1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

    Chủ đề này sẽ tập trung vào các loại trực thăng chiến đấu (combat helicopter) thực sự của Soviet trước kia và Nga bây giờ như Mi-24, Mi-28 và Ka-50/52 chứ không phải là các loại trực thăng được trang bị vũ khí (armed helicopter) như Mi-2, Mi-8 và Mi-17.

    Kết cấu của chủ đề này sẽ lần lượt như sau

    - Các dòng máy bay Mi-24, Mi-28 và Ka-50/52
    - Các phiên bản của chúng
    - Hệ thống kiểm soát bắn và vũ khí tương ứng cho mỗi phiên bản.
    - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các dòng, các phiên bản thông qua hệ thống kiểm soát bắn và vũ khí của chúng.
    - Các câu chuyện liên quan.

    Chúng ta sẽ bắt đầu từ trực thăng Mi-24 được Nato đặt tên là Hind với các bài dự kiến như sau:

    1 - Quá trình ra đời và phát triển của Mi-24

    2 - Các thế hệ Mi-24 chia theo thiết kế khung sườn

    3 - Các phiên bản Mi-24 thuộc thế hệ khung sường đầu tiên: Mi-24, Mi-24A/B, Mi-24U

    4 - Các phiên bản Mi-24 thuộc thế hệ khung sườn thứ hai: Mi-24D, Mi-24DU, Mi-24V, Mi-24P, Mi-24VP.

    5- Bối cảnh châu Âu thập niên 1960, 1970 khi Mi-24 ra đời.

    6 - Các phiên bản Mi-24 thuộc thế hệ khung sườn thứ hai (tiếp theo): Mi-24V, Mi-24P, Mi-24VP, Mi-24R, Mi-24K và Mi-24PS.

    7 - Học thuyết trực thăng chiến đấu của Soviet

    8 - Sự phát triển chiến thuật trực thăng chiến đấu của Soviet

    9 - Mi-24 trên chiến trường Afghanistan

    10 - Mi-24 trên chiến trường Chechnya

    11 - Các phiên bản Mi-24 thuộc thế hệ khung sườn thứ hai (tiếp theo): Mi-24R, Mi-24K và Mi-24PS.

    12 - 13 - 14 -15 -16: Các gói nâng cấp hiện đại hóa và các phiên bản đóng mới của Mi-24.
    thanhVNW thích bài này.
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    ÔNG LỚN MI-24 HIND, TRỰC THĂNG CHIẾN ĐẤU CHỞ LÍNH ĐƯỢC SỬ DỤNG RÔNG RÃI NHẤT TRÊN THẾ GIỚI
    [​IMG]
    SỰ RA ĐỜI CỦA MI-24
    Khai sinh dự án
    Cuối thập niên 1960, ý tưởng về các loại trực thăng chiến đấu thực sự, thay vì trực thăng chở quân và vận tải có gắn thêm vũ khí, ra đời ở nhiều quốc gia. Ở Tây Âu, ý tưởng này thể hiện qua việc các trực thăng hạng nhẹ trang bị tên lửa chống tank phục vụ trong các đơn vị chống tank di động với khả năng tập trung cao độ tại các điểm then chốt trên chiến trường.
    Tại Mỹ, ý tưởng trực thăng chiến đấu thực sự xuất phát từ nhu cầu tại chiến trường Việt Nam và vì thế không có gì lạ, trực thăng chiến đấu đầu tiên của Mỹ, chiếc UH-1, là một máy bay được trang bị đa dạng các loại súng máy, súng phóng lựu và rocket câm. Ngay sau đó, để đáp trả cho số lượng xe tank và xe bọc thép vượt trội của khối Vác-Xa-Va ở châu Âu, các trực thăng UH-1 được triển khai ở Châu Âu mau chóng được trang bị tên lửa chống tank.
    Liên Xô không có nhu cầu phải củng cố và gia tăng lực lượng chống tank bởi họ có số lượng xe tank và xe bọc thép áp đảo khối Nato tại châu Âu. Tuy nhiên nhu cầu cho các trực thăng chiếu đấu hộ tống các trực thăng vận tải hay dọn dẹp đường và chỉ huy bộ binh mặt đất lại rất cần thiết. Ngạc nhiên thay, ý tưởng thiết kế và ra đời một loại trực thăng thăng này không đến từ đòi hỏi và yêu cầu của quân đội mà lại đến từ chính phòng thiết kế của Mil.
    Tại thời điểm này, vai trò của lực lượng trực thăng Soviet là chuyên chở lính dù các cuộc đột kích đường không không, chuyển quân và vũ khí, trinh sát chiến trường, chỉ điểm mục tiêu cho pháo binh, liên lạc, cứu thương và các nhiệm vụ đặc biệt khác. Chủ yếu của lực lượng này là các trực thăng vận chuyển hạng trung bởi chúng có thể thực hiện được hầu hết các nhiệm vụ nêu trên. Nhu cầu cho một loại máy bay chỉ tập trung cho việc chiến đấu thực chất là rất cần thiết nhưng chưa được quân đội nhận ra tại thời điểm đó.
    Vào cuối năm 1966, phòng thiết kế của Mil vô cùng hứng thú với "cuộc bùng nổ trực thăng" trên chiến trường Vietnam, nơi mà các máy bay trực thăng chiến đấu của Mỹ đã thể hiện tính hiệu quả và linh hoạt của nó trên chiến trường. Đây quả là một tin "tốt lành" cho các nhà sản xuất trực thăng trên toàn thế giới. Một trong những kết luận mà các nhà hoạch định của Mil rút ra là các trực thăng chiến đấu ra đời không phải là để thay thế các máy bay chiến đấu và ném bom trong nhiệm vụ tấn cống hỗ trợ chiến trường mà là để bổ sung cho chúng.
    Căn cứ vào lý do này các máy bay chiến đấu và ném bom, sống sót nhờ sự nhanh nhẹn và tốc độ cao của chúng chứ không phải bởi lớp vỏ được bọc thép, sẽ đóng vai trò như là xe tank còn các lọai máy bay trực thăng chiến đấu mới sẽ đóng vai trò là xe bọc thép chiến đấu. Các trực thăng này sẽ phải chở được một tiểu đội lính, được gắn súng máy xoay được, rocket "câm" và tên lửa có điều khiển. Các tên lửa có điều khiển không chỉ được dùng để chống tank mà còn được dùng để tiêu diệt các lô cốt, các vị trí phòng thủ kiên cố và các hệ thống chống tank của địch, những cái có tầm bắn vượt trội tầm bắn của pháo chính trên tank Soviet.
    Dự án Mi-24 đã được chuẩn bị và tiến hành mà không có bất kỳ yêu cầu nào từ phía quân đội. Nó được gắn một động cơ TV3-117 công suất 2,200 HP có thể chở theo 8 lính trong khoang trên máy bay và có càng đáp kiểu càng cố định dạng ván trượt như của UH-1. Một mẫu thử được sản xuất vào đầu năm 1966 nhưng quân đội vẫn duy trì sự ngờ vực. Đặc biệt bộ trưởng bộ quốc phòng Marshal Rodion Malinovsky phản đối kịch liệt dự án và gọi nó là một sự lãng phí thời gian và nguồn lực. Dự án gần như đã bị tiêu diệt hoàn toàn nhưng đề án của Mil tìm được một hy vọng giữa các cuộc tranh luận nảy lửa của phe ủng hộ và phe chống đối trong quân đội cho ý tưởng máy bay chiến đấu.
    Mẫu thử đầu tiên của Mi-24
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dự án được chấp nhận
    Các cuộc tranh cãi đã không uổng phí, chính quyền Soviet đã ra quyết định là Mil phải chuẩn bị một bản luận cương chính thức cho dự án trực thăng chiến đấu đến quân đội. Đây vẫn chưa phải là quyết định chấp nhận nó mà chỉ là một cơ hội cho Mil được trình bày và chứng minh một cách đầy đủ và chính thức mà thôi. Mil đã chuẩn bị hai luận cương mang tên Mi-24 để quân đội lựa chọn, cái đầu tiên gắn một động cơ và tải trọng cất cánh là 7 tấn, dựa trên mẫu thử trước đó và cái thứ hai gắn hai động cơ với tải trọng cất cánh 11 tấn.
    Cùng lúc đó, Mil cũng làm việc song song trên một dự án trực thăng hạng nhẹ khác gọi là Mi-22. Nó được vận hành bởi một động cơ có công suất 1,2500 HP và có tải trọng cất cánh là 4.3 tấn. Dự án này vẫn được tiến triển cho tới tận khi chiếc Mi-24 đầu tiên cất cánh.
    Thú vị thay Nikolay Kamov, người đứng đầu của Kamov và là "đối thủ" của Mil cũng đệ trình một dựa án máy bay chiến đấu có tên là Ka-25F (Front-line / Tiền tuyến) dựa trên chiếc Ka-25 của Hải Quân. Công việc của Kamov thật dễ dàng khi mà động cơ của Của chiếc Ka-25 Hải Quân nằm tách rời bên trên nóc và vì thế họ chỉ cần thiết kế lại buồng lái cho chiếc Ka-25F mà thôi. Chiếc Ka-25F của Kamov được trang bị một khẩu súng 23mm 2 nòng nằm trong tháp xoay phía dưới máy bay.
    Đối thủ Ka-25F của Mi-24
    [​IMG]
    Tất cả các dự án được quân đội xem xét bên cạnh cuộc tranh cãi vẫn tiếp diễn về việc có hay không tính hữu dụng của trực thăng chiến đấu. Các yêu cầu mới đòi hỏi thêm cho dự án trực thăng chiến đấu như buồng lái và khoang chở lính phải được bọc thép trong khi đó tốc độ tối đa của nó phải đạt ít nhất là 300 km/h đã vô tình loại bỏ hẳn chiếc Mi-24 một động cơ và chiếc Ka-25F khỏi đường đua. Chỉ có chiếc Mi-24 hai động cơ là được chấp nhận để tiếp tục phát triển.
    Quyết định sau cùng là chiếc trực thăng chiến đấu phải được trang bị súng máy xoay được bên dưới buồng lái, tên lửa chống tank Shturm-V (AT-6 Spiral / 9M114 Kokon), hệ thống ngắm quang-điện và thiết bị đo lường laze. Tất cả các yêu cầu này đã được quyết định chính thức bởi các lãnh đạo đảng và chính quyền vào ngày 6 tháng 5 năm 1968. Quyết định cũng yêu cầu việc sản xuất 2 mẫu thử và 10 máy bay tiền-sản xuất và được mang tên chính thức là Mi-24. Dự án được phòng thiết kế đặt tên là Izdyelye 240 (Item 240 / hạng mục số 240).
    bloodheartvn thích bài này.
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    [​IMG]
    Con này đời nào đây bác?Em nghe nói mình còn tới trên 20 con thì phải
  4. blusunflower

    blusunflower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    799
    Đã được thích:
    2
    Hình như là Mi-24A (Hind A). Mi-24 được đưa vào Việt Nam tham chiến trong chiến trường Campuchia.
  5. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    101
    Cứ từ từ, RF sẽ nói đến các thế hệ Mi-24, trong đó có Mi-24 của VN
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Con này là Mi-24A Hind-A bạn à. Dù nó ra đời sau nhưng lại bị tình báo Nato phát hiện ra đầu tiên nên được đặt là Hind-A. Trong khi đó 10 máy bay Mi-24 tiền sản suất dù ra đời trước Mi-24A nhưng lại bị phát hiện trễ hơn nên được Nato gọi là Hind-B.
  7. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Bài viết rất hay, lần đầu tiên TB này được biết đến Soviet UH 1A
    Giống đến 85%
    Nhưng có vẻ tư duy quan điểm về trực thăng chiến đấu của CCCP thiên về ưu tiên khả năng chở quân, chưa có tư duy về Heli chiến đấu chuyên biệt, vậy nên trong khi USA tung ra các mẫu trực thăng đa dụng nhẹ, cơ động như UH, hoặc chiến đấu chuyên biệt như Cobra thì anh CCCP vẫn đắm đuối với giống trực thăng vận tải nặng nề Mi 8, đổi mới tư duy lắm thì sinh ra ông con lai Hind này!
    Phải đến Mi 28 thì mới thực sự cởi bỏ tư duy được
    Tiếp đi bác RusFan, mọi hỏi đáp kính mong hạn chế để bài của RusFan liền mạch!
    Anh em sẽ rất mừng nếu bác OldBuff cùng vào đây luyện song kiếm hợp bích
  8. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Bác lại định song kiếm hợp bích cho tóe lửa ra hả??????
    thế thì tobíc này lại sẽ nát vì song kiếm mất đấy, sẽ là : "Nhật nguyệt thần kiếm mang ra choảng nhau" làm cho mảnh bắn tứ tung mất.
    Thôi để yên RF viết bài cho anh em cùng có chỗ mà 8 chứ nhỉ.
  9. Anonymous_boy

    Anonymous_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    1
    Em vote cho bác "Quạt Nga" RussianFan :D
    Dàn ý của bác rất chi tiết, đầy đủ.
    Mong topic này sẽ cung cấp được nhiều thông tin. Đúng là Mi-24 và các variant của nó rất phổ biến trên thế giới
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Thực ra cái gì là cũng có nguyên nhân của nó. Việc trực thăng chiến đấu Mi-24 có thêm khả năng chở quân là cũng xuất phát từ chính học thuyết trực thăng chiến đấu của Soviet tại thời điểm đó. Bạn sẽ hiểu rõ hơn khi đọc bài giới thiệu về học thuyết này ở các phần tiếp theo.
    Hiện tại các nước giàu và có nền quốc phòng mạnh như Mỹ, Nga và một số nước châu Âu đang và sẽ sử dụng song song cả hai lọai trực thăng, một chuyên về nhiệm vụ chiến đấu và một chuyên về nhiệm vụ vận chuyển, chở quân, tìm kiếm và giải cứu . Với Nga trong trường hợp này là trực thăng Mi-28N, Ka-50/52 và Mi-17.
    Tuy nhiên các nước thuộc thế giới thứ 3 vốn không có tiềm lực tài chính hoặc nền công nghiệp quốc phòng đủ mạnh sẽ thiên về một lọai trực thăng đa năng có thể đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ nêu trên. Chúng ta có thể thấy điều này qua các hợp đồng được ký kết gần đây giữa Nga và các nước như Cộng Hòa Cyprus, Venezuela, Brazil và Arab Saudi để mua Mi-35, phiên bản xuất khẩu của Mi-24.
    thanhVNW thích bài này.

Chia sẻ trang này