1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại súng cối

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi datvn, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Các loại súng cối

    Chúng ta đã bàn nhiều về Pháo và Tên lửa. Bây giờ hãy bàn về một loại vũ khí bộ binh rất thông dụng là súng cối. KHônng biết vai trò của nó như thế nào trong chiến tranh hiện đại? (cuộc chiến vùng vịnh năm 1991 hình như không thấy loại súng này tham gia). Lịch sử ra đời của nó thế nào? Tương lai phát triển ra sao?
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Tiền thân của súng cối là những khẩu thần công có cỡ nòng lớn, nòng ngắn dùng để bắn đạn nổ qua tường thành. các pháo thủ bắn rất sành điệu : châm ngòi quả đạn, tống vào nòng, sau đó châm mỗi lửa của súng. Nếu đen đủi thì mồi lửa súng không cháy, mồi lửa của đạn vẫn cháy, và ... bùm, pháo thủ đi tong luôn.
    Súng cối được dùng khá nhiều trong thế kỉ 20. Tầm bắn súng cối vào khoảng 3.000-5.000m, chủ yếu để các mục tiêu bị khuất sau núi, rừng, góc bắn trên 60 độ. Trong chiến tranh chống Pháp, có những trận quân Pháp dựng đứng súng 81 độ để bắn bộ đội đã lọt vào đồn.
    Thời chống Pháp, do pháo binh nghèo nàn nên VN dùng súng cối để yểm trợ cho bộ binh hoặc chế áp trận địa hoả lực địch. Việc chế tạo đơn giản và dựa nhiều vào các vật liệu có sẵn, như cối 187mm làm bằng vỏ bình oxi, tuy nhiên độ chính xác các loại này thấp.
    Đến chống Mĩ, thời kì đầu khi chưa có điều kiện đưa pháo vào chiến trưòng, hoả lực chủ yếu của các đơn vị chủ lực là các loại ĐKZ và cối 82mm, 120mm mang vác. Mĩ và VNCH dùng cối cỡ 81mm; 106,7mm.
    Súng cối phần lớn là nòng trơn, riêng cối 106,7 của Mĩ có rãnh xoắn, có thể đặt trên xe bọc thép M-113.
    KCVQNBHSCTQ
  3. TenLuaVacvai

    TenLuaVacvai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    2
    Lại gặp bác Chianshang bên này rồi! Vui nhể!
    Cối ấy à, em thấy trên TV, cứ hai ông lính Nga đang ăn bánh Mỳ cạnh một khẩu cối như cái điếu cày, một ông cho một quả đạn và nòng và....bịt tai.....nòngđiéu cày phì khói " đoàng" thế là bắn xong....
    Bác em bảo đây là cối 80, lính mình cứ 2 đến 3 người phục vụ một khẩu ( đeo đạn, đeo súng, đế .....) Hồi chiến tranh BG phía Bắc, bên nó cứ mỗi khẩu chỉ cần 01 thằng là cõng đủ, nó đạt súng , đoàng một cái rồi xách súng chayj rachỗ khác bắn tiếp....
    ĐẤT NƯỚC TÔI.....SÁNG CHẮN BÃO GIÔNG,CHIỀU NGĂN NẮNG LỬA.....
  4. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    súng cối có cách nạp đạn khá khác biệt nhỉ! Đạn súng cối có gì khác đạn pháp không?
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác muốn nói về đạn thời sơ khai hay đạn thời hiện đại ?
    Đạn thời sơ khai thì bên trong nhồi thuốc nổ, mục đích là bắn qua tường để gây cháy nổ bên trong (thời cổ mà), thế mới có chuyện châm ngòi đạn rồi mới châm ngòi súng.
    Đạn thời hiện đại thì không khác đạn pháo về nguyên lí lắm. Đạn pháo nạp vào, sau đó thao tác để kim hoả đập vào đuôi đạn, cháy thuốc phóng và viên đạn được đẩy đi. Đạn cối cũng tương tự, phần đuôi đạn trông nó bẹt bẹt, kim hoả gắn cố định trong súng, thả vào thì đuôi đạn đập vào kim hoả. Nghe nói, hồi trước có 2 chú tân binh tập bắn cối thả đạn vào nhưng đạn lép, 2 chú thả tiếp quả thứ 2 vào mà không bỏ quả kia ra, đuôi quả 2 đập vào đầu đạn quả 1, thế là ...bùm, cả 2 chú toi luôn.
    To TenLuaVacVai : rất vui khi gặp bác
    KCVQNBHSCTQ
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Gặp các bác bên này dzui wá, đỡ bực mấy ổng bên Mĩ.
    Các bác cho em chơi với nhé.
    Tên súng cối có lẽ bắt đầu từ thế kỷ 16-17, loại súng bắn cầu vồng thời đó trông như cái cối (ngắn đến mức nhìn thấy mũi viên đạn tròn). Thế kỷ 19, một số loại pháo nòng ngắn cúng được gọi là súng cối. WW2, cachiusa đầu tiên được gọi là súng cối phản lực. Bây giờ , một số đại bác bắn không quá góc 45 độ thỉng thoảng vẫn được gọi là súng cối. Như là khẩu liên thanh 82mm trên BMP.
    Theo em, bây giờ tên súng cối phổ biến dùng cho các loại pháo bắn cầu vồng. Vì sức cản không khí thấp (đi trên cao) nên chỉ cần sơ tốc đạn nhỏ cũng được tầm bắn cao. Hơn nữa, phản lực (giật) khi bắn cầu vồng được cái đế to bè đẩy xuống đất nên không cần súng nặng như đại bác.
    Hì Hì Hì vì vậy, tuy thời gian bay trên quỹ đạo lâu (với cối 60mm và 82mm, các bác nhìn được cả viên đạn như cái chấm đen), độ chính xác thấp nhưng được dùng yểm trợ bộ binh hiệu quả. Khi đặt trên xe bắn liên thanh thì chỉ cần một khẩu cũng đủ gây một trận mưa mảnh đạn. Ngay cả các thiết giáp hạm của Mĩ bây giờ cũng bắn pháo cực lớn của họ với góc bắn trên 45 độ.
    Về tính năng sử dụng có lẽ thừa kế pháo của Napôlêông: bắn bộ binh.
    Bác tên lửa nói đúng đó, khẩu đó rất dễ làm (thời đánh Tây, các cụ nhà ta rèn bằng ray tầy hoả nữa cơ) và nhẹ (80mm vài chục cân so với vài tấn của đại bác). Quả là vũ khí của nhà nghèo. Hồi đánh Tây, ông Trần Đại Nghĩa còn chế ra khẩu bắn thẳng để chống tầu sông. Bây giờ, việc tính phần tử bằng máy tính và laze làm tăng độ chính xác thì các ưu điểm của súng cối lại dùng nhiều, chả cứ pháo cực lớn Mĩ, một số khẩu tự hành Nga chả khác gì khẩu cối khổng lồ.Khẩu cối của bộ binh (60, 82,130mm) thì còn có ưu điểm nhỏ nhẹ rất ít khói nên hồi đánh Mĩ rất hiệu quả khi pháo kích mục tiêu sâu (chả ai nhìn thấy nó ở đâu, ăn đạn cho chán thì thôi, lúc đưa bộ binh ra thì vác chạy mất tiêu)
  7. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    các bác cho em hỏi: Vậy chứ khi nổ đạn pháo đẩy thân đạn (cattut) trở lại, còn đạn cối vậy thân đạn nằm đâu, không lẽ ở lại trong ống. Em thấy quả đạn cối dài khoảng 10-15 cm (chắc loại nhỏ) phần đuôi có cánh vậy cattut ở chỗ nào? Mong cácbác chỉ dạy.

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thực ra mấy quả cối 80 ly thì thân đạn mà bạn nói (là khoảng vỏ đạn dùng để chứa thuốc phóng ) với liều phóng cơ bản là nằm ở đuôi viên đạn .Khi viên đạn đập vào kim hoả thì đuôi đạn sẻ nổ (cấu tạo như 1 cái ống bị bịt 1 đầu ,đầu còn lại khi bị nổ sẻ tống thuốc ra đẩy đạn đi tới )
    Nhưng khi ta phóng liều thêm thì ta có các vỏ liều 1 liều 2 liều 3 để tăng tầm bắn và sơ tốc ,độ cao .Thì thân đạn còn thêm được bằng các ống liều thêm là 1 ống 2 đầu bịt hờ lại nối với đít đạn khi nổ sẻ có tác dụng như 1 đít đạn kéo dài ra có nhiều thuốc hơn đẩy đi xa hơn .Khi lên đến 1 khoảng thì 2 cái này sẻ rời ra do chỉ dính hờ .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bac Antey2500 nói kỹ đấy. Nhưng không rõ lắm, để em xim phép bác antey2500, "nhân cách hoá" các bác dễ hiểu hơn. Em chỉ nói về 60mm và 82mm, còn các khẩu khác bác nào biết tả em với.
    Đây là loại súng dễ làm nhất trên đời này, không những nó nhẹ, mà chẳng cần hợp kim đắt tiền cho súng và đạn (có không chê đâu).
    Chỗ các bác còn toà thành cổ nào không. Hay nhìn trên ảnh vậy. Khẩu thần công ngày xưa có cái tay nắm sau đuôi đó. Nòng cối 60mm và 80mm y vậy, chỉ khác không có lỗ tra ngòi "đốt đít" thôi. Bây giờ các bác lấy cái tay nắm đó đặt vào gữa một cái mâm, chống vào nòng hai cái chân chữ V ngược. Y như con tuất ngồi trên mâm chống hai chân trước(hì hì hì, tất nhiên là tuất sống mới ngồi được).
    Khẩu này chẳng cần chống giật (lực giật đẩy xuống đất), chẳng cần khoá nòng (nó giống con sứa, ăn chỗ nào nhả chỗ đó, ý em bảo thả đạn thẳng miệng nòng). Vì vậy cũng chẳng cần khối lùi, piston, lỗ chích khí phức tạp lắm chuyện. Bộ phát hoả cũng chẳng cần cò hay lò xo cho tốn , một kim nhọn chọc thẳng từ đáy nòng lên đạn là xong. Thả đạn vào miệng nòng, đuôi đạn chọc vào kim này là nổ.
    Đạn cũng đơn giản, các bác lấy một lọ độc bình, cắm vào đó một mũi tên sao cho đuôi chổng ra. Cánh đuôi của mũ tên hơi chéo làm đạn xoáy giảm tản mát. Thân của đuôi mũi tên là một ống, khoan lỗ chi chít xung quanh. Nhét liều vào trong đó, đuôi liều là hạt nổ ở cuối cùng đạn, thả vào súng là đạn bay đi. Muốn tăng tầm thì cho liều phụ. Các bác lấy một đồng xu(có lỗ tâm) mềm, cắt một bán kính là được một cái khuyên tai rách. Chỗ rách ấy ***g vào đuôi mũi tên. Có thể liều 1, liều 2, liều 3. Khi liều chính nổ, các lỗ khoan xung quanh đuôi mũi tên phụt lửa đốt liều phụ. Liều Nga là một gói hình khuyên tai rách, bọc vải, dẹt.
    Kỹ thuật bắn em không hiểu lắm, thấy mấy ông bộ đội cắm cọc xanh đỏ tím vàng, ngắm ngắm nhưng không phải hướng mục tiêu.
    Cối 130 hay 120 gì gì đó, nạp đạn cái cách bác yen_thanh nói là làm tản mát đạn đó (bác Yến Thanh bảo là chúc nòng xuống nạp đạn thì đạn tản mát, thực ra đó là cách nạp đạn hay được áp dụng cho súng phát một của Mĩ, từ pháo cực lớn đến súng trường. Có ưu điểm là khoá nòng rất nhẹ. Còn bộ ngắm thì gắn chặt với nòng, không lo tản mát). Em không hiểu cấu tạo lắm. Không nhớ rõ cỡ, nói ra bác ấy lại bảo ống bương.
    Cùng cách nạp đạn đó, còn khẩu M79, cả ta và tây đều khoái khẩu. Có thể nhắm bắn thẳng hay cầu vồng, tầm 400 gì gì đó (hì hì) mét. Khẩu này nòng xoắn bằng nhôm, đạn như quả trứng. Đặc biệt, ngòi quán tính (đạn không quay nữa thì nổ) chẳng cần thò gì ra ngoài nên rất kín và bền. Súng rất nhẹ, phóng lựu không hiểu sao cũng được gọi là cối cá nhân.
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ người ta không dùng chữ "cối" để chỉ đại bác bắn cầu vồng. Pháo binh chia ra 3 loại:
    - pháo nòng dài (gun): có thể bẳn thẳng và xa, đạn bay tốc độ lớn tăng khả năng xuyên phá, rất chính xác khi bắn thẳng.
    - Howitzer (không rõ tiếng Việt là gì, bích kích pháo?): chỉ pháo nòng ngắn vừa bắn cầu vồng vừa bắn thẳng. Thời trước là một phát minh! Bằng cách giảm độ dài nòng của gun, người ta làm giảm trọng lượng súng. Nhược điểm chủ yếu là muốn bắn xa phải bắn cầu vồng và tầm bắn ngắn hơn gun, vì bắn thẳng không được xa và chính xác. Đạn bay tốc độ kém hơn nên khả năng xuyên phá (xe tăng) thấp hơn. Bù lại người ta có thể tăng cở nòng để bắn đạn lớn! Pháo 105 ly và 155 ly có thể xếp vào loại này.
    - Mortar (súng cối): chỉ bắn được cầu vồng! Gọn nhẹ. Nạp đạn đầu nòng. Chủ yếu bắn mục tiêu cố định và ở gần. Không dùng để bắn xe tăng được!

Chia sẻ trang này