1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuantc88

    tuantc88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi hơi dốt là nhìn Hind bắn thế kia thì mấy lần nhấn cò là hết tên lửa hả các bác? Sau đó thì chỉ chơi súng thôi ạ?
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Con Mi-24 này đang mang 4 ống phóng đa rocket loại UB-32-5 chứa 32 rocket 57mm mỗi ống. Ngoài ra nó còn có thể mang thêm được 4 tên lửa chống tank ở mấu cứng ngoài cùng của cánh nữa.
    Như vậy "vốn" của nó sẽ là 1,470 viên đạn 12.7mm (Nếu là Mi-24D/V) hoặc 750 viên đạn 30mm (Nếu là Mi-24P), 128 rocket 57mm và 4 tên lửa chống tank. Bạn cứ thử nhân các con số này với 4 (Mi-24 thường bay theo nhóm 4) thì đủ thấy hỏa lực của nó đáng sợ như thế nào.
  3. SSX999

    SSX999 Guest

  4. SSX999

    SSX999 Guest

    Chào Tướng Héc, lâu lắm rồi mới thấy xuất hiện, chắc vẫn bận làm thầy dậy dỗ đám pilot trên tàu sân bay bí mật và vinh dự tự hào là người Vịt duy nhất từng trên tàu sân bay?
    Cái mà tướng Héc nói và giải thích lòng vòng là cái Học thuyết Can Thiệp Sâu có từ tận 193x cơ ạ, đã là học thuyết thì áp dụng cho toàn quân người ta thấy nó đánh Tiệp, Hung nhanh chóng là vậy, thấy vận động mấy trăm km chiếm sân bay Kosovo hay thậm chí di chuyển trong đêm đánh Gruzia là vậy. Nhưng ở đây chỉ nói về OMG với Mi-24 thôi.
    Với lại Tướng Héc cầm độ 9000 quân trang bị nhẹ đổ bộ bằng 1000 cái Mi-24 xuống Brussel đánh chiếm trụ sở NATO thì bọn Tây nó kéo cờ trắng ngay bởi sợ chết... vì không nhịn nổi cười đấy ạ.
    Việc nhà Vịt học Nga ngố một số thứ thì đúng rồi nhưng học cả học thuyết đồ sộ như thế thì vỡ thớt. Đang định hỏi tướng Héc CZ Hồ Chí Minh như thế nào thì choảng ngay cả Quảng trị làm thằng em choáng. Vậy muốn hỏi suốt VN War luôn ta có vụ nào dùng trực thăng đổ quân không, OMG nhà Vịt là loại quân nào vậy?

    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 20/10/2009
  5. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    MI-24 TẠI AFGHANISTAN
    [​IMG]
    Vào cuối thập niên 1970, Mi-24 được sử dụng rộng rãi bởi Soviet và các nước đồng minh và mau chóng được nhận biết như một biểu tượng của sức mạnh của Soviet. Bên cạnh các loại vũ khí trang bị tiêu chuẩn, Mi-24 thường mang thêm các thùng súng máy hoặc súng phóng lựu gắn ngoài cũng như là các loại bom và thậm chí là cả bom chùm. Mi-24 tương thích với một loạt các vũ khí:
    - Bom câm và bom chùm loại 100kg (10 quả), 250kg (4 quả) và 500kg (2 quả).
    - Các thùng chứa các bom nhỏ và mìn bên trong
    - 4 ống phóng đa rocket với 32 rocket 57mm / ống hoặc 20 rocket 80mm / ống. Tuy nhiên các phi công Mi-24 tỏ ra ưa thích loại rocket 80mm bởi loại rocket 57mm tỏ ra thiếu uy lực. Ngoài ra, với các mục tiêu khó chơi hơn, Mi-24 có thể mang loại uy lực hơn như 4 ống phóng đa rocket với 5 rocket 130mm / ống hoặc 4 rocket 240mm.
    - Các thùng súng máy gắn ngoài bao gồm loại GUV (chứa 1 súng 12.7mm 4 nòng và 2 súng 7.62mm 4 nòng) hoặc loại Plamya (chứa 1 súng phóng lựu 30mm loại AGS-17) hoặc loại UPK-23-250 (chứa 1 súng 23mm 2 nòng Gsh-23L). Các phi công không ưa loại GUV bởi chúng quá nặng nề và có tầm bắn ngắn trong khi loại UPK-23-250 thông dụng và được ưa chuộng hơn.
    Mi-24 cũng được thử nghiệm để mang tên lửa đối không R-60. Các cuộc thử nghiệm không hoàn toàn làm các chuyên gia Soviet hài lòng nhưng một số Mi-24 vẫn được gắn R-60. Đặc biệt là sau khi Matthias Rust, một thanh niên người Tây Đức dùng một máy bay dân sự nhỏ đáp xuống Quảng Trường Đỏ vào năm 1987, Mi-24 được trang bị R-60 để làm nhiệm vụ phòng không, đối mặt với các máy bay xâm phạm dạng như chiếc nêu trên. Mi-24 trong vai trò mới của nó đã buộc vài chiếc dạng như vậy phải hạ cánh xuống các căn cứ không quân của Soviet.
    Mi-24D gắn 4 tên lửa tầm nhiệt R-60 ở vị trí trường được dành cho tên lửa chống tank
    [​IMG]
    Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của Mi-24 được thể hiện chính tại chiến trường Afghanistan, nơi mà Mi-24 được viện trợ cho chính quyền Afghanistan từ tháng 4 năm 1979 để chống lại phiến quân Mujahedin. Các phi công người Afghanistan của Mi-24 được huấn luyện tốt và sử dụng rất hiệu quả máy bay của họ nhưng các phiến quân Mujahedin cũng không phải là những kẻ dễ chơi. Họ đã bắn hạ chiếc Mi-24 đầu tiên tại chiến trường vào ngày 30 tháng 5 năm 1979.
    Khi tình hình Afghanistan trở nên xấu đi, vào ngày 25 tháng 12 năm 1979 Soviet buộc phải đưa bộ binh vào tham chiến, một quyết định vẫn gây nhiều tranh cãi cho tới tận ngày nay. Trong bối cảnh đó, Mi-24 chứng tỏ là một vũ khí xuất sắc để đương đầu với phiến quân. Vì thế chỉ huy Soviet tại Afghanistan đã yêu cầu cung cấp nhiều nhất có thể Mi-24 cho chiến trường này.
    Việc các phiến quân Mujahedin gọi Mi-24 là ?oShaitan-Arba? có nghĩa là ?oCỗ xe của Satan? đã chứng minh được sự đáng sợ của Mi-24 trên chiến trường là như thế nào. Trong một trường hợp, phi công của Mi-24 đã nỗ lực giải cứu cho một đại đội bộ binh dù cho máy bay đã hết sạch đạn chỉ đơn giản bằng cách dùng máy bay lượn vòng đe dọa trên đầu phiến quân. Các lực lượng mặt đất đặc biệt thích Mi-24 bởi nó có thể ở trên bầu trời cũng như là hỗ trợ hỏa lực lâu hơn các loại máy bay tấn công khác.
    Mi-24 có thể mang 10 quả bom câm loại 100kg hoặc 4 bom loại 250kg hoặc 2 bom loại 500kg. Rất nhiều phi công Mi-24 đã trở thành các chuyên gia thả hoặc lia bom chính xác xuống mục tiêu. Trong nhiều trường hợp, Mi-24 ném các loại bom đó còn chính xác hơn các loại máy bay chiến thuật vốn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận mục tiêu nằm trong các thung lũng, các dốc núi hoặc các hang động. Bom Napalm cũng có thể được sử dụng dù ban đầu một số phi công đã ước lượng sai sức bùng lên của ngọn lửa cũng như là sức ép của vụ nổ.
    Thực tế chiến trường cũng đã chứng minh tính hiệu quả của thành viên thứ 3 của phi hành đoàn là kỹ thuật viên, người phụ trách khẩu súng máy hạng nhẹ (7,62mm) ở cửa sổ bên trái. Nó cho phép Mi-24 chút ít khả năng quan sát và tấn công về phía sau khi Mi-24 đang ở khu vực mục tiêu. Trong một số trường hợp, súng máy được gắn cả ở hai bên cho phép kỹ thuật viên chuyển hướng tấn công mà không cần phải gỡ súng đem theo, một việc không chỉ bất tiện mà còn rất nguy hiểm vì có thể gây nên các tai nạn chết người nhất là khi máy bay đang thao diễn.
    Cuộc chiến của Soviet tại Afghanistan đã làm thay đổi hoàn toàn vai trò của Mi-24. Cuộc chiến chống lại phiến quân là một điều mới mẻ cho quân đội và không quân, các vùng núi cao và khí hậu nóng đã khiến việc vận hành trực thăng cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên cả Mi-24 và Mi-17 đã chứng minh được sức mạnh của chúng và được sử dụng rộng rãi. Ban đầu trực thăng Mi-8 thường bay một mình cho các nhiệm vụ như hậu cần, chuyển thương, liên lạc, ? nhưng khi phiến quân Mujahideen được trang bị và triển khai các vũ khí phòng không hạng nặng như súng 12.7mm và 14.5mm và đặc biệt là các tên lửa vác vai, Mi-24 được sử dụng để hộ tống chúng.
    Một số hình ảnh của Mi-24 và Mi-8 tại chiến trường Afghanistan
    Mi-8
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mi-24
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Theo như mô hình chống phiến quân của Soviet thì một cuộc tuần tra trên không sẽ được dùng cho nhiệm vụ tìm kiếm và tấn công các mục tiêu nhỏ cho đến khi lực lượng chính tới nơi bằng xe bọc thép, xe cơ giới hoặc bằng các trực thăng khác. Các cuộc tuần tra-trinh sát nói trên sớm trở thành các công việc hàng ngày và thường bao gồm từ 4 cho tới 6 Mi-24 và một hoặc hai máy bay Mi-8. Máy bay Mi-8 cũng được trang bị rocket và chở theo từ 4 cho tới 6 lính. Vài người trong số họ sử dụng súng máy và súng phóng lựu để tấn công các mục tiêu từ các ô cửa 2 bên hông hoặc phía sau của Mi-8. Các phi đội Mi-24 và Mi-8 nói trên được gọi là Avyatsonnaya Takticheskaya Grupa (ATG / tactical aviation group / phi đội chiến thuật). Khi các cuộc chạm chán với phiến quân xảy ra, nhiệm vụ của phi đội này là tiêu diệt mục tiêu hoặc chí ít là kìm chân chúng lại để lực lương chính tới tiêu diệt. Trong một số trường hợp, các máy bay phản lực như Su-25, Mig-21 và Su-17 được gọi tới để hỗ trợ thêm hỏa lực.
    Rất nhiều chiến thuật đã được sử dụng để hạn chế tổn thất. Khi một phi hành đoàn Mi-24 phát hiện ra các ụ súng máy phòng không ở phía trước, mục tiêu mau chóng bị đánh dấu, và tiêu diệt. Ngay sau đó, các phiến quân Mujahideen mau chóng học được cách tấn công các trực thăng từ phía sau để tạo sự bất ngờ cũng như là để né được hỏa lực của Mi-24 và Mi-8. Chiến thuật này đã buộc Soviet phải sử dụng 1 máy bay Mi-8 cho nhiệm vụ cảnh báo ở phía sau của phi đội. Cửa phía sau của Mi-8 được dời đi để lấy tầm nhìn về phía sau cho từ 1 đến 2 người quan sát. Những người này sẽ cảnh báo cả phi đội về các cuộc tấn công cũng như là phát hiện các vị trí tấn công để Mi-24 tiêu diệt.
    Cũng cần phải nhắc lại là tại chiến trường Afghanistan, mặc dù máy bay ném bom IL-28 Beagle vốn to hơn, chậm chạp hơn và mỏng manh hơn nhưng lại có tỉ lệ bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không vác vai thấp hơn rất nhiều chiếc Su-25. Điều này là bởi phía sau của chiếc IL-28 có thêm một xạ thủ và 2 khẩu súng 1 nòng NR-23 23mm, một thiết kế vốn ban đầu được dành cho nhiệm vụ phòng không ở phía sau các máy bay ném bom kiểu cũ (B-52 của Mỹ cũng có một khẩu 30mm phía sau). Tuy nhiên tại chiến trường Afghanistan, xạ thủ và khẩu súng này sẽ làm nhiệm vụ cảnh giới và tấn công về phía sau của máy bay. Nó sẵn sàng quét sạch bất cứ kẻ liều mạng nào dám đứng lên ngắm, khóa và bắn lén chiếc IL-28 từ phía sau bằng tên lửa Stinger hay SA-7. Cũng có ý kiến cho rằng ý kiến nêu trên, vốn xuất phát từ tướng Gromov, chỉ là "thêm thắt cho hồi ký sinh động""chỉ cần mấy chục quả bom bi, bom cháy (mang bởi IL-28) phát nổ trong trận tập kích cũng khiến phiến quân mang tên lửa phòng không vác vai bó tay""tên lửa tầm nhiệt vác vai (Stinger và SA-7 của phiến quân) đâu phải chỉ giương lên là phóng được ngay".
    2 khẩu súng NR-23 23mm gắn ở đuôi của máy bay ném bom IL-28
    [​IMG]
    Tuy nhiên điều này là sai hoàn toàn bởi các loại bom mang bởi IL-28 thì cũng được mang bởi Su-25 với số lượng còn nhiều hơn (Su-25 mang được 4 tấn còn IL-28 chỉ 3 tấn). Cũng nên lưu ý là theo nguyên tắc phòng không nói chung, các tên lửa vác vai hoặc súng phòng không sẽ được bố trí bí mật xung quanh và cách xa chứ không phải là tại mục tiêu để rồi bị tấn công tiêu diệt luôn cùng với mục tiêu. Vì thế sẽ không có chuyện "chỉ cần mấy chục quả bom bi, bom cháy (mang bởi IL-28) phát nổ trong trận tập kích cũng khiến phiến quân mang tên lửa phòng không vác vai bó tay". Thậm chí trong bộ vũ khí của Su-25 còn có rocket, loại mà IL-28 không được thiết kế để mang, giúp cho nó có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách xa hơn là ném bom.
    Máy bay IL-28 thậm chí còn là một mục tiêu to, chậm và dễ khóa bắn bởi tên lửa tầm nhiệt hơn là Su-25 cũng như là không được trang bị hệ thống đèn gây nhiễu hồng ngoại L-166 LIPA. Vì thế ta có thể kết luận rằng tỉ lệ bị bắn hạ thấp của nó là do phiến quân sợ khẩu súng 23mm ở đuôi của nó mà thôi và ý kiến này của tướng Gromov không phải là "thêm thắt cho hồi ký sinh động".
    Bắt nguồn từ các kinh nghiệm nêu trên mà phòng nghiên cứu (OKB) của Mil cũng đã từng thử nghiệm việc gắn một khẩu súng máy ở phía thân sau của Mi-24 với xạ thủ tới chỗ đặt súng bằng cách trườn qua một ống hẹp. Tuy nhiên thử nghiệm này đã thất bại bởi không gian này luôn tràn ngập khói và hơi nóng từ động cơ khiến con người không thể chịu được. Thậm chí trong quá trình thử nghiệm, một nhân viên hơi quá cân của OKB Mil đã bị kẹt trong đường ống này.
    Với sự xuất hiện của SA-7 năm 1984 và Stinger năm 1985, các trực thăng trở thành các mục tiêu ưa thích của các loại tên lửa này. Vì thế các trực thăng mau chóng được trang bị thiết bị làm mát khí xả động cơ để giảm tín hiệu hồng ngoại của máy bay, đạn mồi và thiết bị chủ động gây nhiễu đầu dò hồng ngoại của tên lửa. Ban đầu chỉ mình Mi-24 được gắn nhưng sau đó cả Mi-8 cũng được gắn hệ thống phòng vệ này như là các trang bị tiêu chuẩn.
    Mi-8 với đầy đủ hệ thống phòng vệ: Bộ làm mát khí xả động cơ + Đèn gây nhiễu hồng ngoại + Đạn mồi.
    [​IMG]
    Sau khi phiến quân tại Afghanistan được trang bị và triển khai súng phòng không, Mi-8 bắt đầu bay vào ban đêm hoặc bay cao hơn. Tuy nhiên, khi phiến quân được trang bị tên lửa phòng không vác vai, các trực thăng được chỉ thị phải bay cao nhất có thể nhưng điều này cũng không làm khó được nhiều tên lửa Stinger. Vì thế từ năm 1986, các trực thăng được chỉ thị là phải bay ở độ cao rất thấp, lợi dụng địa hình tự nhiên để che chắn cho máy bay. Dù cho được trang bị hệ thống và các chiến thuật phòng vệ, 333 trực thăng Mi-24 các loại đã bị mất tại Afghanistan cho tất cả các nguyên nhân như chiến đấu, tai nạn và các vụ tấn công vào các căn cứ không quân Soviet của phiến quân. Tuy nhiên nếu xét cho cả cuộc chiến kéo dài 10 năm thì số lượng này không phải là nhiều.
    Cùng thời điểm này, các trực thăng phải làm việc liên tục. Thông thường Soviet chỉ cho phép các phi công thực hiện tối đa 4 đến 5 chuyến xuất kích một ngày nhưng vào giữa thập niên 1980, các phi công của trung đoàn Độc lập số 315 đóng tại Djelalabad, Afghanistan phải thực hiện trung bình 8 lần xuất kích một ngày.
    Nhiệm vụ nguy hiểm nhất mà các trực thăng vũ trang Soviet phải thực hiện đó là nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu và thông thường nó được thực hiện bởi các máy bay ở cùng phi đội đang cùng làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, các máy bay giải cứu này phải tới các khu vực có hỏa lực phòng không mạnh, nơi chúng được chờ đợi sẵn. Vào thời điểm quyết định, một trực thăng bắt buộc phải phơi mình trước hỏa lực phòng không đối phương để hạ cánh hoặc lơ lửng để đón những người đi và được giải cứu.
    Các phi công của Mi-24 cũng thực sự là các chiến binh trên mặt đất. Họ luôn mang theo súng AK-74 báng xếp để phòng trường hợp máy bay bị bắn hạ. Thậm chí họ còn bỏ bớt nước và thực phẩm lấy chỗ chứa đạn bởi nỗi lo rơi vào tay phiến quân còn đáng sợ hơn nhiều việc đói và khát.
    Trong môi trường giết-hay-bị-giết như vậy, các phi công của Mi-24 đã tự mình thu lượm và sáng tạo ra các kỹ thuật sắc bén. Tên lóng của họ là ?oCác côn đồ bay? (flying hooligans), tương tự như phía Mỹ gọi ?ocowboy? hay ?ohairy-assed?. Vào đầu cuộc chiến, kỹ sư trưởng của Mil là Marat Timoschenko đã tới thăm chiến trường Afghanistan để tìm hiểu các phi công nghĩ gì về máy bay Mi-24. Các phi công trả lời cho ông ta bằng các màn trình diễn siêu hạng của họ với Mi-24. Họ thậm chí còn chứng minh là các động tác thao diễn cực khó, ví dụ như động tác barrel roll, là có thể thực hiện được những cái mà các nhà thiết kế của Mil cho là không thể thực hiện được bởi Mi-24. Tiến sĩ Timoschenko đã phải kinh ngạc thốt lên là ?oTôi đã nghĩ là tôi biết máy bay của tôi có thể làm được gì nhưng bây giờ thì tôi không còn chắc nữa?.
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 21/10/2009
  6. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest

    Bác quạt Nga xài cả hình chụp trong Đại Đ ội 9 cơ à
  7. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    còn mấy clip về checnia nữa hay lắm,rocket với súng máy quạt phiến quân như rạ
  8. Anonymous_boy

    Anonymous_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    1
    thế bác post lên đi, còn chờ gì nữa
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Em cũng đã từng xem clip này (ko biết có trùng với của bác ko), nhưng em có cảm giác như xem đọan phim hành động quảng cáo về trực thăng Mi-24, chứ không phải thật.
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    MI-24 TẠI CUỘC CHIẾN CHECHNYA
    [​IMG]
    Chechnya cũng tương tự như Afghanistan ở bản chất của phiến quân và địa hình chiến trường. Tuy nhiên phiến quân Chechnya xem ra thông minh và được huấn luyện tốt hơn và dường như là các quân nhân trong quân đội Soviet cũ. Cũng nên lưu ý rằng các phiến quân Chechnya, bao gồm cả các cựu quân nhân Soviet và các cựu phiến quân tại Afghanistan nay xâm nhập và tham chiến tại Chechnya, học được rất nhiều kinh nghiệm từ cả 2 chiến tuyến tại Afghanistan.
    Tháng 9 năm 1999, quân đội Nga vượt qua biên giới các nước cộng hòa tự trị Dagestan và Ingushtia tấn công phiến quân hồi giáo Chechnya và bắt đầu cuộc chiến Chechnya lần thứ hai. Với địa hình đồi núi và chiến thuật sử dụng mìn của phiến quân, trực thăng đã mau chóng trở thành phương tiện chính trong việc di chuyển và tiếp viện của quân Nga. Người Nga cũng có các thiết bị gây nhiễu điện tử để giảm bớt các rủi ro và các mối đe dọa tới các máy bay của họ nhưng sự khủng hoảng về ngân sách đã ngăn chặn các thiết bị này được triển khai rộng rãi.
    Trực thăng là mục tiêu ưa chuộng của phiến quân. Trực thăng Mi-8 được quân đội Nga dùng để di chuyển và tiếp viện trong khi đó trực thăng Mi-24 được dùng để hộ tống, trinh sát và tấn công phiến quân bằng súng máy, tên lửa và rocket. Phiến quân hồi giáo Chechnya, được trang bị các tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) rẻ tiền và đôi khi đã bắn hạ thành công các máy bay trực và gây ra các thương vong cho quân Nga. Đây là kết quả của chiến thuật ?oáp sát?, phiến quân sẽ chỉ khai hỏa khi toàn bộ tốp trực thăng đã lọt vào tầm bắn.
    Một trực thăng vận tải Mi-8 đã bị rơi gần kề làng Shelkovskaya vào tháng 1 năm 2002. Tai nạn này đã gây nên thiệt hại nặng nề khi mà trong số 14 nạn nhân tử nạn có 2 viên tướng và 4 viên đại tá. Phiến quân tuyên bố rằng lực lượng đặc nhiệm của họ đã bắn hạ trực thăng này bằng MANPADS còn Nga quả quyết rằng máy bay bị rơi là do một vụ nổ bên trong máy bay gây ra. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2001 trước đó, một trực thăng Mi-8 cũng bị bắn hạ bởi 1 MANPADS gần quảng trường Minutka tại Grozny. 2 vị tướng, 8 viên đại tá từ bộ tổng tham mưu cùng toàn bộ phi hành đoàn tử nạn.
    Tới ngày 30 tháng 1 năm 2002, sau 2 năm 5 tháng tham chiến, Nga tuyên bố chính thức mất 10 trực thăng Mi-24 và hơn 20 Mi-8. Tất nhiên là phiến quân đưa ra con số thiệt hại lớn hơn.
    Các mối đe dọa cho trực thăng tại Chechnya
    Trong suốt cuộc chiến Chechnya lần 1 từ năm 1994 tới năm 1996, phiến quân có 4 hệ thống súng phòng không tự hành hiện đại là ZSU-23-4 (gắn 4 súng phòng không 23mm) và 6 hệ thống ZU-23 (gắn 1 súng phòng không 23mm 2 nòng). Ngoài ra phiến quân còn có vô số súng phòng không ZPU-1 ( gắn 1 súng KPV 1 nòng 14.5mm), ZPU-2 (gắn 2 súng KPV 1 nòng 14.5mm) và súng máy DShK 12.7mm cũng như là các loại súng tự động phóng lựu và súng máy 7.62mm. Tất cả được gắn trên các xe tải hoặc xe khách và cực kỳ cơ động. Hỏa lực từ các hệ thống phòng không này được điều khiển thông qua sóng radio từ đài chỉ huy và các xạ thủ và vũ khí cũng thay đổi vị trí liên tục khiến quân Nga rất khó phát hiện và tiêu diệt chúng.
    Zsu-23-4
    [​IMG]
    Zu-23 dược gắn trên xe tải Mercedes
    [​IMG]
    Zpu-2 được gắn trên xe bán tải Toyota
    [​IMG]
    Còn nữa, 4 trực thăng Mi-24 bị hư hại bởi đạn súng máy hạng nặng vào tháng 12 năm 1994. Súng chống tank RPG-7 cũng trở thành vũ khí chống trực thăng phổ biến của phiến quân. Trong suốt trận đánh chiếm Grozny tháng 12, một súng phóng lựu của phiến quân đã đánh trúng và gây nên một lỗ thủng gần càng bánh đáp trên một Mi-24. Phi công đã lái máy bay bị hư hại nghiệm trọng này trong suốt 45 phút trước khi hạ cánh xuống sân bay.
    Vào đầu cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất, theo ước đoán thì phiến quân có khoảng hơn 100 MANPADS. Quân Nga cũng thu giữ được khá nhiều số tên lửa này qua các cuộc truy quét. Tuy có khá nhiều MANPADS như vậy nhưng không có bất kỳ trực thăng nào của Nga bị bắn hạ bởi loại vũ khí này. Nguyên nhân là bởi hệ thống gây nhiễu hồng ngoại và đạn mồi gắn trên các trực thăng Nga cũng như phiến quân thiếu sự huấn luyện để sử dụng các vũ khí phức tạp như vậy. Có 4 loại MANPADS được sử dụng bởi phiến quân: SA-7 (Strela-2), SA-14 (Strela-3), SA-16 (Igla-1) và SA-18 (Igla-2).
    Tên lửa Igla (SA-16 / SA-18)
    [​IMG]
    Tên lửa Strela (SA-7 / SA-14)
    [​IMG]
    Súng chống tank RPG-7 cũng là mối đe dọa của các trực thăng Nga
    [​IMG]
    Trong suốt cuộc chiến lần thứ nhất, những vũ khí ?othông minh? này nhận hệ thống phân biệt bạn-thù của Nga là bạn nên không kích hoạt. Tuy nhiên vào đầu cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai, phiến quân đã học được cách đi dây lại hệ thống của các tên lửa Igla để gạt bỏ chức năng phân biệt bạn-thù.
    Một trong các trực thăng bị mất đầu tiên, chiếc Mi-8 đang làm nhiệm vụ dẫn bắn cho pháo binh, vào ngày 11 tháng 9 năm 1999 là bị bắn hạ bởi tên lửa Igla SA-18. Phiến quân cũng tuyên bố là đã bắn hạ 2 trực thăng khác vào ngày 23 tháng 2 năm 2000 bằng tên lửa Igla và Strla cùng với các loại súng phòng không khác.
    Khi Nga thực hiện cuộc chiến Chechnya lần thứ hai vào tháng 9 năm 1999, tên lửa phòng không vác vai Igla giá 30,000 dollar vẫn là mối đe dọa tiềm tàng cho các trực thăng cũng như là mặt hàng đánh cắp được ưa chuộng nhất bởi các sỹ quan và binh lính thoái hóa của quân đội Nga. Tên lửa Igla sẵn có ở bất kỳ nơi nào với giá chợ đen từ 25,000 tới 70,000 và thậm chí là 200,000 dollard. Ở giai đoạn này, phiến quân cũng rất dồi dào tiền bạc với các nguồn tiền tài trợ được đổ vào từ khắp nơi, không loại trừ là từ chính các cơ quan tình báo phương Tây.
    Chiến thuật của phiến quân
    Trong số các kỹ thuật chống trực thăng, cũng tương tự như tại Afghanistan, súng phòng không được sử dụng rộng rãi. Thông thường các phiến quân Chechnya sẽ chưa nổ súng cho tới khi toàn bộ phi đội trực thăng đã ở khoảng cách rất gần và xác suất bắn trúng là rất lớn. Các tên lửa phòng không vác vai cũng được sử dụng, không phải là riêng lẻ mà là phối hợp với súng phòng không để tạo thành các bẫy trực thăng. 4 hoặc là nhiều hơn tên lửa có thể được bắn cùng lúc vào một trực thăng để tăng xác suất tiêu diệt.
    Một chiến thuật khác mới được các chuyên gia bắn tỉa của phiến quân sử dụng đó là bắn hạ phi công của các trực thăng bay thấp. Các phiến quân Chechnya cũng sử dụng phối hợp thành công các loại súng chống tank như RPG-7 hoặc thậm chí là tên lửa chống tank để bắn hạ trực thăng.
    Chiến thuật sử dụng trực thăng của quân đội Nga tại Chechnya
    Trong cuộc chiến 10 năm tại Afghanistan (1979 ?" 1989), hàng ngàn tên lửa phòng không vác vai Stinger và Redeye của Mỹ, Blowpipe của Anh, thậm chí là tên lửa do Ai Cập copy từ Strela của Soviet d0a4 được cung cấp cho các phiến quân hồi giáo. Từ những kinh nghiệm thu được từ Afghanistan và cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất năm 1994, Người Nga đã tìm ra cách tốt nhất cho một nhóm trực thăng sống sót là bay cực thấp về phía mục tiêu rồi sau đó tản ra tấn công từ các hướng khác nhau. Sau mỗi đợt tấn công, các trực thăng quay đầu đột ngột và bay rời khỏi khu vực cũng ở độ cao cực thấp. Các máy bay khác trong phi đội sẽ dội hỏa lực bao trùm khu vực để bảo đảm máy bay quay ra an toàn cho một đợt tấn công khác và tất cả chúng đều dùng các hệ thống phòng vệ (gây nhiễu hồng ngoại và đạn mồi) khi cần thiết.
    Giống như một sân khấu trình diễn, Chechnya đủ nhỏ để một nhóm trực thăng Mi-24 mất khoảng 13 ?" 24 phút để đáp ứng các yêu cầu trợ giúp từ bộ binh mặt đất vì thế chúng luôn được gọi để tiêu diệt các mục tiêu ngay trên chiến trường. Các phi công Nga cũng mau chóng nhận ra rằng mối đe dọa từ các MANPADS dường như xuất phát từ các cuộc phục kích bắn lén một máy bay trinh sát hoặc trực thăng bay một mình hơn là bắn trả thù từ phía sau (khi Mi-24 quay ra khỏi mục tiêu). Lời khuyên tốt nhất cho họ là duy trì sự thao diễn của máy bay, tùy nghi sử dụng đạn mồi, bảo vệ và cảnh báo lẫn nhau trong khi bay.
    Vào tháng 2 năm 1995, khi tiến thẳng về Grozny, lính Nga đã tiêu diệt 2 cứ điểm phòng thủ được bảo vệ bằng súng phòng không 23mm của phiến quân. Mi-24 đã thử nghiệm bắn rocket S-24 240mm từ khoảng cách 6-7km để tránh hỏa lực phòng không và họ đã thành công rực rỡ. Tuy nhiên các cứ điểm phòng thủ mạnh sẽ bị tiêu diệt bởi Mi-24 kết hợp với Su-25 bằng nhiều loại vũ khí thông thường khác. Chiến thuật này đã được phát triển từ hồi chiến tranh lạnh tương tự như chiến thuật phối hợp trực thăng AH-64 và máy bay A-10 của Mỹ. Một trong những cuộc tấn công phối hợp kiểu đó là vào ngày 10 tháng 2 năm 1995 được thực hiện bởi 11 trực thăng Mi-24 và 6 máy bay Su-25
    Tại Chechnya, ATG (Aviation Tactical Group / Các phi đội chiến thuật) phối hợp chặt chẽ với lực lượng mặt đất hơn là tại Afghanistan. Các ATG thường tuần tra trên các trục đường chính và được triển khai xung quanh các thị tứ quan trọng để kiểm soát các vị trí yết hầu. Thông thường một ATG trực thuộc và hoạt động chung với một tiểu đoàn đặc nhiệm nào đó. Một sỹ quan bộ binh sẽ luôn luôn ngồi trên chiếc Mi-24 dẫn đầu trong khi một sỹ quan không quân di chuyển cùng bộ binh ở dưới mặt đất. Hai viên sỹ quan này giữ liên lạc với nhau và với chỉ huy của họ thông qua radio. Sự sắp xếp này mở ra hàng loạt chiến thuật phối hợp giữa Mi-24 và bộ binh ví dụ như các ụ súng phòng không của phiến quân sẽ bị lực lượng mặt đất tiêu diệt để mở đường cho Mi-24 xâm nhập tấn công
    Chiến thuật, kỹ năng của phi công và sự phối hợp đã được cải thiện trong cuộc chiến Checnya lần thứ hai nhưng vẫn không hoàn toàn hạn chế được thiệt hại của các trực thăng nói chung. Khoảng một tá trực thăng Mi-24 đã bị mất trong năm 2002 và nửa tá hoặc hơn nữa cho các năm sau đó. Tuy nhiên tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tại Afghanistan nếu tính trên tổng số lần xuất kích.
    Vào đầu thập niên 1980, Soviet bắt đầu phát triển những trực thăng chiến đấu mới dựa trên ý tưởng ?ochỉ dành cho chiến đấu? (Không chở theo quân như Mi-24) và từ đầu thập niên 1990, Nga yêu cầu những trực thăng đó phải có khả năng tấn công ban đêm. Vì chưa có sẵn những loại máy bay như thế nên một số Mi-24P được hiện đại hóa và trang bị để có thể hoạt động vào ban đêm và được gọi là Mi-24PN (Night / ban đêm). Điều này xuất từ quan niệm cho rằng các phiến quân nên bị tiêu diệt và săn tìm suốt cả ngày lẫn đêm để ngăn chặn sự hoạt động cũng như là sự phục hồi vào ban đêm. Thêm vào nữa máy bay trực thăng cũng được cho là an toàn hơn khi hoạt vào ban đêm (dù cho các kỹ thuật và dụng cụ quan sát ban đêm của phiến quân có thể chống lại điều này) cũng như là bởi các phiến quân thường có xu hướng hoạt động mạnh vào ban đêm.
    16 Mi-24PN nâng cấp (Sẽ giới thiệu ở các phần tiếp theo) đã được triển khai từ năm 2005 tại trung đoàn trực thăng độc lập số 487 đóng ở thành phố Budyonnovsk, không xa nước Cộng Hòa Chechnya.
    Mi-24PN
    [​IMG]
    Được russianfan sửa chữa / chuyển vào 00:13 ngày 24/10/2009

Chia sẻ trang này