1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại máy bay tham chiến trong WW2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chinook178, 19/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Điều thú vị là chiếc máy bay cực kỳ lợi hại của Nhật Bản trong WWII lại được biết đến với rất nhiều tên. Với Không Quân Hòang Gia Nhật, nó là Máy Bay Chiến Đấu 0-52 (Type 0 Carrier Fighter). Đối với Không Quân Mỹ, những người chiến đấu trực tiếp với nó trên bầu trời Thái Bình Dương, nó được gọi là Zeke. Và đối với dân Mỹ nói chung, người ta gọi nó là Zero !
    Dù với bất kỳ tên gì, chiếc Zero vẫn là chiến đấu cơ thần sầu nhất trong ngày đầu những năm 1940. Điều tuyệt vời nhất là chiếc Zero khá nhẹ, nó chỉ nặng có ... 2 tấn rưỡi (chỉ bằng 1/2 của Corsair) cho dù đã chất đầy đủ đồ cho 1 chuyến bay chiến đấu. Chính vì lỳ do này mà nó lượn vòng đánh võng cực kỳ nhanh và bổ nhào cũng như xoắn lên cao cũng với tốc độ khủng khiếp.
    Vào thời điểm đầu 1940 khi mà mà chiếc Zero có mặt trên chiến trường, nó có thể qua mặt tất cả các máy bay khác trên tòan thế giới ! Tốc độ, khả năng bay xa, tăng gia tốc nhanh, khả năng lượn vòng cực nhanh cũng như và khả năng điều khiển từ đài không lưu làm cho nó trở thành chiếc máy bay vô địch của Không Quân Nhật !
    Sáu tháng sau Trân Châu Cảng, đội bay Sentais của Nhật được trang bị A6M đã làm chủ hòan tòan 20 triệu km2 bầu trời. Hơn 10,000 chiến đấu cơ Rei-sen (tức máy bay Zero) đã được sản xuất bở Nhật Bản, và điều lý thú là Zero nặng chỉ bằng 1/2 chiếc Corsair, với nguyên nhân chính là sự thiếu vắng của vỏ sắt bảo vệ phi công và bình xăng !
    Được thiết kế để tấn công, Zero được tăng cường khả năng lượn vòng đánh võng và hỏa lực với cái giá đắt của chính sinh mạng phi công - không có vỏ bảo vệ phi công và không có bình xăng thả rời ra. Chính vì thế mà quá nhiều Zeros đã bị mất trong chiến đấu. Mặc dầu vậy, khá nhiều không quân liên minh cũng hy sinh trong khi nỗ lực tìm những chỗ yếu để hạ chiếc Zero này !
    Một trong những chiến thuật để đối đầu với Zero là phải giữ khỏang cách đủ xa và tấn công bằng cách bổ nhào hay xóay ốc vút lên cao. Bằng cách dùng tốc độ và cố gắng tránh khỏi sai sót khi cố gắng vòng nhanh hơn Zero, sau đó chỉ cần quay nòng súng và chỉ 1 phát đạn bắn trúng là đủ làm chiếc Zero bốc cháy và rơi xuống đất.
    Ngay sau khi biết được những "bí mật chết người" của Zero, những máy bay mới như Grumman Hellcat và Vought Corsair đã ra đời, với ước muốn vượt qua Zero mọi phương diện, ngọai trừ khả năng ... xuay vòng đánh võng ! Để bù đắp cho khuyến khuyết này, phi công Mỹ chỉ cần nhớ kỹ chiến thuật bay khi đối đầu với Zero. Ngay cả với sự ra đời của những máy bay mới của Misubishi Zero như Model 22, chúng bị quét văng ra khỏi bầu trời dễ dàng bởi phi công Mỹ. So với tỷ lệ bắn hạ US 1: Japan 1 trước đây, những cải tiến của phía Mỹ đã làm cho tỷ lệ lên đến US 10 : Japan 1 chỉ sau một thời gian ngắn !
    Qua suốt thời gian WWII, chiếc Zero, dù đã từng làm chủ bầu trời Thái Bình Dương một thời gian dài, đã phải nhường chỗ cho những máy bay hiện đại hơn của Mỹ & Liên Quân. Tuy vậy, nó vẫn được dùng để Đâm Bổ Tự Sát (kamikaze), một lọai hình chiến đấu gây nhiều tổn thất cho phía Mỹ và Liên Quân. Những chiếc máy bay chất đầy thuốc nổ và điều khiển bởi những phi công sẵn sàng hy sinh vì Nhật Hòang, những chiếc Zero trở thành những quả bom biết bay bay nhằm vào tàu chiến Mỹ. Khỏang 2,200 chiếc đã được sử dụng để tấn công kiểu này cho đến khi Nhật Bản đầu hàng.
    Có thể nói, chiếc Zero của Nhật ngang hàng với những máy bay khác như Spitfire, Vought Corsair Mustang như những chiếc chiến đấu cơ lừng danh của WWII.
    Thông số kỹ thuật (A6M5 Zero):
    Động cơ: 1 x 1130-hp Nakajima NK1C Sakae 21 piston
    Tải trọng: không tải 2.1 tấn, đầy tải cất cánh 3.5 tấn
    Dài cánh: 12m
    Dài thân: 9.7m
    Chiều cao 3.7m
    Năng lực:
    Tốc độ tối đa: 553km/h
    Độ cao: 11.7km
    Tầm bay: 1,790km với thùng dầu có sẵn trong máy bay
    Hỏa lực: 2 súng đại bác 20-mm và 2 súng máy 7.7-mm
  2. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Nhiều quốc gia sử dụng thủy phi cơ cho việc do thám, săn tàu ngầm hay tàu chiến nhưng chỉ có Nhật Bản là nước đã sản xụất lọai máy bay này để dành lại lợi thế trên không mà những máy bay chiến đấu cất ?"hạ cánh trên bộ hay trên tàu sân bay không thể làm được. Chiếc Kawanishi N1K1 biến thể từ Kyofu (phe Đồng Minh gọi là REX) chính là chiếc máy bay duy nhất được thiết kế theo kiểu này trong WWII.
    Tháng 9 năm 1940, Thủy Quân Nhật Bản đưa ra yêu cầu thiết kế 1 lọai máy bay thủy phi cơ chiến đấu trên biển. Một nhóm kỹ sư của công ty Kawanishi bao gồm Toshihara Baba, Shizuo Kikuhara, Hiroyuki Inoue, và Elizaburo Adachi đã hòan tất mẫu bay đầu tiên vào tháng 5 năm 1942.và nó cất cánh lần đầu vào ngày 6 tháng 5 năm 1942. Chiếc máy bay mẫu này chỉ bay chậm hơn chiếc Mitsubishi A6M Zero một tí nhưng khả năng vòng lượn thì chẳng thua gì. Thành quả này là tuyệt vời đối với 1 chiếc máy bay có 1 bộ phao khổng lồ và người ta gọi nó là Kyofu.
    Tuy nhiên trước khi chiếc Kyofu cất cánh lần đầu, công ty Kawanishi cũng đã từng tin rằng thiết kế tương tự có thể dùng cho cả máy bay cất-hạ cánh trên bộ. Họ liền thay bộ phao 2 bên cánh bằng bộ càng thông thường., thay động cơ 14-cylinder bằng động cơ mới 18-cylinder công suất đến 2,000hp. Động cơ này đòi hỏi cánh quạt lớn và chính vì thế (tương tự như Corsair), nó cần bộ càng đủ cao để cánh quạt không quét xuống đất ! Kawanishi cất cánh chiếc N1K1-J trên bộ vào ngày 27 tháng 12 năm 1942. Mặc dù chiếc máy bay bay không như ý (công suất không đủ và bộ càng cũng khó hạ cánh quá). Chiếc máy bay vẫn đạt 575km/h, tức là nhanh hơn chiếc Mitsubishi A6M Zero ZEKE tuy chưa bằng với tốc độ thiết kế (649 km/h).
    Nhưng thế cũng quá đủ để quân Nhật thèm muốn chiếc máy bay này để chống lại những chiếc Corsair F4U và Grumman F6F Hellcat. Họ gọi lọai máy bay này là Kawanishi N1K1-J Shiden và nó được đưa vào sản xuất hàng lọat. Nó được trang bị 2 khẩu súng máy 7.7-mm Type 97 gắn trên thân , thêm 2 khẩu đại bác 20-mm Type 99 Model 2 trên cánh và còn thêm 2 khẩu đại bác 20-mm Type 99 Model 2 dưới cánh. Nó còn mang theo 2 quả bom 75kg và 1 bình xăng thả rơi 88 lít.
    Cuối 1943, Kawanishi xuất xưởng 70 chiếc và Hải Quân Nhật dùng chủ yếu để huấn luyện. Ngay sau đó, do biết rằng Đồng Minh sẽ đổ bộ vào Philippines, Hải Quân Nhật gửiphi đội bay đầu tiên sang Philippines vào tháng 10 năm 1944. Mặc dù lúc đó động cơ, càng hạ ? của N1K1-J Shiden vẫn chưa hòan chỉnh nhưng quân Đồng Minh cũng đã nhận thấy rằng họ đang chạm trán với 1 lọai máy bay siêu đẳng của Nhật.
    Những chiếc N1K1-J quá thành công và Kawanishi quyết định tinh chỉnh nó. Họ hạ cánh thấp xuống, và chính điều này làm cho bộ càng hạ được thu ngắn lại, tinh giản cấu trúc thân máy bay v.v. Mẫu mới này gọi là N1K2-J Shiden Kai. Trong không chiến, phi công có kinh nghiệm của Nhật có thể dùng Shiden Kais để đánh bật cả phi đội của Mỹ bay lọai American F6F Hellcats. Ví dụ như trong tháng 2 năm 1945, một phi công rất dũng cảm của Nhật, anh Muto, một mình địch với 12 chiếc Hellcat và bắn rơi 4 chiếc ngay tại trận và làm cho 8 chiếc còn lại bỏ chạy mất !
    N1K2-J Shiden Kai có 4 khẩu đại bác 20-mm Type 99 Model 2 trên cánh, thêm 2 bom 230kg và bình xăng thả rơi 88 lít.
    Tuy nhiên, N1K2-J Shiden Kai lại bay rất kém ở độ cao lớn (không vút lên cao được và mất tốc độ ở cao lớn) và chính vì thế nó không thể tấn công B-29 Superfortresses và những tổn thất nặng nề do B-29 mang lại cho những nhà máy sản xuất vũ khí của Nhật đã nhanh chóng chấm dứt những nỗ lực cuối cùng của Nhật Hòang. Nhiều lịch sử gia từng nói rằng nếu N1K2-J Shiden Kai được đưa ra sớm hơn trong WWII, lịch sử có thể đã thay đổi !!!
    Những chiếc N1K2-J Shiden Kai được tái tạo hay mô hình thường mang tên phi đội 343 Kokutai, chính là tên 1 phi đội N1K2-J Shiden Kai rất nổi tiếng của Nhật đóng quân tại Omura Naval Air Station trong năm 1945. Phi đội được lãnh đạo bởi đại úy Minoru Genda và bao gồm những phi công giỏi nhất của Nhật lúc bấy giờ. Trong 1 trận không chiến, phi đội của Genda với 54 chiếc N1K2-Js đã bắn rơi 48 máy bay chiến đấu và 4 máy bay ném bom của Mỹ mà chỉ mất 16 chiếc Shiden Kai.
    Khỏang 1,500 chiếc N1K2-J Shiden Kai được sản xuất.
  3. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử Mustang P-51D trong WWII
    Một trong những chiếc máy bay hiệu quả nhất Chiến Tranh Thế Giới II (WWII) là chiếc Mustang P51 của Bắc Mỹ . Nó bắt đầu được biết đến với mã hiệu NA-73X, một lọai máy bay của Anh Quốc từ tháng Tư năm 1940. Tại thời điểm đó, nhu cầu cấp bách của Châu Âu để vừa bảo vệ máy bay ném bom, vừa tự vệ và tấn công Đức Quốc Xã, những chiếc Mustang NA-73 đầu tiên đã ra đời sớm hơn dự định đến 120 ngày ! Tuy nhiên, những động cơ 1,000hp (sức ngựa, khỏang 820-kW) của hãng Allison nhãn hiệu V-1710-F3R lại bị trễ hẹn. Chính vì vậy, những chiếc NA-73 mẫu thử nghiệm đầu tiên, tiền thân của Mustang P51, bắt đầu bay từ ngày 26-04-1940.
    Tuy nhiên, lọat 320 chiếc máy bay NA-73 đầu tiên chỉ xuất xưởng vào ngày 1 tháng Năm 1941 và lọat thứ hai vào tận tháng 11 năm 1941. Ngay từ những ngày đầu tiên, chiếc NA-73 đã thể hiện bản lĩnh của mình. Tốc độ vượt trội và khả năng linh họat từ trên cao rất thích hợp cho không chiến. Nó có khả năng đâm bổ kinh khủng khiếp và cũng cực kỳ nhanh nhẹn ở gần mặt đất, đồng thời do được trang bị 4 khẩu súng đại liên 12.7mm và 3 khẩu trung liên 7.62mm, nó sẵn sàng nghênh chiến và triệt hạ cả đòan xe trên mặt đất ngay từ trên cao !
    Điều thú vị là với độ linh hoạt ngay ở gần mặt đất, NA-73 còn được trang bị hàng chục máy camera và cũng còn được sử dụng như máy bay do thám cho Bộ Chỉ Huy Quân Sự Liên Quân từ tháng Tư năm 1942. Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Anh thay đổi 1 số bộ phận của chiếc NA-73 để làm thành chiếc XP-51, với nhiều khả năng mới như: bình xăng phụ tự thả rơi khi xung trận, 7 khẩu súng nhỏ được thay bằng 4 khẩu đại liên 20mm. Động cơ của nó cũng được cải tiến nhờ việc mua động cơ V-1650-3 công suất 1,430hp (1066-kW) của hãng Packard Merlin. Nó được đổi tên là XP-78, sau đó là XP-51B hay Mustang P-51B. 500 chiếc máy bay XP-51B đã được chuyển giao cho quân đội Mỹ.
    Khỏang 1,988 chiếc P51B đã được sản xuất tại 1 nhà máy ở California (Inglewood, Bắc Mỹ). Sau nhiều lần cải tiến qua Mustang P-51C, khỏang 7,956 chiếc Mustang P51-D đã được sản xuất với 6 súng đại liên 12.7mm, buồng lái được chỉnh lại để pilot dễ thấy mặt đất hơn, độ dẹp của đuôi thân máy bay v.v.
    Ngòai việc bảo vệ máy bay ném bom, P-51 còn góp nhiều chiến công trong những trân không đối không. Một trong những chiến công lừng danh của Mustang P-51D là công của Trung Úy Gordon H. McDaniel bay chiếc Mustang P-51 MARY MAC (trung đòan 318th, sư đòan không quân 15th). Anh đã điều khiển chiếc P-51D bắn hạ 6 chiếc máy bay của Đức chỉ trong 1 trận không chiến !
    Thông số kỹ thuật P-51D đời mới nhất:
    Động cơ: 1 x 1,695-hp Packard Merlin V-1650 - 7 piston V-12 engine
    Trọng lượng: không tải nặng 3.5 tấn; đầy tải để cất cánh 6 tấn.
    Dài cánh: 12.4m
    Dài thân: 10.8m
    Chiều cao: 4.3m
    Năng lực:
    Tốc độ tối đa: 700km/h
    Độ cao tối đa: 13.9km
    Khỏang cách bay: 2,080km
    Hỏa lực: sáu khẩu súng máy 12.7-mm , 2 bom lọai 500kg, sáu tên lửa 127-mm
  4. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử của Republic P-47 Thunderbolt trong WWII
    Trong suốt lịch sử hàng không của thế giới, chưa hề có chiếc máy bay nào có thể sánh ngang P-47 Thunderbolt về độ cứng cáp và khả năng tác chiến độc lập của nó. Những phi công đã bay P-47 nói về nó với sự kính phục như ?okhông thể bị phá hủy? hay ?ochiếc máy bay có thể làm mọi thứ?, và lịch sự đã chứng minh rằng họ cũng chẳng nói ngoa tí nào ! P-47D còn có một tên gọi thân mật là ?oThe Jug ?" Cái Bình? vì hình dáng tròn lẳn của thân máy bay trông giống như cái bình thủy đựng café thông dụng của dân Âu-Mỹ.
    Sau những trận không chiến, P-47 thường trở về với thân hình lỗ chỗ vết đạn và đôi khi các cánh máy bay cũng bị bắn tơi tả như giẻ rách ! Chuyển kể rằng trung úy phi công Chetwood bay trên chiếc P-47, đã đâm vào 1 thanh sắt khi bổ nhào tấn công 1 đòan tàu ở Pháp. Cú va chạm này cắt đứt hơn 1m cánh máy bay, vậy mà chiếc Thunderbolt vẫn bay trở về tới sân bay ở tận ? Luân Đôn an tòan !
    Chiếc Republic P-47 Thunderbolt được sáng chế bởi kiến trúc sư trưởng Alexander Kartveli của tập đòan sản xuất máy bay Seversky (sau này đổi tên là Republic Aviation ?" Hãng Hàng Không Cộng Hòa) và với 15,683 chiếc P-47 được sản xuất - số lượng nhiều nhất so với tất cả những máy bay khác của Mỹ trong WWII - cùng những chiếc tích lẫy lừng của mình trong WWII, P-47 luôn được sánh ngang hàng với Mustang P-51 và Lockheed P-38. Cái tên *Thunderbolt* (Tiếng Sét) của nó được đề xuất ra bởi đại tá Hart Miller, Giám Đốc các Hợp Đồng Chiến Tranh của cty Republic !
    Ý tưởng táo bạo của Alexander Kartveli là dùng động cơ khổng lồ XR-2800-21 của Pratt & Whitney Double Wasp với công suất 2,000hp (18 xi-lanh), cũng là động cơ to nhất và khỏe nhất từng được sản xuất thời bấy giờ ở Mỹ. Ông cũng thiết kết cho nó 8 súng đại liên lọai 12.7mm và đủ lọai áo giáp để bảo vệ buồng lái phi công từ mọi hướng ! Vì thế chiếc P-47 mẫu đầu tiên nặng hơn mọi máy bay 1 người lái lúc bấy giờ tới 2 tấn ! Mẫu P47D-11-RE Thunderbolt còn mang dưới bụng cánh những quả bom nặng 250kg hoặc bình xăng thả rơi.
    Mẫu Thunderbolt đầu tiên mã hiệu XP-47B sẵn sàng bay thử chỉ 8 tháng sau khi Cục Hàng Không Mỹ chấp thuận mẫu của Alexander, và bay vào ngày 6 tháng 5 năm 1941 bởi phi công Lowry L. Brabham. Chuyến bay thử làm nức lòng mọi người chứng kiến với mọi kỳ vọng mà Alexander mong ước trong bản thiết kế đều trở thành hiện thực. Tốc độ 660km/h của nó thật sự ngòai tầm mong đợi của bất kỳ ai lúc bấy giờ.
    Tuy nhiên cũng có 1 vài trục trặc nhỏ như bộ cánh quạt 3 cánh phải đổi thành 4 cánh để tận dụng hết công suất máy, và việc điều khiển chiếc máy bay với tốc độ 660km/h mang trên mình trọng lượng 6 tấn khi tám khẩu đại liên 12.7mm cùng xả đạn một lúc cũng không phải là dễ dàng gì. Mẫu máy bay đầu tiên này cũng từng gặp tai nạn và bị phá hủy hòan tòan vào ngày 8 tháng 8 năm 1942.
    Chiếc P-47 bắt đầu phục vụ USAAF từ giữa năm 1942 và chuyển sang phục vụ Sư Đòan Số Tám đóng tại Anh từ ngày 8 tháng 4 năm 1943. Tại đây, mặc dù ban đầu P-47 không đủ tầm bay xa để đi bảo vệ máy bay, khả năng vòng lượn đánh võng của nó cũng bình thường nhưng do trước khi có nó, những máy bay ném bom của Mỹ và Liên Minh từng bị không quân Đức và Nhật bắn cho te tua nên những chiếc P-47 đời đầu này vẫn là cứu cánh tuyệt vời.
    Mẫu bay nhanh nhất chính là chiếc XP-47J, nhưng chưa bao giờ được đưa vào sản xuất ! Vào ngày 4 tháng 8 năm 1944, chiếc mẫu thử này đã bay với tốc độ khủng khiếp ? 806km/h !
    Nhiệm vụ đầu tiên của Thunderbolt bắt đầu ngày 8 tháng 4 năm 1943, với đội hình P-47 bay tầm cao để bảo vệ máy bay ném bom. Ngay sau đó không quân Mỹ đã nhận ra rằng P-47 có khả năng bổ nhào nhanh hơn và hiệu quả hơn bất cứ máy bay Đức nào và vì thế, nó có khả năng quyết định trong việc xé tan đội hình máy bay địch khi cần thiết. Nhưng ở độ cao thấp và trung bình thì nó dễ dàng ăn cả băng đạn của địch do khả năng vọt lên cao và vòng lượn lại kém xa máy bay Đức !
    Những chiếc Thunderbolt từng được sơn lại để tránh việc nhầm lẫn với những máy bay Đức FW-190A trên chiến trường châu Âu. Vỏ bọc động cơ được sơn trắng, và đuôi máy bay cũng được sơn những vạch trắng ! Thật ra làm sao mà nhầm được chiếc máy bay FW190 đẹp gọn thanh mảnh với chiếc Thunderbolt béo tròn trùng trục !
    Khỏang giữa 1943, chiếc P-47C ra đời với nhiều tiến bộ hơn. Nó bay xa hơn với bình xăng thả rơi, và do thân được làm dài ra, nó có khả năng nhào lộn tốt hơn. Sau đó là P-47D, và rồi P-47G, P-47Ms với động cơ lớn hơn, bay với tốc độ tối đa 756 km/h. Chúng được dùng chủ yếu để cản đường tên lửa bay V1 của Đức !
    ** Một số con số thống kê về P-47 Thunderbolt:
    - Tham gia 546,000 trận chiến từ tháng 3/1943 suốt đến tháng 8/1945
    - Bắn rơi và phá hủy 11,874 máy bay địch
    - Phá hủy 9,000 đầu máy xe lửa và khỏang 6,000 xe bọc thép các lọai và xe tăng
    - Thả 132,482 tấn bom, bắn 59,567 quả tên lửa và vãi ra hết 135 triệu băng đạn !
    Chỉ có 0.7% các máy bay P-47 (khỏang 824 chiếc) bị bắn rơi bởi đối phương khi tham gia trận chiến với tỉ lệ chiến tích của Thunderbolt là 4.6 : 1 ? !
    Thông số kỹ thuật (P-47D Thunderbolt ):
    Động cơ: Pratt & Whitney R-2800-59W Double Wasp (công suất 2535hp)
    Trọng lượng: không tải 5 tấn,, đầy tải cất cánh 8 .7 tấn !!!
    Sải cánh: 13.5m
    Chiều dài: 12.1m
    Chiều cao: 4.7m
    Năng lực:
    Tốc độ tối đa: 693km/h
    Cao độ tối đa: 13,670m
    Khỏang cách bay: 3,040km với bình xăng thả rơi
    Hỏa lực:
    8x súng đại liên 12.7mm trên cánh
    Có tới 1.5 tấn bom dưới bụng, tên lửa hay các bình xăng thả rơi
  5. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Chiếc Corsair ban đầu được thiết kế để bay và hạ cánh từ Hàng Không Mẫu Hạm. Từ những ngày đầu tiên, việc khó điều khiển và đặc biệt khả năng hạ cánh rất nguy hiểm làm cho Không Lực Mỹ phải phụ thuộc chủ yếu vào chiếc Grumman Hellcat ! Đội Thủy Quân Lục Chiến chính vì thế mà được tận hưởng chiếc Corsair, và những khu quân sự không quân trên mặt đất thật sự khóai trá với những con chim cánh cong này (Bent-wing Bird).
    Phi công nổi tiếng Jolly Rogers, phi động VF-17 của Không Quân Mỹ, cũng đã từng bay chiếc Corsair này vượt qua chiến trường Solomon. Những ngày cuối của chiến tranh, vấn đề khó điều khiển được hiệu chỉnh, và cả Thủy Quân & Lục Quân Mỹ sử dụng chiếc F4U Corsair từ các tuần dương hạm.
    Với Tommy Blackburn (Phi Đội Trưởng của Jolly Rogers), ông từhg nói: "Chiếc Corsair là một phi cơ siêu việt khi nó bay và giao chiến. Nhưng hệ thống cấu trúc quá phức tạp của nó làm cho việc vận hành là rất khó khăn". Những ngày đầu nhận máy bay, chỉ 1/2 số máy bay cần bay có thể bay được một cách an tòan. Và khi nói "không an tòan" ở đây, ông nháy mắt cười, "Tôi muốn nói là hòan tòan có thể rơi xuống đất như cục đá trong khi bay hay khi hạ cánh !".
    Để dễ hình dung:
    * Chỉ việc khởi động cái động cơ máy bay khổng lồ sau một đêm nằm dưới sương lạnh, cần tới 2 người đàn ông khỏe mạnh để quay cánh quạt
    * Chưa hết, cánh phụ để hạ cánh (landing flaps) với bộ phận bảo vệ thiết kế riêng để tránh cho nó không bị xé rách khi bay ở tốc độ cao, mặc dù là một chức năng ưu việt, nhưng lại làm cho cánh phụ mở ra hòan tòan một cách đột ngột khi máy bay chuẩn bị hòan tất việc hạ cánh ! Điều này có nghĩa là khi rất gần mặt đất, máy bay có thể mất hòan tòan khả năng nâng và có thể rơi rất nhanh. Các phi công, chính vì thế, thường phải để tốc độ cao khi hạ cánh ! Sau này, người ta phải bỏ luôn bộ bảo vệ cánh phụ với quan điểm "Chúng tôi chưa thấy ai bay nhanh đến nỗi rơi cánh phụ cả !!!".
    * Tệ hơn, bộ pin của Corsair, nằm ngay buồng lái, lại rất hay nóng sôi bỏng lên ! Đã có trường hợp bộ pin nổ tung trong khi đang bay !
    Nhưng dẫu gì đi nữa, với hầu hết các phi công từng bay nó, Corsair được đánh giá ngang tầm với Mustang P51 như những máy bay hàng đầu của WWII, chính là nhờ vào tốc độ, hỏa lực, khả năng lượn vòng đánh võng của nó.
    Câu hỏi ai cũng hỏi là tại sao cánh của Corsair lại cong lên thế nhỉ ?
    Trong những năm 1938, để thay thế chiếc F2A và F4F, chiếc Vought Corsair được thiết kế với 1 động cơ khổng lồ: động cơ Pratt & Whitney R-2800 Double Wasp, với 18 xi-lanh và công suất tới 2250 hp. Chính động cơ khổng lồ này ảnh hưởng tới thiết kế của máy bay. Bạn sẽ cần 1 bộ cánh quạt cũng khổng lồ không kém. Bộ cánh quạt đường kính 4.4m của Hamilton là bộ cánh quạt lớn nhất thời bấy giờ, đã được dùng. Thân máy bay chính vì vậy sẽ phải cao so với mặt đất để cho cánh quạt khỏi chạm đất. Nhưng cánh bằng tại độ cao như vậy sẽ rất yếu, và chính vì vậy là cái cánh cong ngộ nghĩnh của Corsair ra đời !
    Chiếc XF4U Corsair mẫu bay lần đầu vào 29 tháng Năm 1940, và trong tháng Mười đã bay nhanh hơn 640km/h, một kỷ lục lúc bấy giờ ! Với những thay đổi theo thời gian để nâng cấp khả năng hạ cánh dễ dàng hơn (trong khi Không Quân lại thích chiếc F6 HellCat hơn vì hạ cánh dễ dàng trong suốt 1 thời gian dài) chiếc F4U-1A ra đời với các đặc tính:
    - Tầm nhìn tốt hơn từ ca-bin,
    - Động cơ mạnh hơn R-2800-8W với bộ làm mát bằng nước có thể đạt tới 2,250 hp.
    - Thêm bộ điều chỉnh độ nâng bên trên cánh
    - Chân ở đuôi cánh dài hơn
    Các đời tiếp theo bao gồm F2G và F2G-2 chủ yếu tăng kích thước, hỏa lực và sức mạnh động cơ. Trên thực tế, chiếc Corsair đầu tiên bay phục vụ quân đội là từ giữa năm 1943.
    Chiếc Corsair đã tận tụy phục vụ Không Quân, Hải Quân & Lục Quân Mỹ, Không Lực Hòang Gia Anh & New Zealand, sau đó là Không Lực Pháp và nhanh chóng trở thành chiếc máy bay hiệu quả nhất của chiếc tranh (bay và hạ cánh từ hàng không mẫu hạm). Nhu cầu về chiếc Corsair lớn đến mức nhà máy Vought không đáp ứng nổi. và công ty Goodyear (kể từ chiếc Corsair FG-1) và công ty Brewster (kể từ chiếc Corsair F3A-1) phải nhẩy vào sẩn suất phụ theo ! Cho đến 1952, Corsair không còn được sản xuất nữa. Tổng cộng 11,700 Corsair đã được xuất xưởng từ tháng Sáu năm 1942.
    Các phi công còn âu yếm gọi chiếc Corsair với các tên như "Tiếng Còi Thần Chết", "Chim Cánh Cong", "Kẻ Hủy Diệt", "Móng Ngựa" v.v. !
    Thông số kỹ thuật (F4U-1A):
    Động cơ:: 2,000hp Pratt and Whitney R-2800-8 piston
    Độ nặng: không tải 5 tấn, đầy tải cất cánh 7 tấn
    Sải cánh: 13.6m
    Chiều dài: 11.1m
    Chiều cao: 5.3m
    Năng lực:
    Tốc độ tối đa trên cao độ 6,700m là 672km/h
    Tốc độ bay thấp: 296km/h
    Độ cao bay bình thường: 12,000m
    Gia tốc khi vọt lên cao: 1,033m/phút !
    Hỏa lực:
    Sáu khẩu súng đại liên 12.7mm gắn trên cánh, có khi có gắn thêm tên lửa.
  6. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Chiếc Junkers 87 Stuka (Sturtz [dive ?" đâm bổ] kampf [bomber ?" ném bom] flugzeug [máy bay]) là đứa con tinh thần của Ernst Udet sau khi ông bị làm mê mẩn bởi chiếc Curtiss Hawk II (hay còn gọi là Helldiver) cánh đôi của Mỹ năm 1931. Khi ông trở thành Tổng Thanh Tra của lực lượng không quân Đức, nhờ uy tín lúc bấy giờ của ông bạn Hermann Goering, ông đã lên tiếng kêu gọi việc nghiên cứu và chế tạo lọai máy bay ?obổ nhào ném bom (dive-bomber)?.
    Ngày ấy, lý thuyết dive-bomber từng bị phê phán nặng nề. Ví dụ như Wolfram, Freiherr von Richthofen, giám đốc của Văn Phòng Kỹ Thuật của Bộ Hàng Không Đức đã kịch liệt phản đối với lý do rằng bất cứ máy bay nào bổ nhào xuống dưới tầm 2,000m sẽ dễ dàng bị bắn rơi bởi hỏa lực phòng không !
    Phi đội dive-bomber đầu tiên của Đức sử dụng chiếc Heinkel He 50, một chiếc máy bay 2 cánh phần nào theo ý tưởng của Curtis Warhawk nhưng thiết kế chủ yếu theo chuẩn của Nhật. Sau đó những chiếc Henschel Hs 123 cũng cánh đôi đã thay thế He 50. Những chiếc Hs 123 tưởng như tạm thời này vậy mà cũng đã tham gia chiến trận gần như tòan bộ WWII.
    Cũng giống như chiếc Messerchmitt BF-109, mẫu Stuka làm tòan bằng kim lọai và dùng động cơ Rolls-Royce Kestrel vì lý do nhà máy sản xuất động cơ Junkers bị chậm trễ.
    Chiếc Stuka đã ra đời với khả năng đâm bổ ném bom ở góc ? 90o thẳng đứng, với cửa số trong suốt dưới sàn buồng lái cho phép xem tòan cảnh của mục tiêu và cửa sổ bên trái của phi công được vẽ sọc đánh số 60o, 75o, 80o nhằm tạo thuận tiện cho việc tinh chỉnh góc bổ nhào và nhẩm tính cho cú thả bom chính xác !
    Sau tai nạn thảm khốc tháng 8 năm 1939 khi hầu hết những phi công mới vào nghề của đội huấn luyện (StukaGeschwader) 76 dưới sự chỉ huy của đại úy Walther Siegel đâm đầu xuống đất trong đợt tập huấn tại Neuhammer (Đức) vì lý do tính tóan sai góc của áng mây dùng làn chuẩn ? chiếc Stuka được nâng cấp và gắn kèm nhiều bộ phận tự động rất sáng tạo như bộ đo góc bổ nhào tự động, bộ kéo cần lái tự động giúp máy bay vút ngược lên cao ngay cả khi phi công đang bị ngộp sau cú bổ nhào ! Nó còn có kèm theo bộ còi hụ bằng gió chói tai khi bổ nhào nhằm làm kinh hòang đối phương.
    Chiếc Stuka trông rất cứng rắn, thậm chí trông hơi xấu xí với càng bánh dưới bụng máy bay được thiết kế gắn chết vào thân mà không thu vào được. Nó thực hiện cú bổ nhào ném bom rất chính xác và nói chung là rất hiệu quả trong những nhiệm vụ diệt xe tăng, tàu chiến hay đơn giản chỉ để ? dọa đối phương bằng tiếng còi hụ. Nhưng những chiếc Stuka ban đầu lại khá chậm chạp, không thể vòng lượn gì mấy và cũng chẳng có hỏa lực gì khác và dễ dàng bị bắn hạ bởi máy bay chiến đấu của đối phương !
    Sau trận ?oThe Battle of Britain?, quân Đức chợt nhận ra rằng phải dùng máy bay chiến đấu làm chủ bầu trời trước khi để Stuka vào cuộc tấn công mặt đất thì mới hiệu quả. Sau ?oThe Battle of Britain?, chiếc Stuka tiếp tục được dùng ở châu Âu, nhjưng chủ yếu phía Nam cuộc chiến nơi mà Đồng Minh có ít máy bay, cụ thể là những thiệt hại đáng kể mà nó mang đến trong trận chiến tại Crete và Malta, mặc dù nó cũng bị bắn hạ như sung bởi những máy bay chiến đấu đời mới của Liên Xô.
    Những chiếc JU-87B-1 bay với 2 phi công (tay súng ngồi sau). Với động cơ Junkers Jumo 211Da nó bay với tốc độ tối đa 385km/h, cao độ tối đa 8,000m và bay trong khỏang cách 600km. Chiếc JU-87B-1 có 3 súng máy 7.9mm và 1 quả bom lọai 500kg hay 4 quả bom mỗi quả 50kg.
    Từ năm 1942 chiếc JU 87G-1 ra đời và được dùng chủ yếu để diệt xe tăng. Nó sử dụng động cơ Junkers Jumo 211J (1,400hp), bay với tốc độ 314km/h, cao độ 8,000m nhưng khỏang cách bay khá giới hạn ở 320km ! Lý do cho việc giảm tốc độ và khỏang cách bay là do hệ thống vỏ bằng thép gắn kèm theo để bảo vệ phi công và tay súng ngồi sau khi bay thấp trong những phi vụ diệt xe tăng. Nó có 2 súng đại bác 30mm và 1 súng máy 7.92mm dành cho tay súng ngồi sau.
    Stuka (hay Junkers) JU-87 là chiếc dive-bomber nổi tiếng nhất của Đức trong WWII. Có thễ dễ dàng nhận ra nó với bộ càng gắn chết vào thân và cặp cánh cong ngược lên trên.
    Tổng cộng có khỏang 5,700 chiếc Stuka đã được sản xuất.
  7. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    YAK-3 - Những chiếc Yak-3 chính là những mẫu nâng cao của Yak-1. Tuy nhiên, vui lòng lưu ý rằng có tới 2 mẫu Yak-3 khác nhau cho cùng một tên gọi này ? ! Mẫu Yak-3 đầu tiên, còn gọi là "I-30", theo mẫu của I-26, đã cất cánh lần đầu ngày 12 tháng Tư 1941. Chiếc Yak-3 này bắt chước theo gần như hòan tòan theo mẫu I-26, ngòai việc tòan bộ máy bay làm bằng kim lọai và đôi cánh của nó tạo thành góc nhị diện với thân máy bay thay vì vuông góc. Nó có hỏa lực cực mạnh với 1 khẩu đại bác ShVAK 20mm gắn trên mũi cánh quạt và 2 khẩu ShKAS 7.62mm cũng gắn trên mũi, và bên cạnh đó, vài chiếc Yak-3 còn có thêm 2 khẩu đại bác ShVAK 20mm gắn ngay trên cánh với động cơ Klimov M-105P.
    Mẫu thứ hai của Yak-3 lại có cánh làm bằng gỗ. Xui xẻo là ngay trong chuyến bay thử đầu tiên mẫu bay này đã đâm xuống đất tan tành và thế là nó không bao giờ được sản xuất nữa !
    Mẫu Yak-3 thật sự được chọn sản xuất thật ra rất giống với Yak-1. Ban đầu người ta định dùng động cơ mới Klimov M-107 có công suất 1,500hp nhưng do những ngày sản xuất M-107 không thể đáp ứng được nên động cơ Klimov M-105PF tiếp tục được dùng.
    Điều thay đổi lớn nhất giữa Yak-3 và Yak-1 chính là bộ cánh của Yak-3 đươc cắt ngắn hẳn lại ! Bên cạnh đó, Yak-3 có buồng được thiết kế để nhìn xung quanh dễ hơn và hệ thống làm mát bằng dầu cũng được nâng cấp ! Ban đầu những chiếc Yak-3 thế hệ này có 1 khẩu đại bác 20mm ShVAK và 1 khẩu Berezin 12.7m trên mũi nhưng ngay sau đó nó được trang bị thêm 1 khẩu Berezin 12.7mm trên mũi nữa.
    Những mẫu được chọn đã chứng tỏ khả năng không chiến tuyệt vời của nó ngay trên chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đầu năm 1943 với tốc độ lên tới 680km/h tại cao độ 3,700m sự lanh lẹ của nó ở tầm thấp thì thật đáng kinh ngạc.
    Các phi công Liên Xô rất thích thú với mẫu Yak-3 khi nó được sản xuất hàng lọat từ tháng Ba năm 1944 và nó ngay lập tức trở thành chiếc phi cơ chiến đấu 1 người lái gây nhiều tổn thất cho cả chiếc Luftwaffe Focke-Wulf FW-190A và Messerschmitt Bf-109G. Yak-3 chính là chiếc chiến đấu cơ nhỏ nhất của WWII và chính do tỉ lệ cao giữa [công suất : trọng lượng] làm cho nó cực kỳ nhanh nhẹn khi vòng lượn. Nhưng cũng chính vì thế mà cất cánh hay hạ cánh chiếc Yak-3 là điều khá nguy hiểm cho bất kỳ phi công nào !
    Khỏang 600 chiếc Yak-3 cuối cùng còn được nâng cấp hỏa lực với 3 khẩu đại bác B-20 20mm và được gọi là "Yak-3P" (với P có nghĩa là Đại Bác).
    Một vài mẫu mới của Yak-3 như Yak-3T, Yak-3PD được trang bị thêm súng nữa nhưng chúng đã không bao giờ thành công vì những thay đổi này đơn gỉan chỉ tăng thêm gánh nặng cho chiếc tiêm kích vốn thiết kế để bay nhanh bay cao này !
    ** Thông số kỹ thuật:
    Động cơ: 1xKlimov VK-105PF-2 V-12 xi-linh công suất 1,300-hp
    Trọng lượng: không tải 2.3 tấn, đầy tải cất cánh 2.9 tấn
    Sải cánh: 10.1m
    Chiều dài: 9.2m
    Chiều cao: 2.4m
    Năng lực
    Tốc độ tối đa: 651km/h
    Cao độ tối đa: 11,700m
    Khỏang cách bay 894km
    Hỏa lực:
    1 x đại bác 20-mm ShVAK gắn trên mũi
    2 x đại liên 12.7-mm (0.5-inch) UBS
    Có khỏang 4,848 chiếc Yak-3 được sản xuất !
  8. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Khi guồng máy chiến tranh của Hitler tấn công Liên Xô, mùa hè năm 1941, nó gần như nghiền nát tất cả những gì cản đường nó ! Không quân Đức (Luftwaffe) bắn hạ và phá hủy vô số những chiếc máy bay đời cũ của Liên Xô (như chiếc I-26) trên không và trên bộ một cách dễ dàng. Vậy mà chỉ 1 năm sau, những chiếc Yak của Liên Xô đã đánh bật tất cả những máy bay siêu việt nhất của Đức, thậm chí họ có thể bay sâu vào tận Berlin (sào huyệt & cấm địa của phát xít Đức) mà không quân Luftwaffe không thể nào cản nổi !
    Những chiếc phi cơ chiến đấu với mã hiệu Yak lấy tên của nhà thiết kế máy bay thiên tài của Liên Xô, ông Alexander Sergeyivich Yakovlev. Sinh tháng 6 năm 1906, từ nhỏ Yakolev đã chứng tỏ thiên tài của mình. Ngay khi ở tuổi 20, ông đã chế tạo chiếc máy bay đầu tiên gọi là "AIR-1", sau đó nâng cấp thành "VVA-3" và được quân đội Liên Xô yêu mến ngay từ những ngày đầu. Với chiếc phi cơ đầu đời này, Yakolev nhận được Huy Hiệu Hàng Không Shukovski năm 1927.
    Những chiếc UT-1, UT-2 được Yakolev cho ra đời sau đó từ những năm 1936 trang bị hỏa lực nhẹ với 2 khẩu súng máy 7.62mm Shpital''ny-Komaritsky (ShKAS) và bốn tên lửa RS-82 82mm. Sau khi được nhận danh hiệu Anh Hùng Lao Động và Huân Chương Lenin, ông được gặp Stalin tháng Tư năm 1939 và Stalin đã đích thân yêu cầu Yakolev chế tạo chiếc máy bay phải bay nhanh hơn những phi cơ của Đức mà phải xong chỉ trong vài tháng !
    Chiếc I-26 (I tức là Istrebitel ?" Hủy Diệt) với động cơ Klimov M-105 vee-12 xi-lanh làm lạnh bằng nước, với hỏa lực là 2 khẩu súng máy 7.62mm ShKAS và 1 đại bác 20mm Shpital''ny-Vladimirov (ShVAK), đã ra đời chỉ 8 tháng sau đó. Nó cất cánh lần đầu ngày 13 tháng Giêng năm 1940 bởi phi công thử nghiệm Julian I. Piontkovski. Chiếc máy bay I-26 đỏ chói này được nhiều phi công lúc đó gọi với cái tên ?oCái Đẹp? vì dáng vẻ xinh xắn và sắc màu ấn tượng của nó.
    Chiếc I-26 (I tức là Istrebitel ?" Hủy Diệt) với động cơ Klimov M-105 vee-12 xi-lanh làm lạnh bằng nước, với hỏa lực là 2 khẩu súng máy 7.62mm ShKAS và 1 đại bác 20mm Shpital''ny-Vladimirov (ShVAK), đã ra đời chỉ 8 tháng sau đó. Nó cất cánh lần đầu ngày 13 tháng Giêng năm 1940 bởi phi công thử nghiệm Julian I. Piontkovski. Chiếc máy bay I-26 đỏ chói này được nhiều phi công lúc đó gọi với cái tên ?oCái Đẹp? vì dáng vẻ xinh xắn và sắc màu ấn tượng của nó.
    Một điều nữa là do cố gắng ra đời I-26 quá sớm đã làm cho chiếc máy bay có nhiều lỗi. Yakolev và đồng đội đã cực kỳ bận rộn với việc chỉnh sửa những lỗi cơ bản của từng chiếc I-26 trước khi xuất xưởng. Những thay đổi sau đó của I-26 bằng việc tăng tốc lên 540km/h, khỏang cách bay tăng lên 700km và buống xăng và buồng lái được trang bị thêm vỏ thép chống đạn súng máy. Chiếc I-26 mới được đổi tên Yak-1 theo yêu cầu của đích thân Stalin.
    Mặc dù Yak-1 vẫn chưa thể so sánh ngang hàng với BF-109, nó đã thể hiện bản lĩnh hơn hẳn I-26. Đầu mùa hè 1941, Yak-1 được thay bằng động cơ Klimov M-105PA ổn định hơn, bay nhanh hơn và họat động tốt trong điều kiện giá băng và khung chứa tên lửa RS-82 bị bỏ đi vì nó làm giảm năng lực bay và thay bằng khung chứa 2 quả bom 100kg. Một vài lọai Yak-1 sau đó còn được bỏ đi nhiều phụ tùng và thay động cơ để tăng tốc (năm 1942 với động cơ Klimov M-105PF đạt tốc độ 585km/h) và chỉ còn 1 súng đại bác 200mm hoặc thậm chí chỉ 1 khẩu súng máy 12.7mm và được bay chỉ bởi những phi công giỏi nhất, những người có thể hạ BF-109 chỉ với 1 súng duy nhất gắn bên trái mũi máy bay !
    Những phi đội Nữ Phi Công của Liên Xô đã từng bay Yak-1 và lập nhiều chiến công lớn. Điển hình như nữ phi công Liên Xô Lilya Litvak, người đã từng bắn hạ 12 máy bay Đức. Chị đã hy sinh khi làm nhiệm vụ vào ngày 1 tháng 9 năm 1943 ở tuổi đời 21.
    Những chiếc Yak-1 còn được trang bị cho không quân Ba Lan, Lasvia và những đội quân tình nguyện của Pháp ở Normandie-Niemen và họ từng lập nhiều chiến công vang đội bằng chiếc Yak-1 trong suốt ?oCuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại? của Hồng Quân Liên Xô trước phát xít Đức.
    Có 8,666 chiếc Yak-1 đã được sản xuất và sau đó được thay thế bằng Yak-3, Yak-7 và đặc việt là đời Yak-9 oai hùng của không quân Liên Xô (đón xem những bài tiếp theo).
  9. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Chiếc Curtiss P-40 Warhawk cũng là chiếc máy bay gây nhiều tranh cãi nhất WWII, và cũng là lọai máy bay được sản xuất nhiều thứ 3 sau P-47 Thunderbold và Mustang P-51. Nó từng được tán dương và lạm dụng, được ca ngợi và lăng mạ, nhưng một điều chắc chắn là, nó là chiếc máy bay một người lái đầu tiên được sản xuất đại trà và nó cũng từng gánh vác rất nhiều những khó khăn nguy hiểm ngay trên những tiền tuyến nóng bỏng của WWII.
    Chiếc chiến đấu cơ này nổi tiếng từ khi nó được sử dụng tại Trung Quốc trong chiến tranh chống Nhật, ngay cả trước khi Mỹ chính thức tham gia WWII. Nhóm Tình Nguyện Của Mỹ (American Volunteer Group - AVG) đặt tên là "Những Con Hổ Bay - Flying Tigers" dẫn đầu bởi tướng Claire Chennault trong những năm 1941-194142, đã lập nên nhiều trận thắng nhờ P-40 và họ cũng là những phi công đầu tiên sơn cả cái hàm răng cá mập trông đáng sợ vào mũi máy bay !
    Có khỏang 80 phi công trong nhóm AVG. và ngay sau khi đến Côn Minh (Trung Quốc), họ đã ghi những chiến công đầu tiên. Sáu trong số 10 máy bay ném bom của Nhật bị bắn rơi bởi 2 máy bay P-40 trong tháng 12 năm1940. Tuy không có mất mát gì trong lần đụng độ này, ngày 32 tháng 12 năm 1941, phi đội III của AVG khi đụng trận tại Mingaladon, Burma, đã bị mất 2 phi công.
    Những phi công Mỹ ban đầu đã coi thường khả năng đánh võng lượn vòng của chiếc Zero của Nhật. Ngay sau đó họ chợt nhận ra rằng không thể dùng P-40 để đối đầu với chiếc Zero trực tiếp vì yếu thế hơn trong khả năng vọt lên cao và vòng lượn. Tuy nhiên, sự bền chắc của vỏ máy bay P-40 đã cứu nhiều phi công Mỹ cho đến khi những máy bay P-40 đời mới ra đời.
    Chiếc P-40 lần đầu tiên bay vào tháng 10 năm 1938, dùng động cơ V-1710-19 của Allison. Sau nhiều lần tinh chỉnh, đặc biệt khi bộ tỏa nhiệt được mang ra mũi máy bay, tốc độ của nó đã lên đến 587 km/h.
    Những chiếc P-40 đặt hàng từ Pháp (Hawk 81A) có thêm 4 súng máy 7.5mm gắn trên cánh ngòai 2 khẩu đại liên 12.7-mm gắn trên mũi. Ngòai ra nó còn được bọc thêm thép bảo vệ quanh thân máy bay và thùng xăng. Từ model P-4Ob, nó còn có thêm bình xăng thả rơi và thêm 4 súng máy trên cánh.
    Với những chiếc P-40 đời mới, nhóm phi công AVG, ngay sau khi trở thành Đơn Vị Tấn Công 23rd của Không Lực Mỹ, chỉ trong tháng 7 năm 1942, nó đã phá hủy 286 máy bay Nhật, mà chỉ hy sinh 23 phi công. Tổng cộng 13,733 chiếc P-40 được sản xuất cho đến tận cuối năm 1944.
    Thông số kỹ thuật (P-40N):
    Động cơ: 1360hp Allison V-1710-81 piston thẳng hàng
    Chiều cao: không tải 3 tấn, đầy tải cất cánh 5.7 tấn (rất nặng) !!!
    Sải cánh: 12.4m
    Chiều dài: 11m
    Chiều cao: 4.1m
    Năng lực:
    Tốc độ tối đa ở 3,300m là 604km/h
    Cao độ tối đa:12,670m
    Khỏang cách bay: 384km (không có bình xăng phụ thả rơi)
    Hỏa lực:
    Sáu súng đại liên 12.7mm gắn trên cánh
    Khỏang 750km bom gắn trên cánh
  10. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Pe-2 ?" Pét-li-a-cốp
    Công nghiệp hàng không Xô-viết bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay ném bom bổ nhào Pe-2 ?" Pét-li-a-cốp để trang bị cho không quân tấn công Xô-viết. Thiết kế bởi Công trình sư Vla-đi-mia Pét-li-a-cốp, nó đạt tốc độ 580 ki-lô-mét/giờ (gần bằng máy bay tiêm kích), rất hiệu quả trong ném bom bổ nhào chiến thuật, được sử dụng với số lượng lớn trong thời gian cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại.
    Kiểu
    Oanh tạc chiến thuật/bổ nhào
    Tổ lái
    Ba người: phi công, xạ thủ, người ném bom
    Phục vụ lần đầu
    22 tháng Chạp, 1939 (VI-100)
    Chính thức phục vụ trong Hồng quân
    Mùa xuân 1941
    Công trình sư
    Pét-li-a-cốp
    Kích thước
    Dài
    12.66m
    41'' 6"
    Sải cánh
    17.16m
    56'' 3"
    Cao
    3.5m
    11'' 6"
    Diện tích cánh
    40.5m²
    436 ft²
    Khối lượng
    Rỗng
    5,875kg
    12,952 lbs
    Có tải
    7,563kg
    16,639 lbs
    Tải trọng cất cánh cực đại
    8,495kg
    18,728 lbs

    Động cơ
    Kiểu động cơ
    2 động cơ Klimov M-105PF
    Công suất
    1,880kW
    2,520 ngựa

    Tính năng kỹ chiến thuật
    Tốc độ tối đa
    580km/h
    360 dặm/giờ
    Tầm bay
    1,160km
    721 dặm
    Trần bay
    8,800m
    28,870 ft
    Tốc độ lên cao
    430m/phút
    1,410 ft/phút
    Tải trọng cánh
    186kg/m²
    38 lb/ft²
    Tỷ suất Công suất/Khối lượng
    0.25kW/kg
    0.15 hp/lb

    Trang bị vũ khí

    Súng
    2 khẩu liên thanh 7.62mm ShKAS ở mũi
    2 khẩu liên thanh 7.62mm ShKAS ở đuôi

    Bom
    1,600kg (3,520 lb

Chia sẻ trang này