1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại tăng thiết giáp của Liên Xô và Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nhoccongsan, 19/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    101
    Nếu bạn không tin với nguồn của mình, thì chúng ta có thể stop tranh luận, vì chưa ai đc sờ vào nó cả, thế thôi, đừng lảm nhảm như c... bị thiến thế chứ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được nhoccongsan sửa chữa / chuyển vào 15:00 ngày 14/08/2009
  2. 313230

    313230 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Ờ có lẽ nó có thể thay đổi giữa các loại này
    Xin lỗi bác nhoc+, tại vì đang nói chuyện với antey
    Được 313230 sửa chữa / chuyển vào 15:04 ngày 14/08/2009
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Sao lại nhảy đỏng lên như vậy.
    Nguồn wiki là open như forum vậy nhưng nó thiên vị Mỹ, lấy nó cho thấy tôi muốn công bằng thì không muốn bảo là tôi lấy nguồn Nga thì thiên vị Nga.
    Nếu muốn tra cứu thì tôi lập lại 3 luận điểm:
    1: Cách tính RHA của Mỹ đểu, khi xuyên giáp 60 độ nó vẫn giử cách tính RHA. Nhưng khi các thanh xuyên của Nga thì nó cố tình chia cho góc nghiên để ra giáp thực, thế là thanh xuyên của Nga khi xuyên giáp nghiên luôn thấp hơn góc 0 độ do cos 60 độ. Trong khi tính cho nó thì nó giử nguyên. Kiểu lấp liếm thường gặp của Mẽo khi tính thương vong và các thứ như đã nói. Tuy nhiên các nguồn Mẽo cũng có chút lương tâm khi họ tính sức xuyên của vũ khí của họ thì thêm cái ngoặc NATO vào trong đó để biết là cách tính của Nato. Còn tính cho Nga thì họ không thêm ngoặc.
    2: Nếu cậu nói giáp nghiên dể xuyên hơn giáp đứng thì lên làm giáo sư thiết kế tank được rồi đấy. Từ sau WWI bà con cô bác ai cũng ráng làm giáp nghiên.
    Con Leopard của Đức giáp nghiêng, không giải giáp đứng, xem hình minh hoạ
    [​IMG]
    Nếu cậu thấy Leo giáp đứng đó là khi nó chưa gắn giáp tích hợp vào. Nghĩa là Leo sản xuất theo dạng module. Có 1 lớp giáp mỏng bên ngoài và cấu trúc xe có giáp đứng để dể thiết kế nội thất, tạo không gian thoải mái. Sau đó tuỳ nhiệm vụ tác chiến mà người ta gắn thêm module giáp nghiên bên ngoài, hoặc thậm chí gắn cả ERA.
    Nói giáp nghiên tốt hơn giáp đứng thì trẻ con nó cười cho, còn nói Leo giáp đứng thì chứng tỏ cậu chả biết gì về con Leo.
    Cho nên cậu chớ tin vào cách tính RHA của Mẽo, nếu so đạn Nga và Mẽo ở khả năng xuyên thì chỉ so ở góc 0 độ thôi. Và cậu nên về tra cứu lại RHA là gì.
    3: Khi xem thanh xuyên của Nga, cậu nên tránh để bị nhầm lẩn vì số hiệu nó rất lung tung. Vì hay có tình cảnh cùng loại súng nhưng cải tiến liều phóng, cùng loại súng cùng liều phóng như cải tiến đầu sabot hoặc cải tiến cả 3.
    3BM48 hay 3BM46 của Nga đều bắn từ súng chính là pháo 125mm của T90
    Điểm khác biệt của đầu xuyên Snivet và Snivet-2 (lần này lấy nguồn Nga nhé) Snivet cho khả năng xuyên 640mm còn Snivet-2 nặng hơn Snivet-1 900g có khả năng xuyên 850mm. Thôi cứ tạm lấy theo wiki là 600mm Snivet con 800mm cho Snivet-2 cho nó chẳn
    Để hiểu sự linh tinh của ký hiệu Nga thì như sau:
    Tiền thân của pháo xài cho T90 là pháo xài trên T80. Phiên bản cải tiến sau cùng cho ĐẠN PHÁO T80, và đó cũng là đạn pháo cơ bản cho T90.
    3VBM17/ 3BM44 được đưa vào sử dụng 1994. Nghĩa là T90 đời đầu xài cùng loại Sabot với T80, không hề thể hiện ưu thế của hệ thống nạp đạn mới cho pháo viên đạn dài hơn. Viên Sabot có sơ tốc 1700m/s
    Cùng thời điểm đó người ta thay đổi liều phóng cho Sabot của T90 do đạn của T90 dài hơn. Sabot sử dụng cho T90 năm 1991 theo thiết kế là 3VBM19/3BM46 Snivet. Viên Sabot có sơ tốc 1750m/s nghĩa là mạnh hơn T80 chút, nhưng không có nhiều thay đổi về khối lượng thanh xuyên.
    Năm 1998 họ làm thanh xuyên dài và nặng hơn cho 3VBM19/ 3BM48 Snivet-2 cho sức xuyên cao hơn nửa. Snivet 2 rất dể bị nhầm với Snivet 1 3BM44 vì nó xài cùng 1 liều phóng, cùng là 125mm và bắn từ súng chính của T90.
    Và lưu ý là 3VBM21/3BM48 Snivet-2 đã được sử dụng trên T90 từ 1998 trong khi Mỹ vẫn xài chủ yếu là X829A1/A2, năm 2003 Mẽo mới thiết kế X829A3. Nga thì họ đã từ bỏ kế hoạch phát triển tiếp Sabot 125mm để thiết kế súng chúng cho T95 có thể là 135mm hoặc cao hơn. Nếu cứ theo hướng cải tiến sabot 125mm thì giờ có thể 1 thằng 3BM50 snivet 3 nào đó đã ra đời và bỏ xa X829A3.
    4: Dự trử Uranium rác hay còn gọi là DU (DU thực ra là rác phóng xạ) của Nga theo số liệu công bố năm 1996 là 480ngàn tấn đứng thứ 2 thế giới sau Mẽo là 490ngàn tấn số liệu năm 2005 của Mẽo. Nga nó không thiếu Uranium rác để làm Sabot, nhưng cũng phải có cơ sở người Nga mới tiếp tục phát triển Sabot W. Các hiệu ứng có lợi cho sức xuyên của DU thì được quảng cáo tung trời, vậy cậu có biết bất lợi của thanh xuyên DU nằm ở chổ nào không. Thanh xuyên W bị cho là bất lợi khi dể bị tà đầu khi xuyên nhưng cậu biết lợi điểm nó nằm ở chổ nào không?
    Nếu cậu có luận điểm nào chắc chắn để bác lại 4 điểm trên thì nói tiếp và DU và W Sabot. Không thì cậu cứ lảm nhảm tiếp, tôi cũng không rảnh mà nói nhiều.
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    À cũng quên nói rằng từ thời đạn 3BM42 cho T80 thì chiều dài của thanh xuyên đã là 596.62mm, cậu có biết M829A1/A2/A3 dài bao nhiêu không nào.
  5. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Để đỡ gãy đạn phí tiền thuế của dân, các đạn DU siu phàm của Mỹ đều dùng lưới Wolfram để gia cường thân đạn
    Cái này giống như cốt thép wolfram gia cường cho bê tông DU, nhưng thường các bạn wiki thì giấu biến đi để tiện cho việc tung hô DU. Mỹ quý người lắm, nhưng quý tiền hơn, dùng wolfram như Nga, Đức thì chưa đủ trình, mà cứ cố dùng để bằng anh bằng em thì giá tiền lại cao quá, thôi thì dùng DU cho nó một công hai ba việc, còn thằng nào bị chiếu xạ mà làm sao thì tính đường cãi cùn sau vậy
    Về mặt hóa học, đẳng của W hơn hẳn U
    Về mặt quý người, W hơn hẳn U vì ko có phóng xạ
    Về mặt khasc , dùng W khó hơn U nhiều vì nhiệt độ nóng chảy, độ cứng, trọng lượng riêng .... của W đều hơn U rất nhiều.
  6. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    101
    2s25 SPRUT Self Propelled Antitank Gun
    [​IMG]
    Khối lượng: 18 tấn
    Tốc độ tối đa(km/h): 70 trên đường tốt, 10 khi bơi
    Quãng đường hành trình: 500km
    Vũ khí: Pháo nòng trơn 125mm
    Dự trữ đạn (Tổng số/Nạp sẵn trong máy nạp đạn): 40/22
    Chủng loại đạn: APFSDS, HEAT, HE-Frag, tên lửa điều khiển.
    Tốc độ bắn: 7viên/phút
    Súng máy PKT 7,62mm đồng trục: 2,000 viên
    Động cơ: Diesel, 2V-06-2S 510hp
    [​IMG]
    Chiếc ?oSprut-SD?được trang bị một khẩu pháo nòng trơn 125mm (tương tự với loại pháo trên các loại T-80U, T-90S MBT, cũng như về các đặc tính đạn đạo và chủng loại đạn), một hệ thống tên lửa điều khiển và một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm. Các chủng loại đạn chống tăng cho phép nó có thể hạ bất cứ loại xe tăng hiện đại nào, trong khi đạn hơi-mảnh cho được sử dụng để tiêu diệt các công sự và binh lính đối phương rải rác trên mọt khu vực rộng lớn. Hệ thống nạp đạn tự động cho phép tốc độ bắn của Sprut đạt chừng khoảng 6-8v/phút với cả loại đạn thông thường lẫn tên lửa điều khiển. Việ có thể bắn tên lửa điều khiển (ATGM) là một ưu điểm lớn của Sprut, với tầm bắn 100-5,000m, rõ ràng nó có một ưu thế không thể bàn cãi khi đối đầu tay đôi với xe tăng địch, khi nó có thể ra tay ở khoảng cách mà đối phương không thể bắn trả. Hơn nữa, nó còn có thể bắn các loại mục tiêu bay thấp như máy bay trực thăng.
    Ngày nay, có một xu hướng phát triển mới trong bộ máy chế tạo tăng thiết giáp của thế giới: Đó là lắp đặt những hệ thống vũ khí mạnh mẽ hơn với những thiết bị ngắm bắn hiệu quả hơn lên các loại xe chiến đấu hạng nhẹ.
    Để tăng khả năng sống sót của Sprut trên chiến trường, nó được trang bị hệ thống bảo vệ NBC, đạn khói ngụy trang, và hệ thống chữa cháy tự động. Kết cấu khung thấp, lớp sơn ngụy trang, khả năng cơ động khá cao cũng như có thể thay đổi độ cao gầm giúp nó có thể giảm bớt khả năng bị phát hiện của các phương tiện trinh sát khác cũng như các hệ thống ngắm bắn.
    Chiếc xe tự hành chống tăng 2S25, sử dụng khung thân chiếc BMD-3 của lính dù, phát triển tại nhà máy cơ khí Volgograd, được chế tạo để đáp ứng những mục đích trên. Nó được sử dụng trong các đơn vị bộ binh, lính dù và các lực lượng lính thủy đánh bộ để chống lại lực lượng thiết giáp và binh lính đối phương. ?oSprut-SD? có thể được không vận tới khu chiến (combat zone) rồi nhảy dù với tổ lái bên trong xe, nó sẽ chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn để tham chiến sau khi tiếp đất. Động cơ diesel 2V-06-2S là loại 510hp. Để đảm bảo di chuyển tốc độ nhanh trên đường nhựa mà không làm hỏng đường, Sprut có thể lắp các miếng cao su vào xích, còn khi đi qua các vùng tuyết dày, đầm lầy hay các địa hình cát tơi thì nó có thể sử dụng các băng xích đặc biệt (rộng) hơn nếu cần. ?oSprut-SD? có thể bơi nước mà không cần chuẩn bị ở tình trạng biển động cấp 3, khi bơi nòng pháo có thể xoay với góc khá hạn chế (± 35º qua hai bên)và theo yêu cầu tác chiến, nó có thể bò vào các tàu đổ bộ từ mặt nước, dựa vào chính sức mạnh động cơ của nó.
    Bánh xích của Sprut, với các miếng lót cao su:
    [​IMG]
    Chiếc Sprut thực sự là một chiếc tăng nhẹ (light tank) đa năng, nó có thể được xem như một chiếc PT-76 thời hiện đại, Sprut có thể vận chuyển tới chiến trường bằng mọi phương tiện, khả năng đổ bộ bằng dù tốt cũng như bơi lội tốt trong nước. Nhờ vào tỉ suất sức mạnh trên khối lượng cao, Sprut có thể tác chiến ở các vùng núi cao hay các điều kiện thời tiết khác nhau, và khi cần, nó có thể sử dụng được các miếng lót cao su hay các băng xích đi tuyết như là một trong những tính năng mở rộng của chiếc tăng.
    Cấu tạo:
    [​IMG]
    Phía sau tháp pháo:
    [​IMG]
    Bên trong xe:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. start123456

    start123456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    199
    Bạn cho mình hỏi chiếc SPRUT này được trang bị pháo giống pháo của T80U hay T90S MBT, vậy thì sao lại gọi là anti-tank nhỉ? Bản thân những chiếc tank kia cũng có khả năng anti-tank tương đương với chiếc này, vậy sao không dùng luôn mà phải chế ra thêm chiếc này? Phải chăng nó cơ động nhanh hơn?
    À, cho mình hỏi luôn, pháo này là pháo bắn thẳng đúng không?
  8. m3onh0kh1

    m3onh0kh1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2009
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Em nhớ có lần đọc con nầy là dành cho lính dù.Chơi Euro 2015 thấy con này nó bắn cầu vồng mà.ko thấy bắn thẳng.mà sai số lớn lắm (Hay là em nhìn nhầm ).Vũ khí của lính dù đã có thể so sánh với vũ khí của bộ binh về hoả lực
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Vì nó nhẹ và có thể thả từ đường không xuống được.
    Nghĩa là nó có khả năng diệt tank khi hổ trợ bộ binh hoặc lính dù.
    Nó lại còn có khả năng lội nước nghĩa là hổ trợ vượt sông lớn cho bộ binh và đổ bộ đường biển cho thuỷ quân lục chiến.
    Nói chung nó có hoả lực mạnh đủ để diệt tank, nhưng không có giáp dày nên chỉ dùng làm vũ khí yểm trợ hoả lực, không được sử dụng như mũi tiến công thép để đánh vào điểm mạnh của địch.
  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Không thể dùng game mà đánh giá như thế được.
    Con này trang bị pháo của T80 và T90, nó chỉ bắn thẳng là chính. Hoả lực nó không thua gì tank, chỉ có giáp mỏng manh hơn MBT.

Chia sẻ trang này