1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại tăng thiết giáp của Liên Xô và Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nhoccongsan, 19/06/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    -------------------
    Chắc có một vài sự thật nào đó như bỏ bớt kỹ thuật cũ bằng kỹ thuật mới, khả năng thường trực chiến đấu, cơ cấu các quân đoàn ...đỡ phải hiệp đồng binh chủng... bạn xem một bày hay ở đây. Còn báo chí Nga cũng chưa rõ cụ thể ra làm sao
    http://www.redstar.ru/2008/09/13_09/2_01.html
    Tank force reductions or statistical juggling
    03/07/200916:02
    MOSCOW. (RIA Novosti military commentator Ilya Kramnik) - Russia is currently undergoing a controversial military reform. The entirely new troop structure and tables of organization are being hotly debated. Recent media reports concerning planned tank force reductions have triggered various comments, including panicky predictions.
    Media articles quoting Interfax reports involving an anonymous Defense Ministry source say the tank force will be reduced more than ten-fold, namely, from over 20,000 tanks to just 2,000 tanks. The news has sparked off a heated debate.
    However, all sensational aspects disappear if we study the situation more closely. Although the tank force will be reduced and overhauled substantially, the reform does not envision ten-fold cuts.
    At present the Russian Army has about 22,000 tanks, including more than 15,000 at storehouses. This makes up for just over 6,000 combat-ready tanks. Permanent readiness units have between 1,000 and 1,500 tanks.
    In the next ten years, army divisions will be replaced with permanent readiness brigades and battalions operating 2,000 to 2,300 combat-ready main battle tanks whose number will increase somewhat. Training units will have several hundred more tanks. Another 3,000-4,000 tanks will remain at storehouses. Consequently, the Russian Army will have a total of 6,000 to 7,000 tanks.
    Although the Russian tank force will be reduced three-fold, the specifications of operational tanks, the qualitative and quantitative gap between Russia and its theoretical enemies and the reform''s long-term effect on national defense capability remain unclear.
    The Russian industrial situation makes it possible to clarify the first aspect. The T-90 main battle tank, a modified version of the T-72 tank, is currently being manufactured for the Russian Army. The T-72 modernization program will bring these tanks up to the current standard. As a result, T-64 and T-80 tanks featuring numerous Ukrainian-made components will have to be scrapped.
    The T-72 and its successor, the T-90, will probably form the mainstay of the Russian tank force. Production of the T-95 tank, due to be unveiled in 2009, could be launched in the next two or three years.
    But how will Russia''s tank force compare with those of neighboring countries? Virtually all major powers plan to reduce their tank units many times over.
    NATO forces in Europe will retain about 2,000 combat-ready tanks and will store another 2,000 by 2020.
    China will have about 4,000 to 5,000 tanks, including 2,000 modern tanks, by 2020. Although the Russian tank force will be dwarfed by those of its two most powerful neighbors, NATO and China, it is highly unlikely that Moscow will have to simultaneously fight both of them. Such a hypothetical conflict would inevitably escalate into a nuclear war. Consequently, the role played by tank units would diminish greatly.
    Although anti-tank weapons are being improved all the time, tanks still dominate the battlefield due to their firepower, mobility and thick armor. Tanks remain a vital asset enhancing the flexibility, mobility and firepower of army units during local conflicts.
    The opinions expressed in this article are the author''s and do not necessarily represent those of RIA Novosti.
    http://rian.ru/analysis/20090703/155424380.html
    Được gulfoil sửa chữa / chuyển vào 16:43 ngày 06/07/2009
  2. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    [​IMG]
    Chiếc BMD được nhìn thấy lần đầu tiên trong cuộc diễn tập Dvina ở Liên Xô năm 1970 và không được thấy nữa cho đến khi ra mắt trong cuộc diễu binh ở quảng trưởng Đỏ năm 1973. Sau đó BMD đã được thay thế bởi loại pháo tự hành chiến trường của lính dù ASU-57, thực chất là tăng sức mạnh hỏa lực cho các sư đoàn dù.
    Mặc dù thường được xem như là một loại tăng hạng nhẹ, nhưng sẽ chính xác hơn nếu coi nó là một phiên bản của BMP dành cho lính dù. Tuy vậy thì ngoài tháp pháo và hỏa lực giống nhau, BMD có thể coi là một thiết kế mới chứ ko phải là một bản cải tiến của BMP. Ngoại trừ mẫu ASU-57 đã không còn được sử dụng, chiếc BMD, với khối lượng 7.5 tấn, được xem là loại xe chiến đấu bánh xích nhẹ nhất của quân đội Soviet.
    ASU-57:
    [​IMG]
    Tổ hợp KBP đã phát triển loại tháp pháo 1 người điều khiển gắn trên xe, gọi là Kliver, được trang bị một khẩu 2A72 30mm, hệ thống ATGM Kornet ( AT-14 ) với 4 quả đạn, kính hồng ngoại và nâng cấp hệ thống điều khiển bắn. Một loại tháp pháo khác cũng được giới thiệu tên là B30 ( gồm súng 2A72 30mm, súng đồng trục 7.62mm, hệ thống phóng 9P135M để sử dụng các loại ATGM AT-4/AT-5 ). Loại súng phóng lựu liên thanh AGS-17 cũng có thể được sử dụng cho BMD-1. Một số cấu hình khác có thể được lựa chọn như bửng chắn mảnh, máy điều hòa không khí hay động cơ mạnh mẽ hơn. Bộ giáp phản ứng nổ (ERA) SNPE của Pháp và một số option khác cũng có thể tích hợp trên BMD-1. Tuy vậy, khi binh lính đang thực hành thoát ra khỏi xe thì hệ thống ERA này là một mối nguy hiểm đáng kể, do đó, giáp thụ động thì hợp lý hơn, còn cấu hình mang ERA vẫn mang lại nhiều sự hồ nghi. Hơn nữa, khi xe lội nước thì lớp giáp này sẽ giảm hiệu quả. Hệ thống kính hồng ngoại ATGM TS-M của Slovenia có thể quan sát ở tầm 4,500 m và lock mục tiêu ở 2,000 m. Loại đạn AT-3 HE-Blast được sử dụng để sát thương bộ binh và phá hủy các lô cốt công sự. Hệ thống AT-3 Polk được sử dụng đã có sự cải tiến về tốc độ bay với động cơ mạnh mẽ hơn, ít khói tỏa ra hơn và nâng cấp hệ thống ngắm SACLOS. Mẫu BMD cơ bản được giới thiệt năm 1970, từ lúc đó đến năm 1973 đã có một số sự cải tiến sửa đổi. Mẫu cuối cùng, được đặt tên là BMD-1, được tích hợp hệ thống bảo vệ NBC, còn lại thì động cơ, vũ khí,giáp đều giữ nguyên từ BMD.
    [​IMG]
    Mẫu BMD Ml979/1 là mẫu xe thiết giáp của lính dù được tham chiến lần đầu tiên torng cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan năm 1979. Khung xe M1979/1 dài hơn chừng 60mm với việc thêm một bánh truyền động và một bánh lăn hỗ trợ mỗi bên. Nó được tháo bỏ tháp pháo đi, mỗi bên hông xe có ít nhất hai khe bắn, còn lại thì vẫn giữ nguyên như mẫu BMD-1.
    Mẫu BMD Ml979/3 là phiên bản xe chỉ huy dựa trên khung BMD Ml979/1 với các laoị anten tích hợp.
    BMD M1981/1 với 2 lính trên tháp pháo 30mm, tháp pháo của nó tương tự với tháp pháo của BMP M1981, nó còn có thể gắn các loại AT-4/SPIGOT hay AT-5/SPANDREL ATGM.

    BMD-1K: Xe chỉ huy với radio R-107 và R-126
    BMD-1P: Thay AT-3 bằng AT-4/5
    [​IMG]
  3. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    BMD-2 Airborne Amphibious Infantry Combat Vehicle (AAICV)
    [​IMG]
    Nặng: 8.2 tấn
    Số lính mang được: 2 lái xe và 5 lính
    Vũ khí: Súng 2A42 30mm
    Súng đồng trục 7.62mm
    Tên lửa ATGM
    [​IMG]
    Đây là chiếc BMD-1 với tháp pháo 73mm cũ được thay thế bởi loại tháp pháo một người mới. Loại tháp pháo này là một thiết kế mới với xạ thủ ngồi bên trái và anh ta có một cái cửa thoạt hiểm ngay trên nóc tháp pháo. Ở [hía trước là hệ thống kính nhìn ngày/đêm của xạ thủ giống với loại kính trên xe BMP-2, số lượng kính tiềm vọng được tăng thêm chủ yếu về hai bên hông xe ở và một cái đèn được gắn lên trên nóc tháp pháo. Bên trái tháp pháo là một cái kính khác dùng để ngắm bắn và nó được tin rằng góc quay của súng có thể sử dụng tốt trong trường hợp dùng để bắn máy bay. Trong xe mang 300 viên đạn 30mm và 2940 viên đạn 7.62mm.
    Vũ khí của BMD-2 bao gồm một khẩu 2A42 30mm với một khẩu 7.62mm đồng trục bên trái súng, thêm vào đó là hệ thống AT-4 Spigot ( tầm bắn 2000m ) hay AT-5 Spandrel ( tầm bắn lên tới 4000m ) đặt phía tay phải tháp pháo. Trong khi BMD-1 có 2 khẩu PKT 7.62mm ở hai bên đầu xe thì ở BMD-1 chỉ còn một khẩu bên phải, khẩu bên trái đã bị loại bỏ.
    [​IMG]

  4. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Ủng hộ Video clip
  5. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    BMD-3 Airborne Amphibious Infantry Combat Vehicle (AAICV)
    [​IMG]
    Khối lượng: 12.9 tấn
    Tổ lái: 3
    Số lính tổng cộng: 7
    Chiều dài: 6.36m
    Rộng: 3.13m
    Cao: 2.45m
    Động cơ: 335 kW
    Tốc độ tối đa : 70km/h(trên cạn), 10km/h(bơi nước)
    Dự trữ hành trình: 500km
    Tầm hoạt động tối đa ( trên dường tốt ): 600km
    [​IMG]
    Chiếc BMD-3 ACV là một loại xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ dành cho lính đổ bộ đường không và lính thủy đánh bộ. Chiếc xe này có thể được không vận và nhảy dù cùng với binh lính bên trong nó xuống vùng tác chiến. Điểm đặc trưng củac hiếc ACV này là khoang lái và khoang lính nằm phía trước, trong khi đó khoang động cơ đặt ở cuối xe. Nó được vũ trang súng tự động 30mm, súng máy đồng trục 7.62mm và tên lửa KONKURS ATGMS. Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 30mm và trung liên RPKS 5.45mm có thể đưọc lắp đặt trên xe khi cần thiết.
    Giáp thép của tháp pháo và lớp vỏ nhôm bảo vệ binh lính khỏi các loại vũ khí hạng nhẹ, mạnh đạn pháo, v.v? BMD-3 được tích hợp hệ thống bắn tự động, hệ thống bảo vệ NBC, đạn khói ngụy trang?..Động cơ diesel cung cấp khả năng đi địa hình xấu, đạt được tốc độ cao trên đường tốt và dưới nước.
    [​IMG]
    BMD-3 là thế hệ tiếp theo của series BMD-1 và BMD-2 AIFV. BMD-3 có điểm mới là khung thân xe được gắn tháp pháo hoàn thiện của xe BMP-2. BMD-3 giữ lại kết cấu dạng mũi tàu với tháp pháo 2 người mới. Khả năng lội nước của BMD-3 là tốt hơn các tiền nhiệm của nó. Ở đó có thêm một khoang lính, hỏa lực được tăng thêm đáng kể, với tháp pháo 2 người cung cấp khả năng điều khiển vũ khí và chỉ huy tốt hơn.
    BMD-3 có thể được vận chuyển bởi máy bay vận tải và nhảy dù cùng với tổng cộng 7 lính bên trong nó. Trước đây thì binh sĩ được nhảy dù riêng và họ thường mất không ít thời gian để tìm kiếm chiếc xe của mình, nay với việc lính ngồi luôn trong xe để nhảy dù thì sẽ làm tăng thêm sự sẵn sàng và khả năng tác chiến của lính dù. Tổ lái gồm lái xe, xạ thủ, trưởng xe, bên cạnh đó là 4 lính ?ohành khách?, với nhóm trưởng thường không ngồi chung với nhóm của mình, 3 người lính kia thường ngồi trong khoang ?okhẩn cấp? cuối xe. Hai binh sĩ có trách nhiệm sử dụng vũ khí sẽ sử dụng loại pháo tự động 30mm 2A42 với hệ thống cân bằng tầm và hướng. Tầm bắn tối đa của đạn AP-T (armor piercing-tracer) là 2,000m, và khi bắn đạn HE-I (High Explosive-Incendiary) tầm hiệu quả sẽ là 4,000m. Một súng máy đồng trục 7.62mm được đặt bên tay phải súng chính. Trên nóc xe sẽ là hệ thống ATGM AT-4 SPIGOT hay AT-5 SPANDREL. Đặt bên cạnh là 3 ống phóng đạn khói ngụy trang nòng 81mm.
    [​IMG]
    Đặt phía trước BMD-3 về phía bên trái là súng phóng lựu liên thanh AGS-17, trong khi đó phía tay phải là trung liên RPKS 5.45mm. Để sử dụng nó thì sẽ có binh sĩ ngồi bên trên xe để bắn. Đông cơ đặt phía đuôi xe là loại động cơ diesel làm mát bằng nước 2V-06 450bhp giúp đưa tỉ lệ sức mạnh trên khối lượng là 34hp/tấn. BMD-3 lội nước tốt với hai động cơ bơi nước phía đuôi xe.
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Vui vẻ thêm chú BMD-3
  7. boleen

    boleen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Tui có thắc mắc chủ topic giãi đáp giùm nhe. Những người lính Dù trong xe BMD khi nhảy xuống họ có nhận biết được nếu dù không bọc không ? Và nếu như vậy, những người lính có đeo dù sẵn để thoát ra không ? thoát ra có khó không khi 1 vật nặng hơn 10 tấn rơi tự do xuống đất ? Cám ơn trước.
  8. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    ------------------------
    Không phải xe nào khi thả dù cũng có lính ngồi trong-Lính nhảy riêng và xe thả riêng chỉ mấy loại đặc biệt mới khi cần thiết mới có lính ngồi trong và dù tự động cắt khi xe sắp tiếp đất và có thể chạy chiến đấu ngay
    Ví dụ xem ở đây
    http://desantura.ru/forums/index.php?s=675dbd02ad942b3a2ce4dd8f98eb5ea6&showtopic=9089&st=20
  9. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Bác Gulfoil đã trả lời rồi, mình cũng xin nói thêm là - trường hợp " thoát ra khỏi xe khi dù không bung " - lính dù mà gặp trường hợp đó thì chịu chết thôi chứ thoát sao được Cũng giống như lính bung dù mà dù không mở thôi, số chết cả
  10. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Lính dù Nga:
    [​IMG]
    Kể từ khi ra đời binh chủng đổ bộ đường không, các nhà thiết kế vẫn luôn bận tâm bởi mong muốn cung cấp cho lực lượng này những vũ khí có hiệu quả cao và những khí tài hạng nặng. Kinh nghiệm từ WW2 đã chỉ ra rằng, ?onhững đứa con của thần gió? cần được trang bị ngang tầm với các lực lượng bộ binh thông thường về hỏa lực, giáp bảo vệ và tính cơ động. Tuy vậy, khả năng vận chuyển khí tài tới khu vực tác chiến hay lập cầu hàng không lại là một vấn đề lớn vì chưa chắc đã có sẵn sân bay cho họ. Sự phát triển của các loại máy bay vận tải quân sự An-8 và An-12, những thành tựu của ngành chế tạo vũ khí và học thuyết quân sự mới đã tạo tiền đề về kĩ thuật và kinh tế cho sự phát triển các loại hỏa lực và khí tài hạng nặng, những thứ có thể không vận và nhảy dù. Năm 1969, mẫu xe thiết giáp của lính dù đầu tiên là BMD-1 ACV (Airborne Combat Vehicle) được chính thức gia nhập biên chế. BMD-1 là một chiếc xe bánh xích, giáp nhẹ, khả năng cơ động cao, có chức năng tương tự với loại BMP-1 của bộ binh.
    BMD-xx nhảy dù:
    [​IMG]
    Chiếc BMD-1 không có một phiên bản nào giống với nó trên thế giới vào thời điểm đó. Vũ khí của nó bao gồm một khẩu pháo nòng trơn 73mm, một khẩu súng máy đồng trục 7.62mm và một rail bắn ATGM 9M14M Malutka. Có hai khẩu 7.62mm ở hai bên đầu xe, ngoài ra có hai cửa bắn ở hai bên thành xe và một khe bắn ở đuôi xe. Chiếc BMD-1 thực sự là điều kiêu hãnh về khả năng giải quyết các vấn đề kĩ thuật trong lần đầu tiên ra mắt thế giới. Chiếc xe có thể thay đổi độ cao gầm xe để phù hợp với các dạng địa hình. Nó có thể nhảy dù với khối lượng chiến đấu là 7.5 tấn từ nhiều loại máy bay vận tải. Vào thời điểm đó BMD-1 có tỉ lệ sức mạnh-trên-khối lượng cao nhất (32hp/t) giúp cho nó có thể đạt vận tốc 60km/h. Cheí6c BMD-1 là sản phẩm đầu tiên của LX sản xuất với giáp nhôm. Kết cấu khoa học của BMD-1 cho phép nó có thể sử dụng để hoán cải thành các phiên bản xe chức năng giành cho lính dù. Năm 1971 mẫu xe thiết giáp chỉ huy BMD-1K được phát triển từ BMD-1. Mẫu xe này có giống BMD-1 ngoại trừ việc nó có thêm 2 tổ hợp radio và một máy phát điện. Năm 1974 mẫu xe APC BTR-D được đưa vào sử dụng trong các đơn vị có BMD-1.
    BMD-1 với bộ dù:
    [​IMG]
    BTR-D có thân xe dài hơn, không có tháp pháo. Trong thời gian đó, các nhà phát triển đã tiến hành cải tiến một số chi tiết như động cơ, bộ truyền động trên BMD-1. Kết quả của sự cố gắng này là nó đã nâng cao khả năng chiến đấu của BMD-1. Năm 1978 mẫu cải tiến BMD-1P và BMD-1PK đã đưa vào biên chế lính dù. Nó được gắn hệ thống bắn cho các loại ATGM 9M113 Konkurs và 9M111 Fagot. Năm 1979 mẫu BTR-RD APC gắn hệ thống ATGM Fagot được phát triển từ khung BTR-D. Mẫu APC này gia nhập biên chế lính dù, được sử dụng trong các đơn vị tank chiến đấu. Sau này các mẫu xe cứu thương, xe thông tin, xe cứu kéo đều lấy từ khung cơ sở BTR-D. Kinh nghiệm chiến đấu của lính dù ở Afghanistan đã chỉ ra rằng hệ thống vũ khí trên BMD-1 là thiếu hiệu quả. Do đó, đầu những năm 1980 người Nga đã phát triển một loại BMD mới, sử dụng các loại vũ khí mới. Đến năm 1985, chiếc BMD-2 đã được đi vào sử dụng, nó khác BMD-1 ở chỗ đã thay khẩu 73mm bằng khẩu pháo tự động 2A42 30mm. Góc quay của khẩu 30mm cho phép nó có thể bắn các mục tiêu dưới mặt đất lẫn trên không. Thêm nữa, BMD-2 còn có rail phóng các loại ATGM 9M113 và 9M111. Phiên bản chỉ huy của BMD-2 cũng được phát triển. Nói tóm lại, BMD-2 có thể coi là một phiên bản hiện đại hóa của BMD-1, nó đã chiến đấu cùng lính dù trong hơn hai thập niên, tiêu biểu cho sức mạnh thiết giáp của họ. Năm 1990, thế hệ xe thiết giáp mới BMD-3 được đi vào trang bị cho lính dù, với những đột phá về kĩ thuật. BMD-3 vẫn giữ những phẩm chất của một thiết giáp dù đó là có thể nhảy dù với kíp lái bên trong xe, điều này cho phép chiếc xe có thể chiến đấu ngay khi vừa chạm đất. Vũ khí chính của BMD-3 là khẩu pháo tự động 2A42 30mm, hệ thống kính ngắm giúp cho hệ thống súng sính và súng máy đồng trục có thể tác xạ cả ngày lẫn đêm. BMD-3 được tích hợp hệ thống ATGM 9P135M và 4 quả tên lửa Konkurs. Súng phóng lựu liên thanh AG-17 30mm được lắp đặt bên trái xe, trong khi đó có một vị trí mà binh sĩ có thể gắn trung liên RPKS-74 bên phải xe. Vỏ BMD-3 được làm từ hợp kim nhôm có thể chống được các loại đạn.
    BMD-2 :
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vị trí ngồi của tổ lái được gắn chặt vào mui khoang chiến đấu để bảo vệ họ khỏi tác động của mìn. Hệ thống bảo vệ NBC cũng được tích hợp. Chiếc BMD-3 có hệ thống truyền động thủy lực mới với cơ chế lái thủy tĩnh. Nó được hỗ trợ bởi một động cơ mạnh mẽ và đáng tin cậy có thể giúp xe đạt vận tốc 70km/h trên đường tốt và 45km/h trên đường đất khô. Hệ thống treo có thể điều chỉnh được độ cao của gầm xe giúp lái xe có thể vượt qua nhiều dạng địa hình khác nhau. Nó có thể bơi được dưới nước, được đẩy bằng hai động cơ bơi nước đằng sau đuôi để đạt vận tốc 10km/h, khi bơi ở biển thì sức mạnh sẽ là 3 động cơ. Chiếc xe này rất dễ dàng để vận hành và bảo dưỡng, nó được xây dựng nên từ họ BMD-3, họ xe chiến đấu và hỗ trợ được phát triển dành cho lính dù.
    Khung BMD với khẩu ZU-23:
    [​IMG]
    Việc phát triển của các loại xe thiết giáp BMD được tiến hành song song với việc phát triển các loại dù kèm theo nó. Lúc đầu, xe BMD-1 và BTR-D được thả với loại dù nhiều-vòm P-7 và P-16. Loại dù kiểu này có thể thả với các thiết bị có khối lượng từ 3.5 tới 20 tấn. Sau này hệ thống dù phản lực PRS được phát triển, việc chuẩn bị cho việc đổ bộ bằng dù tốn ít thời gian hơn. Loại dù PRSM-915 và PRSM-925 được dùng để thả các loại xe BMD-1, BTR-D và các biến thể. Tuy vậy, thiết bị này phức tạp hơn và đắt tiền hơn loại cũ. Hiện tại hệ thống thả dù PBS-950 được dùng để thả loại xe BMD-3. Hệ thống này không có bệ và nặng khoảng 1,500 kg. Nó có độ tin cây cao, dễ sử dụng và cho phép lính dù ở trong xe khi đổ bộ. Mức độ hiện nay của các loại xe chiến đấu của lính dù đã cho thấy ?ođội quân của thần gió? đã được sử dụng những thứ vũ khí hiệu quả, đảm bảo cho họ có khả năng bảo vệ cao, cơ động tốt và hỏa lực mạnh.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này