thể bắn đánh chìm cả 1 tàu chiến ! P-38 thường được dùng để đánh bom những đài radar hay không lưu sâu tận bên trong đất đối phương, phá cầu hay bắn phá những khu quân sự. Nó cũng có thể bay bảo vệ những máy bay ném bom trong suốt 12 tiếng đồng hồ liền !
    Những chiếc XP-38 tiền thân của P-38 được phát triển rất bí mật và bay thử nghiệm vào ngày 27 tháng Giêng năm 1939 bởi một phi công của không quân Mỹ và sỹ quan quản lý dự án Benjamin S. Kelsey. Chiếc XP-38 bay thử rất tuyệt những lần đầu tiên và cả Lockheed lẫn không quân Mỹ đã đều rất hài lòng dù vừa phải bỏ ra gần 6 trịêu USD cho chương trình phát triển và thử nghiệm nó.
    Ngày xui của XP-38 ập đến là ngày tháng 2 năm 1939. Chiếc máy bay XP-38 quết bụng xuống đất khi hạ cánh không thành công trong 1 lần bay thử. Sỹ quan Kelsey thóat chết trong gang tấc và chiếc XP-38 súyt nữa bị lọai khỏi chương trình phát triển của không quân Mỹ ! Vào những năm 1941, chiếc P-38 cũng từng có vấn đề với bộ đuôi cánh kép khi bổ nhào từ độ cao 9,200m làm cho máy bay đôi khi có thể lao thẳng xuống đất, vô phương cứu chữa !
    Những chiếc XP-38 đầu tiên có 2 động cơ làm mát bằng gío V-1710 của Allison công suất 1,400hp. Sau đó nó được trang bị lại hai khẩu 7.20mm thay cho cho 12.7mm nhưng khẩu đại bác 20mm lại được nâng lên thành ? 37mm. Chiếc P-38D còn có thêm bình xăng thả rơi.
    Những chiếc XP-38 xung trận từ tháng 1 năm 1939 cho đến suốt cuối 1945 với mẫu P-38M. Nó được dùng ở mọi chiến tuyến, và đặc biệt ở Thái Bình Dương nó đã bắn hạ nhiều máy bay Nhật hơn mọi máy bay khác cùng thời ! Nó cũng nổi tiếng khi trong tháng 4 năm 1943, một chiếc P-38 đã bắn hạ chiếc máy bay chở tướng không quân Nhật Yamamoto, người đã lên kế họach và tiến hành thành công trận tấn công Trân Châu Cảng !
    Phi công đầu bảng của Mỹ trong WWII, Richard Bong, là người thường bay trên chiếc P-38 ! Anh đã ghi 40 trận thắng trên không, đứng đầu bảng không quân Mỹ trong WWII. Anh hy sinh ở tuổi 24 khi bay thử nghiệm chiếc phản lực P-80 jet ngày 6 tháng 8 năm 1945 (cũng là ngày chiếc B-29 do phi công Enola Gay lái thả qua bom nguyên tử xuống Hiroshima ?)
    Thiếu tá McGuire, người đứng thứ nhì trong bảng xếp hạng phi công Mỹ trong WWII, cũng ghi 38 trận thắng trên không. Chỉ trong hai ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944, anh đã bắn rơi 7 máy bay đối phương ! Anh hy sinh tại đảo Los Negros ở Philippines khi tiến hành 1 đường lượn vòng bay thấp để cứu 1 đồng đội ! Sân bay McGuire ở New Jersey chính đã dùng tên của anh để tưởng nhớ người phi công tài năng này.
    Mặc dù bị thay thế dần bởi P-47 Thunderbold và Mustand P-51 từ 1944, P-38 vẫn được sản xuất cho đến cuối 1945. Khỏang 9,923 chiếc P-38 các đời khác nhau đã được sản xuất. Quân Đức từng gọi chiếc máy bay khủng khiếp bằng tiếng Đức là Gabelschwanzteufel, tức là ?oCon Quỷ 2 Đuôi? !!!
    Thông số kỹ thuật (P-38J):
    Động cơ: 2 x động cơ Allison V-1710-111/113 V-12 piston (mỗi động cơ 1475hp)
    Trọng lượng: không tải 6.4 tấn, đầy tải cất cánh 10.8 tấn !!!
    Sải cánh: 17.3m
    Chiều dài: 12.3m
    Chiều cao: 3.1m
    Năng lực:
    Tốc độ tối đa tại độ cao 8,300m là 662km/h !!!
    Độ cao tối đa: 14,670m
    Khảng cách bay: 720km (không có bình xăng thả rơi)
    Hỏa lực:
    1 x súng đại bác 20-mm gắn trên mũi
    4 x súng đại liên 12.7mm trên cánh
    2 x bom 200kg

Chia sẻ trang này